Phân tích hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một công cụ quản lý hết sức quan trọng và cần thiết trong việc nâng cao HQKD giúp các DN phát triển ổn định và bền vững trong môi trường kinh tế cạnh tranh khắc nghiệt và mang tính toàn cầu như hiện nay. Thực tế cho thấy việc phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng quan tâm. Những bất cập về phân tích HQKD trong các DNSX xi măng không chỉ tồn tại ở dữ liệu sử dụng để phân tích mà còn tồn tại cả trong nội 3 dung phân tích, chỉ tiêu sử dụng và phương pháp phân tích. Cụ thể như nội dung phân tích tại các DN vẫn còn khá sơ sài, chưa đầy đủ và những chỉ tiêu được sử dụng chưa gắn với đặc thù ngành nghề kinh doanh, việc vận dụng các phương pháp mới chỉ dừng lại ở các phương pháp hết sức đơn giản cũng như quy trình phân tích chưa thực sự khoa học và logic. Do đó, việc nâng cao chất lượng các thông tin phân tích HQKD tăng tính minh bạch của thông tin bằng cách xây dựng một quy trình phân tích khoa học, rõ ràng, phương pháp phân tích cụ thể, chi tiết, hiện đại và nội dung cùng các chỉ tiêu phân tích đầy đủ, toàn diện nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các đối tượng quan tâm đặc biệt là nhà quản lý (NQL) và nhà đầu tư (NĐT) là hết sức cần thiết đặc biệt đối với các công ty niêm yết là những công ty mà có yêu cầu cao về công khai, minh bạch thông tin. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có một đề tài nào đề cập đến phân tích HQKD trong các DN ngành xi măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng cũng như chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu gắn chặt chẽ với đặc thù ngành. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã tiến hành lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam” với mong muốn sẽ đưa ra được những giải pháp có tính khả thi nhất giúp các DNSX xi măng kinh doanh hiệu quả hướng tới phát triển ổn định và bền vững nhằm khẳng định vị thế của DN trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, tạo niềm tin và thu hút các NĐT cũng như các cổ đông
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BACH THI HUYEN
B
HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIEU QUA KINH DOANH TRONG CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT XI MANG
NIEM YET TAI VIET NAM
LUAN AN TIEN SI KINH TE
Trang 2
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BẠCH THỊ HUN
HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CAC DOANH NGHIEP SẢN XUÁT XI MĂNG
NIEM YET TAI VIET NAM
Chuyén nganh: Ké toan
Mã số : 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS NGUYEN VIET LOI
2 TS NGUYÊN TUẦN PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2022
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do chính tôi tự thực hiện Tất cả các số liệu, kết quả trình bày trong luận án đều trung thực, khách quan và chưa được công bố tại bất kỳ một công trình khoa học nào khác
Tác giả luận án xin chịu hoàn toàn trách nhiệm vê những lời cam đoan trên đây! Hà Nội, ngày — tháng 3 năm 2022
Tác giả luận án
Trang 4LOI CAM ON
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyên Viết Lợi và TS Nguyên Tuấn Phương, hai người thầy hướng dẫn khoa học đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án
Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Khoa đảo tạo Sau đại học -
Học viện Tài chính đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, các Anh/Chị trong các DNSX xi măng niêm yết đã hỗ trợ rất nhiệt tình và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc đưa ra các ý kiến chuyên môn, trong quá trình thu thập dữ
liệu cũng như trả lời phỏng vấn đề thực hiện Luận án
Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ trong công việc, luôn động viên và cô vũ tác giả hoàn thành Luận án này
Hà Nội, ngày — tháng 3 năm 2022
Trang 5MUC LUC Trang Lời cam đoan LỜI Cảm ƠI 5-5-5525 S9 S933 33 3 3383 3 3314133310 111331001881004041108 038000 ii MU 1U Co iii Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng . <5 5s 5s2£ 4 S43 3938 3 3 3 1131331 1018138101803110008 82 Vii Danh mục các hình - - <5 < << +8 1 1 15 9 1 919 9 1 1.0900.101 0 8606 5” ix MO DAU wossssssssssssssssssseessssssssssceessssssssseeessnssssssseeesssssssssseeeesusssssseseessunssssseeeessnssse 1 1 Tinh cap thiết của đề tài luận án
2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan dén đề tài luận án
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận ắn ¿-¿- + St St ket it 17
4 Câu hỏi nghiên cứu của luận ắn ¿- 5+ S52 key 18 5, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án - c+222++z+vcvsvrerrre 18 6 Phương pháp nghiên cứu của luận án - ¿+5 Scstsxzxexererrkrxee 19
7Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ¿e2 xecxerxerxrrezrxeree 24 § Kết cấu của luận án - 52c 2s 122 1221122112111 T11 xnxx 25
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VẺ PHÂN TÍCH HIỆU QUA KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHITẸP SẢAN XUATT . - 5555555 c<eseeees 26
1.1 Hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản Xuẩt - S2 tk HH 2.1 26 1.1.1 Hiệu quả kinh doanh .- 5 5-5-5552 S2 S833 S2 S2 S3E3£338 13 3 33311333114 se 26 1.1.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh .- 5-5-5252 52 5s5ss£ s2 S2 S3 +£3££S££seseszss sex 32
1.1.3 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh
1.2 Dữ liệu, nội dung, phương pháp và quy trình phân tích hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất . - + 36
1.2.1 Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh
Trang 61.2.3 Phương pháp phân tích - 5-5-2 «2 2s +s+s£S2 23x33 3 3233113133114 se 50 1.2.4 Quy trình phân tÍch e- 2 55s 5s sS2 433 3113 3 11 1313 313101813111 08 te 56
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh s8
1.3.1 Nhân tố clủ quan .cs -ves°©©©EEE++++9E922E211411107222211141222211A.detrrie 58 1.3.2 Nhann t6 khach quaticsssssssscsssssscssssseccsssseccsssnsccsssssccesssseccessnsecesssneesessneeesssnesees 60 1.4 Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh của một số nước trên
thé giới và bài học cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 61
1.4.1 Kinh nghiệm thế giới
IS: iu A4077 67
KET LUAN CHUONG Losecssssssssssssssssssssssssssscsssceeeessssssssssssnsnssssssssssssssssssseceeeeseeesss 69 Chuong 2: THUC TRANG PHAN TICH HIEU QUA KINH DOANH
TRONG CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT XI MANG NIEM YET „mìa/zn 98 70 2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại „5 ỐỔỐốỐốỀ.Ề.Ề ẻốố 70 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát trién
2.1.2 Đặc điềm tô chức bộ máy quản lý - e-ves+cvvvvee+trrveeertrrvserrrrrrsee 76 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính của các
DNSX xi măng ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả kinh doanh - 78 2.2 Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam .- 2 ©2222+222vvvecvrvvrrrrr 81
2.2.1 Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích -. -2 5 ss+sssss+s+s+sesess+sesesesze 81
2.2.2 Thực trạng nội dung phân tích
2.2.3 Thực trạng về phương pháp phân tích . «-seccvessecvvveeerrrvvee 102 2.2.4 Thực trạng về quy trình phân tích cs-cee+vvvse+ezvveeerrveeerrrrvee 104 2.3 Đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
Trang 7-43000906:i0/9 c1 118
Chương 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG NIÊM
VET TAL VIET 01 a 119
3.1 Định hướng phát triển, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
niêm yết tại Việt Nam . 22222222 2222122222111 22221112 222111121111 c1 119
3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triên của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam . -escv+eetEEE+veretrrxrrttrrrrrrtrrrrertrrrrerrrrrrerre 119 3.1.2 Yêu câu và nguyên tắc hồn thiện . -«-ceeccvveee+ervvererrveerrrrrvee 123 3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết ở Việt Nam - 127
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích -. s-s-s-<<<ss=ses«+ 127
3.2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích
3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích: . 5-5<52 5555 5s+ses2ssss+s+sesessssesesee 135 3.2.4 Hoàn thiện quy trình phân tích 25 55s s2 s24 Ss+s£s£SeS++sesesessssrsesee 155 3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu qua
kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại
ViRt Na ốỐỔỐốỐốỀ ốốố ẻ.ốốố 159
3.3.1 Đối với Nhà nưỚC -ees<©CEEY+++tS9EEEEEA.14100E272221114122111Aaerrrrrke 159
Trang 8DANH MUC CHU VIET TAT Tiếng Việt
Ký hiệu và chữ việt tắt Chữ viết đầy đủ
BCTC Bao cao tai chinh
BCTN Báo cáo thường niên
CMCN Cách mạng công nghiệp
CTCP Công ty cô phân
DN Doanh nghiệp
HQKD Hiệu quả kinh doanh
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
HSE Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HNX Sản giao dịch chứng khoán TP Hà Nội
HTK Hàng tồn kho
HQXH Hiệu quả xã hội
HQMT Hiệu quả môi trường
LNST Lợi nhuận sau thuế NĐT Nhà đâu tư NQL Nha quan ly NVL Nguyên vật liệu TS Tài sản TSBQ Tài sản bình quân TSCD Tài sản có định TSCDHH Tài sản có định hữu hình TSDH Tài sản dài hạn TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu Vicem Tông công ty công nghiệp xi măng Việt Nam Tiếng Anh
BSC Balance Score Card: Thé điểm cân băng IFRS International Financial Reporting Standards ROA Return on Assets: Kha nang sinh loi ctia tai san
ROE Return On Equity: Kha năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROS Return on sales: Khả năng sinh lợi của doanh thu
VAS Vietnam Accouting Standards: Chuẩn mực kề toán Việt Nam
Trang 9Bảng 1.2: Bang 1.3: Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 2.6: Bang 2.7: Bang 2.8: Bang 2.9: : 04:9 Bảng 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12: Bang 2.13: Bang 2.14: Bang 2.15: Bang 2.16: Bang 2.17: Bang 2.18: Bang 2.19: Bang 2.20: DANH MUC CAC BANG Nhom chi tiéu phan anh nang luc hoat dOng oie eters Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lot eects Các chỉ tiêu phân ánh HQKD cơ bản theo qui định của pháp luật
Mức độ quan trọng về đánh giá khái quát HQKD -
Mức độ thực hiện vẻ đánh giá khái quát HQKD -© +
Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Bim Son - BCC Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Thái Bình - TBX
Mức độ quan trọng về đánh giá năng lực hoạt động -
Mức độ thực hiện vẻ đánh giá năng lực hoạt động . -
Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng La Hiên - CLH
Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng và khoáng sản Yên : Mức độ quan trọng về phân tích khả năng sinh lợi -
: Mức độ thực hiện về phân tích khả năng sinh lợi . -
Phân tích khả năng sinh lợi tại CTCP xi măng Bim Sơn - BCC
Phân tích khả năng sinh lợi tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai - Mức độ quan trọng về phân tích HQKD từ phía NĐT
Mức độ thực hiện về phân tích HỌKD từ phía NĐT
Trang 10Bảng 2.21: Mức độ quan trọng về phương pháp phân tích HQKD 103 Bảng 2.22: Mức độ thực hiện về phương pháp phân tích HQKD 103
Bảng 2.23: Mức độ quan trọng về quy trình phân tích HQKD
Bang 2.24: Mức độ thực hiện về quy trình phân tích HQKD : 105 Bảng 3.1: Mục tiêu phát triên của Ngành xi măng đến năm 2030 121 Bảng 3.2: Đánh giá khái quát HQKD của các DNSX xi măng niêm yết với các
DN khác trong cùng ngàn - 5-52 St St kềTề 217121111111 111.11 137 Bảng 3.3: So sánh xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng khả năng sinh lợi VCSH
b9 UN 0 ốố 139
Bảng 3.4: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở
hữu (ROE) tại CTCP xi mang Hà Tiên Ì .- 5-5555+ccccceceec- 142
Bảng 3.5: Mô hình ma trận SWOT áp dụng cho các DNSX xi măng niêm yét 144 Bảng 3.6: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu - :- 147 Bang 3.7: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE - 2222:cccc2222222vvvvcccccez 148
Bang 3.§: Mơ hình FEM với sai số chuân mạnh theo nhóm biến phụ thuộc
Bang 3 9: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ccccccc-cccccssse c 150
Bảng 3.10: Mô hình FEM với sai số chuẩn mạnh theo nhóm biến phụ thuộc
Bảng 3.11: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROS -:¿c¿¿52222222vcccccce2 151
Trang 11DANH MUC CAC HINH
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
B0 72
Hình 2.2: Thị trường xuất khâu clinker và xi măng giai đoạn 2013-2020 73 Hình 2.3: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo sàn chứng khoán 74
Hình 2.4: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo quy mô vốn kinh doanh
Hình 2.5: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo thời gian niêm yét 7Š Hình 2.6: Phân loại DNSX xi măng niêm yết theo tính chát sở hữu 78
Hình 2.7: Mô hình tô chức bộ máy quân lý tại CTCP xi măng Hà Tiên l
Hình 2.8: Mô hình tô chức bộ may quan lý tại CTCP xi mang Thái Bình 78 Hình 2.9: Kết quả thông tin thu thập từ bên ngoài DN -cccccce2 82 Hình 2.10: Tỷ lệ DN thực hiện phân tích HỌKD theo qui định của pháp luật 83 Hình 2.11: ROE tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2020 94 Hình 3.1: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bim Son với các DN khác
có cùng nhóm qui mô và trung bình ngành (dạng cột) . - 5-25 55++ 138 Hình 3.2: So sánh chỉ tiêu ROA của CTCP xi măng Bim Son với các DN khác
có cùng nhóm qui mô và trung bình ngành (dạng dòng) . .- -. . 38 Hình 3.3: Quy trình phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết tại Việt
Trang 12
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ tư còn được gọi là CMCN
4.0 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, thay đôi căn bản đến mọi mặt của nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Bên cạnh đó, cuộc CMCN 4.0 đã giúp tăng cường kết nối các quốc gia trên tất cả các phương diện, từ thể chế Nhà nước đến kinh tế -
xã hội và môi trường CMCN 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cũng như tạo ra vô 36
những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp (DN) Điều này đòi hỏi các DN Việt Nam phải có sự liên kết chặt chẽ và phải sở hữu được 3 yếu té quan trọng về thương hiệu, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh Như vậy, nếu các DN Việt Nam hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì sẽ sớm bị phá sản và bước chân ra
khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt trong xu thế CMCN 4.0 Tuy nhiên, theo bao cao
năng lực cạnh tranh toàn câu năm 2018 cho thấy việc tiếp cận của các DN trong
nước với sự tiến bộ mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 vẫn còn rất hạn chế Cụ thê,
trong tông só 140 nước thì Việt Nam được Diên đàn Kinh tế thế giới xép hạng thứ 77 về ôn định kinh tế vĩ mô và các chỉ số đóng vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh như chỉ số về năng động của DN thì vân còn thấp mới chỉ xếp hạng thứ
54/100 [36]
Những năm gân đây, ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng liên tục có sự phát triển và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trong nước Cụ thẻ là thị trường xi măng đang ngày một "nóng" khi nhu cầu tiêu thụ loại nguyên vật liệu (NVL) xây dựng này ngày càng tăng lên Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam thì năm 2018, tong sản lượng ngành xi măng dat con số 97,64 triệu
tấn Tính đến tháng 4 năm 2019, nhu cầu tiêu thụ xi măng đã đạt 97.02 triệu tan
Trang 13địa, giá các yếu tô đầu vào như điện, than, chi phi vận tải không ngừng gia tăng đặc
biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ khiến các DN sản xuất (DNSX) xi
măng gặp không ít những thách thức Với đặc thù riêng của ngành xi măng là nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất được khai thác từ chính tài nguyên thiên nhiên, mà tài nguyên thiên nhiên lại là hữu hạn như than, đá vôi và hơn nữa ngành sản xuất công nghiệp này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do lượng phat thai khí CO2 ra môi trường tương đối cao trung bình môi tan xi măng sẽ thải ra 1,2 - 1,5
tấn CO2 Yêu cầu đặt ra đối với các DNSX xi măng là làm thể nào đề sản xuất hiệu
quả nhưng phải đi liền với bảo vệ môi trường nghĩa là giảm thiêu hóa các chất thải ra môi trường hay có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường Hơn nữa, các DNSX xỉ măng trong nước còn phải cạnh tranh gay gắt với các DNSX xi măng của các nước có năng lực sản xuắt, tiêu thụ xi măng cao như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga Nên kinh tế toàn câu nói chung và nên kinh tế Việt Nam nói riêng hiện nay vân đã và đang phải đối mặt những sóng gió khá nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra khiến quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, các DNSX xi mang phải xác định đúng đắn hướng kinh doanh đề trước hết ồn định sản xuất, sau đó mở rộng quy mô và phát triên theo hướng bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu xi măng ra thị trường quốc tế nâng cao thượng hiệu của các DNSX xi măng trong nước, đó là mục tiêu phan dau cần phải đạt tới Đề phát triển ôn định và bền vững thì ngoài đảm bảo phát triển hiệu quả kinh tế DN cũng cần phải chú trọng đến
cả hiệu quả xã hội (HQXH) và hiệu quả môi trường (HỌMT) Điều này đặt ra cho
các DN phải không ngừng cải thiện HỌKD và nâng cao hiệu quả quân lý đáp ứng
mục tiêu đề ra
Trang 14dụng chưa gắn với đặc thù ngành nghề kinh doanh, việc vận dụng các phương pháp mới chỉ dừng lại ở các phương pháp hét sức đơn giản cũng như quy trình phân tích chưa thực sự khoa hoe va logic Do dé, việc nâng cao chất lượng các thông tin phân tích HQKD tăng tính minh bạch của thông tin bằng cách xây dựng một quy trình phân tích khoa học, rõ ràng, phương pháp phân tích cụ thẻ, chỉ tiết, hiện đại và nội dung củng các chỉ tiêu phân tích đây đủ, toàn diện nhằm cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác cho các đối tượng quan tâm đặc biệt là nhà quản lý (NQL) và nhà
đâu tư (NĐT) là hết sức cần thiết đặc biệt đối với các công ty niêm yét là những công ty mà có yêu cầu cao về công khai, minh bạch thông tin Tuy nhiên, tính đến nay van chưa có một đề tài nào đề cập đến phân tích HQKD trong các DN ngành xỉ măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng cũng như chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu gắn chặt chẽ với đặc thù ngành Xuất phát từ những lý do
trên tác giả đã tiến hành lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện phân tích hiệu
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuẤt xỉ măng niêm yết tại Việt Nam” với mong muốn sẽ đưa ra được những giải pháp có tính khả thi nhất giúp các DNSX xi măng kinh doanh hiệu quả hướng tới phát triên ồn định và bền vững nhằm khăng
định vị thế của DN trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, tạo
niềm tin va thu hút các NĐT cũng như các cô đông 2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1 Các nghiên cứu về cơ sở dữ liệu, nội dung phân tích, phương pháp và quy trình phân tích hiệu quả kinh doanh
Trang 15nhà khoa học có uy tín của các trường đại học hàng đầu khối ngành kinh tế như tác giả Nguyễn Văn Công (2013), Nguyễn Năng Phúc (2011) hay Nguyễn Ngọc Quang (2011) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các tác giả của Học viện Tài chính điển hình là tác giả Nguyên Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017) trình bày trong các công trình nghiên cứu chính thống của họ như các giáo trình, sách tham khảo Cụ thể nguồn tài liệu dùng trong phân tích là hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC [10], [12], [30], [32] Có sự tương đối thống nhất giữa nguồn cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích của các tác giả trong nước và nước ngoài đều sử dụng các thông tin tài chính (thông tin trên BCTC và báo cáo thường niên), thông tin phi tài chính và thu thập số sách kế toán chỉ tiết Điêm khác biệt là ở nước ngoài quy định báo cáo thay đôi vốn chủ sở hữu (VCSH) phải trình
bày riêng thành một báo cáo độc lập nhưng tại Việt Nam nội dung này chỉ được
trình bày là một phần trong thuyết minh báo cáo tài chính Tuy nhiên đây là nguồn cơ sở đữ liệu dung trong phân tích HQKD áp dụng cho tất cả mọi loại hình DN
Khi đi vào phân tích HQKD cho một ngành cụ thê tác giả Đô Huyền Trang (2012) đã chỉ ra rằng nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích HQKD trong các DN chế biến gô xuất khâu khu vực Nam Trung Bộ chỉ bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số gợi ý đề hoàn thiện nguồn thông tin phục vụ cho phân tích Hạn chế của luận án là nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích HQKD chưa đây đủ để có thê đánh giá chính xác HQKD của DN này trên nhiều khía cạnh [40]
Trang 16áp dụng tại Việt Nam đặc biệt đối với những DN niêm yết - những DN tiên phong đi đầu áp dụng
- Các nghiên cứu về nội dung phân tích:
Đây là chủ đề được rất nhiều các tác giả trong nước cũng như các tác giả nước ngoài quan tậm, nghiên cứu và thê hiện trong các công trình nghiên cứu của họ đã được công bồ trong các giáo trình, tạp chí uy tín hay trong các công trình luận án, Tùy thuộc vào mục đích phân tích và đữ liệu phân tích các nhà phân tích sẽ đưa ra nội dung phân tích cụ thê Trên cơ sở nội dung phân tích các nhà phân tích sẽ sử dụng hệ thống chỉ tiêu thích hợp đề phân tích Trong nhóm này, có tác giả chỉ sử dụng chỉ tiêu tài chính đề phân tích HQKD, có tác giả cho rằng cần kết hợp giữa chỉ tiêu tài chính với chỉ tiêu phi tài chính dé mang lại kết quả phân tích day đủ và toàn
diện, một số tác giả khác nhìn nhận nội dung phân tích HQKD trên khía cạnh về
hiệu quả kinh tế hay có tác giả phân tích HQKD trên cả khía cạnh hiệu quả kinh tế
và HQXH
Singh và Raymond (2002) khi phân tích các chỉ số tài chính thường được sử dụng cho các NQL cấp cao tại Hoa Kỳ đã chỉ ra tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích HQKD của DN được các NQL cấp cao thường xuyên sử dụng cho việc đưa ra quyết định Trong đó các NQL thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích về mặt tài chính trong bộ 36 chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu quan trọng nhất được sử dụng trong đánh giá là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý hoạt động và chỉ tiêu phản anh kha nang sinh lời [69]
Dong quan diém véi Singh va Raymond, Ciaran Walsh (2006) ciing sir dung các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD của DN phục vụ quản trị tài chính DN trong đó các chỉ tiêu tài chính được sử dụng gồm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận tong tai san va ty suất lợi nhuận trên vốn đầu tư Với
Trang 17DN đồng thời giúp DN đưa ra các chính sách và chiến lược phát triên Đây là một mô hình nỗi tiếng có sự kết hợp cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính nhằm
đánh giá hoạt động của các DN một cách chuẩn xác, day đủ và toàn diện nhằm đánh
giá HQKD theo các mục tiêu đã đẻ ra trong từng thời kỳ Các chỉ tiêu ở bón khía
cạnh của BSC có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, giải thích cho nhau và được xây dựng một cách cân bằng với nhau theo các mục tiêu đã đề ra [68]
Vận dụng mô hình BSC của Kaplan và P.Norton, tác giả Nguyên Thị Thanh Hải (2013) đã xây dựng chỉ tiết các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính phù hợp cho các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải nhằm đánh
giá HQKD [17]
Kết quả nghiên cứu của các tac gid Wen - 7 Cheng Lin, Chin - Feng Liu va Ching - Wu Chu (2005) cũng chỉ ra rằng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp vận tải biên của Đài Loan cần có sự kết hợp cả hệ thống chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính trong đó các chỉ tiêu phi tài chính thường có độ chính
xác không cao và việc thu thập được là rất khó Vì vậy các chỉ tiêu tài chính là một
phương pháp quan trọng và được ưu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động [73] Tác giả S Lin và W Rowe (2006) khi phân tích HỌKD của các DN Nhà nước ở Trung Quốc chỉ ra rằng cần xem xét đến các yếu tố gồm chỉ tiêu tài chính va chỉ tiêu phi tài chính thì thấy rằng HQKD của các DN ngoài quốc doanh sẽ đem lại kết quả cao
hơn các DN Nhà nước trong khu vực và DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khâu có
HQKD cao hơn so với những DN hoạt động trong lĩnh vực khác [71]
Fang-Mei Tseng, Yu-Jing Chiu va Ja Shen Chen (2009) đã chỉ ra 5 nhóm nhân tố quan trọng khi đánh giá HQKD cho một công ty lớn ở Đài Loan bao gồm:
(1) hiệu quả tài chính; (2) năng lực sản xuất; (3) hiệu quả cạnh tranh: (4) năng lực
đổi mới va (5) mối quan hệ chuỗi cung ứng Thành công của nghiên cứu là đã chứng minh được ngoài các nhân tố tài chính thì các nhân tô phi tài chính cũng tác
Trang 18được toàn diện đòi hỏi khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD cần có sự
kết hợp cả chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính trong các DN xây dựng Việt Nam, DN san xuất và chế biến sửa ở Việt Nam hay các DN giấy Việt Nam trong sự phát triển bền vững của các DN Điểm sáng trong nghiên cứu của Hà Thị Việt Châu là đã xây dựng được nhóm chỉ tiêu đánh giá HQXH và cũng đề cập đến tam quan trọng của vấn đề bảo vệ ô nhiêm môi trường, phát triên môi trường xanh giúp DN
phát triển một cách lâu dài, bền vững [6] [29] [43]
Các tác giả Josette Peyrard (2005), Nguyên Văn Công (2005), Nguyén Tan Bình (2005), Nguyên Năng Phúc (2011), Nguyễn Ngọc Quang (201 1) tiếp cận phân tích HQKD thông qua một số nội dung phân tích Cu thé, tác giả Josette Peyrard cho rằng khi phân tích tài chính nói chung và HQKD nói riêng cần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng vón vay và phân tích kha năng sinh lợi [45] Tac gia Nguyên Văn Công chia nội dung phân tích HQKD thành nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi và xuất hao phí [8] Tac giả Nguyễn Tấn Bình (2005) phân tích hoạt động của DN chỉ thông qua nhóm chỉ tiêu phân ảnh khả
năng sinh lợi bao gồm khả năng sinh lợi hoạt động khả năng sinh lợi kinh tế và khả
năng sinh lợi tài chính Có thê thấy, các chỉ tiêu được tác giả Nguyên Tấn Bình đề cập đến vân còn rất hạn chế bởi đề tiền hành phân tích hoạt động của DN thì ngoài chỉ tiêu về phân tích khả năng sinh lợi còn phải đưa ra các chỉ tiêu khác dé có thé đánh giá chính xác và toàn diện [4] Tác giả Nguyễn Năng Phúc và Nguyễn Ngọc Quang đều cho rằng khi phân tích HQKD cần phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vón và hiệu quả sử dụng chỉ phí Có thể thấy, các tác giả déu tiếp cận phân tích HQKD theo khía cạnh của hiệu quả kinh tế Các nội dung
phân tích được đưa ra được sử dụng cho tất cả các loài hình DN mà chưa đề cập đến
một loại hình DN của một ngành cụ thê nào [30], [32]
Tác giả Nguyên Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017) cho rằng khi phân tích hiệu quả các chỉ tiêu được sử dụng phải đi từ tổng quát đến chỉ tiết Hiệu quả phải
được xem xét trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và HQXH [12] Một thành công
Trang 19Nguyên Thị Mai Hương (2008) chia nội dung phân tích HQKD theo ba nhóm gồm sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí và đưa ra các chỉ tiêu phù hợp cho từng
nhóm đối với các DN khác thác khoảng sản đặc biệt trong lĩnh vực khai thắc sa
khoáng Titan Mặc dù tác giả chưa đưa những chỉ tiêu cụ thê phản ánh HQXH nhưng luận án cũng chỉ ra rằng cần phải giải quyết hài hòa giữa HQKD và HQXH
Đặc biệt, luận án nhắn mạnh đến vấn đề môi trường cần phải được coi trọng trong
sự tăng trưởng và phát triển bền vững của DN khai thác khoáng sản DN cần lựa chọn các giải pháp thiết thực làm cho kinh tế, xã hội và môi trường phát triên hài hòa, thực sự coi môi trường là quốc sách cơ bản [20] Tác gia Tran Thi Thu Phong (2012) chia nội dung phân tích HQKD thành ba nôi dung là phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lợi và phân tích hiệu quả sinh lợi của cô phiếu công ty [31] Hạn chế của luận án là mới chỉ tập trung vào phân tích HQKD trên khía
cạnh kinh tế mà chưa đề cập đến khía cạnh HQXH Tác giả Đỗ Huyền Trang (2012)
tiến hành phân tích HQKD thông qua nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng và sức sinh lời của chỉ phí hay các yếu tố đầu vào và nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyền của chỉ phí hay các yêu tố đâu vào cho các DN chế biến gô xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ Luận án cũng chỉ ra rằng cần phải gắn liền việc đánh giá hiệu quả kinh tế với HQXH trong quá trình phân tích đồng thời luận án cũng đề cập đến ván đề ô nhiễm môi trường trong các DN cần phải được quan tâm đề DN có thé phát triên bền vững [40] Cũng gióng các luận án trước là tác giả của luận án chưa chỉ ra được những chỉ tiêu nào được sử dụng đề phân tích HQXH
Tác giả Dương Thu Minh (2020), Nguyễn Ngọc Tiến (2015), Phạm Thị
Thùy Vân (2021) chia nội dung phân tích HQKD theo hai khía cạnh hiệu quả kinh
tế và HQXH Từ đó thiết lập các nhóm chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc thù của
các DN kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, các DN thuộc Tông công ty
Thép Việt Nam, các công ty thủy sản niêm yết ở Việt Nam Cụ thê, khi phân tích HQKD trên góc độ hiệu quả kinh tế tác giả Nguyễn Ngọc Tiến sử dụng nhóm chỉ
tiêu phân tích năng lực hoạt động, phân tích hiệu suất và hiệu năng hoạt động và
Trang 20khả năng sinh lợi [27], [37], 44] Co thé thấy rằng trong cách phân chia nội dung phân tích dưới góc độ hiệu quả kinh té thì phân tích khả năng sinh lợi đều được các tác giả đề cập đến bởi lẽ lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh cuối cùng mà bất cứ một DN nào cũng đều mong muốn và có gắng đạt được đề duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh Điểm thành công của những nghiên cứu này so với trước đây là đã xây dựng chỉ tiết và cụ thê những chỉ tiêu phân ánh HQKD trên khía cạnh HQXH Tuy nhiên những nghiên cứu lại chưa tách riêng nội dung về HQMT mà vần bị lồng ghép cùng với HQXH Nếu có chăng chỉ tiêu được đưa ra vẫn còn rất sơ sài, chủ yếu là một vài chỉ tiêu theo quy định của pháp luật đặc biệt đối với những ngành có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao như ngành thép, xi măng, Tác giả cho rằng đây là khoảng trống đề tác giả tiếp tục đào sâu nghiên cứu và bô sung thêm các chỉ tiêu phân tích HQKD trên khía cạnh HQMT giúp DN nắm bắt được các vần đẻ liên quan đến HQMT từ đó có căn cứ đáng tin cậy giúp DN đưa ra các chính sách và chiến lược phát triển lâu dài và bền vững
- Các nghiên cứu về phương pháp phân tích:
Trong các giáo trình, sách tham khảo đã xuất bản các tác giả Nguyễn Văn Công (2013), Nguyễn Năng Phúc (2011), Nguyễn Ngọc Quang (2011), Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017) đã trình bày các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật Về thực chất đây chính là các công cụ sử dụng trong phân tích HQKD cho mọi loại hình DN bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp chỉ tiết, phương pháp biêu đồ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích Dupont, phương pháp ma trận SWOT và phương pháp dự báo Đối với phương pháp so sánh các tác giả cũng chỉ ra rằng só liệu dùng đề phân tích phải
được thực hiện trong khoảng thời gian trung và dài hạn (từ 5 năm trở lên) mới có
Trang 21phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải có trình độ nhất định đề có thê hiệu
và phân tích kết quả từ đó có thẻ dự báo HQKD của DN trong tương lai
Khi đi vào phân tích HQKD cho một loại hình DN của ngành cụ thê, tác giả Đô Huyền Trang (2012) đã chỉ ra thực trạng phương pháp phân tích được các DN sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh Từ đó tác giả đề xuất và hoàn thiện một số phương pháp khác giúp DN có thé dé dang 4p dụng trong quá trình phân tích HQKD gồm phương pháp so sánh, phương pháp chỉ tiết, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đói, phương pháp Dupont Tuy nhiên, hạn chế của tác giả là chưa kiến nghị cho DN khoảng thời gian cần thiết dé có thê đánh giá được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng Một số tác giả khác như Nguyên Thị Mai Hương
(2008), Trần Thị Thu Phong (2012), Đỗ Huyền Trang (2012), Dương Thu Minh
(2020), Nguyễn Trọng Kiên (2020), Phạm Thị Thùy Vân (2021) cũng kiến nghị cho
DN mình nghiên cứu những phương pháp phân tích trên đề đạt hiệu quả tốt nhát trong quá trình phân tích và cung cấp thông tin Tác giả Phạm Thị Thùy Vân đã nhấn mạnh rằng khi thực hiện phương pháp so sánh cân tiến hành so sánh các chỉ tiêu trong nhiều năm, phải so sánh với các DN trong cùng ngành và so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành thì phương pháp này mới phát huy tối đa tác dụng Các phương pháp cần vận dụng linh hoạt và phù hợp với từng nội dung phân tích [20],
[27] [31] [37] [40] [44]
Tác giả Đô Huyền Trang cũng dé xuất cho các DN chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ phương pháp dự báo bằng mô hình hồi quy đơn biến Tác giả luận án nhận định rằng đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, đỡ tốn kém thời gian và chỉ phí dưới sự hô trợ của phân mềm Excel trong phân tích dự báo Tuy nhiên, phương pháp dự báo mà tác giả luận án kiến nghị chỉ xem xét duy nhát đến
một biến độc lập (một nhân tố) Điều này là không phù hợp với thực tế và kết quả dự báo sẽ không đem lại nhiều ý nghĩa bởi thực tế chỉ tiêu phân tích được dự báo sẽ
Trang 22và giúp đem lại kết quả dự báo chính xác hơn cho DN Tuy nhiên các nghiên cứu lai
chưa đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các nhân tố tác động (biến độc lập)
đến chỉ tiêu phân tích khi đưa vào mô hình Đây cũng là cơ sở gợi ý cho tác giả tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp này cho các DNSX xi măng niêm yết để dự bảo các chỉ tiêu phân tích cũng như HQKD của DN trong thời gian tới
- Các nghiên cứu về quy trình phân tích:
Quy trình phân tích được hiểu là việc thiết lập các bước công việc mà các nhà phân tích phải thực hiện đề đem lại kết quả cao nhất chính là báo cáo phân tính chứa đựng đây đủ thông tin hữu ích về thực trạng hoạt động kinh doanh của DN và
là căn cứ dé các NQL dua ra các quyết định và chiến lược kinh doanh ở hiện tại và
tương lai
Tác giả Nguyên Ngọc Quang (2011) cho rằng khi phân tích HQKD gồm có 3 bước và công việc cụ thể của từng bước như sau: Đầu tiên, khi lập kế hoạch phân tích cân phải xác định mục tiêu phân tích và xây dựng chỉ tiêu phân tích Mục tiêu phân tích cần phải xác định rõ ràng, chính xác bởi mục tiêu phân tích sẽ quyết định đến lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu phân tích Tiếp theo là tiến hành phân tích cần
phải (1) thu thập tài liệu, kiểm tra số liệu; (2) tính toán, xác định, dự đốn và (3)
tơng hợp kết quả, rút ra nhận xét Cuối củng hoàn thành kế hoạch phân tích cân lập báo cáo phân tích, hoàn chỉnh hồ sơ và đưa vào lưu trữ [32]
Đồng quan điểm với tác giả Nguyên Ngọc Quang nhiều tác giả cũng cho rằng quy trình phân tích kinh doanh nói chung và phân tích HQKD nói riêng đều phải bao gồm 3 bước cơ bản đó là lập kế hoạch phân tích (chuân bị phân tích), tiền hành phân tích và kết thúc phân tích (hoàn thành kế hoạch phân tích) [10], [12] [30] Đây cũng là quy trình chung nhất mà các tác giả đưa ra đề áp dụng cho các
loại hình DN nói chung chứ chưa đi vào cho một DN thuộc một ngành cụ thể nào
Dựa trên cơ sở quy trình phân tích chung của các nhà khoa học có uy tín đưa ra các tác giả Nguyên Thị Mai Hương (2008), Trân Thị Thu Phong (2012), Đỗ
Huyền Trang (2012), Dương Thu Minh (2020), Nguyễn Trọng Kiên (2020), Pham
Trang 23Nam, các DN thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, các DN bất động sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, các công ty Thủy sản niêm yết ở Việt Nam [20], [24] [27] [31], [40], [44] Tuy nhiên, tác giả nhận thấy hiện nay vẫn chưa có một quy trình phân tích HQKD chuẩn cho các DN xi măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng có thê áp dụng Đây cũng chính là khoảng trồng đề tác giả tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện
2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và đo lường mức độ ảnh lutởng
Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến HQKD được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và thê hiện thông qua các công trình nghiên cứu của họ Các nghiên cứu về đánh giá HỌKD của các DN thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu phản ánh
lợi nhuận như tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
(ROE) hay tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) Tác giả tiến hành tông quan các công trình của các nhà nghiên cứu đề tìm ra các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến HQKD của các DNSX xi măng niêm yết
Trong nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của tất cả các công ty sản xuất niêm yết trên TTCK Colombia thì Sri Lanka, Sivathaasan,
Tharanika, Sinthuja và Hanitha (2013) sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường lợi
nhuận của các công ty Kết quả cho thay, chỉ có duy nhất cau tric von tác động cùng chiều đến lợi nhuận còn các yếu tô còn lại không ảnh hưởng đến ROA và ROE [70]
Đề nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tác động đén hiệu quả tài chính của các công ty niêm yét trên trên sở giao dịch chứng khoán Nairobi tai Kenya, Maleya M Omondi, Willy Muturi (2013) [67] sử dụng chỉ tiêu ROA đề đo lường biến phụ thuộc hiệu quả tài chính va chi ra rang trong khi các yếu tố về tính thanh khoản, quy mô DN và tuổi đời của DN có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính
thì đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính
Khi đánh giá tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các DN niêm yết tại Việt Nam, tác giả Từ Thị Kim Thoa và Nguyên Thị Uyên Uyên (2014) đã đã phát hiện tháy chu kỳ luân chuyên tiền (phản ánh tính thanh khoản)
đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN niêm yết tại Việt
Trang 24Nghiên cứu của Alshatti (2015) sử dụng hai chỉ tiêu đo lường lợi nhuận là
ROA va ROE, két qua cho thay hệ só khả năng thanh toán nhanh và hệ số đâu tư có
tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng, trong khi hệ số vốn chủ sở hữu
và hệ só khả năng thanh toán tức thời lại là những yếu tó tiêu cực [60]
Tác giả Võ Thị Tuyết Trang (2015) phân tích anh hưởng của các nhân tô đến HQKPD thông qua chỉ tiêu ROA và kết luận rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ trọng tài sản có định (TSCĐ) không ảnh hưởng đến ROA, quy mô DN và tốc độ tăng trưởng tài sản có mối tương quan thuận với ROA còn tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và kỳ thu tiền bình quân có mồi tương quan nghịch với ROA [41]
Khi đánh giá lợi nhuận của các DN thit 6 BaLan, Szymanska (2017) st dung
đồng thời cả 3 chỉ tiêu ROA, ROE và ROS đề đo lường Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả yếu tô nội tại và yêu tơ bên ngồi DN đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận Trong đó yếu tố nội tại có ảnh hưởng lớn phải kê đến là tính thanh khoản, cấu trúc vốn, cầu trúc tài sản [72]
Tác giả Triệu Thị Thu Hằng (2017) sử dụng chỉ tiêu ROA va ROE dé do
lường ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN niêm yết trên HSE Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, vòng quay tai san có tác động tích cực tới cả ROA và ROE; thanh khoản có tác động tích
cực tới ROA;: tỷ lệ nợ ngắn han có tác động tiêu cực tới ROA [18] Mai Thanh
Giang va Tran Van Quyét (2018) cho thầy quy mô tài sản có tác động ngược chiều
đến ROA, cấu trúc vốn tác động ngược chiều đến ROA va ROE, chi phi kinh doanh
tác động ngược chiều dén ROA va ROE khi nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến HQKD của các DN ngành nhựa niêm yết trên TTCK Việt Nam [16] Trần Tiến Dũng (2018) chỉ ra rằng cấu trúc vốn, quy mô DN, tỷ trong TSCDHH và tuôi của DN có tác động cùng chiều với HQKD (ROE) Các nhân tố khác như khả năng thanh toán ngắn hạn, thuế suất thuế TNDN có tác động ngược chiều đến HQKD khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của DN bát động sản niêm yết trên HSX [14] Trong nghiên cứu về yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, Đặng Thị Hương và Nguyên Thị Hồng Nga (2018) cho thấy có sự tác động
tiêu cực giữa biến cầu trúc vốn với ROA còn các biến còn lại có ảnh hưởng tích cực
Trang 25HQKD chịu tác động bởi 4 nhân tó trong đó: đòn bẩy tài chính, cơ cấu tài sản, hiệu
suất sử dụng tài sản có mối quan hệ tiêu cực đến HQKD còn doanh thu tác động tích cực đến HQKD [26] Nguyễn Minh Tân và cộng sự (2020) sử dụng 3 chỉ tiêu
ROA, ROE và ROS đề đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm quân lý và trình độ học vấn có mối tương quan thuận với ROA và ROE còn loại hình DN có mối tương quan nghịch với ROS Trong 3 biến nêu trên thì biến kinh nghiệm quản lý có tác động mạnh nhát đến hiệu quả hoạt động của DN [35] Khi đánh giá về các yếu tố quyết định lợi nhuận trong các DN niêm yết, Nguyên Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Công (2020) đã phát hiện thấy rằng: (1)
Quy mô DN có tác động tích cực đến cả ROA và ROS, đặc biệt là ROA nhưng lại có tác động ngược lại đến ROE, (2) Mức độ an toàn vốn tác động tích cực đến ROA và ROS nhưng tiêu cực dén ROE, (3) Don bay tài chính ảnh hưởng tiêu cực dang ké dén ROE va ROS nhưng tác động tích cực đến ROA, (4) Thanh khoản có tác động tích cực đến cả ROA và ROE nhưng tiêu cực đối với ROS và (5) Khả
năng thanh toán có tác động tích cực tác động đến ROA và ROS nhưng tác động tiêu cực đến ROE [25]
Như vậy, sau khi tông quan các công trình nghiên cứu điền hình về các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD và mức độ ảnh hưởng của các nhân tó đến HQKD trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đồng thời có sự bô sung và điều chỉnh đề phù hợp các DNSX xi măng niêm yét, tác giả dự kiến đưa vào mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD (biến độc lập) bao gồm 7 biến: quy
mô DN (SIZ) đòn bẩy tài chính (LEV), tính thanh khoản (LIQ), kha nang thanh toan (SOL), ty trong tai san cé dinh hitu hinh (TANG), téc độ tăng trưởng (GRO) và độ tuôi của DN (AGE) Biến phụ thuộc phản ánh HQKD được đo lường thông
qua 3 chi tiéu la ROA, ROE va ROS
2.3 Các nghiên cứu về các doanh nghiệp sân xuất xi măng
Trang 26nghiên cứu về tài chính, kế toán có liên quan đến những DNSX xi măng theo trình tự thời gian điền hình là những luận án tiến sĩ của một só tác giả sau:
Tác giả Nguyễn Thu Hoài (2011) thực hiện nghiên cứu hệ thống kiêm soát nội bộ tại các DNSX xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và đã kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tó cau
thành với mô hình hoàn thiện là dựa trên cơ sở đánh giả rủi ro trong điều kiện có
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tại các DN [19] Tác giả Ngô Thị Thu Hương (2012) đã tiến hành phân tích vai trò của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của các NQT Dựa trên thực trạng về tô chức cơng tác kế tốn trong các CTCP sản xuất xỉ măng đẻ xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức cơng tác kế
tốn tại các DN [21] Tac gia Trân Thị Thu Hường (2014) đã chỉ ra việc phân loại
chỉ phí theo chức năng và các yếu tô đầu vào của chi phí sẽ thuận tiện cho kế toán tập hợp chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phâm Trong quá trình xây dựng dự toán chỉ phí cho các DNSX xi măng cần phải đảm bảo tính thống nhất trong kỳ và
trong toàn DN đảm bảo tính linh hoạt và chủ động từ đó đề xuất việc lập dự toán chỉ
phí linh hoạt cho từng loại sản phẩm xi măng [23] Tác giả Tran Trung Tuan (2015) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đén kế toán trách nhiệm, đo lường mức độ áp
dụng kế toán trách nhiệm, sự khác biệt về mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm của
DN niêm yết và DN chưa niêm yết trên TTCK, mức độ kế toán trách nhiệm ảnh hưởng đến thành quả của DN Tác giả chỉ ra được là cân thiết kế hệ thống báo cáo chỉ tiết theo các trung tâm trách nhiệm [42]
Chủ đẻ về lĩnh vực sản xuất xi măng được nhiều tác giả lựa chọn trong các
luận án như tác giả Lương Khánh Chi, Nguyễn Hoàng Dũng và Lê Thị Nhung
Lương Khánh Chi (2017) chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế
Trang 27mục tiêu quan lý, hệ thống lưu trữ thông tin, hệ thong kiểm sốt thơng tin [13] Lê Hồng Nhung (2017) đã làm rõ hiệu quả quản trị đầu tư vón, hiệu quả quản trị huy
động von, hiéu quả quản trị sử dụng vốn, hiệu quả quản trị phân phối lợi nhuận và
hiệu quả quản trị tài chính tông thê của các DN niêm yết trong ngành xi măng ở Việt Nam và chỉ ra được nhiều điểm hạn chế trong van dé quan tri tài chính của các DN niêm yết trong ngành xi măng, chính những hạn chế đó đã tác động đáng kề đến
hiệu quả quản trị tài chính tông thé cia DN thê hiện ở sự sụt giảm mạnh chỉ tiêu
ROA và ROE giai đoạn 2011 - 2016 [29]
Từ những nghiên cứu trên cho thấy các nghiên cứu liên quan đến các DNSX xi măng được nhiều nghiên cứu sinh quan tâm Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành xi măng đối với sự phát triển của đất nước và các nghiên ctu tim hiéu trên nhiều khía cạnh nhằm đưa ra các giải pháp giúp các DNSX xi măng hoàn thiện và phát triền Mặt khác, ngành xi măng được biết đến là ngành có tỷ lệ gây ô nhiễm môi trường cao Vì vậy, xét về lâu dài thì việc phát triên ôn định
và bền vững cho các DNSX xi măng cần phải đặc biệt chú trọng Cho đến hiện tại
thì chưa có một nghiên cứu nào dé cập đén phân tích HQKD cho các DNSX xi măng nói chung và các DNSX xi măng niêm yết nói riêng tại Việt Nam Đây là cơ so dé tác giả lựa chọn ngành xi măng để tìm hiểu về phân tích HQKD trong các DNSX xi măng và từ đó đưa ra các giải pháp khả thi giúp các DN có thê hoàn
thiện phân tích HỌKD tại chính đơn vị mình
2.4 Xác lập vấn đề nghiên cứu
Trang 28Về cơ sở đữ liệu: tác giả kế thừa nguồn dữ liệu được sử dụng trong phân tích HQKD bao gồm BCTC, báo cáo quản trị, báo cáo ngành Đồng thời tác giả sẽ chỉ rõ những thay đôi căn bản về nguồn cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích HQKD cho các DNSX xi măng niêm yết khi sử dụng BCTC lập theo IFRS đề dữ liệu phân tích có căn cứ khoa học và đạt kết quả chính xác nhằm cung cáp thông tin thực sự hữu ích, có độ tin cậy cao trong các quyết định của NQL, NĐT và các đối tượng quan tâm
Về phương pháp phân tích: tác giả kế thừa các phương pháp phân tích cơ bản gồm phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, Đặc biệt tác giả kế thừa phương pháp phân tích HQKD bằng phương pháp dự báo thông qua mô hình kinh tế lượng cụ thê là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và tác giả lấp đây khoảng trồng của nghiên cứu trước bằng việc bô sung cơ sở lý thuyết cho việc
lựa chọn các nhân tô (biến độc lập) khi đưa vào mô hình hồi quy để dự báo các chỉ
tiêu kinh tế, HQKD của DN trong tương lai
Về nội dung phân tích: tác giả kế thừa cách tiếp cận nội dung phân tích HQKD trên các khía cạnh về hiệu quả kinh tế và HQXH đồng thời bỗ sung thêm khía cạnh về HQMT Tác giả sẽ sắp xếp lại một vài chỉ tiêu bản chất phản ánh HQMT nhưng đang được trình bày trên ở khía cạnh HQXH tại một số nghiên cứu trước đồng thời bô sung thêm các chỉ tiêu phân ánh HQMT Tác giả cho rằng với một ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều như ngành xi măng thì phân loại nội dung phân tích HQKD như vậy là cần thiết Sau khi phân tích giúp DN nắm được thông tin trên các khía cạnh một cách logie, đây đủ và toàn diện giúp DN đề ra các chiến lược phát triển đúng đắn trong tương lai nhằm hướng tới phát triển ôn định và bên vững
Về quy trình phân tích: tác già kế thừa quy trình phân tích chung của các nghiên cứu trước bao gồm 3 bước: chuân bị phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích sau đó tác giả sẽ thiết lập quy trình phân tích chỉ tiết và cụ thê công việc trong từng bước phù hợp với các DN xi măng nói chung và các DNSX xi măng niêm yết nói riêng dé các DN có thể vận dụng vào đơn vị mình
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Trang 29giải pháp hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết tại Việt Nam Từ đó cung cáp thông tin can thiét cho các đói tượng quan tâm đặc biệt là các nha quan tri DN va cac NDT
Từ mục tiêu cơ bản đó, các mục tiêu nghiên cửu cụ thê được xác định là:
- Nhận diện HQKD và phân tích HỌKD trong các DNSX
- Đánh giá đầy đủ và đúng đắn thực trạng phân tích HQKD tại các DNSX xi măng niêm yết bao gồm nguồn cơ sở dữ liệu, nội dung phân tích, phương pháp phân tích và quy trình phân tích
- Chỉ rõ căn cứ để đẻ xuất các giải pháp khả thi giúp các DNSX xi măng
niêm yết có thể vận dụng vào đơn vị mình nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích
HQKD đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đói tượng quan tâm đặc biệt là cung cáp thông tin chủ yếu cho nhà quan tri va NDT
4 Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án cần trả lời chỉ tiết các câu
hỏi dưới đây:
Câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào cân thiết phải áp dụng đề hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết
Từ đó, luận án phải giải đáp được các câu hỏi cụ thể sau:
- Bản chất và nội dung của HQKD và phân tích HQKD trong các DNSX? - Hoạt động phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết đang diễn ra như thế nào? Nguồn dữ liệu đề phân tích, các nội dung phân tích, phương pháp phân tích HQKD và quy trình phân tích cụ thê ra sao?
- Dựa trên những căn cứ nào dé đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yét tại Việt Nam?
§ Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu luận án 5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng tới đó là: Hoạt động phân tích HQKPD trong các DNSX xi măng niêm yết tại Việt Nam
5.2 Pham vỉ nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động phân
Trang 30phương pháp phân tích và quy trình phân tích đề tìm ra những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế Từ đó, kiến nghị các giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện phân tích HQKD trong các DN
- Về không gian: Luận án nghiên cứu tại I§ DNSX xi măng niêm yết bao gồm tất cả các DN niêm yết chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) và sàn giao dịch chứng khoản TP Hồ Chí Minh (HSE) và những DN niêm
yết trên thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) Vì là những DNSX xi măng niêm yết nên các số liệu thứ cáp đều đã
được công bó chính thức trên các sản giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
thập thông tin trong khoảng thời gian nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2020 Đây là khoảng thời gian đủ dai dé dữ liệu thu thập được có thể sử
dụng trong phân tích dự báo bằng phương pháp mô hình kinh tế lượng đồng thời với thời gian nghiên cứu từ 5 năm trở lên giúp DN đánh giá được tốc độ cũng như xu hướng tăng trưởng của chính DN
6 Phương pháp nghiên cứu của luận án 6.1 Quy trình nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cửu và các câu hỏi nghiên cứu đã dé ra, để thực hiện
luận án này đâu tiên tác giả sẽ thiết lập phiếu khảo sát, sau đó sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cửu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc điều tra, khảo sát, phỏng
vấn các đối tượng có liên quan nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá thực trạng phân tích HQKD tại các DNSX xi măng niêm yết Nội dung điều tra, khảo sát xoay quanh những nội dung đã được thiết kế săn trong phiếu khảo sát và một số câu hỏi liên quan khác không có trong phiếu khảo sát nhằm thu thập đầy đủ thông tin như tìm hiểu thông tin về DN, hoạt động phân tích HQKD tại các DN đang diễn ra như thế nào, cách thức thực hiện hoạt động phân tích trong các DN,
nhận thức của nhà quản trị đối với hoạt động này, năng lực của người thực hiện
Trang 31- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc thu thập các dữ liệu
bằng số, sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm tóm tắt dữ liệu, tông hợp và phân tích kết quả của các dữ liệu định lượng dưới dạng bảng, biểu số liệu hay biêu đồ nhằm đánh giá thực trạng phân tích HQKD tại các DNSX xi măng niêm yết Cuối cùng, tác giả đề xuất một só giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích HQKD dựa trên cơ sở thực trạng về HQKD đã phân tích
Quy trình nghiên cứu trong luận án bao gôm các bước sau: Xác định mục tiêu phân tích và đối tượng phục vụ nghiên cứu Thu thập dữ liệu liên quan đến lý thuyết chung về HQKD và phân tích HỌKD Ỷ Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng ‘ ~
Đánh giá thực trang phan tich HQKD trong cac DNSX xi mang niém yét
Ỷ
Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yêt
bone
9
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
Trang 326.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu tac giả tiền hành thu thập nguồn dữ liệu sơ cáp và thứ cấp như sau:
- Nguồn đữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý và được tác giả thu thập dữ
liệu chủ yếu từ các BCTC, báo cáo thường niên (BCTN), báo cáo phân tích của các
DNSX xi măng niêm yết trên các trang web: https://finance.vietstock.vn/, cophieu68§.com, cafef.vn, các trang website của Tổng cục thống kê liên quan đến DNSX xi măng, trang thông tin điện tử của Hiệp hội xi măng và một số các tài liệu khác như bản cáo bạch, bao cao quan trị, Tổng số lượng các DNSX xỉ măng niêm yết tính đến 31/12/2020 là 19 công ty, tuy nhiên CTCP xi măng Sông Lam 2 có mã CK là PXI bị hạn chế giao dịch trong hai năm 2018 và 2019 nên tác giả không đưa vào đối tượng nghiên cứu Vì vậy tông số DN thuộc đối tượng nghiên
cứu trong luận án là 18 DN và được thể hiện chỉ tiết trong Phụ lục số 01
- Nguôn dữ liệu sơ cap:
Dữ liệu sơ cấp là những đữ liệu chưa qua xử lý và được tác giả trực tiếp thu thập thông qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan đến đẻ tài (các NQL, cán bộ phân tích, chuyên gia và NĐT) Tác giả thu thập bằng 2 cách: (1) gọi điện trực tiếp đến các đối tượng khảo sát thông qua các mối quan hệ quen biết, trình bày lý do, yêu cầu gọi điện và tiến hành ghi chép trực tiếp hoặc nếu đối tượng khảo sát không có thời gian thì tác giả thu thập theo cách (2) gửi email đến từng đối tượng được khảo sát
Với tông só 1§ DNSX xi măng niêm yết thuộc đói tượng nghiên cứu tác giả gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng cụ thê như sau:
+ Với đối tượng là NQL: Tác giả tiến hành gửi 45 phiếu khảo sát cho các NQL (kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận, giám đốc hoặc phó giám đóc) Số phiếu nhận về là 40 phiêu trong đó 04 phiếu không hợp lệ nên số phiêu thực thu được là 36 phiếu hợp lệ đạt yêu cầu chiếm §0% tỷ lệ phiếu đạt
+ Với đối tượng là cán bộ phân tích: Tác giả tiến hành gửi 1§ phiếu khảo sát
cho đói tượng là những người trực tiếp thực hiện công việc phân tích HQKD và thu về được 18 phiếu hợp lệ chiếm 100% tỷ lệ phiếu đạt
Trang 33nghiệm, kiến thức với thời gian đầu tư trên 5 năm) trên TTCK: Tác giả tiễn hành gửi 50 phiếu khảo sát đến từng đối tượng và nhận về 43 phiếu nhưng chỉ có 40 phiếu hợp lệ chiếm 80% tỷ lệ phiếu đạt
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn tác giả cũng làm rõ hơn thông tin vé chi tiêu dùng trong phân tích HQKD như tên gọi, số lượng chỉ tiêu, cách tính toán, hay chỉ tiết về trình độ chuyên môn của các cán bộ phân tích và một số câu hỏi khác nhằm thu thập thêm nhiêu thông tin dé có thê đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp trải qua 5 bước:
Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát sơ bộ
Đối tượng được khảo sát là toàn bộ mâu nghiên cứu gồm 18 DNSX xi măng niêm yết trên TTCK tính đến ngày 31/12/2020 trong đó có § DNSX xi măng niêm yết trên sàn HNX; 2 DNSX xi măng niêm yét trén san HSE va 8 DNSX xi măng
niêm yết trên sàn UPCOM Phiếu khảo sát được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cửu và dựa trên các câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi được thiết kế một
cách cụ thê, rõ ràng, dé hiệu, dễ trả lời theo trọng tâm của câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình thiết kế phiếu khảo sát NCS sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
cho các câu hỏi yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các chỉ tiêu được hỏi cụ thể:
- Để khảo sát thực trạng quan điểm về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu,
NCS sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ: 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt là “không quan trọng”, “ít quan trọng”, “bình thường”, “quan trọng” và “rất quan trọng”
- Để khảo sát hiện trạng về mức độ thực hiện các chỉ tiêu, NCS sử dụng thang do Likert voi 5 mute do: 1, 2, 3, 4,5 lần lượt là “không thực hiện”, “ít thực
hiện”, “định kỳ”, “thường xuyên” và “rát thường xuyên” Mức độ thực hiện định kỳ được hiệu là hoạt động phân tích diễn ra hàng quý, mức độ thường xuyên được hiểu là hoạt động phân tích diễn ra hàng tháng và mức độ rất thường xuyên có thể là phân tích theo ngày, tuần hoặc tháng
Bước 2: Tham vấn ý kiến chuyên gia
Trang 34với tên đề tài và ý tưởng nghiên cứu không, nên bô sung hay bỏ bớt những nội dung gì chưa phù hợp Chuyên gia ở đây bao gồm các NQL của các DN thuộc đối tượng nghiên cứu và một só giảng viên đang giảng dạy có am hiêu chuyên sâu về phân
tích HQKD
Bước 3: Thiết kế phiếu khảo sát chính thức
Sau khi đã nhận được các ý kiến góp ý từ các chuyên gia từ đó NCS hoàn thiện nội dung phiếu khảo sát và đưa ra được phiếu khảo sát chính thức đề gửi cho
các đối tượng được khảo sát là các NQL, cán bộ phân tích và NĐT của các DNSX
xi măng niêm yết tại Việt Nam Phiếu khảo sát được thiết kế riêng cho đối tượng là cán bộ phân tích và phiếu khảo sát dành cho NQL và NĐT Đối với phiếu khảo sát dành cho cán bộ phân tích gồm 3 phần: phan | 1a thông tin chung về DN và phân 2 là đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện phân tích HQKD và phần 3 là khảo sát về ảnh hưởng của các nhân tố đến HQKD dưới góc độ hiệu quả kinh tế
Bước 4: Gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng
Sau khi đã hoàn thiện phiếu khảo sát, tác giả tiền hành gửi phiếu khảo sát
đến các NQL, các nhà phân tích của toàn bộ các DNSX xi măng thuộc đối tượng
khảo sát và các NĐT trên TTCK thông qua công cụ Google docs Dữ liệu sau khi được các đối tượng trả lời sẽ tự động lưu lại và gửi kết quả về cho tác giả
Bước §: Tổng hợp thông tin, số liệu thu thập được
Trên cơ sở các phiếu khảo sát thu thập được, tác giả xem xét các câu hỏi được trả lời đã đây đủ và hợp lý chưa để đảm bảo độ tin cậy của các mâu thu thập
được từ các DN khảo sát Dữ liệu sơ cấp sau khi được thu thập tác giả tiến hành đưa
vào phần mềm SPSS tông hợp đề phục vụ cho quá trình phân tích 6.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Với dữ liệu sơ cấp đã được thu thập, tác giả tiền hành sắp xép, tông hợp các thông tin, đữ liệu trên các phiếu khảo sát theo từng nội dung cụ thê Tác giả kết hợp giữa việc gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng và gọi điện trực tiếp cho các kế toán trưởng của các DNSX xi măng niêm yết đẻ tìm hiêu rõ hơn về các câu hỏi liên quan đến quá trình nhiên cứu
Trang 35- Phân loại các DN theo tiêu thức sở hữu vốn Nhà nước gồm: 08 DNSX xi măng thuộc sở hữu Nhà nước và 10 DNSX xi măng không thuộc sở hữu Nhà nước
- Phân loại DN theo tiêu thức quy mô DN (tổng tài sản): Dưới 100 tỷ đồng
có 02 DNSX; Từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng có 04 DNSX; Từ 500 tỷ đồng
đến dưới 1000 tỷ đồng có 06 DNSX và Từ 1000 tỷ đồng trở lên có 06 DNSX
- Phân loại DN theo tiêu thức thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán cụ
thể: Dưới 5 năm có 03 DNSX: Từ 5 năm đến 10 năm có 03 DNSX và Từ 10 năm
trở lên có 12 DNSX
- Phân loại DN theo tiêu thức sàn giao dịch chứng khoán niêm yết: DN niêm yết tại sàn HNX gồm 07 DNSX; DN niêm yết tại sàn HSE gồm 02 DNSX và DN
niêm yết tại sàn UPCOM gồm 09 DNSX
Sau khi thu thập toàn bộ dữ liệu phản anh về thực trạng phân tích HỌKD tại
các DNSX xi măng niêm yết, tác giả chuyên toàn bộ dữ liệu vào công cụ Excel rồi mã hóa các yếu tố theo từng phần và từng nhóm của bảng câu hỏi điều tra Tiếp đó, tác giả đưa toàn bộ dữ liệu vào phần mềm SPSS 20 đề thực hiện quá trình phân tích Sau khi chạy ra kết quả tác giả sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả đề thấy được thực trạng phân tích HQKD đang diễn ra hiện nay tại các DNSX xi măng niêm yết về mức độ quan trọng và mức độ sử dụng từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện
Với dữ liệu thứ cấp thu thập được tác giả tiền hành tông hợp, phân loại, lựa
chọn các dữ liệu có thể sử dụng được sau đó tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ là phân
mềm Excel đê tính toán các chỉ tiêu và sử dụng phần mềm thống kê STATA 15 để chạy mô hình hồi quy đa biến Số liệu được thu thập trên các BCTC đã qua kiêm toán của các DNSX xi măng niêm yết được lay từ năm 2010 đến năm 2020 chỉ bao
gồm 13 DN bởi 5 DNSX xi măng còn lại một số DN niêm yết muộn hoặc có một số DN bị thiếu dữ liệu của một số năm nên tác giả không thu thập được số liệu Kết
quả chạy mô hình được thể hiện thông qua các bảng phân tích dữ liệu, đề tác giả đánh giá và phân tích dữ liệu này
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Trang 36tâm quan trọng của phân tích HQKD đối với các DN xi măng nói chung và các DNSX xi măng niêm yết nói riêng Luận án cũng khái quát kinh nghiệm phân tích HQKD tại một số nước tiên tiến trên thé giới như: Anh, Mỹ, Trung Quốc từ đó rút ra những bai hoc dé van dụng đối với các DN trong nước
-¥ nghĩa thực tiễn: Luận án đã chỉ rõ những mặt đã đạt được cũng như
những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục trong phân tích HQKD của các DNSX xi măng niêm yết Luận án cũng đưa ra nguồn cơ sở dữ liệu, nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phương pháp phân tích và quy trình phân tích cho các DNSX xi măng phù hợp với đặc điểm của ngành xi măng Ngoài ra luận án đã chỉ rõ và phân tích các nhân tó ảnh hưởng tới HQKD dưới góc độ hiệu quả kinh tế giúp các DNSX xi măng niêm yết dự báo xu hướng phát trién cia DN minh trong tương lai Cuối cùng, luận án kiến nghị một số giải pháp khả thi có thê áp dụng cho các DNSX xi măng trong quá trình phân tích HQKD
§ Kết cấu của luận án
Ngoài phan mở đâu và kết luận; danh mục bảng: danh mục hình; danh mục phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trang phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam
Trang 37Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VE PHAN TICH HIEU QUA KINH DOANH TRONG CAC DOANH NGHIEP SAN XUAT
1.1 Hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Hiệu quả kinh doanh
Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì DN là “2ổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
DNSX được hiểu là những DN sử dụng các nguồn lực đầu vào kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ đề sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
HQKD đã được các nhà kinh tế trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ những năm 1930 và vần đề này càng được đào sâu nghiên cứu trong những năm 1960 với nhiều
câu hỏi được đặt ra như: thế nào là kinh doanh có hiệu quả? Những biểu hiện của
HQKD là gì? Như vậy, HQKD đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và được các nhà kinh tế thế giới nghiên cứu rất nhiều Đề hiểu rõ bản chát của thuật ngữ HQKD chúng ta cần làm rõ hai khái niệm thé nao là hiệu quả va thé nào là kinh doanh
Theo Benligiray, khái niệm về hiệu quả “œô ứả cách một cá nhân hoặc một nhóm tiến hành các công việc đến thời điêm cuối cùng nhằm đạt được một mục tiéu” [61] Theo quan điểm này thì hiệu quả được hiểu một cách rất đơn giản chính
là đạt được mục tiêu khi kết thúc công việc và được đo lường bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với mục tiêu đã đặt ra
Theo P.Samuelson và W.Nordhaus (1997) “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nên kinh tế đề thỏa mãn nhu câu, mong muốn của con người” [46, tr.125] Khái niệm này được hai ông trình bày một cách cu thé
hơn tức là hiệu quả đạt được phải gan liền với việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các
nguồn lực đầu vào bởi các nguồn lực không phải là vô hạn mà luôn có giới hạn
Hiệu quả của DN được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như:
Trang 38vào đề thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đẻ ra Hiệu quả xã hội được phản ánh thông qua các lợi ích mà DN đem lại cho xã hội khi tiến hành các hoạt động kinh tế Hiệu quả xã hội được nâng lên khi DN hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Dưới góc độ tính chất tác động hiệu quả được chia thành hiệu quả trực tiếp
và hiệu quả gián tiếp Có thẻ hiểu hiệu quả trực tiếp có được là từ chính tác động
của chủ thê đến kết quả hoạt động khi thực hiện các mục tiêu chủ thé dé ra còn hiệu
quả gián tiếp là do một đối tượng nào đó tác động làm thay đổi kết quả hoạt động của chủ thê
- Dưới góc độ phương thức xác định, hiệu quả gồm có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Nếu hiệu quả tuyệt đối được đo lường bằng hiệu số giữa kết quả dau ra và nguồn lực đầu vào thì hiệu quả tương đối lại là kết quả của phép chia giữa kết quả dau ra và nguồn lực dau vào
Ngoài ra, trong các quan điềm gần đây cho rằng hiệu quả còn được xem xét
dưới góc độ hiệu quả hoạt động hiệu quả tài chính hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh doanh Hiệu quả hoạt động phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực, tài lực là thấp nhất với lợi ích mang lại cho bản thân DN và xã hội là cao nhất [37] Hiệu quả tài chính phản ánh việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế của DN và được thê hiện qua các chỉ số tài chính
Ngày nay khi môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều rủi ro, biến động không ngừng đặc biệt là xu hướng phát triên bền vững - yêu cầu gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội Do đó tác giả cho rằng khi xem xét đến hiệu quả của DN cần được xem xét đầy đủ trên cả 3 góc độ gồm hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường đặc biệt đối với các DN có mức độ gây ô
nhiễm môi trường cao Hiệu quả môi trường có được khi DN không ngừng có các hoạt động làm giảm thiêu hoặc ngăn chặn tác động xấu đến môi trường gây ra từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Và đây cũng là cách tiếp cận của tác giả trong luận án
Kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể
kinh doanh trên thị trường Kinh doanh phải gắn liền với thị trường và gắn với vận
động của đồng vốn Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời - lợi nhuận Cụ thê
Trang 39phẩm hoặc cung ứng dich vu trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [33, tr.10]
Như vậy có thé thay biểu hiện của HQKD chính là mục đích sinh lợi bởi lẽ bắt cứ một DN nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều kỳ vọng sẽ đạt được
các kết quả mong muốn đã đề ra trước khi bắt đầu quá trình sản xuất Tùy theo sự phát triền của nên kinh tế và cách nhìn nhận riêng của các nhà nghiên cứu mà cũng có nhiều quan điểm khác nhau về HQKD nhưng có thê khăng định rang moi DN kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường đều có mục tiêu bao trùm, lâu đài đó là
tối đa hóa lợi nhuận Trước khi đi vào khái niệm cụ thê về HQKD chung ta hay xem xét cách nhìn nhận về HQKD của một số nhà khoa học
P.Samuelson va W.Nordhaus (1997) cho rằng: “Hiệu quả sản xuất dién ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác Một nên kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” [46, tr.163] Quan điểm của hai ông đề cập đến khía
cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên được giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền
kinh tế có hiệu quả và đây là mức hiệu quả cao nhất mà môi nền kinh tế có thê đạt
được Từ khái niệm mở rộng về hiệu quả sản xuất xét trên góc độ của toàn bộ nên kinh tế thì HQKD chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của
DN Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn mang tính chất chung chung chưa chỉ rõ
hiệu quả đạt được dựa trên các khía cạnh cụ thê nào dé có thê đánh giá mức độ hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế đề thỏa mãn nhu câu của con
người như thế nào
Nhiều nhà quân trị học quan niệm HỌKD được xác định bởi tỷ 36 giữa kết
quả đạt được và chỉ phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó Quan điêm này mang tinh cu thé va dễ hình dung hơn cho tháy HQKD phụ thuộc vào hai yếu tố là kết quả
đạt được và chỉ phí đê có kết quả đó
Theo Manfred Kuhn (1990): “Tinh hiéu quả được xác định bằng cách lay kết quả tính theo don vị gia tri chia cho chỉ phí kinh doanh" [63] Quan điểm này được
hiểu HQKD là phạm trù phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực, tiền vốn) dé dat được mục tiêu xác định HQKD được mô tả bằng công thức sau:
H=K/C
Trang 40thiết gắn với kết quả đó Lợi nhuận là biểu hiện cao nhất của HQKD do đó trong
công thức trên K còn có thê hiểu là đầu ra phân ánh lợi nhuận mà DN đạt được và C
có thể hiệu là hao phí nguồn lực đầu vào hay dau ra phản ánh kết quả đạt được
Qua công thức trên có thé thay, muốn đạt được mục tiêu kinh doanh DN cân
thiết phải chú trọng đến việc phát huy năng lực, hiệu quả của các yếu tô sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chỉ phí Hay nói cách khác, đê nâng cao HQKD thì DN phải đạt kết quả tốt nhất trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tô đầu vào trên nguồn lực sẵn có
HQKD còn được xác định bằng cách so sánh tương quan giữa kết quả đạt được bố sung (phan tăng thêm) với chỉ phí tiêu hao bổ sung [62] Quan điểm này
xem xét HQKD dựa trên trình độ sử dụng chi phí ở mức độ xem xét sự bù đắp chi
phí bỏ ra tăng thêm trong quá trình sản xuất kinh doanh
Có thê nói HQKD phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh, trình độ lợi dụng các nguôn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của DN trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào qui mô và tốc độ biến động của từng nhân tổ [ 15, tr.54]
Theo Nguyễn Văn Công (2005): “Hiệu qua kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp dé đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với chỉ phí thấp nhất” [S tr.495] Quan điểm này
nhấn mạnh HQKD đạt được khi sử dụng hiệu quả va tiết kiệm các nguồn lực hay
chỉ phí đầu vào đề đem lại kết quả cao nhát
Nguyễn Ngọc Quang (2011) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tong hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tổ của quá trình sản xuất cụ thể là các nguôn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất” [32, tr.179] Quan điềm này của tác giả cũng tương đồng với quan điểm trên nhằm nhân
mạnh đến việc kinh doanh có hiệu quả tức là việc khai thác được tối đa các yếu tố của
quá trình san xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nhân công đề nâng cao
lợi nhuận Bên cạnh đó, tắc giả cũng nhân mạnh HQKD của DN phải luôn đi kèm với
HQXH và trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguôn tài nguyên của đất nước