Thời kỳ Tự Đức: 1848 trở đ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHẨN HOANG CỦA TRIỀU NGUYỄN DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (Trang 27 - 31)

2. THỜI KỲ THỐNG TRỊ CỦA TRIỀU NGUYỄN (1802-1833) 1.1 Thời kỳ Gia Long 1802-

1.3.Thời kỳ Tự Đức: 1848 trở đ

Trước hết phải nói rằng, từ năm 1841 đến 1847 thời Thiệu Trị, chế độ đồn điền không được chú ý, thậm chí có thể bị giải tán hầu hết. Bởi vì trong vòng 6, 7 năm đó, không hề có một quyết định nào về việc duy trì, phát triển đồn điền, ngược lại có một mệnh lệnh đem toàn bộ đồn điền ở 4 tỉnh: Sơn Tây, Định Tường, Khánh Hoà và Biên Hoà, cấp cho xã dân làm công điền (năm 1841). Sở dĩ có tình trnạg này có thể vì Thiệu Trị phải lo cố sức giữ gìn nền thống trị của triều Nguyễn. Trong những cố gắng không kết quả đó, dĩ nhiên toàn bộ quân đội đều được huy động và do đó chế độ đồn điền không còn điều kiện tồn tại nữa. Mặt khác triều Thiệu Trị là giai đoạn mờ nhạt, không có gì đặc biệt so với các vua Nguyễn khác.

Từ 1848 trở đi, đối với nhà Nguyễn, vấn đề cơ bản đặt ra là củng cố ổn định trật tự và ở ngay đất nam kỳ. Vì vậy vấn đề lập đồn điền đang được đặt ra từ khi tự đức cử nguyễn tri phương vào làm kinh lược sứ xứ này .. nhậm chức tháng giêng năm canh tuất 1850) nguỹen tri phương đã dâng sớ xin thực hiện 13 việc mà điều khản đầu tiên là “họp dân làm đồn điền để giúp sinh kế” đây là loại đồn điền loại 2 trước kia . việc đồn điền mà nguyễ tri phương đặt ra song song với việc mộ dân khai hoang lập thôn ấp định cư. Sau đó nguyễn tri phương lại xin “họp những dân ngèo túng làm đồn điền để giúp kế sinh nhai” nhưng triều đình tự đức lại cho rằng “ việc họp dân chúng làm đồn điền có nhiều bất tiện”7.

Việc lập đồn điền được giao phó cho Nguyễn Tri Phương thi hành. Nguyễn Tri Phương xin mở rộng việc đồn điền ra khắp 6 tỉnh Nam Khf, không chỉ giới hạn trong hai tỉnh An Giang, Hà Tiên là hai tỉnh biên giới. Lý do được nêu lên là: “Nay đồn điền, lập ấp không thông hành ở 6 tỉnh mà chỉ thi hành ở hai phủ ấy thì bọn dân dễ bị nghi hoặc, khó hiểu biết lẽ kia, sợ hoặc do đó mà sinh sự…”8. Như vậy triều Tự Đức cho lập đồn điền vì vấn đề biên giới là chủ yếu. Dĩ nhiên các ích lợi kinh tế khác không phải không quan trọng. Bởi vậy, các đồn điền này được hình thành theo kiểu đồn điền loại thứ hai như đã phân biệt rõ trong mục trên. Tính chất

quân sự ở đồn điền này cũng vẫn rất rõ rệt. Ngoài việc dân đồn điền phải ghép vào đội ngũ như quân đội, họ còn được cấp ao trung khai (tức áo lính mở thành 2 vạt ở giữa bụng) và hàng năm phải tập luyện quân sự. Tuy vậy đó chỉ là trên nguyên tắc. Còn trong thực tiễn mấy việc đó được hoãn mấy năm và nếu có thực tiễn mẫy việc đó được hoãn mấy năm và nếu có thực hiện cũng không liêntục và mạnh mẽ. Cuối năm 1854, sau khi nghe lời tâu của Thự Tổng đốc An, Hà Cao Hữu Phùng xin tạm đình việc cấp áo lính và diễn tập quân sự của dân đồn điền ở các tỉnh Nam kỳ; Tự Đức nói: “Việc may cấp quân phục và lệ diễu binh hàng năm cũng là việc không cần lắm, cho tạm ợi sau 3 năm sẽ làm dần”9. Suy cho cùng, các đồn điền thời Tự Đức dầu sao cũng vẫn có những đặc điểm quân sự của nó. Được thành lập song song với chính sách lập ấp khai hoang, đồn điền không thể không có nhiều điểm giống với thôn ấp, và đây chính là nguyên nhân làm nhiều người lầm lẫn đồn điền với thôn ấp. Nhìn vào cách thức tuyển mộ và khuyến khích tuyển mộ đồn điền, người ta có cảm giác như đồn điền rất dễ biến thành thôn ấp bình thường. Quyết định năm 1853 cho thu nhận cả người Hoa vào đ; và khi tuyển mộ người nào mộ đủ 1 đội thì bổ thụ làm chánh đội trưởng suất đội.

Trong việc lập ấp khai khoang, nhà nước chỉ ban thưởng nhưng về việc lập đồn điền , thưởng mjưmg về việc lập đồn điền, thưởng và phạt đi song song với nhau. Điều đó càng chứng tỏ tính chất cưỡng bức và tầm quan trọng của đồn điền. Năm 1854 Tự Đức quy định: các phủ huyện đều xét hiện số đinh điền mộ khẩn nhiều ít chia làm 4 hạng rồi chiếu hạng chia làm 10 thành, hạn cho 3 năm lập đinh căn cước. Năm Tự Đức thứ 7 (tức 1854) là lần đầu đốc suất cho dân đến đồn điền cày cấy khai khẩn, cần phải được 4 thành. Năm thứ 8, thứ 9 mỗi lần đều 3 thành, cộng 10 thành đủ số. Phủ nào mà lần đầu đốc suất dân mộ ấy làm nhà khẩn ruộng đều được 4 thành là hạng nhất, thưởng gia một cấp, hạng nhì thưởng kỷ lục 2 thứ, hạng ba thưởng kỷ lục 1 thứ, hạng tư thì thưởng cho 3 tháng

tiền lương. Nếu trong 4 thành màtính cả đinh điền không thủ 1 thành sẽ được miễn nghị; thiếu 1 thành trở lên phạt lương 6 tháng; 2 thành trở lên giáng 1 cấp, được lưu ở lại. Năm thứ 8 , thứ 9 hai hạn ấy đủ thiếu cũng chiếu theo lần đầu mà thi hành. Cứ đủ 1 năm 1 lần, quan tỉnh xấy khám rõ chiếu hạng tâu xin thi hành. Xét về hạn lập sổ và thu sưu thế, đ cũng khác với ấp mới lập. Vấn đề này liên quan mật thiết tới chế độ sở hữu ruộng đất. Dân mộ lập ấp sau 3 năm mới kê khai lập sổ đinh điền. Và sau 10 năm mới thu thuế theo ngạch ruộng tư.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KHẨN HOANG CỦA TRIỀU NGUYỄN DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (Trang 27 - 31)