Loài hoang dại của mốc này mọc được trên môi trường tối thiểu gồm nước, muối khoáng NPK, glucose và biotin, vì từ các chất đơn giản này sợi nấm mốc tổng hợp được tất cả các chất phức tạ
Trang 2CHƯƠNG IX
SINH TỔNG HỢP PROTEIN
I Học thuyết trung tâm
II Phiên mã (Transcription)
III Các RNA
IV Dịch mã (Translation)
V Các biến đổi sau dịch mã và sự di
chuyển về mục tiêu
VI Các đột biến gen VII Dòng thông tin
Trang 3I HỌC THUYẾT TRUNG TÂM
(CENTRAL DOGMA).
1 Gen kiểm tra các phản ứng sinh hóa.
a Sai hỏng trao đổi chất bẩm sinh.
Vào năm 1908, trên cơ sở nghiên cứu các
bệnh do sai hỏng trao đổi chất bẩm sinh
(inborn errors of metabolism) bác sĩ
A.Garrod, người Anh lần đầu tiên nêu lên
quan điểm rằng sai hỏng của gen dẫn dẫn đến sai hỏng phản ứng sinh hóa
Trang 5Sai hỏng trao
đổi chất bẩm
sinh trong
chu trình
phenylalanin
e
Trang 6• Bệnh được phát hiện đầu tiên là
ancaptonuria, người bệnh có nước tiểu
bị tích tụ nhiều acid homogentisic chất
này bị đen lại khi gặp không khí nên nước tiểu màu đen Bệnh có sự di
truyền do một gen lặn Năm 1914 phát hiện thêm ở người bị bệnh này thiếu
hoạt tính enzyme oxydase của acid homogentisic Đến nay chu trình
phenylalanine được tìm ra và các sai hỏng gây bệnh di truyền biết được như sau:
Trang 7• Mỗi bệnh trên đây liên quan đến
sai hỏng của một phản ứng sinh học do hậu quả của một enzyme bị mất hoạt tính và sự di truyền của mỗi bệnh đều do một gen lặn Thường enzyme mất hoạt tính làm chất phản ứng bị tích tụ lại nên dư thừa.
Trang 8b Giả thuyết 1 gen-1 enzyme.
• Năm 1941 G.Beadle và Tatum đã sử dụng
mốc vàng bánh mì Neurospora crassa để
chứng minh gen kiểm tra các phản ứng sinh hóa Loài hoang dại của mốc này mọc được
trên môi trường tối thiểu gồm nước, muối khoáng (NPK), glucose và biotin, vì từ các chất đơn giản này sợi nấm mốc tổng hợp được tất cả các chất phức tạp khác cần thiết cho sự sống như các amino acid, các nucleotide, đường và lipid
Trang 9• Dùng các tia phóng xạ và tử ngoại có
thể gây tạo ra các đột biến sinh hóa mất
khả năng tổng hợp chất này hay chất nọ
và được gọi là các đột biến khuyết dưỡng
(auxotroph) Các đột biến này chỉ mọc được trên môi trường tối thiểu khi có thêm vào chất mà đột biến không tổng hợp được Ví dụ các đột biến mất khả năng tổng hợp amino acid arginine được
ký hiệu arg- không mọc được trên môi
trường tối thiểu vì tự nó không tổng hợp được chất này; nhưng chúng mọc được khi có thêm vào arginine
Trang 10• Các đột biến khuyết dưỡng này đa số có sự
di truyền của một gen Từ kết quả nghiên cứu của mình, Beadle và Tatum nêu ra giả
thuyết 1 gen - 1 enzyme, về sau được cụ thể
hóa hơn 1 gen - 1 protein rồi 1 gen - 1 polypeptide, và cuối cùng là 1 gen - 1 đại phân tử sinh học (vì có gen chỉ tổng hợp RNA)
Trang 11• Giả thuyết 1 gen - 1 enzyme có ý
nghĩa lớn, nó cụ thể hóa được các
bước trung gian từ gen đến tính trạng
diễn ra như thế nào Do đó hai ông Beadle và Tatum đã nhận được giải Nobel về công trình này.
Trang 122 Học thuyết trung tâm (Central
dogma).
a Sự liên quan đồng tuyến tính giữa DNA và protein
của Watson - Crick được nêu lên và cũng năm
này Sanger lần đầu tiên tìm ra trình tự các
amino acid của một protein có phân tử không lớn
là insulin (chỉ có 51 amino acid) Các nghiên cứu tiếp theo đã làm sáng tỏ mối quan hệ gen-
protein.
Trang 14• Như chương II đã nêu, các mức cấu trúc không
gian khác nhau của phân tử protein được xác
định một cách tự động bởi trình tự sắp xếp của
các amino acid theo đường thẳng tức cấu trúc
bậc một Như vậy, việc xác định di truyền phân tử protein ở trạng thái tự nhiên có đầy đủ hoạt
tính sinh học quy lại ở xác định cấu trúc bậc một là đủ Mặt khác, bốn loại nucleotide của DNA cũng xếp theo đường thẳng và trình tự sắp xếp của chúng cũng phản ánh một thông tin nhất
định
Trang 15• Việc nghiên cứu các đột biến
hemoglobine liên quan đến các bệnh
thiếu máu làm sáng tỏ mối quan hệ DNA - protein Nghiên cứu hàng trăm đột biến loại này cho thấy mỗi đột biến liên quan với một thay đổi amino acid nhất định trên mạch polypeptide của hemoglobine
Trang 16• Ví dụ: ở bệnh thiếu máu hồng cầu hình
liềm, người bệnh do đột biến làm thay đổi amino acid ở vị trí thứ 6 của mạch như sau:
Vị trí: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8
• Hemoglobine bình thường: Glu
• Hemoglobine người bệnh: Val
• Giữa DNA và protein rõ ràng có sự liên quan
đồng tuyến tính (tức sự thay đổi các nucleotide trên mạch thẳng của DNA dẫn đến các thay đổi
amino acid trên mạch thẳng của phân tử
protein).
Trang 17b Vài đặc điểm của tổng hợp protein
Tổng hợp protein trong tế bào có các đặc điểm :
• Các phân tử thông tin như acid nucleic và
protein được tổng hợp theo khuôn Tính toán cho thấy hợp lý hơn cả là dùng khuôn để trên đó
xếp các amino acid theo trình tự rồi cần một enzyme polymer hóa, nối chúng lại là đủ Tổng
hợp theo khuôn vừa chính xác, vừa ít tốn enzyme.
• Căn cứ hàng loạt tính chất hóa học các protein
không thể làm khuôn mẫu cho sự tổng hợp
chính chúng Vậy khuôn để tổng hợp nên protein
không phải là protein
Trang 18• Sinh tổng hợp protein tách rời về không gian với DNA Nhiều quan sát cho thấy tổng hợp
protein có thể xảy ra khi không có mặt DNA
Sự kiện này biểu hiện rõ ràng nhất ở những tế bào có nhân Eukaryotae Trong những tế
bào này hầu như toàn bộ DNA tập trung ở nhiễm sắc thể nằm trong nhân, còn tổng hợp
protein chủ yếu diễn ra ở tế bào chất
Trang 19Tảo xanh đơn bào Acetabularia khi bị cắt mất phần chứa nhân vẫn tổng hợp được protein và sống vài tháng nhưng mất khả năng sinh sản
Rõ ràng, nơi chứa DNA mang thông tin di truyền và chỗ sinh tổng hợp protein tách rời nhau về
không gian
• DNA cũng không phải là khuôn trực tiếp để tổng
hợp protein, do đó phải có chất trung gian
chuyển thông tin từ DNA ra tế bào chất và làm khuôn để tổng hợp protein Chất đó phải có cả trong nhân và tế bào chất với số lượng phụ thuộc mức độ tổng hợp protein
Trang 20• Chất trung gian đó chính là RNA qua hàng loạt sự
kiện sau:
- Thứ nhất, RNA được tổng hợp ngay ở trong
nhân có chứa DNA, sau đó nó đi vào tế bào chất
cho tổng hợp protein.
- Thứ hai, những tế bào giàu RNA tổng hợp protein
nhiều hơn Ví dụ: Các tế bào tổng hợp nhiều
protein như ở gan, lá lách, tuyến tơ của tằm chứa RNA nhiều hơn so với tế bào ít tổng hợp protein như ở thận, tim, phổi.
Trang 21- Thứ ba, về phương diện hóa học RNA giống DNA: mạch polyribonucleotide thẳng cũng
chứa 4 loại ribonucleotide A, G, C và Uracil (U) Nó có thể nhận được thông tin từ DNA qua bắt cặp bổ sung.
• Trong tế bào không tìm thấy chất nào khác
ngoài RNA có thể đóng vai trò trung gian cho tổng hợp protein Mối quan hệ được biểu
hiện như sau:
• DNA mRNA protein
• sao chép phiên mã dịch mãû
Trang 22Học thuyết trung âm.
Trang 23HỌC THUYẾT TRUNG TÂM (The central dogma)
Học thuyết trung tâm cho rằng thông tin trên nucleic acid có thể được tiếp nối liên tục (sao chép) hay chuyển
tiếp (phiên mã và dịch mã), nhưng sự chuyển dạng thông tin thành protein là không thuận nghịch.
Trang 24• Đây còn gọi là học thuyết trung tâm hay tiền đề
cơ sở sinh học phân tử được F.Crick nêu ra từ
năm 1956 đến nay căn bản vẫn đúng.
• Thông tin di truyền được đi từ DNA qua RNA rồi
đến protein Vào những năm 70 phát hiện quá
trình phiên mã ngược từ RNA tổng hợp nên DNA
nhờ enzyme reverse transcriptase Thông tin
không thể đi theo chiều ngược từ protein đến RNA.
Trang 253 DNA và mã di truyền (The
genetic code).
• Chúng ta đã biết có sự liên quan đồng tuyến tính
giữa DNA và phân tử protein, từ đó dễ dàng dự đoán rằng trình tự đặc hiệu của các amino acid
trên phân tử protein sẽ được mã hóa bằng nhóm
các nucleotide trên phân tử DNA Có tất cả 4 loại
base, nếu các base có nhóm đôi tức hai cái mã hóa cho một acid thì tất cả chỉ có 16 tổ hợp, không đủ cho 20 amino acid Như đơn vị mã hóa hay còn gọi
là Codon phải gồm 3 hay nhiều nucleotide hơn
Trang 26• Năm 1961 F.Crick đã làm thí nghiệm chứng minh rằng
nhóm nucleotide mã hóa có 3 hay nói cách khác codon
gồm 3 nucleotide Tất cả sẽ có 4 3 = 64 tổ hợp codon.
• Vấn đề tiếp theo là xác định chính xác các codon nào
mã hóa cho từng amino acid M.W.Nirenberg và H.Matthaei (Mỹ) đã dùng enzyme theo phương pháp
của Ochoa tổng hợp RNA nhân tạo Khi dùng chỉ một loại nucleotide là uracil sẽ nhận được RNA là
polyuracil, nếu chỉ adenine sẽ được polyadenine.
Trang 27• Năm 1961, khi dùng polyuracil thay cho mRNA để
tổng hợp protein trong hệ thống vô bào (có amino acid, enzyme tổng hợp protein, nhưng không có DNA ) sản phẩm nhận được là mạch polypeptide
polyphenylalanin chỉ chứa một loại amino acid là phenylalanine Điều đó chứng tỏ codon UUU mã hóa cho phenylalanine Đây là codon đầu tiên được
xác định Nirenberg và Matthaei cũng chứng minh
được rằng AAA mã hóa cho lysine, GGG cho glycine
và CCC cho proline.
Trang 28• Vào năm 1964, H.G.Khorana tìm ra phương pháp
tạo mRNA tổng hợp nhân tạo với trình tự lập lại
(như AAG AAG AAG ) và nhờ nó giải quyết xong các vấn đề còn chưa rõ
• Bảng mã di truyền cho thấy trong 64 codon, có
3 codon UAA, UAG, UGA không mã hóa cho amino acid được gọi là vô nghĩa (non-sense), đồng thời là codon kết thúc (termination) tức "dấu
chấm câu", tức chấm dứt mạch polypeptide.
Trang 29- Mã bộ ba (Triplet code)
Mã di truyền (The Genetic Code)
Trang 30Mã di truyền
Có thể có 3 kiểu mã di truyền
Trang 31Khung đọc mã (Reading frames)
Có 6 khung đọc mã trên DNA mạch kép : a, b, c, d, e, f (6 reading frames (a–f)
in dsDNA), chỉ 3 trên mRNA (of course, only 3 in mRNA)
Khung đọc mở (ORF = Open Reading Frame) : từ codon khởi sự đến codon kết thúc (From start codon to stop codon)
Trang 32• Mã di truyền có tính "suy thoái"
(degeneration) tức một amino acid có nhiều codon mã hóa, chỉ trừ methionine và tryptophane chỉ có một codon Các codon đồng nghĩa tức mã hóa cho cùng một amino acid thường có hai base đầu tiên giống nhau, nhưng khác nhau ở cái thứ ba Ví dụ: CCU, CCC, CCA và CCG tất cả đều mã hóa cho proline Trên thực tế, U và C luôn luôn tương đương nhau ở vị trí thứ ba, còn A và
G tương đương nhau trong 14 trên 16 trường hợp.
Trang 33• Trừ một số ngoại lệ nhỏ, mã di
truyền có tính vạn năng (universel)
tức toàn bộ thế giới sinh vật có
chung bộ mã di truyền.
• Bảng mã di truyền được tóm tắt như sau:
• MÃ DI TRUYỀN ( mRNA
Trang 34II QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ
• 1 Nguyên tắc chung.
Quá trình chuyển thông tin di truyền từ DNA sang RNA gọi là phiên mã RNA được tổng hợp nhờ hệ enzyme RNA-polymerase, đúng ra gọi chính xác là
RNA-polymerase phụ thuộc DNA
(DNA-dependent-RNA-polymerase) Ở đây DNA còn thể hiện tính chất
kỳ lạ là khả năng dị xúc tác (heterocatalysis) tức làm
khuôn tổng hợp một phân tử khác Giống như DNA
polymerae, RNA polymerase theo mạch khuơn DNA, xúc tác phản ứng polymer hố tạo liên kết phosphodiester, nối các đơn phân ribonucleotide ATP, GTP, UTP và
CTP tạo mạch RNA bổ sung
Trang 35• Hóa học của tổng hợp RNA rất giống với sao
chép DNA Trong quá trình nối dài (elongation)
mạch RNA, nucleotide mới gắn vào đầu 3’OH của
ribonucleotide trước đó và polymer hoá phóng
thích 2 liên kết phosphate giàu năng lượng
Hướng tổng hợp cũng tương tự từ đầu 5’ –> 3’,
và do vậy mạch khuôn đối song song
(antiparallel) với mạch RNA mới tạo thành, mà
không tạo liên kết hydro giữa 2 mạch Khác với
DNA polymerase, RNA polymerase có thể tái
khởi sự tổng hợp mạch mới và không cần mồi
Trang 37Tổng
hợp
RNA
Trang 38• Hóa học của tổng hợp RNA rất giống với sao chép DNA
Trong quá trình nối dài (elongation) mạch RNA,
nucleotide mới gắn vào đầu 3’OH của ribonucleotide
trước đó và polymer hoá phóng thích 2 liên kết
phosphate giàu năng lượng Hướng tổng hợp cũng tương
tự từ đầu 5’ –> 3’, và do vậy mạch khuôn đối song song (antiparallel) với mạch RNA mới tạo thành, mà không
tạo liên kết hydro giữa 2 mạch Khác với DNA
polymerase, RNA polymerase có thể tái khởi sự tổng hợp mạch mới và không cần mồi
• DNA còn thể hiện một tính chất kỳ lạ là khả năng dị xúc
tác (heterocatalysis), tức làm khuôn để tổng hợp nên một
phân tử khác nó là RNA Điều này thực hiện được nhờ
enzyme RNA polymerase và các ribonucleotide, đặc biệt
là uracil.
Trang 39• Quá trình phiên mã trải qua ba giai đoạn là
khởi sự (initiation), nối dài (elongation), kết thúc (termination); và thực hiện theo các
nguyên tắc :
• Chỉ một trong hai mạch của phân tử DNA
được dùng làm khuôn để tổng hợp RNA.
• RNA-polymerase bám vào DNA làm tách
mạch và di chuyển theo hướng 3‘ 5' trên
DNA để cho mRNA được tổng hợp theo
hướng 5' 3'.
Trang 402 RNA polymerase
Khuôn cho RNA polymerase là DNA mạch kép,
nhưng chỉ phiên mã một mạch có nghĩa (sense),
tuy gen hiện diện ở cả hai mạch và vùng 2 mạch
đó được phiên mã vào những thời điểm khác
nhau Các nguyên tắc này được RNA polymerase của tất cả các sinh vật tuân thủ Sự khác nhau
đáng kể giữa RNA polymerase của các siêu giới thể hiện như sau :
• – Ở sinh vật nhân sơ chỉ một loại RNA
polymerase tổng hợp tất cả các loại RNA.
• – Sinh vật nhân thực có 3 loại RNA polymerase
tổng hợp 3 loại RNA khác nhau.
Trang 41• Tất cả RNA polymerase của các loài vi
khuẩn là các protein có họ hàng gần nhau
Phức hợp enzyme từ E coli có lõi
holoenzyme gồm 4 tiểu phần và nhân tố
(sigma factor), mà nó không gắn chặt như các tiểu phần khác và dễ tách ra Chỉ phần
enzyme lõi có khả năng xúc tác phản ứng
polymer hóa nối ribonucleotide tạo thành
mạch RNA, còn sigma có vai trò nhận biết
(recognition) vị trí thích hợp trên DNA để
khởi sự tổng hợp Lúc ban đầu, RNA
polymerase lõi gắn với nhân tố sigma dò
đến điểm khởi sự và σ tách ra khi phiên mã bắt đầu
Trang 42Khởi sự phiên mã ở E coli : RNA polymerase lõi
với nhân tố sigma
Đoạn gen được phiên mã
Trang 43• Tế bào nhân thực có RNA polymerase I tổng hợp rRNA, RNA polymerase II –> mRNA và RNA
polymerase III –> tRNA và các loại RNA khác
Cơ sở của tính đặc hiệu này là mỗi loại RNA
polymerase chỉ nhận biết các promoter từ những nhóm đặc biệt của gen Ngược lại, ở vi khuẩn
promoter cho gen mã hoá protein cũng giống
tương tự promoter cho gen mã hoá tRNA Các
RNA polymerase nhân thực còn đòi hỏi rất nhiều
protein hỗ trợ để nhận biết các promoter đặc hiệu
Trang 44• Khác với vi khuẩn, các nhân tố khởi sự
Eukaryotae (cả ở Archaea) nhận biết các
promoter một cách độc lập, không phải một phần
của lõi polymerase holoenzyme.
• Ở các loài Archaea, chỉ một loại RNA
polymerase rất giống với RNA polymerase II Eukaryotae, cấu trúc promoter cũng giống
Sự phiên mã ở Archaea cũng đòi hỏi một số
nhân tố hỗ trợ giống với phiên mã ở tế bào nhân thực Ở đây thể hiện rõ thêm sự giống
nhau giữa Archaea với Eukarya trong quan
hệ tiến hoá và do vậy tách Archaea thành
siêu giới riêng