1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở việt nam

241 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể Trong Các Làng Nghề Ở Việt Nam
Người hướng dẫn PGS TS
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Trang 1

 -CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VITUÂN THỦ THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2022

Trang 2

 -CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VITUÂN THỦ THUẾ CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNGMã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS

Hà Nội - 2022

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngàytháng năm 2022

Tác giả

Trang 4

Sau một thời gian dài học tập và làm việc nghiêm túc, NCS đã hoàn thành luận

án với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cáthể trong các làng nghề ở Việt Nam”

Để hoàn thành luận án này, NCS xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:- PGS TS - Người thầy đã hỗ trợ và hướng dẫn, động viên NCStrong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu

- Tập thể lãnh đạo, thầy cô và các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốcdân, đặc biệt là các thầy cô giáo Viện Ngân hàng – Tài chính và Viện Đào tạo Sau đạihọc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho NCS hoàn thành luận án đúng tiến độ

- Các Ông/Bà là cán bộ quản lý, chuyên viên chính, chuyên viên của Cục thuế,chi Cục thuế các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Sông Hồng đã hỗ trợ, kết nối giúpNCS với các hộ KDCT trong các làng nghề

- Các Ông/Bà là chủ hộ KDCT trong các làng nghề đã sẵn lòng dành thời giantrong trả lời phỏng vấn, trả lời phiếu khảo sát và hỗ trợ NCS trong việc kết nối, phỏngvấn những hộ KDCT khác trong làng nghề

- Cuối cùng, NCS xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luônbên cạnh giúp đỡ và động viên để hoàn thành luận án

Do hạn chế về thời gian, nguồn lực và số liệu nên luận án không tránh khỏi nhữngthiếu sót, NCS kính mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, thầycô giáo và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện luận án một cách hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

Ký hiệuDiễn giải

HKD Hộ kinh doanhKDCT Kinh doanh cá thể

TTT Tuân thủ thuếTTTN Tuân thủ tự nguyệnTTBB Tuân thủ bắt buộc

CQT Cơ quan thuếNNT Người nộp thuế

TRA Lý thuyết hành động hợp lýTPB Lý thuyết hành vi có kế hoạch

SSF Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế(Slippery Slope Framework)

CFA Phân tích nhân tố khẳng địnhEFA Phân tích nhân tố khám pháSEM Mô hình phương trình cấu trúc

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3 1 Đối tượng nghiên cứu 5

3 2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Đóng góp của luận án 6

5 Kết cấu luận án 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9

1 1 Mức độ quan tâm và các hướng nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế 9

1 2 Các lý thuyết, mô hình nghiên cứu liên quan đến hành vi tuân thủ thuế 121 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế 15

1 3 1 Thống kê về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế 15

1 3 2 Tổng quan về mối quan hệ giữa các yếu tố và hành vi tuân thủ thuế 19

1 4 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu về hành vi tuânthủ thuế 22

1 5 Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan và hướngnghiên cứu của đề tài 27

1 5 1 Các nội dung kế thừa 27

1 5 2 Khoảng trống nghiên cứu 29

1 5 3 Hướng nghiên cứu của luận án 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 31

2 1 Cơ sở lý luận chung về thuế 31

2 1 1 Khái niệm về thuế 31

2 1 2 Đặc điểm về thuế 31

2 1 3 Cơ sở thuế, thuế suất và cấu trúc thuế suất 33

2 1 4 Phân loại thuế 33

2 1 5 Hệ thống thuế 34

2 2 Khái niệm, bản chất và phân loại về tuân thủ thuế 36

2 2 1 Khái niệm, bản chất về tuân thủ thuế 36

2 2 2 Phân biệt tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế 38

2 2 3 Phân loại tuân thủ thuế 40

2 3 Các lý thuyết, mô hình nền tảng trong nghiên cứu về tuân thủ thuế 43

Trang 7

2 3 2 Lý thuyết tâm lý học tài chính 45

2 3 3 Lý thuyết thể chế 46

2 3 4 Lý thuyết công bằng 46

2 3 5 Lý thuyết tâm lý xã hội 47

2 3 6 Lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi có kế hoạch 48

2 3 7 Mô hình Fischer về tuân thủ thuế 52

2 3 8 Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế 53

2 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế 55

2 4 1 Chính sách, pháp luật thuế 55

2 4 2 Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế 56

2 4 3 Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế 59

2 4 4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế 59

2 4 5 Nhóm yếu tố thuộc về người nộp thuế 60

2 4 6 Sự phát triển của hệ thống đại lý thuế 60

2 4 7 Đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội 60

2 5 Mô hình nghiên cứu 61

2 5 2 Căn cứ xây dựng mô hình 61

2 5 2 Mô hình nghiên cứu 62

2 5 3 Giả thuyết nghiên cứu 78

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 79

3 1 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 79

3 1 1 Quy trình nghiên cứu 79

3 1 2 Phương pháp nghiên cứu 80

3 2 Nghiên cứu định tính 81

3 2 1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính 81

3 2 2 Mẫu nghiên cứu 82

3 2 3 Thu thập và phân tích dữ liệu 82

3 2 4 Kết quả phỏng vấn 83

3 3 Nghiên cứu định lượng 94

3 3 1 Thang đo các biến 94

3 3 2 Thiết kế phiếu điều tra 101

3 3 3 Mẫu ghiên cứu 101

3 3 4 Phương pháp thu thập dữ liệu 102

Trang 8

CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 105

4 1 Bối cảnh nghiên cứu 105

4 1 1 Giới thiệu chung về làng nghề và hộ kinh doanh cá thể 105

4 1 2 Quy định về thuế với hộ kinh doanh 108

4 1 2 Thực trạng tuân thủ thuế của hộ kinh doanh 109

4 2 Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế củahộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 115

4 2 1 Thống kê mô tả mẫu 115

4 2 2 Đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thang đo 117

4 2 3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 130

4 3 Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát đối với hành vi TTT 138

4 3 1 Sự khác biệt theo giới tính 138

4 3 2 Sự khác biệt theo độ tuổi 138

4 3 3 Sự khác biệt theo trình độ học vấn 140

4 3 4 Sự khác biệt theo số năm hoạt động kinh doanh 141

4 3 5 Sự khác biệt theo thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh 143

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊNHẰM THÚC ĐẨY TUÂN THỦ THUẾ Ở HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRONGCÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 145

5 1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 145

5 2 Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế ở hộ kinh doanh cá thểtrong các làng nghề ở Việt Nam 150

5 3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 153

5 3 1 Hạn chế của nghiên cứu 153

5 3 2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 154

PHẦN KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC 01 – KẾT QUẢ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 171

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2 1: Chiến lược xử lý tuân thủ thuế của CQT theo các mức độ tuân thủ thuế

của NNT 41

Hình 2 2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) 49

Hình 2 3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 50

Hình 2 4: Mô hình tuân thủ thuế của Fischer 52

Hình 2 5: Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế - SSF 54

Hình 2 6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 77

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu 79

Hình 4 1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) – dạng chuẩn hóa 126

Hình 4 2 Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) 131

Hình 4 3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của hộKDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 135

Hình 4 4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của hộKDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 136

Hình 4 5 Mối quan hệ giữa độ tuổi và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện 139

Hình 4 6 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện 140

Hình 4 7 Mối quan hệ giữa số năm hoạt động kinh doanh và TTT tự nguyện 142

Hình 4 8 Mối quan hệ giữa số năm hoạt động kinh doanh và hành vi tuân thủ thuế bắtbuộc của hộ KDCT 143

Hình 4 9 Mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm của hộ KDCT và hành vi tuân thủ thuếtự nguyện 144

Hình 4 10 Mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm và hành vi tuân thủ thuế bắt buộc củahộ KDCT 144

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Lý thuyết, mô hình nền tảng trong các nghiên cứu về hành vi TTT 13

Bảng 1 2 Kết quả tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuânthủ thuế 17

Bảng 1 3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố đến hành vituân thủ thuế của người nộp thuế theo công trình nghiên cứu 20

Bảng 1 4: Thống kê số lượng công trình theo phương pháp nghiên cứu 23

Bảng 1 5: Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện 26

Bảng 2 1: Tuân thủ thuế theo quan điểm của Kirchler và Wahl (2010) 38

Bảng 2 2 Giả thuyết nghiên cứu 78

Bảng 3 1: Số lượng khảo sát dự kiến theo tỉnh 102

Bảng 4 1: Số lượng cơ sở SXKD cá thể qua các kỳ tổng điều tra 106

Bảng 4 2: Số lượng cơ sở SXKD cá thể của Đồng bằng Sông Hồng và cả nước 107

Bảng 4 3: Kết quả thu thuế từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực ngoài quốcdoanh của Cục thuế Hà Nội, năm 2020 113

Bảng 4 4 : Kết quả thu thuế với Hộ, cá nhân KD nộp thuế theo phương pháp khoán tạimột số tỉnh thuộc ĐB Sông Hồng 114

Bảng 4 5: Kết quả thu thuế với hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn tại một số tỉnhthuộc Đồng bằng Sông Hồng 114

Bảng 4 6: Kết quả thu thập phiếu khảo sát theo Tỉnh và Thành phố 115

Bảng 4 7 Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng 116

Bảng 4 8 Độ tin cậy của thang đo với các biến độc lập 117

Bảng 4 9: Độ tin cậy của thang đo với các biến phụ thuộc 119

Bảng 4 10 Kiểm định KMO and Bartlett 120

Bảng 4 11 Tổng phương sai giải thích các yếu tố (Total Variance Explained) 121

Bảng 4 12 Ma trận xoay các yếu tố 122

Bảng 4 13 Thang đo hoàn chỉnh để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vituân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 123

Trang 11

Bảng 4 15 Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các yếu tố 129

Bảng 4 16 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 132

Bảng 4 17 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với biến trung gian 133

Bảng 4 18 Hành vi TTTN và TTBB theo giới tính 138

Bảng 4 19 Tính đồng nhất của các phương sai với hành vi TTTN theo nhóm tuổi 139Bảng 4 20 Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc theo độ tuổi 140

Bảng 4 21 Tính đồng nhất của các phương sai với hành vi TTTN theo trình độ 140

Bảng 4 22 Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc theo trình độ 141

Bảng 4 23 Tính đồng nhất của các phương sai với hành vi TTTN theo trình độ 141

Bảng 4 24: Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc theo số năm hoạtđộng kinh doanh của hộ KDCT 142

Bảng 4 25: Kiểm định khác biệt về hành vi TTTN theo thu nhập hàng năm 143

Bảng 1 – Phụ lục 01: Thống kê các công trình, hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế vàkhông tuân thủ thuế 171

Bảng 2 – Phụ lục 01: Tổng quan về lý thuyết nền tảng và các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tuân thủ thuế 174

Bảng 3 – Phụ lục 01: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuếtừ kết quả tổng quan nghiên cứu 186

Bảng 4 – Phụ lục 01: Kết quả tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vituân thủ thuế 192

Bảng 5 – Phụ lục 01: Kết quả tổng quan về phương pháp nghiên cứu, phương phápchọn mẫu trong nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế 195

Bảng 1 – Phụ lục 03: Kết quả phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia về thang đo (chỉbáo) với các biến trong mô hình 202

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thuế và hệ thống thuế là rất cần thiết trong xây dựng đất nước và thúc đẩy pháttriển kinh tế, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển (Bautigam và cộng sự, 2008) Mục tiêu quan trọng của quản lý thuế là đảm bảo sự tuân thủ thuế tự nguyện của ngườinộp thuế Nhưng trên thực tế, một số cá nhân có xu hướng tránh xa trách nhiệm thuếcủa mình (Kirchler và cộng sự, 2014) Vì thế, quản lý thuế sẽ tập trung vào việc phòngngừa, phát hiện và giảm thiểu các hành vi không tuân thủ của người nộp thuế để giatăng hành vi tuân thủ thuế (trong kê khai, nộp các tờ khai và nộp thuế) Do đó, việc chỉra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hành vi TTT của người nộp thuế sẽgiúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi không tuân thủ thuế, gia tăng tuân thủ thuế ởngười nộp thuế Vì vậy, trong nhiều thập kỷ đã qua và cho đến những năm gần đây,hướng nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT của ngườinộp thuế vẫn là chủ đề có sức hút và được các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện (Xembảng 3 – Phụ lục 01)

Allingham và Sandmo (1972), Alm (1991), Clotfelter (1983), Eriksen và Fallan(1996), Evans và cộng sự (2005) và Kirchler (2007) là một số nghiên cứu trước về tuânthủ thuế ở các nước phát triển với việc sử dụng lý thuyết răn đe kinh tế và mô hìnhAllingham và Sandmo (1972) về tuân thủ thuế trong nghiên cứu về ảnh hưởng của cácyếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế Tuy nhiên, sự răn đe của thể chế dẫn đếnchi phí quản lý cao hơn, dễ bị tham nhũng (Muthukrishna và cộng sự, 2017) và thậmchí có thể làm giảm việc tuân thủ thuế (Slemrod và cộng sự, 2001; Bergman và

Nevarez, 2006) Vì thế, bên cạnh các biến số kinh tế, các biến phi kinh tế là những yếutố quan trọng quyết định hành vi TTT (Muehlbacher và cộng sự, 2011; Kirchler vàcộng sự, 2008) và được nhiều nghiên cứu áp dụng Tuy nhiên, kết quả tổng quan nghiêncứu các công trình có liên quan (mà tác giả có thể tiếp cận) chỉ ra: (i) các yếu tố ảnhhưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế chưa hoàn toàn thống nhất về các yếu tốảnh hưởng đến hành vi TTT của NNT (thông thường với mục tiêu nghiên cứu, khunglý thuyết áp dụng mà các tác giả sử dụng các yếu tố khác nhau – Xem bảng 3, phụ lục01), và chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mức độ ảnh hưởng (trực tiếp/gián tiếp;thuận chiều/ nghịch chiều) của từng yếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế (Xembảng 1 3 và bảng 4 – Phụ lục 01), (ii) hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi TTT của hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở Việt

Trang 13

Nam chưa từng được nghiên cứu (xem bảng 1- Phụ lục 01) và là khoảng trống trongnghiên cứu về hành vi TTT của người nộp thuế

Cùng với các loại hình kinh doanh khác, cơ sở SXKD cá thể nói chung và hộKDCT đang hoạt động trong các làng nghề nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm giảm bớt sự cách biệt vềkinh tế và xã hội giữa các vùng, miền, các địa bàn trong cả nước; đồng thời góp phầnrất lớn vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, một phầncủa nền văn hoá dân tộc Việt Nam Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021, số cơsở SXKD cá thể năm 2020 gần 5,2 triệu cơ sở với số lao động 8,5 triệu người, tăng5,7% về số đơn vị và tăng 3,0% về số lao động so với năm 2016 Khu vực hộ kinhdoanh đã chiếm một cấu phần quan trọng trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng tương đốiổn định, bình quân 30% GDP trong gian đoạn 2015-2019)1, nhưng chỉ đóng góp 1,6%ngân sách2

Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 (công bố năm 2018) chỉ ra: cả nước có5,1 triệu hộ kinh doanh, gồm 4,6 triệu cơ sở có địa điểm ổn định và 0,6 triệu cơ sởkhông ổn định; tỷ trọng các cơ sở có đăng ký kinh doanh (ĐKKD) chiếm 25,9% (1,326triệu hộ) và còn lại các cơ sở chưa có ĐKKD (khoảng 3,774 triệu hộ) Kết quả tổngđiều tra kinh tế năm 2021 chỉ ra: hiện nay cả nước có khoảng 5,2 triệu cơ sở sản xuấtKDCT Số cơ sở SXKD cá thể hiện nay ngành Thuế đang quản lý khoảng 1,5 triệu cơsở (theo số liệu đăng ký thuế) tương đương với số cơ sở đăng ký kinh doanh Bên cạnhđó, số liệu quản lý về hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm (khôngphải nộp thuế) là 711 394 hộ3 Như vậy, còn một số lượng khá lớn hộ KDCT đang “lọtsổ thuế”, chưa tự nguyện tuân thủ thuế về khía cạnh tự nguyện đăng ký mã số thuế vớicơ quan thuế

Theo báo cáo về công tác quản lý thuế đối với HKD (trong đó có hộ KDCTtrong các làng nghề) đã chỉ ra: bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý thuế HKDcá thể rất phức tạp, tốn nhiều công sức, số thu từ HKD vẫn chưa tương xứng với kếtquả kinh doanh thực tế của các HKD, công tác quản lý thu thuế đã có nhiều chuyểnbiến tích cực nhưng vẫn chưa quản lý đầy đủ các HKD trên địa bàn, dẫn đến thất thunhiều, những hành vi vi phạm pháp luật thuế của HKD ngày càng tinh vi hơn

Như vậy, xuất phát từ vai trò của hộ KDCT trong các làng nghề đối với sự pháttriển kinh tế địa phương và đất nước; cũng như từ thực trạng TTT của hộ KDCT, cho

1Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nguồn: https://thitruongtaichinhtiente doanh-dong-gop-30-gdp-37528 html

3https://cand com vn/Thi-truong/Nang-tinh-phap-ly-cua-ho-kinh-doanh-i568471/

Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2020 và Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2021 của Tổng Cục thuế

Trang 14

thấy nâng cao tính tuân thủ của hộ KDCT là yếu tố cần thiết trong quản lý thuế hiệnnay, nhằm hướng tới hệ thống thuế hiệu quả hơn Tuy nhiên, các giải pháp cụ thể đểnâng cao tính tuân thủ thuế của hộ KDCT cần dựa trên những nghiên cứu, đánh giá cócơ sở khoa học về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của hộ KDCT Chính

vì thế, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân

thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam” để làm luận án

tiến sĩ với mục tiêu thu hẹp khoảng trống trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếutố đến hành vi TTT; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hành vi tuânthủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề vở Việt Nam

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2 1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hànhvi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong làng nghề ở Việt Nam; và đưa ra một số khuyếnnghị nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

2 2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần hoàn thành các nhiệm vụnghiên cứu sau:

 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế (các yếu tố ảnh hưởngđến hành vi tuân thủ thuế; các lý thuyết, mô hình nghiên cứu về tuân thủ thuế, ) vànghiên cứu cơ sở lý luận về tuân thủ thuế (khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng, )để từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo(chỉ báo) với các biến trong mô hình nghiên cứu

 Đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghềở Việt Nam

 Thiết kế phương pháp nghiên cứu, thực hiện phỏng vấn (chuyên gia, hộ KDCT)và khảo sát hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở đồng bằngSông hồng Từ đó, thông qua sử dụng các kỹ thuật của phần mềm SPSS và AMOS đểphân tích mô hình hồi quy đa biến nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành viTTT (tự nguyện/ bắt buộc) của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

 Thảo luận kết quả nghiên cứu để chỉ ra tính phù hợp của các kết quả nghiêncứu với bối cảnh nghiên cứu, từ đó chỉ ra các đóng góp mới về mặt lý luận của luậnán; và dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằmthúc đẩy tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Trang 15

2 3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ hướng đến tìm ra câu trả lời chocác câu hỏi nghiên cứu sau:

 Tinh thần thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trongcác làng nghề ở Việt Nam?

 Ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan (những người thân trong gia đình, dònghọ, phường, hội – những người thường có sự hỗ trợ về mặt vật chất, trí tuệ và dìu dắtđịnh hướng, làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống, trong kinh doanh đối với hộKDCT) đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam như thế nào?

 Niềm tin vào cơ quan thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộKDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế ảnh hưởng như thế nào đến hànhvi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Gia tăng tính công bằng của hệ thống thuế có dẫn đến cải thiện niềm tin vào cơquan thuế và qua đó thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế (tự nguyện) ở hộ KDCT trong cáclàng nghề ở Việt Nam hay không?

 Nhận thức về thuế của NNT ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộKDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Thông tin về thuế đến với hộ KDCT ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTTcủa hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Mức độ phức tạp về thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộKDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTTcủa hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Xử phạt ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làngnghề ở Việt Nam?

 Nhận thức về quyền lực của CQT ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT củahộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

 Các biện pháp tăng cường quyền lực của cơ quan thuế và tăng cường hoạt độngkiểm tra, thanh tra thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi tuân thủ thuế (bắt buộc) ởhộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủthuế (tự nguyện/ bắt buộc) của hộ KDCT trong làng nghề ở Việt Nam

3 2 Phạm vi nghiên cứu

− Về không gian: Tính đến 01/2021 cả nước có 1 951 làng nghề Đồng bằng sông

Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền BắcViệt Nam, là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nhất trên cả nước4 Vì vậy,luận án sẽ tập trung nghiên cứu của hộ KDCT trong làng nghề thuộc đồng bằng SôngHồng (bao gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, HưngYên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh)

− Về thời gian:

 Từ tháng 10/2018– tháng 12/2019, tác giả tiến hành tổng quan nghiên cứu vềcác công trình liên quan đến TTT, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của ngườinộp thuế để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, đề xuất mô hình, giả thuyết và kế thừa cácthang đo (chỉ báo) đối với các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất

 Từ tháng 1/2020 - 12/2020 tác giả thực hiện phỏng vấn (chuyên gia, hộ KDCT)và khảo sát hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở đồng bằngSông hồng

 Tổng hợp từ các báo cáo, số liệu thống kê về hộ kinh doanh cá thể trong giaiđoạn từ 2016-2020; báo cáo, số liệu quản lý thuế của cục thuế, chi cục thuế của một sốtỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng trong các năm từ 2019-2021

− Về nội dung: theo giáo trình quản lý thuế (2016), các yếu tố ảnh hưởng đến

tuân thủ thuế của người nộp thuế bao gồm: chính sách, pháp luật thuế, hoạt động quảnlý thuế của cơ quan thuế, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chứcthuế, cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế, nhóm yếu tố thuộc về người nộpthuế, sự phát triển của hệ thống đại lý thuế, đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội Tuynhiên, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu thì luận án sẽ tập trung vào các yếu tố thuộcvề người nộp thuế (thông qua nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệthống thuế, quyền lực cơ quan thuế, mức độ phức tạp, nhận thức về thuế, xử phạt, khảnăng bị thanh tra kiểm tra thuế; và bản thân người nộp thuế tự đánh giá (cảm nhận) vềtinh thần thuế, niềm tin vào cơ quan thuế, chuẩn mực chủ quan, thông tin thuế được cơ

4Báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của

Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn vào ngày 8/1/2021

Trang 17

quan thuế cung cấp; cũng như các yếu tố về tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, số nămkinh doanh) đến hành vi tuân thủ thuế (tự nguyện, bắt buộc) của hộ kinh doanh làmnghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở Đồng băng Sông Hồng

− Về đối tượng nghiên cứu: trong các làng nghề hiện nay hộ kinh doanh bao

gồm: HKD làm nghề và kinh doanh nghề, HKD khác Tuy nhiên, đối tượng nghiêncứu của luận án là HKD làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở Đồngbăng Sông Hồng

4 Đóng góp của luận án

4 1 Đóng góp về mặt lý luận

− Thứ nhất, theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, chuẩn mực chủ quan là yếu tố có

ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế Tuy nhiên, kết quả nghiêncứu chỉ ra chuẩn mực chủ quan là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi TTT tựnguyện và ảnh hưởng nhiều thứ hai đến hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của hộ KDCTtrong các làng nghề ở Việt Nam Kết quả này chưa từng được các nghiên cứu trước chỉra Đây là đóng góp mới về mặt lý luận của luận án khi mà chuẩn mực chủ quan vớiđặc trưng riêng có với hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ởViệt Nam - nơi mà văn hóa “làng xã” (văn hóa gia đình và dòng tộc), văn hóa phường,hội nghề hiện hữu hàng ngày Khi đó ảnh hưởng những người thân (trong gia đình,dòng họ, phường, hội) - những người thường có sự hỗ trợ (về mặt vật chất, trí tuệ) vàdìu dắt (định hướng), làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống, trong kinh doanh đối vớihộ KDCT sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi TTT tự nguyện/bắt buộc ở hộ KDCT làmnghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở Việt Nam

− Thứ hai, kết quả tổng quan nghiên cứu chỉ ra: mối quan hệ giữa nhận thức về

tính công bằng của hệ thống thuế, niềm tin vào CQ thuế và hành vi tuân thủ thuế chưahoàn toàn đồng thuận, khi đang có 3 hướng kết quả về mối quan hệ này: (i) công bằng niềm tin  hành vi TTT (Alm và cộng sự, 2012; Kogler và cộng sự, 2013; Lisi,

2014); (ii) niềm tin công bằng hành vi TTT (Jimenez và Iyer, 2016); (iii) niềmtin vào cơ quan thuế điều chỉnh mối quan hệ giữa nhận thức công bằng và tuân thủthuế (Fadjar O P Siahaan,2012; Abba Ya’u và Natrah Saad, 2019) Trong khi đó, kếtquả nghiên cứu của luận án chỉ ra niềm tin vào cơ quan thuế là biến trung gian trongmối quan hệ giữa nhận thức công bằng và hành vi tuân thủ thuế Kết quả nghiên cứucủa luận án là phù hợp, bởi vì niềm tin vào cơ quan thuế của người nộp thuế chịu ảnhhưởng bởi chính nhận thức của người đó về hệ thống thuế là công bằng (Alm và cộngsự, 2012) Hay có thể hiểu, trong một xã hội mà cơ quan thuế tôn trọng người nộp thuế

Trang 18

và áp dụng các thủ tục minh bạch, công bằng thì sẽ tăng niềm tin (tin tưởng) của ngườinộp thuế và tính tuân thủ thuế cũng cao hơn (Lisi, 2014) Như vậy, khi cơ quan thuếhành động công bằng đối với người nộp thuế, sẽ nuôi dưỡng lòng tin trong họ và quađó kích thích sự tuân thủ tự nguyện (Kogler và cộng sự, 2013) Như vậy, kết quả nghiêncứu luận án tiếp tục khẳng định (i) công bằng niềm tin hành vi TTT của hộ KDCTtrong các làng nghề ở Việt Nam, và đây là một đóng góp mới của luận án về bối cảnh

− Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế ảnh

hưởng đến hành vi TTT bắt buộc, nhưng ảnh hưởng này chỉ rõ ràng khi nhận thức vềquyền lực của cơ quan thuế ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam là cao Đâylà đóng góp mới về mặt lý luận của luận án vì kết quả nghiên cứu này cũng chưa đượccông trình nghiên cứu trước (mà tác giả có thể tiếp cận) chỉ ra Bên cạnh đó, kết quảnghiên cứu này phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam khi mà việc kiểm tra, thanh tra thuếđối với hộ KDCT diễn ra khá thường xuyên nhưng số sai phạm được phát hiện ít, cáchình phạt chưa đủ sức răn đe dẫn đến nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế ở hộKDCT là thấp Điều đó dẫn đến thực trạng dù hoạt động kiểm tra thuế được thực hiệnnhiều nhưng hành vi tuân thủ thuế ở hộ KDCT không có nhiều cải thiện (khi mà sốthuế thu từ hộ KDCT vẫn chưa tương xứng với kết quả kinh doanh thực tế của các hộKDCT) và điều này là do nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế là thấp ở hộ KDCT

4 2 Đóng góp về mặt thực tiễn

− Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra khuyến nghị: (i) cần quy định

và gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp trong tổ chức pháp luật thuế tại địaphương; (ii) CQT cần tăng cường phối hợp với tổ chức phường, hội ở xã/phường tổchức hội nghị chuyên về cập nhật các chính sách pháp luật thuế mới (sửa đổi, bổ sung)để thông tin kịp thời đến hộ KDCT và để hộ KDCT hiểu, thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật về thuế qua đó thúc đẩy hành vi TTT ở hộ KDCT trong các làng nghề ởViệt Nam

− Thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra khuyến nghị: (i) chính

sách thuế với hộ KDCT cần hoàn thiện theo hướng phải đảm bảo tính tương đồng giữanhóm hộ kinh doanh nộp thuế khoán với nhau; (ii) cần quy định cụ thể về các biệnpháp xử phạt đối với hộ KD gian lận thuế, vi phạm pháp luật về thuế (như tăng mứcphạt nếu vi phạm gian lận về thuế lần thứ hai ở mức cao hơn gấp nhiều lần so với mứcvi phạm lần đầu), cũng như quy định trong lựa chọn tuyên dương, khen thưởng hộ KDtuân phủ pháp luật thuế; (iii) CQT cần tiếp tục chỉ đạo các đội thuế xã, phường khảosát các hộ có doanh thu dưới quy định, đặc biệt những hộ nhiều năm chưa quản lý thuế

Trang 19

để đưa vào quản lý thuế đúng quy định để từ đó gia tăng hành vi TTT ở hộ KDCTtrong cách làng nghề ở Việt Nam

− Thứ ba, với kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất khuyến nghị: (i) CQT cần căn

cứ danh sách hộ KDCT được phân loại theo các mức độ rủi ro (không tuân thủ thuế)để lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở hộ KDCT; và đảm bảo theohướng không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạchhàng năm Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợpđược thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm; (ii) Định kỳ, CQT rà soát các trườnghợp hộ KDCT không tuân thủ, có dấu hiệu rủi ro cao để lựa chọn bổ sung vào kỳ kếhoạch thanh tra kiểm tra điều chỉnh hàng năm hoặc thanh tra đột xuất; (iii) biện phápxử phạt đối với những hành vi gian thuế cần nghiêm minh, cần đưa ra các hình thứcxử phạt cụ thể và mức phạt ở lần sau cao hơn nhiều lần so với lần đầu, đủ sức răn đeđể từ đó góp phần gia tăng hành vi TTT của Hộ KDCT

5 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục thì luận án được kết cấu gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứuChương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Bối cảnh nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị nhằm thúc đẩy tuân thủthuế ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 1 Mức độ quan tâm và các hướng nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế

Nghiên cứu về thuế có thể được tiếp cận từ các lĩnh vực đa ngành như luật, kinhtế, kế toán, tâm lý học và tài chính công (McKerchar, 2010) Trong đó, nghiên cứu củaGroves (1958) về trốn thuế thu nhập là một trong những nghiên cứu được ghi nhậnsớm nhất trong nghiên cứu về hành vi của người nộp thuế Groves (1958) tiếp cận giántiếp để đánh giá hành vi trốn thuế bằng cách phỏng vấn những người thuê nhà về thunhập và chi phí mà chủ nhà của họ phải chịu trong quá trình quản lý căn hộ của họ Sau đó, ông có thể kiểm tra các tờ khai thuế của chủ nhà để xác định mức độ tuân thủthuế của chủ nhà Từ đó đến hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vituân thủ của người nộp thuế đã thực hiện trên thế giới với mục tiêu nghiên cứu, đốitượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau (Xem bảng 2 – Phụ lục 01)

Ở Việt Nam, chủ đề nghiên cứu về tuân thủ thuế cũng được nhiều nhà khoa họcở Việt Nam thực hiện trong các công trình nghiên cứu của mình: Nguyễn Thị Lệ Thúy(2009) thực hiện luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài về “Hoàn thiện quản lý thu thuế củaNhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu tình huốngcủa Hà Nội)”; Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) với nghiên cứu “Cácnhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tư nhân - Xét trên khíacạnh nộp thuế đúng hạn”; Nguyễn Hoàng và Đào Thị Phương Liên (2013) với nghiêncứu về “Ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế: Kết quả khảo sát và một sốkiến nghị”; Đặng Thị Bạch Vân (2014) với chủ đề nghiên cứu “Xoay quanh vấn đềngười nộp thuế và tuân thủ thuế”; Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) vớinghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp”; LèngHoàng Minh (2017) với luận án tiến sĩ về “Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộpthuế ở Việt Nam; Bùi Ngọc Toản (2017) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực nghiệm trên địabàn thành phố Hồ Chí Minh”; Phạm Thị Mỹ Linh (2019) với luận án tiến sĩ nghiên cứuvề “Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứutrường hợp thành phố Hà Nội”; Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019) trongnghiên cứu về “Determinants Influencing Tax Compliance: The Case of Vietnam;

Bên cạnh đó, hiểu một cách giản đơn thì tuân thủ thuế là mức độ sẵn sàng đóngthuế của người nộp thuế; không tuân thủ thuế có thể hiểu là khi người nộp thuế khôngnộp thuế của mình (Kirchler, 2007) Theo Kirchler và Wahl (2010), tuân thủ và không

Trang 21

tuân thủ có thể được phân biệt: (i) tuân thủ thuế gồm tuân thủ thuế tự nguyện và tuânthủ thuế bắt buộc; (ii) không tuân thủ thuế bao gồm trốn thuế và tránh thuế (Xem bảng2 1) Trong đó, tuân thủ tự nguyện bao gồm động cơ cơ bản, cụ thể là trên đó coi việcnộp thuế là nghĩa vụ của một công dân, trong khi việc tuân thủ bắt buộc liên quan đếnnỗi sợ bị phát hiện và bị trừng phạt Tránh thuế có thể được mô tả là việc giảm thiểuthuế trong ranh giới pháp lý, và trốn thuế bao gồm cả việc vi phạm pháp luật

(Cechovsky, 2018) Dựa trên góc độ tiếp cận này, kết quả tổng quan các công trìnhnghiên cứu mà tác giả có thể tiếp cận được từ năm 1992 đến năm 2021, chỉ ra hướngnghiên cứu về tuân thủ thuế được thực hiện nhiều hơn so với hướng nghiên cứu vềkhông tuân thủ thuế (Khi có đến 48/63 công trình mà tác giả có thể thu thập nghiêncứu về tuân thủ thuế - Xem bảng 1 của Phụ lục 01), nghiên cứu về hành vi tuân thủthuế tự nguyện và tuân thủ thuế bắt buộc được thực hiện nhiều từ năm 2012-2021; vàcác công trình nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế được thực hiện ở nhiều quốc gia,cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển (Mỹ, Áo, Hàn Quốc, Trung Quốc,Ý, Malaysia, Indonesia, Jordan, Ghana, Campuchia, Việt Nam )

Với các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế, hướng nghiên cứu của các tácgiả cũng rất đa dạng và có sự kế thừa, nghiên cứu bổ sung các khía cạnh liên quan đếntuân thủ thuế Trong đó, hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, hànhvi tuân thủ thuế được nhiều nghiên cứu thực hiện (Xem bảng 1 – Phụ lục 01) và cũngcó những nghiên cứu hướng đến làm rõ về hành vi tuân thủ thuế (Arcos Holzinger vàcộng sự, 2016; Alm và cộng sự, 2016), xây dựng thang đo đo lường về hành vi tuânthủ thuế (Kirchler and Wahl, 2010) hay như đánh giá, so sánh về tuân thủ thuế ở nhiềuhoặc giữa các quốc gia (Mas’ud và cộng sự, 2019; Alm và cộng sự, 2016; Mas’ud vàcộng sự, 2014; Natrah Saad, 2012; Alan Lewis và cộng sự, 2009)

Về sắc thuế, thì hướng nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế theo sắc thuế cũngkhá đa dạng như thuế thu nhập doanh nghiệp (Bùi Ngọc Toản, 2017; Gobena và cộngsự, 2016), thuế giá trị gia tăng (Azmi và cộng sự, 2016; Harju và cộng sự, 2019; XinHe và Huina Xiao, 2019; Fjeldstad và cộng sự, 2020; Alshira’h và cộng sự, 2020) haythuế thu nhập (Khasawneh và cộng sự, 2008) (Xem bảng 1 – Phụ lục 01)

Về đối tượng nộp thuế: bên cạnh đối tượng nghiên cứu là cá nhân, người nộpthuế (Alm và cộng sự ,2010; Benk và cộng sự, 2010; Lèng Hoàng Minh, 2017; DaSilva và cộng sự, 2019, Robbins và Kiser, 2020, ) thì các nghiên cứu về tuân thủ thuếcũng đa dạng về đối tượng nghiên cứu như các doanh nghiệp lớn (Siglé và cộng sự,2018) cũng như các doanh nghiệp nói chung (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009; Phan ThịMỹ Dung và Lê Quốc Hiếu, 2015; Bùi Ngọc Toản, 2017; Phạm Thị Mỹ Linh, 2019;

Trang 22

Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự, 2019), hay như doanh nghiệp vừa và nhỏ (Malikvà Younus, 2020; Alshira’h và cộng sự, 2020), doanh nghiệp siêu nhỏ (Abba Ya’u,Natrah Saad, 2019) doanh nghiệp khởi nghiệp (Nagel và cộng sự, 2018), doanh nghiệptư nhân (Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân, 2012), cá nhân tự kinh doanh(Eichfelder và Kegels, 2014; Olsen và cộng sự, 2018; Choo và cộng sự, 2016) hay nhưđại lý thuế (Abdul Hamid, 2014), chuyên gia tư vấn thuế (Darmayasa và Aneswari,2015), nhân viên thuế (Fagbemi và cộng sự, 2010) Tuy nhiên, từ với đối tượng hộ KDcá thể (làm nghề và kinh doanh nghề nghề tại các làng nghề) thì chưa được nghiên cứunào thực hiện và đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về tuân thủ thuế

Trong khi đó, Ở Việt Nam với đối tượng nghiên cứu là hộ kinh doanh cá thể thì

hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanhcá thể nói chung và hộ KD cá thể trong các làng nghề chưa từng được nghiên cứu trướcvà là khoảng trống trong nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế Bởi vì hầu hết các nghiêncứu ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào khía cạnh quản lý thuế Như tác giả Lê Kim

Ngọc (2016) với đề tài “Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địabàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” Tác giả đã phân tích được thực trạng và chỉ

ra những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trênđịa bàn quận Hoàng Mai Luận văn cũng nhấn mạnh những nguyên nhân chính dẫnđến một số bất cập trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Từ đó tácgiả đã đưa ra một số giải pháp cụ thể đó là: Nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý thuếbằng cách nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch dự toán thu Ngân sáchhàng năm, khai thác triệt để nguồn thu, chống thất thu; Nâng cao năng lực đội ngũ cánbộ thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, thực hiện sắp xếp lạinhiệm vụ giữa các đội trong công tác xác định doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh;Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Nguyễn Thị Biên (2017) với

đề tài “Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phươngpháp khoán trên địa bàn huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội” Luận văn đã trình bày

khá đầy đủ và chi tiết cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuếtheo phương pháp khoán, bao gồm: Khái niệm, phân loại, vai trò của thuế; Khái niệmđặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh cá thể; Quan niệm, đặc điểm, nội dung và cácnhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể Dựa trên dữ liệu thuthập được, tác giả đã có nhưng đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộkinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán tại địa phương Từ đó, nhữngnhóm giải pháp được đưa ra là: Đổi mới mục tiêu, hoàn thiện tổ chức bộ máy trongquản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; Hoàn thiện các công cụ và ứng dụng các

Trang 23

phương pháp hiện đại trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể; Tăng cườngcông tác kiểm tra, thanh tra việc thu thuế và ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của

hộ kinh doanh cá thể; Nguyễn Thị Thủy (2017) với bài báo “Thực trạng quản lý thuếđối với hộ kinh doanh” Bài báo đã chỉ ra được những hạn chế trong công tác quản lý

thuế đối với hộ kinh doanh như: Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế và nợ đọng thuếgây thất thu NSNN vẫn diễn ra thường xuyên, chưa khuyến khích được ý thức tuân thủpháp luật thuế của người nộp thuế; Hạn chế từ công tác xác định mục tiêu, đối tượngquản lý thuế và công tác tổ chức bộ máy thu thuế cho đến việc thực hiện các quy trìnhkiểm tra, thanh tra quản lý thuế của cơ quan thuế Bài báo cũng chỉ ra được các nguyênnhân của hạn chế, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp bao gồm: Đẩy mạnh công táctuyên truyền hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống Luật, Thông tư, Nghị định về Thuế, Quản lýkê khai, ấn định thuế với các hộ kinh doanh thuộc đối tượng thu theo phương phápkhoán và ổn định thuế, tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về thuế;

Nguyễn Hải Nam (2020) với bài báo nghiên cứu về “Quản lý thuế đối với hộ kinhdoanh cá thể trên địa bàn Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” từ kết quả phân tích, đánh

giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2017 2019, kết quả phân tích số liệu từ mẫu điều tra, khảo sát 60 hộ kinh doanh cá thể trênđịa bàn huyện Việt Yên đã đánh giá được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhâncũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinhdoanh cá thể trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số giải phápvề tập trung rà soát đối tượng kinh doanh và tăng cường công tác quản lý nợ đọngnhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyệnViệt Yên, để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước

-Như vậy, dựa trên các công trình nghiên cứu có thể tiếp cận, tác giả nhận thấy

hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế được nhiều tác giả thực hiện, tuy nhiên hướngnghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế với hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ởViệt Nam là hướng nghiên cứu chưa từng được thực hiện và là khoảng trống trongnghiên cứu về tuân thủ thuế

1 2 Các lý thuyết, mô hình nghiên cứu liên quan đến hành vi tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế có lẽ là thuật ngữ trung lập nhất để mô tả sự sẵn sàng nộp thuế củangười nộp thuế (Kirchler, 2007) và khó có thể nhìn nhận theo một góc độ, quan điểmchung về tuân thủ thuế (Devos, 2008) Allingham và Sandmo (1972) định nghĩa TTTlà quyết định kê khai thu nhập thực tế với CQT trong điều kiện không chắc chắn NNTcó thể quyết định kê khai thuế để hướng đến số tiền nộp thuế đúng (bằng) hoặc ít hơn

Trang 24

Lý thuyết/

mô hìnhNội dung chính của lý thuyết/ mô hình

Công trình nghiên cứu áp dụng lýthuyết theo tên tác giả/ nhóm tác giả

Mô hình củaAllingham vàSandmo(1972) về tuânthủ thuế

TTT là quyết định kê khai thu nhập thựctế với CQT trong điều kiện không chắcchắn NNT có thể quyết định kê khai thuếđể hướng đến số tiền nộp thuế đúng(bằng) hoặc ít hơn số tiền thuế phải nộp Quyết định của họ phụ thuộc vào xác suấtbị phát hiện và tỷ lệ phạt

1 Park, C -G và Hyun, J K (2003)2 Alm và cộng sự (2010)

3 Casagrande và cộng sự (2015)4 Alm và cộng sự (2016)

5 Choo và cộng sự (2016)6 Robbins, B G , và Kiser, E

(2020)Lý thuyết

Bên cạnh đó, về cơ bản các nghiên cứu về tuân thủ thuế giải thích các vấn đề vềtuân thủ thuế (hoặc không tuân thủ) bằng cách sử dụng các lý thuyết dựa trên kinh tếhoặc/và lý thuyết dựa trên tâm lý học (James và cộng sự, 2001; James và Alley, 2006;Kirchler và cộng sự, 2010) Sự khác biệt trong cả hai cách tiếp cận liên quan đến kháiniệm chênh lệch thuế trong cách tiếp cận kinh tế và sự tuân thủ tự nguyện trong cáchtiếp cận dựa trên tâm lý học hay còn được gọi là cách tiếp cận hành vi (James và cộngsự, 2001; James và Alley, 2006; Kirchler và cộng sự, 2010) Vì vậy, các nhà khoa họctrong các nghiên cứu về tuân thủ thuế giải thích tuân thủ thuế là một vấn đề của tínhhợp lý về kinh tế hoặc/và hợp tác về hành vi Do đó, với mục tiêu nghiên cứu và đốitượng nghiên cứu khác nhau thì các nhà nghiên cứu thường lựa chọn một hoặc một sốlý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu của mình khi thực hiện hướng nghiên cứu vềtuân thủ thuế Các lý thuyết thường được các tác giả áp dụng cho nghiên cứu của mình,được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 1 1 Lý thuyết, mô hình nền tảng trong các nghiên cứu về hành vi TTT

Trang 25

Lý thuyết/

mô hìnhNội dung chính của lý thuyết/ mô hình

Công trình nghiên cứu áp dụng lýthuyết theo tên tác giả/ nhóm tác giả

luật pháp là công bằng Vì thế, người nộpthuế có hành vi TTT cao hơn khi họ nhậnthức toàn bộ hệ thống thuế là công bằngvà ngược lại

3 Hassan và cộng sự (2021)

Lý thuyếthành vi có kếhoạch

(Theory ofPlannedBehavior -TPB)

Hành vi TTT của người nộp thuế đượcgiải thích bởi ý định thực hiện hành viTTT của họ

1 Trivedi và cộng sự (2005)2 Benk và cộng sự (2010)3 Damayanti (2012)4 Natrah Saad (2012)5 Abdul Hamid (2014)

6 Damayanti và cộng sự (2015)7 Andi Nurwanah và cộng sự (2018)8 Malik và Younus (2020)

9 Taing và Chang, (2020)Lý thuyết tâm

lý học tài chính(Theory

Mối quan hệ giữa NNT và CQT là mộthợp đồng bao gồm sự tương tác phức tạpgiữa người nộp thuế và chính phủ trongviệc thiết lập mối quan hệ có đi có lạicông bằng Nếu các khoản thuế đã nộp vàcác dịch vụ công do chính phủ cung cấpđược NNT coi là công bằng, NNT có xuhướng tuân thủ luật thuế và điều này cótác động tích cực đến hành vi TTT

1 Feld và Dan Frey (2002)2 Torgler và cộng sự (2008)

Mô hình tuânthủ thuế củaFischer

Các nhóm nhân tố về nhân khẩu học; cơhội không tuân thủ thuế; thái độ và nhậnthức; cấu trúc thuế, hệ thống thuế ảnhhưởng đến việc tuân thủ thuế của NNT

1 Chan và cộng sự (2000)2 Chau và Leung (2009)

3 Sinnasamy và cộng sự (2015)4 Hauptman và cộng sự (2015)Mô hình

khung sườndốc trơn trượtvề tuân thủthuế(SlipperySlope

Framework SSF)

-SSF là tích hợp các kết quả thực nghiệmtừ kinh tế học, xã hội học và tâm lý học SSF được đề xuất bằng đồ thị trongkhông gian ba chiều với quyền lực củacác cơ quan có thẩm quyền, niềm tin vàocác cơ quan có thẩm quyền và hành vituân thủ thuế Trong đó, quyền lực cơquan thuế thúc đẩy hành vi tuân thủ thuếbắt buộc và niềm tin vào cơ quan thuếthúc đẩy hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

1 Wahl và cộng sự (2010)2 Benk và cộng sự (2011)3 Kastlunger và cộng sự (2013)4 Lisi, G (2014)

5 Mas’ud và cộng sự (2014)6 Gangl và cộng sự (2015)7 Darmayasa và Aneswari (2015)8 Gobena và cộng sự (2016)9 Olsen,và cộng sự (2018) 10 Siglé và cộng sự (2018)11 Cechovsky, N (2018)12 Yasa và Martadinata (2018)13 Mas’ud et al (2019)

14 Da Silva và cộng sự (2019)15 Malik and Younus (2020)

Nguồn: Kết quả tổng quan nghiên cứu

Trang 26

Kết quả tổng quan về các lý thuyết, mô hình và số lượng các nghiên cứu đã ápdụng lý thuyết, mô hình làm cơ sở lý thuyết nền tảng ở bảng 1 1 chỉ ra:

 Các lý thuyết, mô hình đều giải thích một góc độ nào đó về hành vi tuân thủthuế của người nộp thuế Nên dựa trên góc độ tiếp cận (kinh tế hoặc/và tâm lý, xã hội),mục tiêu nghiên cứu thì các lý thuyết, mô hình được các tác giả sử dụng làm cơ sở lýthuyết nền tảng cho nghiên cứu của mình

 Lý thuyết TPB và mô hình SSF về tuân thủ thuế là các lý thuyết (mô hình) đượcnhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng làm lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu hành vituân thủ thuế (Xem bảng 1 1) Bên cạnh đó, Marandu và cộng sự (2015) xem xét 18 nghiêncứu về tuân thủ thuế từ năm 1985 đến 2012 và cũng kết luận rằng TPB là khuôn khổ tốtnhất cho các nhà nghiên cứu thuế để khám phá các yếu tố quyết định ý định tuân thủ thuếvà cuối cùng là xác định hành vi tuân thủ thông qua các thành phần hành vi, bao gồm cảthái độ hướng tới một hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức

 Trong khi, từ khi SSF được giới thiệu thì các nghiên cứu về hành vi TTT khitiếp cận theo hướng hành vi của NNT chia thành hành vi TTT tự nguyện và hành vi TTT

bắt buộc đều áp dụng mô hình SSF làm cơ sở lý thuyết (Xem bảng 2 – Phụ lục 01)

Chính vì thế, với mục tiêu nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành

vi TTT tự nguyện và hành vi TTT bắt buộc của hộ KDCT trong làng nghề ở Việt Nam,luận án sẽ sử dụng lý thuyết TPB mở rộng thêm các yếu tố về kinh tế, thể chế và mô hìnhSSF về tuân thủ thuế làm cơ sở lý thuyết nền tảng trong đề xuất mô hình nghiên cứu

1 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế

1 3 1 Thống kê về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế

Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế củangười nộp thuế là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trongnhiều thập kỷ qua (Xem bảng 2 – Phụ lục 01) Cùng với đó, câu hỏi đặt ra với hầu hếtcác nhà khoa học khi thực hiện hướng nghiên cứu này là làm thế nào để chỉ ra nhữngyếu tố chính và thường ảnh hưởng nhiều đến hành vi TTT của người nộp thuế?

Với cùng mục đích đó, Jackson và Milliron (1986) đã tiến hành tổng quan 43công trình nghiên cứu thực hiện từ năm 1974 đến năm 1985 về các yếu tố ảnh hưởngđến tuân thủ thuế, đã xác định 14 yếu tố tác động chính đến hành vi tuân thủ thuế củangười nộp thuế, bao gồm: tuổi; giới tính; giáo dục; mức thu nhập; nguồn thu nhập;nghề nghiệp; ảnh hưởng ngang hàng; đạo đức học; công bằng; sự phức tạp; liên hệ cơquan thuế; các biện pháp trừng phạt; xác suất phát hiện; và thuế suất Sau nghiên cứu

Trang 27

của Jackson và Milliron, nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện và đưa ra vô số cácyếu tố ít nhiều giống với phát hiện của Jackson và Milliron (như Fischer và cộng sự,1992; Riahi-Belkaoui, 2004; Trivedi và cộng sự, 2005; Saad, 2014)

Marandu và cộng sự (2015) đã tiến hành tổng quan 18 công trình nghiên cứu từnăm 1985 - 2012 về các yếu tố quyết định TTT đã chỉ có đến 70 yếu tố ảnh hưởng đếnhành vi TTT được các tác giả áp dụng trong nghiên cứu của mình Marandu và cộngsự (2015) đã tiến hành phân chia các yếu tố theo các nhóm yếu tố và thống kê về tầnsuất sử dụng với các yếu tố, và các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hành vi TTT bao gồmtinh thần thuế, nhận thức về công bằng, nhận thức về cung cấp hàng hóa công cộng,chuẩn mực chủ quan, chế tài pháp lý (xử phạt và tiền phạt), xác suất bị kiểm tra, thunhập / khả năng chi trả, thuế suất và tuổi, giới tính

Thông qua kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan5, cũng vớiphương pháp tương tự, tác giả thực hiện tổng quan 47 công trình6 nghiên cứu liên quanvề các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế từ năm 2012 – 2021(Xem bảng 3 – Phụ lục 01), kết quả chỉ ra:

 Có đến ít nhất 43 yếu tố được các công trình nghiên cứu chỉ ra có thể áp dụngtrong nghiên cứu với mục tiêu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuânthủ thuế của người nộp thuế

 Với góc độ tiếp cận (kinh tế hoặc/và tâm lý xã hội), mục tiêu nghiên cứu, đốitượng nghiên cứu và cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu khác nhau, thì các yếu tốđược các tác giả sử dụng trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vituân thủ thuế của người nộp thuế là không hoàn toàn giống nhau

 Các yếu tố tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng,niềm tin vào CQ thuế, quyền lực của CQ thuế, nhận thức về thuế, sự phức tạp về thuế,thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế, tuổi, giới tính, trình độ,thu nhập, số năm hoạt động KD là các yếu tố được nhiều công trình nghiên cứu trướcáp dụng (Xem bảng 1 2) Việc sử dụng các yếu tố này trong nghiên cứu nhằm chỉ raảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KD cá thể trong các làngnghề ở Việt Nam là phù hợp và kết quả nghiên cứu có thể trả lời được mục tiêu, câuhỏi nghiên cứu mà luận án đã đề ra

5Tác giả tiến hành tập hợp các công trình nghiên cứu liên quan từ hệ thống thư viện Quốc gia, các tạpchí chuyên ngành trong nước và sử dụng các công cụ như SicenceDirect com, Emerald Insight,Proquest Central để tổng hợp và thống kê các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế, các nhân tố ảnhhưởng đến hành vi TTT của NNT

6Thống kê dựa trên số công trình tác giả tiếp cận được

Trang 28

TTTác giảQuốc gia

Nhậnthứckiểmsoáthành vi

Nhậnthức về

Niềmtin vào

Nhậnthức về

Quyềnlực củaCQ thuế

Sựphứctạp vềthuế

Truyềnthông/Thông tin

về thuếThuế

thứcvề chi

Khảnăngbị TT,

Tuổi Giớitính

Số nămhoạtđộngkinhdoanh

1Jackson và Milliron (1986)TQ 43 côngtrình NC từ1974 -1985

2Marandu và cộng sự(2015)

TQ 18 côngtrình NC từ1985-2012

10Fadjar O P Siahaan (2012)IndonesiaXXX11Natrah Saad (2012) New Zealand

15Raihana và Pope (2014),Malaysia

16Mas’ud và cộng sự (2014)Châu PhiXX17Saad, Natrah (2014) New

7Tác giả lựa chọn trình bày các yếu tố được nhiều nghiên cứu áp dụng trong số 47 các yếu tố được 49 công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT (bảng 3, phụ lục 01)

Trang 29

Gangl và cộng sự (2015)Kogler và cộng sự (2015)

và NewZealandÁo

X21 Sinnasamy và cộng sự

Damayanti và cộng sự(2015)

Alm và cộng sự (2016)

IndonesiaHoa Kỳ và

Gobena và cộng sự (2016)Jimenez và Iyer, (2016)

EthiopiaHoa Kỳ

Adimasu và Daare (2017)Nagel và cộng sự (2018)

EthiopiaHà Lan

Olsen,và cộng sự (2018) Siglé và cộng sự (2018)

Thổ Nhĩ KỳHà Lan

Manchilot Tilahun (2018)Andi Nurwanah và cộngsự (2018)

Alice Guerra và BrookeHarrington (2018)Fjeldstad và cộng sự 2019)Nguyễn Thị Thùy Dươngvà cộng sự (2019)Abba Ya’u, Natrah Saad(2019)

Da Silva và cộng sự 2019)

Ý và ĐanMạchTanzaniaViệt NamNigeria

XX

Trang 30

1 3 2 Mối quan hệ giữa các yếu tố và hành vi tuân thủ thuế

Mục tiêu quan trọng của quản lý thuế là đảm bảo sự tuân thủ thuế tự nguyệncủa người nộp thuế; đồng thời hướng đến phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu cáchành vi không tuân thủ để gia tăng tính tuân thủ thuế của người nộp thuế Do đó, việcchỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hành vi tuân thủ thuế sẽ là cơ sởđể đưa ra các chính sách, giải pháp đạt được mục tiêu trên Vì vậy, hướng nghiên cứuvề ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp) của các yếu tốđến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế được nhiều tác giả thực hiện từ năm19728 đến hiện nay và đã đạt được các kết quả như sau:

 Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủthuế được nhi ề u tác gi ả (nhóm nghiên c ứ u) th ự c hi ệ n v ới góc độ tiế p c ậ n, mụ c tiêunghiên c ứu, đối tượ ng nghiên c ứu và cơ sở lý thuyế t/mô hình nghiên c ứ u khác nhau,các yế u t ố ảnh hưởng đế n hành vi tuân th ủ thu ế cũng kh ông hoàn toàn gi ố ng nhau Vìthế , kế t qu ả c ủa các công trình nghiên c ứ u chưa có sự đồ ng thuậ n hoàn toàn v ề có ả nhhưởng (ho ặc chưa có cơ sở để kh ẳng định có mỗ i quan h ệ ) gi ữ a t ừ ng yế u t ố đế n hànhvi TTT của người nộp thuế (Xem bảng 2 – Phụ lục 01)

 Bên cạnh các yếu tố kinh tế, các yếu tố thuộc về tâm lý xã hội cũng có nhữngảnh hưởng nh ất định đế n hành vi tuân th ủ thu ế c ủa người n ộp thu ế : Allingham vàSandmo (1972), Alm (1991), Clotfelter (1983), Eriksen và Fallan (1996), Evans và

c ộng s ự (2005) là các nhà nghiên c ứu trước ở các nước phát triể n th ự c hiệ n nghiên c ứ uvề tuân th ủ thu ế Các nghiên c ứ u c ủa các tác gi ả trên áp d ụng lý thuyết răn đe kinh tếvà mô hình Allingham và Sandmo (1972) v ề tuân th ủ thu ế và đề u chỉ ra ảnh hưởng c ủacác yế u t ố như khả năng bị kiể m tra, thanh tra thu ế , mứ c ph ạ t, thu ế suấ t và mứ c thunhậ p s ẽ ảnh hưởng đế n các quyết định tuân th ủ thu ế c ủa người nộ p thu ế (Kirchler vàc ộng s ự , 2010) Tuy nhiên, s ự răn đe của th ể ch ế , các bi ệ n pháp v ề kinh t ế có th ể dẫ nđế n chi phí qu ản lý cao hơ n, tạo ra cơ hội tham nhũng (Muthukrishna và cộng s ự ,

2017), và th ậ m chí có th ể làm gi ả m vi ệ c tuân th ủ thu ế (Bergman và Nevarez, 2006;Slemrod và c ộng s ự 2001) khi người n ộp thu ế nhậ n th ấ y s ự thi ế u công b ằ ng (Fehr vàRockenbach, 2003) Chính vì v ậ y, bên c ạ nh các bi ế n số kinh t ế , các bi ế n phi kinh t ế lànhữ ng yế u tố quan tr ọ ng quyết đị nh việ c tuân th ủ thu ế (Muehlbacher và c ộ ng sự , 2011;Kirchler, Hoelzl, và Wahl, 2008) Nhi ề u nghiên c ứ u ủng h ộ tuyên b ố này khi k ế t qu ảđã chỉ ra s ự tin tưởng v ới cơ quan thuế c ủa người n ộp thu ế (Feld và Frey, 2002; VanDijke và Verboon, 2010; Kastlunger và c ộng s ự , 2013; Siglé và c ộng s ự ; 2018; DaSilva và c ộng s ự , 2019) và ở những ngườ i n ộ p thu ế khác (Alm, Kirchler và

Muehlbacher, 2012; Frey và Torgler , 2007) và nh ậ n th ứ c v ề công b ằ ng thu ế (Saad,

8Nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972) được coi là một trong những nghiên cứu đầutiên trong chủ đề tuân thủ thuế và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học sau này lựachọn làm lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu về tuân thủ thuế

Trang 31

TTYếu tốTác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-)Các công trình nghiên cứu theo tên tác giả (nhóm tác giả)

đến hành vi TTT

Chưa có cơ sở khẳng địnhmối quan hệ với hành vi TTT

1 Tinh thần

thuế Alm và McClellan (2012); Guerra và cộng sự(2018); Taing và Chang, (2020); Hassan vàcộng sự (2021)

Kleven và cộng sự (2011); Kleven(2014); Andrighetto và cộng sự(2016); Zhang và cộng sự (2016);Ottone và cộng sự (2018); Fjeldstadvà cộng sự (2020)

2 Chuẩn mựcchủ quan

Bobek và Hatfield (2003); Mustikasari(2007); Benk và cộng sự (2010); Natrah Saad(2012); Damayanti và cộng sự (2015); AndiNurwanah và cộng sự (2018); Malik vàYounus (2020);

Abdul Hamid (2014); Adellia vàcộng sự (2020)

3 Nhận thứcvề tínhcông bằng

Spicer và Becker (1980); Alm và cộng sự(1992); Hite và Roberts (1992); Azmi vàcộng sự (2008); Lisi, G (2014); Gobena vàcộng sự (2016); Fany Inasius (2018), DoreenMusimenta và cộng sự (2017); ManchilotTilahun (2018); Abba Ya’u và Natrah Saad(2019); Taing và Chang, (2020); Hassan vàcộng sự (2021)

Benk và cộng sự (2011); Deyganto(2018); Fjeldstad và cộng sự (2020)

4 Quyền lựccủa CQthuế

Wahl, Kastlunger và Kirchler (2010); Benkvà cộng sự (2012); Kastlunger và cộng sự(2013); Mas’ud và cộng sự (2014); Gobenavà cộng sự (2016); Olsen và cộng sự (2018);Siglé và cộng sự (2018); Da Silva và cộng sự(2019); Malik và Younus (2020)

Yasa và Martadinata (2018); Mas’udvà cộng sự (2019); Taing và Chang,(2020);

2011; Manchilot Tilahun, 2018) hay như tinh thầ n thu ế (Devos, 2013; Richardson,

2006; Alabede và c ộng s ự , 2011b) có ảnh hưởng đế n hành vi TTT c ủa người n ộp thu ế  Có 15/43 yếu tố9 được nhiều công trình nghiên cứu thực hiện có những kết quảchưa hoàn toàn đồng thuận về: (i) ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếphoặc gián tiếp); (ii) hoặc chưa có cơ sở khẳng định về mối quan hệ của yếu tố đó với hànhvi tuân thủ thuế của người nộp thuế (Xem bảng 1 3) 15 yếu tố đó bao gồm: tinh thần thuế,chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng, niềm tin vào CQ thuế, quyền lực củaCQ thuế, nhận thức về thuế, sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bịkiểm tra, thanh tra thuế, tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, số năm hoạt động KD

Bảng 1 3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố10 đếnhành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo công trình nghiên cứu

9Kết quả tổng quan về ảnh hưởng của mỗi yếu tố trong 43 yếu tố đến hành vi TTT được trình bày ở bảng 4– Phụ lục 01

1015 yếu tố được nhiều nghiên cứu thực hiện và chưa hoàn toàn đồng thuận trong kết quả nghiên cứu về cóảnh hưởng hay chưa có cơ sở để kết luận ảnh hưởng (tác động) của các yếu tố đó đến hành vi tuân thủ thuế

Trang 32

TTYếu tốTác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-)Các công trình nghiên cứu theo tên tác giả (nhóm tác giả)

đến hành vi TTT

Chưa có cơ sở khẳng địnhmối quan hệ với hành vi TTT

5 Niềm tinvào CQthuế

Alm (1999); Torgler (2003); Benk và cộng sự(2012); Fadjar (2012); Kastlunger và cộng sự(2013); Mas’ud và cộng sự (2014);Gobena vàcộng sự (2016); Jimenez và Iyer, (2016);Olsen và cộng sự (2018); Siglé và cộng sự(2018); Yasa và Martadinata (2018); Mas’udvà cộng sự (2019); Abba Ya’u, Natrah Saad(2019); Da Silva và cộng sự (2019); Malik vàYounus (2020)

Lidija Hauptman và cộng sự (2015);Taing và Chang, (2020)

6 Nhận thứcvề thuế

Palil và cộng sự (2013); Andreas và Savitri(2015); Savitri và Musfialdy (2016);

Adimasu và Daare (2017); Nurkhin và cộngsự (2018); Wadesongo và cộng sự (2018)

Nugroho và cộng sự, (2016)Taing và Chang, (2020)

7 Sự phức tạpvề thuế

Richardson (2006); Chau và Leung (2009);Alm (2014); Taing và Chang, (2020)

James và Edwards (2008)8 Thông tin

Fjeldstad và cộng sự (2020);Mohdali và cộng sự (2014)

10 Khả năng bịkiểm tra,thanh trathuế

Allingham và Sandmo (1972); Niu (2011);Alm và cộng sự (2016); Deyganto (2018);Alice Guerra và Brooke Harrington (2018);Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019)

Murray (1995) và Anderson vàBodvarsson (2005)

11 Tuổi Dubin và Wilde, 1988; Feinstein, 1991;Hanno và Violcttc, 1996; McGee và Tyler,2007; Tittle, 1980; Matthias Kasper và cộngsự (2014); Deyganto (2018)

Kogler, Mittone và Kirchler, (2016);Hofmann và cộng sự (2017);

Güzel, Sonnur Aktaş (2018)12 Giới tính McGee và Benk, (2011); McGee và Tusan,

(2008); Fadi Alasfour và cộng sự, (2016);Deyganto (2018)

McGee và An, (2006);McGee và Rossi, (2006);Güzel, Sonnur Aktaş (2018)13 Trình độ

học vấn

Alasfour và cộng sự (2016); Chan và cộng sự,2000; Jackson và Milliron, 1986; Alan Lewis,1982; Roth, Scholz và Witte (1989)

Deyganto (2018); Güzel, SonnurAktaş (2018)

14 Thu nhập Allingham và Sandmo 1972; Abdul, 2001;Fadi Alasfour và cộng sự, 2016

Deyganto (2018); Park và Hyun(2003)

15 Số năm hoạtđộng KD

Sapiei và cộng sự (2014) Carsamer (2020)

Nguồn: Tác giả xây dựng từ kết quả tổng quan nghiên cứu

Trang 33

Như vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của (i) các yếu tố tâm lý xã hội (tinh thần

thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng, nhận thức về quyền lực củacơ quan thuế, nhận thức về thuế, niềm tin vào cơ quan thuế); (ii) các yếu tố thuộc vềthể chế (sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế); (iii) các yếu tố thuộc về kinh tế (xửphạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế); (iv) các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giớitính, trình độ); (v) các yếu tố khác (thu nhập, số năm hoạt động kinh doanh) đến hànhvi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam sẽ: (1) đảmbảo tính kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước khi đã kết hợp cả các yếu tố kinh tế,yếu tố phi kinh tế và đây là những yếu tố được nhiều nghiên cứu áp dụng trong nghiêncứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT; (2) kết quả nghiên cứu sẽ giúp thuhẹp khoảng trống về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của ngườinộp thuế Bởi vì đây là các yếu tố mà kết quả các nghiên cứu trước chưa hoàn toànđồng thuận về ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp; hoặcchưa có cơ sở khẳng định về mối quan hệ) của yếu tố đó với hành vi tuân thủ thuế củangười nộp thuế

1 4 Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu về hànhvi tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế có lẽ là thuật ngữ trung lập nhất để mô tả sự sẵn sàng nộp thuếcủa người nộp thuế (Kirchler, 2007) và khó có thể nhìn nhận theo một góc độ, quanđiểm chung về tuân thủ thuế (Devos, 2008) Vì thế, có lẽ điểm khó khăn nhất với cáctác giả trong nghiên cứu tuân thủ thuế là hành vi của người nộp thuế có giải thích đượcđó là hành vi tuân thủ (hay không tuân thủ) và làm thế nào để đánh giá, đo lường mứcđộ tuân thủ của người nộp thuế (Alm, 2012) Chính vì thế, với mục tiêu nghiên cứu,hướng nghiên cứu khác nhau thì các nhà khoa học đã áp dụng những phương phápnghiên cứu khác nhau (hay có thể nói rất đa dạng) trong nghiên cứu về tuân thủ thuếvà hành vi tuân thủ thuế (Slemrod, 2016) Các phương pháp đó bao gồm:

(i) phương pháp nghiên cứu định lượng (dựa trên dữ liệu thống kê của cơ quanthuế, phương pháp thử nghiệm, phương pháp khảo sát, thống kê mô tả);

(ii) Phương pháp định tính (phỏng vấn);

(iii) phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn)

Trang 34

TTPhương phápnghiên cứu

Công trình nghiên cứu thực hiện(theo tên tác giả/ nhóm tác giả)

Số lượngnghiên cứu

1 PPNC định lượngdựa trên dữ liệuthống kê

Mas’ud và cộng sự (2014)Nagel và cộng sự (2018)Mas’ud et al (2019)

2 Phương phápthống kê mô tả

Fjeldastad và Semboja (2001)Fagbemi và cộng sự (2010)

23 Phương pháp thử

Park và Hyun (2003); Trivedi và cộng sự (2005);Kastlunger và cộng sự (2009); Alan Lewis và cộngsự (2009); Kirchler và Wahl, 2010); Wahl,

Kastlunger và Kirchler, (2010); Alm và cộng sự(2010); Casagrande và cộng sự (2015); Kogler vàcộng sự (2015); Alm và cộng sự (2016); Casal vàcộng sự (2016); Choo và cộng sự (2016); AndiNurwanah và cộng sự (2018); Yasa và Martadinata(2018); Robbins và Kiser (2020)

4 Phương phápkhảo sát

Khasawneh và cộng sự (2008); Hai và See (2011);Benk và cộng sự (2010); Benk và cộng sự (2012);Damayanti (2012); Fadjar O P Siahaan (2012);Natrah Saad (2012); Kastlunger và cộng sự (2013);Eichfelder và cộng sự (2014); Damayanti và cộngsự (2015); Lidija Hauptman và cộng sự (2015);Azmi và cộng sự (2016); Gobena và cộng sự(2016); Jimenez và Iyer, (2016); Olsen,và cộng sự(2018); Siglé và cộng sự (2018); Manchilot Tilahun(2018); Fjeldstad và cộng sự (2020); Abba Ya’u,Natrah Saad (2019); Da Silva và cộng sự (2019);Malik và Younus (2020); Sikayu và cộng sự (2020);Taing và Chang, (2020); Hassan và cộng sự (2021);Swee Kiow Tan và cộng sự (2021)

5 Phương phápphỏng vấn

Saad, Natrah (2014); Darmayasa và Aneswari(2015); Xin He và Huina Xiao (2019)

36 Phương pháp

nghiên cứu tại bàn

7 Phương pháp hỗnhợp (Khảo sát +Phỏng vấn)

Raihana và Pope (2014),Abdul Hamid, (2014),

Cechovsky, N (2018), Deyganto (2018),Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019)

5Trong đó, với từng phương pháp số lượng công trình đã áp dụng như sau:

Bảng 1 4: Thống kê số lượng công trình theo phương pháp nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tổng quan nghiên cứu

Trang 35

Như vậy, từ kết quả tổng quan về phương pháp nghiên cứu được các công trìnháp dụng chỉ ra:

 Thứ nhất, PPNC định lượng dựa trên dữ liệu thống kê mặc dù là phương phápđược nhìn nhận là cách tiếp cận tiêu chuẩn để phân tích về tuân thủ thuế nhưng lại chỉcó 3/54 công trình nghiên cứu áp dụng, bởi vì đây là phương pháp chỉ phù hợp với mộtsố hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế mà các yếu tố ảnh hưởng và hành vi tuân thủthuế được đo lường thông qua các dữ liệu, số liệu mà cơ quan thuế thống kê và cungcấp11 Phương pháp này không chỉ đơn giản là kiểm tra một mẫu tờ khai thuế ngẫunhiên để ước tính mức độ trốn tránh trong dân chúng, mà khi thực hiện phương phápnày đòi hỏi nguồn kinh phí, thời gian và kết quả nghiên cứu chưa thể hoàn toàn giảithích hành vi tuân thủ của người nộp thuế (Slemrod, 2016) Hay như, Kirchler và Wahl(2010) cho rằng nếu đánh giá tác động của thuế suất, xác xuất kiểm tra, thanh tra thuế,tiền phạt, thu nhập đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế thì có thể sử dụngphương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu của cơ quan thuế về đối tượngtrốn thuế sẽ đảm bảo tính khoa học nhất định, tuy nhiên với phương pháp này chưa chỉra được nhiều khía cạnh của người nộp thuế trong việc giải thích hành vi tuân thủ thuế Hallsworth (2014) cũng đồng thuận với quan điểm trên khi đã chỉ ra phương pháp nàytốn kém để tiến hành; các cán bộ thuế có thể không phát hiện được hết các thu nhậpkhông được kê khai; kiểm tra viên có thể không phân biệt được giữa gian lận và sai sótkhông cố ý; các xét đoán không phải lúc nào cũng nhất quán từ kiểm tra viên này sangkiểm tra viên khác; và các cuộc kiểm tra không giải quyết được những điều tiềm ẩnbên trong hành vi mà đôi khi biểu hiện đơn giản chỉ là không khai thuế Chính vì vậy,đối với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đến hành vi TTT của người nộpthuế, thì phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu thống kê của cơ quanthuế chưa giải thích được nhiều khía cạnh (tâm lý, xã hội) của người nộp thuế đến hànhvi tuân thủ thuế của họ

11Ví dụ: một trong những công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này khá tiêu biểu là côngtrình nghiên cứu của Mas’ud và cộng sự (2019) với hướng nghiên cứu về niềm tin và quyền lực nhưnhững yếu tố dự báo tuân thủ thuế Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu thống kênăm 2016 từ 158 quốc gia Trong đó, biến phụ thuộc tuân thủ thuế được đo lường bằng cách sử dụngtỷ lệ phần trăm của nguồn thu ngân sách từ thuế/GDP cho tất cả các quốc gia Tỷ lệ phần trăm nàyđược hiểu là tỷ lệ này thấp thì đó là một dấu hiệu của việc tuân thủ thuế thấp (trốn thuế, tránh thuế caohơn); tương tự như vậy tỷ lệ phần trăm cao biểu thị sự tuân thủ cao (trốn thuế, tránh thuế thấp hơn) Đối với biến độc lập đầu tiên là sự tin cậy vào các cơ quan chức năng được sử dụng thông qua chỉ sốcảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế Đối với biến độc lập thứ hai là quyền lực củachính quyền thông qua chỉ số về pháp quyền trong các Chỉ số Quản trị Toàn cầu

Trang 36

Thứ hai, Kirchler và Wahl (2010) cho rằng phương pháp thử nghiệm tại hiện

trường là phương pháp có giá trị cung cấp các ước tính đáng tin cậy trong nghiên cứuvề các yếu tố quyết định sự tuân thủ thuế Ở đây, thách thức là tìm ra các nhóm đốichứng và nhóm thử nghiệm để có thể so sánh và kiểm soát có thể so sánh được trongdân số và kiểm soát các biến số điều trị và gây nhiễu Trong khi đó, phương pháp thửnghiệm tại phòng thí nghiệm (ví dụ, Alm, Jackson, và McKee, 1992; Kastlunger vàcộng sự, 2009, ) cần thực hiện trong môi trường được kiểm soát cao Do đó, khả năngáp dụng kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại phòng thí nghiệm trong điều kiện thực tiễnhoặc với đối tượng khác luôn là một câu hỏi đáng chú ý ( bởi vì đa số các nghiên cứuáp dụng đối tượng thử nghiệm là sinh viên – xem bảng 5 của phụ lục 01)

Thứ ba, kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hành vi

tuân thủ thuế chỉ ra: phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc thông qua yêucầu người nộp thuế tự báo cáo (lựa chọn các phương án từ 1-rất không đồng ý/ Rấtkhông có có khả năng xảy ra 5 – Rất đồng ý/ Rất có khả năng xảy ra dựa trên nhậnthức của người nộp thuế) được nhiều (30/54) công trình nghiên cứu áp dụng trong

nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế

Phương pháp khảo sát được thực hiện bằng cách yêu cầu người trả lời tự báo cáovề các vấn đề liên quan đến hành vi tuân thủ thuế Khi áp dụng phương pháp khảo sátqua hình thức người trả lời tự báo cáo, thì một vấn đề chính là người trả lời có thểkhông nhớ lại chính xác hành vi đóng thuế trong quá khứ của họ hoặc - ngay cả khi họcó thể - có thể không nhận ra hành vi đó là không tuân thủ (Haging, Elffers và Weigel,1988 và 1989) Chính vì vậy, việc lựa chọn thang đo phản ánh được khái niệm đối vớitừng biến và thực tiễn bối cảnh nghiên cứu là rất quan trọng

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng với cuộc khảo sát đo lường các hành vi tuân thủthuế (đặc biệt là đối với các tình huống giả định) thì phải lưu ý bằng chứng về đôi khinhững ý định đó có thể không thành hiện thực trong thực tế (Elffers, Weigel và Haging,1987; Webb và Sheeran, 2006) Tuy nhiên, Ajzen (1991) mô tả ý định là mức độ màmột cá nhân sẵn sàng cố gắng để thực hiện hành vi, hoặc một nỗ lực phối hợp để huyđộng hành động để thực hiện hành vi Ý định cá nhân về một hành vi sẽ ảnh hưởng đếnhành vi được thực hiện, bởi vì mối liên hệ giữa ý định thực hiện hành vi và hành viđược thực hiện trong thực tế được điều chỉnh bởi nhận thức kiểm soát hành vi của cá

nhân (Xem hình 1 2) Khi đó, các ý định được hiểu không chỉ là những phản ứng nhấtthời nhất đối với một hành vi, mà còn là sự hội tụ của quá trình nhận thức, thúc đẩyvà các cảm xúc có liên quan đến một hành vi nào đó (Casper, 2007) Chính vì vậy,

Trang 37

TTTác giảQuốc giaChủ đề nghiêncứu

Phương phápnghiên cứu

Đối tượngkhảo sát

Phương phápchọn mẫu

Qui mômẫu

1Kastlunger vàcộng sự (2009)

ÝCác chuỗi kiểm toán,tuân thủ thuế vàchiến lược nộp thuế

Thử nghiệmSinh viênThuận tiện120

2 Alm và cộngsự (2010)

Dịch vụ hỗ trợ thôngtin người nộp thuếvà hành vi TTT

Thử nghiệmNgười nộpthuế

Thuận tiện131

3 Alm và cộng sự(2016)

Hoa Kỳvà Ý

Hành vi người nộpthuế: văn hóa, tuânthủ và bảo mật

Thử nghiệmSinh viênThuận tiện170 (với 92 ởMỹ và 78 ở

Ý)4 Olsen,và cộng

sự (2018)

Thổ NhĩKỳ

Cảm xúc và tuân thủthuế

Khảo sátNgười nộpthuế tựkinh doanh

Thuận tiện411

5 Cechovsky, N (2018)

ÁoTầm quan trọng củakiến thức về thuế đốivới tuân thủ thuế

Hỗn hợp(phỏng vấn +

khảo sát)

Sinh viênThuận tiệnPhỏng vấn(n = 22),Khảo sát(n = 688)6Nguyễn Thị

Thùy Dương vàcộng sự (2019)

Việt Nam Tuân thủ thuế củadoanh nghiệp

Hỗn hợp(phỏng vấn +

khảo sát)

Kế toántrưởng hoặc

giám đốctài chính

Thuận tiện200

7 Sikayu và cộngsự (2020)

Malaysia Tác động địnhhướng vị tha hoặc vịkỷ tới tuân thủ thuếtự nguyện

Khảo sátNgười nộpthuế

Thuận tiện244

8 Hassan và cộngsự (2021)

Pakistan Hành vi tuân thủthuế tự nguyện

Khảo sátNgười nộpthuế

Thuận tiện435luận án hướng đến khảo sát về nhận thức của hộ kinh doanh cá thể về hành vi tuân thủ

thuế là phù hợp và đảm bảo tính khoa học

Thứ tư, đối với phương pháp khảo sát thì phương pháp chọn mẫu cũng được các

tác giả áp dụng rất đa dạng, bao gồm: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống(Malik và Younus, 2020), chọn mẫu phân tầng (Natrah Saad, 2012; Raihana, và Pope,2014; Robbins và Kiser, 2020), chọn mẫu ngẫu nhiên (Hai và See, 2011; Saad, Natrah;2014; Casagrande và cộng sự, 2015; Jimenez và Iyer, 2016; Fjeldstad và cộng sự,2020), chọn mẫu nhiều giai đoạn (Damayanti và cộng sự , 2015), chọn mẫu “quả bóngtuyết” (Taing và Chang, 2020) hay phương pháp chọn mẫu thuận tiện – đây là phươngpháp chọn mẫu được khá nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế áp dụngkể cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển (Xem bảng 1 5)

Bảng 1 5: Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả tổng quan nghiên cứu

Trang 38

1 5 Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan và hướngnghiên cứu của đề tài

1 5 1 Các nội dung kế thừa

Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuânthủ thuế được nhiều học giả trong nước và ngoài nước thực hiện Một số nội dung màluận án sẽ kế thừa từ các nghiên cứu trước:

 Mô hình SSF về tuân thủ thuế mô hình được nhiều nghiên cứu về hành viTTT áp dụng (Xem bảng 1 1), trong đó mô hình SSF cho rằng hành vi TTT có thể đượcphân loại thành hành vi tuân thủ thuế tự nguyện và hành vi tuân thủ thuế bắt buộc Bêncạnh đó, SSF xác định hai yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người nộpthuế, đó là nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế và niềm tin vào cơ quan thuế Chính vì vậy, luận án hướng đến hành vi TTT được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là hànhvi tuân thủ tự nguyện hoặc hành vi tuân thủ bắt buộc; trong đó nhận thức về quyền lựccủa cơ quan thuế và niềm tin vào cơ quan thuế cũng là những yếu tố được kế thừa vàđược áp dụng trong mô hình nghiên cứu (Xem hình 2 6)

 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) chỉ ra ý định của một cá nhânvề một hành vi sẽ ảnh hưởng đến hành vi được thực hiện Ý định thực hiện hành vichịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: Thái độ với hành vi, chuẩn mực chủ quan (nhận thứcvề áp lực xã hội hay ảnh hưởng của xã hội tới hành vi) và nhận thức kiểm soát hànhvi Harinurdin (2009) chỉ ra nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng không đáng kểđến hành vi tuân thủ của người nộp thuế, nhưng chính thành phần nhận thức kiểm soáthành vi có tác dụng tích cực để ý định thành hành vi, và khi đó các ý định được hiểukhông chỉ là những phản ứng nhất thời nhất đối với một hành vi, mà còn là sự hội tụcủa quá trình nhận thức, thúc đẩy và các cảm xúc có liên quan đến một hành vi nào đóvà khi đó ý định thành hành vi được thực hiện (Casper, 2007) Kế thừa quan điểm trên,luận án hướng đến khảo sát về nhận thức của hộ kinh doanh cá thể về hành vi tuân thủthuế để làm cơ sở đánh giá, đo lường hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT thay vì đolường hành vi tuân thủ thuế thông qua số tiền thuế đã nộp/số tiền thuế lẽ ra phải nộp;hay tỷ lệ khai đúng số thu nhập (hay doanh thu) kê khai với số thu nhập (hay doanhthu) thực tế12 của đối tượng nộp thuế

12Phương pháp đánh giá hành vi tuân thủ thuế này rất tốn kém về nguồn lực và thiếu tính khả thikhi áp dụng đánh giá hành vi tuân thủ của chủ hộ KDCT

Trang 39

Bên cạnh đó, kết quả tổng quan chỉ ra nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng không

đáng kể đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế, nhưng chính thành phần nhận thứckiểm soát hành vi có tác dụng tích cực để ý định thành hành vi (Harinurdin, 2009) Trong khi nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế, quyềnlực của cơ quan thuế, nhận thức về thuế là sự hội tụ của quá trình nhận thức, thúcđẩy và các cảm xúc có liên quan đến hành vi tuân thủ thuế, hay có thể hiểu những nhậnthức về các khía cạnh trên về thuế kiểm soát hành vi TTT được thực hiện ở người nộpthuế Do đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi thường không được áp dụng trực tiếpvào mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT mà được thay bằngcác yếu tố như nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế,quyền lực của cơ quan thuế, nhận thức về thuế (Xem bảng 3 – Phụ lục 01) Chính vìthế, luận án sử dụng lý thuyết TPB với hai thành phần thái độ (tinh thần thuế), chuầnmực chủ quan và mở rộng các yếu tố nhận thức (cảm nhận) về tính công bằng, quyềnlực của cơ quan thuế, niềm tin vào cơ quan thuế, nhận thức về thuế, nhận thức về khảnăng bị kiểm tra, thanh tra thuế, nhận thức về xử phạt, nhận thức về sự phức tạp vềthuế đến hành vi TTT của người nộp thuế (gọi là lý thuyết TPB mở rộng thêm một sốyếu tố)

 Lý thuyết răn đe kinh tế và mô hình Allingham và Sandmo (1972) về tuânthủ thuế, lý thuyết thể chế, lý thuyết công bằng cũng là các cơ sở lý thuyết nền tảngtrong đề xuất các yếu tố ảnh hưởng và giải thích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hànhvi tuân thủ thuế của hộ KDCT

 Kết quả tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế cho thấycó rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế Dựatrên phương pháp thống kê tần suất xuất hiện và các yếu tố mà kết quả nghiên cứutrước chưa hoàn toàn động thuận về ảnh hưởng đến hành vi TTT, do đó luận án sửdụng những kết quả này để để xuất mô hình nghiên cứu

 Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy, tuân thủ thuế và các yếu tố ảnhhưởng đến tuân thủ thuế có thể được định nghĩa theo các góc độ tiếp cận khác nhau Vì thế, luận án hướng đến kế thừa các định nghĩa được nhiều nghiên cứu về tuân thủthuế sử dụng và thang đo đo lường đúng định nghĩa của các biến, ưu tiên lựa chọn cácthang đo được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng

 Bên cạnh đó, kết quả tổng quan các phương pháp nghiên cứu áp dụng tronghành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chỉ ra phương pháp khảo sát bằng bảng hỏiđể cá nhân tự báo cáo về về hành vi tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vituân thủ thuế là phương pháp được nhiều nghiên cứu áp dụng Vì vậy, xét trên sự khoa

Trang 40

học và phù hợp của phương pháp với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu thì phương phápnày được tác giả kế thừa trong việc thực hiện luận án

1 5 2 Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, với hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân

thủ thuế thì đối tượng nghiên cứu rất đa dạng từ doanh nghiệp (lớn, vừa và nhỏ, siêunhỏ; doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, đại lý thuế), cá nhân (người nộpthuế, chuyên gia thuế, nhân viên) Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về hành vi tuân thủthuế với đối tượng hộ KD cá thể làm nghề và kinh doanh nghề tại các làng nghề thìchưa được nghiên cứu nào thực hiện và đây là một khoảng trống trong nghiên cứu vềhành vi tuân thủ thuế Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nhóm đối tượng kinhdoanh khá phổ biến và đặc trưng riêng của kinh tế xã hội Việt Nam

Thứ hai, các yếu tố (tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính

công bằng của hệ thống thuế, niềm tin vào CQ thuế, quyền lực của CQ thuế, nhận thứcvề thuế, sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh trathuế, tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, số năm hoạt động KD) là các yếu tố được nhiềunghiên cứu trước sử dụng Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước chưa hoàn toànđồng thuận về ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp;hoặc chưa có cơ sở khẳng định về mối quan hệ) của các yếu tố đó với hành vi tuân thủthuế của người nộp thuế Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu và cần tiếp tụcnghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này đến hành vi tuân thủ thuế với hộ KD cá thể(làm nghề và kinh doanh nghề nghề tại các làng nghề) để thu hẹp khoảng trống nghiêncứu trên

Thứ ba, ảnh hưởng của nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế, niềm

tin vào CQ thuế đến hành vi tuân thủ thuế cũng chưa hoàn toàn đồng thuận Khi kếtquả tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra: (i) Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuếgiúp gia tăng niềm tin vào cơ quan thuế của người nộp thuế và qua đó gia tăng hành vituân thủ thuế (Alm và cộng sự, 2012; Kogler và cộng sự, 2013; Lisi, 2014); (ii) niềmtin vào cơ quan thuế có ảnh hưởng đáng kể đến cả nhận thức về tính công bằng của hệthống thuế và các quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế (Jimenez và Iyer, 2016);(iii) niềm tin vào cơ quan thuế điều chỉnh mối quan hệ giữa nhận thức công bằng vàtuân thủ thuế (Fadjar O P Siahaan,2012; Abba Ya’u và Natrah Saad, 2019) Đây chínhlà khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức về tính công bằng, niềm tinvào cơ quan thuế và hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế

Thứ tư, biện pháp răn đe thông qua kiểm tra, thanh tra thuế và xử phạt (hình

phạt) vẫn những biện pháp cơ bản mà nhiều chính phủ (cơ quan thuế) áp dụng nhằm

Ngày đăng: 26/06/2022, 17:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w