DNA LÀ CHẤT DI TRUYỀN • Vào năm 1868, vài năm sau khi Mendel công bố các quy luật di truyền Friedrich Miescher, nhà sinh hóa học Thụy Sĩ phát hiện trong nhân tế bào mủ một chất không phả
Trang 2CHƯƠNG VIII
CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA TÍNH DI TRUYỀN
• I DNA LÀ CHẤT DI TRUYỀN.
• II CẤU TRÚC CỦA DNA.
• III SAO CHÉP DNA.
• IV CÁC CƠ CHẾ SỬA SAI VÀ BẢO VỆ DNA.
• V DNA THỎA MÃN CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHẤT DI TRUYỀN.
Trang 3• Sau khi tìm hi u c u trúc và s bi n ể ấ ự ế đổ ă i n ng
l ượ ng c a t bào, ch ủ ế ươ ng này i sâu vào các c đ ơ
ch ế phân t c a tính di truy n, ử ủ ề mà DNA (Desoxyribonucleic acid) óng vai trò trung tâm đ
T t c các t bào c a t t c các sinh v t trên ấ ả ế ủ ấ ả ậ hành tinh chúng ta đề u có b máy di truy n hay ộ ề
h gen ệ (genome) v i c u trúc chung là DNA, mà ớ ấ
vi c th c hi n ch c n ng c ng gi ng nhau ệ ự ệ ứ ă ũ ố
v c n b n Phát minh ra c u trúc c a ề ă ả ấ ủ phân t ử DNA, ã t o ra cu c cách m ng trong Sinh đ ạ ộ ạ
h c, m ọ ở đầ u Sinh h c phân t ọ ử Phân t DNA ử tho mãn các yêu c u ả ầ đố i v i v t ch t di ớ ậ ấ truy n: ề ch a ứ và truy n ề đạ t thông tin, t sao ự chép chính xác, có kh n ng ả ă bi n d ế ị và s a sai ử
Trang 4I DNA LÀ CHẤT DI TRUYỀN
• Vào năm 1868, vài năm sau khi Mendel công bố các quy luật di truyền Friedrich Miescher, nhà sinh hóa học Thụy Sĩ phát hiện trong nhân tế bào mủ một chất không phải protein, đó là acid nucleic
• Năm 1914, nhà hóa học Đức R.Feulgen tìm ra phương pháp nhuộm màu đặc hiệu đối với DNA và mười năm sau cho thấy DNA của nhân giới hạn trong các nhiễm sắc thể Mãi đến năm 1944 vai trò mang thông tin di truyền của DNA mới được Avery và các cộng sự chứng minh và đến năm 1952 được công nhận sau nhiều tranh cãi.
Trang 5Friedrich
Miescher
Trang 61 Hiện tượng biến nạp (transformation) ở vi khuẩn
• Hiện tượng biến nạp được Griffith phát hiện ở vi khuẩn
Diplococus pneumoniae (nay gọi là Streptococus pneumoniae - phế cầu khuẩn gây sưng phổi ở động vật có vú) vào năm 1928 Vi khuẩn này có 2 dạng khác nhau:
• Dạng SIII, gây bệnh có vỏ bao tế bào (capsule) bằng
polysaccharide cản trở bạch cầu phá vỡ tế bào Dạng này tạo đốm mọc (khuẩn lạc) láng (Smooth-láng) trên môi trường agar
• Dạng RII, không gây bệnh, không có vỏ bao, tạo đốm
mọc nhăn (Rough-nhăn).
• Thí nghiệm được tiến hành như mô tả trên hình 8.1.
Trang 7Thí nghiệm biến nạp ở chuột
Trang 10Thí nghiệm biến nạp ở chuột
Trang 11• Tiêm vi khuẩn S sống gây bệnh cho
chuột - chuột chết.
• Tiêm vi khuẩn R sống không gây bệnh
- chuột sống.
• Tiêm vi khuẩn S bị đun chết cho chuột
- chuột sống.
• Hỗn hợp vi khuẩn S bị đun chết trộn
với vi khuẩn R sống đem tiêm cho chuột - chuột chết Trong xác chuột chết có vi khuẩn S và R.
Trang 12• Vi khuẩn S không thể tự sống khi bị đun chết,
nhưng chúng đã truyền tính gây bệnh cho tế bào
R gọi là biến nạp (transformation).
• Năm 1944, T.Avery, Mc Leod và Mc Carty đã
xác định tác nhân gây biến nạp là DNA :
• - Nếu các tế bào S chết bị xử lý bằng protease
(hủy protein) hoặc ARN-ase (phân hủy ARN) hoạt tính biến nạp vẫn còn :protein và ARN không phải là tác nhân gây biến nạp
• Nhưng nếu tế bào S chết bị xử lý bằng DNA-ase
(enzyme chỉ phân hủy đặc hiệu DNA) thì hoạt tính biến nạp không còn nữa, chứng tỏ DNA là nhân tố biến nạp.
Trang 13• Kết quả thí nghiệm có thể tóm tắt như
sau:
DNA của S + các tế bào R sống
-> chuột -> chết (có R + S)
Kết luận: Hiện tượng biến nạp là một chứng minh sinh hóa xác nhận rằng DNA mang tín hiệu di truyền
Trang 14• Thời đó, vai trò của DNA vẫn chưa được công nhận vì cho rằng vẫn còn một ít protein.
• Về sau có thể thực hiện biến nạp không chỉ với tính trạng gây bệnh, mà còn nhiều tính trạng khác như tính đề kháng thuốc hay tổng hợp chất này chất nọ Biến nạp có thể thực hiện ở nhiều loại vi khuẩn khác nhau
• Ngày nay có thể thực hiện được biến nạp ở sinh vật Eukaryotae như nấm men, tế bào thực vật, tế bào chuột và cả tế bào người, có thể thực hiện biến nạp giữa các loài khác nhau rất
xa trong hệ thống phân loại
• Biến nạp được coi như phương tiện vạn năng (universal) để chuyển gen giữa các sinh vật khác nhau.
Trang 152 Sự xâm nhập của DNA virus vào vi
khuẩn.
• Năm 1952, Hershey và Chase đã tiến hành thí
nghiệm với bacteriophage T2 (virus của vi khuẩn được gọi là bacteriophage - thực khuẩn thể hay gọi tắt là phage) xâm nhập vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) Phage T2 có cấu tạo đơn giản gồm vỏ protein bên ngoài và ruột DNA bên trong (hình 7.2) Khi cho phage T2 vào vi khuẩn, chúng gắn lên bề mặt bên ngoài, một phần chất nào đó xâm nhập vào vi khuẩn và sau 20 phút tế bào vi khuẩn bị bể ra phóng thích nhiều phage mới.
Trang 21Virus đốm thuốc lá
Trang 22• Thí nghiệm của Hershey và Chase nhằm xác định xem
phage nhiễm vi khuẩn đã bơm chất nào vào tế bào vi khuẩn: chỉ DNA, chỉ protein hay cả hai Vì DNA chứa nhiều Phosphore nhưng không có Sulfur (lưu huỳnh) còn protein chứa Sulphur nhưng không Phosphore, nên có thể phân biệt giữa DNA và protein nhờ các đồng vị phóng xạ P32 và S35 Phage được nuôi trên vi khuẩn đã mọc trên môi trường chứa các đồng vị phóng xạ P32 và đồng vị phóng xạ S35 S35 xâm nhập vào protein và P32 vào DNA của phage Phage nhiễm phóng xạ này được tách ra đem cho nhiễm các vi khuẩn không bị nhiễm phóng xạ
Trang 23• Cho phage nhiễm trong một khoảng thời gian đủ để bám vào vách tế bào vi khuẩn và bơm chất nào đó vào trong tế bào, rồi dung dịch được lắc mạnh và ly tâm để tách rời tế bào vi khuẩn khỏi phần phage bám bên ngoài vách tế bào Phân tích phần nằm ngoài vi khuẩn cho thấy nó chứa nhiều S35 (80%) nhưng rất ít P32, chứng tỏ phần lớn protein vỏ của phage nằm ngoài tế bào vi khuẩn
Trang 24• Phân tích phần trong các tế bào vi khuẩn thấy chúng chứa
nhiều P32 (70%) nhưng rất ít S35, chứng tỏ DNA được bơm vào trong tế bào Thí nghiệm này chứng minh trực tiếp rằng DNA của phage T2 ban đầu đã xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và chúng sinh sản tạo ra thế hệ phage mới mang tính di truyền có khả năng tiếp tục nhiễm các vi khuẩn khác.
• Kết luận: Vật chất di truyền của phage T2 là DNA.
• Sau thí nghiệm này vào năm 1952 nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi đã diễn ra về vai trò của DNA là vật chất di truyền Các số liệu thu được tiếp theo đã khẳng định điều đó.
Trang 25II THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC
HÓA HỌC CỦA DNA
• 1 Thành phần hóa học.
• Desoxyribonucleic acid là polinucleotide từ
các đơn phân (monomer) nucleotide.
Nitrogenous base gồm hai purine là Adenine (A) và Guanine (G) và hai pirimidine là
Cytosine (C) và Thymine (T) , ở RNA còn có Uracil (U)
Trang 26Kết quả phân tích hóa học của DNA ở những sinh vật khác nhau cho thấy sự giống nhau đặc biệt giữa các đơn chất hợp thành DNA Thành phần hóa học của DNA gồm có gốc acid phosphoric, đường 5-desoxyribose và các base nitric Base nitric gồm hai purine là Adenine (A) và Guanine (G) và hai pirimidine là Cytosine (C) và Thymine (T)
Trang 27CÁC BASE PURINE VÀ PIRIMIDINE
Trang 28• Vào những năm 1930, Carpersson phát hiện phân tử DNA rất lớn, hơn cả protein Những phân tử DNA nhỏ nhất cũng vài nghìn nucleotide, còn những phân tử lớn nhất dài hơn cả triệu cặp nucleotide.
• Tất cả sinh vật đều có chung một cấu trúc DNA Tính đặc trưng của DNA một loài chỉ biểu hiện ở sự sắp xếp các nucleotide theo một trình tự dọc theo chiều dài và số lượng của chúng.
Trang 292 Mô hình cấu trúc DNA Watson -
Crick.
• Cấu trúc không gian của DNA đã hấp dẫn
nhiều nhà khoa học
• Năm 1950 hầu như chưa biết gì về sự sắp xếp
không gian của các nguyên tử trong DNA và
dĩ nhiên cũng chưa biết bằng cách nào nó chứa thông tin cho sao chép và kiểm soát các hoạt động của tế bào
• Vào thời gian này một số nhà nghiên cứu bắt
đầu sử dụng kỹ thuật phân tích dùng tán xạ tia X (X-ray diffraction analysis) đối với DNA.
Trang 30Kỹ thuật phân tích tán xạ tia X (X-ray
diffraction analysis)
Trang 31• Nổi bật nhất trong số đó là Rosaline
Franklin và Maurice Wilkins ở London, họ đã thu nhận những kết quả rõ nhất Lúc này Francis Crick cũng vừa nêu ra phương pháp toán học giải thích kết quả của tán xạ tia X đối với các cấu trúc xoắn của protein và dùng nó giải thích các hình ảnh do Franklin và Wilkins thu được.
Trang 32ROSALIND
Trang 33MAURICE
WILKINS
Trang 34• Người ta nhận thấy không những DNA từ các nguồn khác nhau cho các đặc tính phân tích tán xạ giống nhau, mà cũng chính những tán xạ đó sẽ nhận được không phụ thuộc vào các sợi DNA được tách riêng ra hoặc ở trạng thái tự nhiên (intact) như khi nằm trong đầu tinh trùng hay trong phage
Trang 35• Những tính chất căn bản thu được như sau:
• Các base purine và pirimidine có cấu trúc phẳng,
mặt phẳng của chúng xếp vuông góc với trục dài của mạch polynucleotid và chúng chồng cái này lên cái kia như một cột gồm những viên gạch chồng lên nhau, khoảng cách trung tâm của hai mặt phẳng kề nhau là 3,4 Anstrom.
• Mạch polynucleotid không duỗi thẳng mà xoắn thành lò xo quanh trục giữa, mỗi bước xoắn của lò
xo dài 34 Anstrom.
• Số liệu tính toán cũng cho thấy DNA có nhiều hơn một mạch polynucleotide.
Trang 36Mô hình chuỗi xoắn kép DNA của
Watson - Crick
• Vào năm 1953, J.Watson và F.Crick đã thực hiện bước quyết định cuối cùng bằng sự tổng hợp tài tình các số liệu phân tích hóa học và tán xạ tia X để xây dựng đúng đắn mô hình cấu trúc của phân tử DNA, còn gọi là mô
hình DNA Watson - Crick hay chuỗi xoắn
kép Mô hình gồm hai mạch polinucleotide bắt cặp bổ sung (complementary) tạo lò xo
xoắn kép
Trang 38• Vào năm 1951, F.Crick mới 35 tuổi bắt đầu
quan tâm đến DNA Thực ra từ năm 1946, sau khi đọc cuốn sách "Sự sống là gì?" (“What is a life?”) theo quan điểm của nhà vật lý học lý thuyết nổi tiếng E.Schrodinger (được giải Nobel), Crick đã bỏ vật lý học và theo sinh vật học Thời gian này James Watson khoảng 25 tuổi, sau khi bảo vệ tiến
sĩ được đến thực hiện hậu tiến sĩ (postdoctoral) ở Cambridge Sự hợp tác của Watson và Crick đã dẫn đến một trong những phát minh lớn nhất của thế kỷ 20.
Trang 39Nguyên tắc bổ sung
• :Hai mạch được gắn với nhau bằng các liên kết
hydro giữa các base đối diện với nhau theo từng cặp: đối diện Adenine làø Thymine, đối diện Guanine là Cytosine.
• Watson và Crick đã đi đến kết luận rằng A bắt
cặp với T và G với C hoàn toàn dựa trên tính toán lý thuyết và điều này bất ngờ giải thích phát hiện của E.Chargaff (Mỹ) vào năm 1951 rằng trong tất cả các loại DNA đều chứa cùng một số lượng A và T đúng như nhau; G và C cũng có cùng một số lượng đúng như nhau.
Trang 40• Tóm lại, theo mô hình của Watson - Crick phân tử
DNA là một chuỗi xoắn kép mà hai mạch gồm khung đường xen kẽ với các nhóm phosphate, được gắn với nhau nhờ các liên kết hydro giữa Adenine với Thymine ở mạch đối diện và giữa Guanine với Cytosine ở mạch đối diện Từ năm 1953 đến nay mô hình đó được củng cố bằng các nghiên cứu tiếp theo và chấp nhận Watson, Crick và Wilkins đã nhận giải thưởng Nobel vào năm 1962ù.
Trang 41Watson và Crick với mô hình DNA (1953)
Trang 42M.H.F.Wilkins
Trang 43R.Franklin (1921-1958) và hình chụp
nhiễu xạtia X với mẫu DNA
Trang 45Công bố đầu tiên về
Chuỗi xoắn kép DNA
Trang 46Koch,Pasteur, Watson và Crick
Trang 47J.D.Watson và F.H.C.Crick
Trang 48Crick (1916-2004) và Watson (1928-)
Trang 51CAÁU TRUÙC DNA
Trang 52SỰ BẮT CẶP BỔ SUNG
Trang 54• Một đặc điểm của mô hình là sự đối song
song (anti-paralell) Để các base tương ứng đối diện với nhau, hai mạch cần phải bố trí đầu sợi này đối diện với đuôi sợi kia Mỗi mạch đơn có một đầu mang nhóm P tự do gắn vào C’5 của đường desoxyribose nên gọi là đầu 5'P, còn đầu kia có nhóm OH ở vị trí C’3 nên gọi là đầu 3'OH Hai mạch có đầu ngược nhau như sau:
• 5'P 3'OH
• 3'OH 5'P
Trang 56Glycosidic bond
Trang 57CAC BIẾN ĐỔI TAUTOMER CỦA
NUCLEOTIDE
Trang 58Primary structure of nucleic acids-sequence
Trang 59NHŨNG TÍNH CHẤT DNA
• ĐẶC BIỆT NGUYÊN TẮC BỔ SUNG :
• - Sao chép chính xác.
• -Phiên mã
• - Sữa sai.
• - Lai DNA
• - Chẩn đoán phân tử
• - Antisense (Phản RNA)
• - RNAi (RNA interference)
• Hy vọng các bạn có thể tìm thêm ứng dụng
mới
Trang 61• – Cơ sở cho sự truyền đạt thông tin từ DNA
đến RNA và protein.
• – Cơ sở cho sự sao chép chính xác của vật chất
di truyền.
• – Cơ chế phân tử của đột biến.
• – Biết trình tự nucleotide mạch 1, suy ra trình tự tương ứng mạch 2.
• – Biến tính (Denaturation) và hồi tính
(renaturation) DNA dẫn đến lai nucleic acid và lai phân tử làm cơ sở cho các chẩn đoán mới.
• – Tiềm năng cho sữa sai, khi sai ở mạch 1 dựa vào mạch 2 để sửa sai
– Thuận tiện cho cắt nối, ghép gen.
Trang 62MÔ HÌNH CẤU TRÚC DNA CỦA
WATSON-CRICK
• – Năm 1953, F.Sanger xác định a.a của insulin
• – Năm 1953, mô hình cấu trúc phân tử DNA
của Watson-Crick đặt nền móng cho sự phát
triển của Sinh học phân tử " Học thuyết trung tâm " của sinh học phân tử :
• DNA -> RNA -> protein
• Sao chép phiên mã dịch mãû
• Lúc này Watson mới 25 tuổi
• và Crick 35 tuổi
Trang 63Biến tính DNA và lai nucleic acid.
Trang 643 DNA và nhiễm sắc thể.
• a DNA trong tế bào.
• DNA hiện diện trong bộ máy di truyền của tất cả các loại tế bào từ vi khuẩn đến người Ti thể và lục lạp cũng có DNA riêng Giửa các sinh vật Prokaryotae và Eukaryotae có sự khác nhau đáng kể về thành phần cấu tạo và tổ chức của DNA trong tế bào
Trang 65• Bộ gen của E coli và đa số các Prokaryotae là một phân tử DNA vòng tròn Khái niệm nhiễm sắc thể hiện nay được dùng cho cả vi khuẩn, nên nói nhiễm sắc thể vi khuẩn ta hiểu đó là sợi DNA.
• Đa phần DNA của Eukaryotae được tổ chức thành nhiều nhiễm sắc thể trong nhân tế bào Mỗi nhiễm sắc thể chứa 1 phân tử DNA thẳng mạch kép Các nhiễm sắc thể có số lượng và hình dạng đặc trưng cho tế bào của mỗi loài sinh vật.
Trang 66• Có sự khác nhau đáng kể về số lượng DNA giửa
các tế bào prokaryota và eukaryota DNA của E.coli chứa khoảng 4.10 6 cặp base, còn DNA của tế bào người nhiều hơn gấp 1.000 lần, khoảng 3,2.10 9 cặp base.
• DNA trong tế bào thường ở dạng xoắn và cuộn lại rất chặt Một DNA vòng tròn của E.coli nếu kéo thẳng sẽ dài khoảng 1,35 mm gấp 1.000 lần chiều dài tế bào
• DNA tế bào đơn bội của người nếu kéo thẳng và
nối đuôi nhau dài khoảng 1m cũng gấp 1.000 lần chiều dài tế bào Do đó, trong tế bào DNA phải xoắn chặt và gói gọn rất tinh vi mà các gen vẫn biểu hiện khi có nhu cầu
Trang 67Nucleic acid trong tế bào : DNA mạch kép và siêu xoắn
enzyme topoisomerases có thể thay đổi siêu xoắn
Trang 68DNA cuộn lại (condensation) : trong nhân cuộn lại
thành các sợi nhiễm sắc (chromatin fibers)
DNA in the nucleus is
condensed into
chromatin fibers
Trang 69b Nhiễm sắc thể của Eukaryotae
• Các nhiễm sắc thể của Eukaryotae có tổ chức
phức tạp gồm DNA và vài loại protein gắn vào Trong đó, histone là protein giữ vai trò cốt lõi trong cuộn lại của DNA Các histone là những protein nhỏ chứa nhiều acid amin mang điện tích dương (lysin và arginin) nên gắn chặt với DNA điện tích âm Sợi DNA dài quấn quanh các protein histone tạo nên nucleosome là đơn
vị cấu trúc của nhiễm sắc thể Đơn vị này là phức hợp gồm 146 cặp base của DNA quấn quanh 8 phân tử histone (4 loại x 2 phân tử) Các nucleosome kề nhau được nối qua một phân tử histone H1 trung gian (hình 7.5)