Cách làmbàivăntựsự
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
1. Hình thành ý tưởng
- Định ra một chủ đề, một nội dung gắn liền với chủ đề ấy
Ví dụ: Nguyên Ngọc định ra việc viết một câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của
anh Đề, về cuộc đời, số phận của anh Đề trong mối liên hệ với cuộc đời, số phận
chung của dân tộc, đất nước.
2. Dự kiến cốt truyện
- “Cốt truyện”: hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ
và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Dự kiến cốt truyện
+ Chọn và xây dựng quan hệ giữa các nhân vật
+ Chọn và triển khai tình huống
+Chọn chi tiết
II. Lập dàn ý
1. Dàn ý chung
a) Mở bài
Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
b) Nhân vật
Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện
c) Kết bài
Kết thúc câu chuyện (nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc, có ý
nghĩa).
2. Lưu ý: muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và
sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
III. Luyện tập
Đề bài: Viết lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” theo
một hướng mới mà vẫn đảm bảo cốt lõi tư tưởng dân gian, thể hiện rõ màu sắc,
không khí của truyện dân gian Việt Nam.
1. Ý tưởng 1: An Dương Vương tự mình giữ nước
a) An Dương Vương và Rùa Vàng:
- Sau khi xây thành, An Dương Vương đề nghị Rùa Vàng giúp cho cách bảo vệ
đất nước.
- Rùa thần trả lời: Chỉ giúp xây dựng, còn việc bảo vệ, giữ gìn đất nước thì nhà
vua phải tự mình gánh vác.
b) An Dương Vương và các tướng
- An Dương Vương triêu tập các tướng bàn kế sách.
- Kế sách đưa ra:
+ Phát triển việc cấy trồng, chăn nuôi để tích trữ lương thảo.
+Rèn luyện quân binh, chuẩn bị lực lượng.
c) An Dương Vương và người thợ săn:
- Việc quân căng thẳng, mệt nhọc, các tướng đề xuất việc đi săn vừa để luyện
tay cung, vừa để bớt mỏi mệt.
- Trên đường đi săn, gặp một người thợ săn già với rất nhiều thú rừng săn bắt
được và một cây nỏ kì lạ. Cụ già đã dâng vua bí quyết làm nỏ để một lần bắn được
nhiều mũi tên.
- An Dương Vương sai Cao Lỗ chế nỏ rồi dạy cho binh sĩ cách dùng và đốc
thúc luyện tập ngày đêm.
d) Triệu Đà xâm lược và bại trận, bị bắt làmtù binh. Đất nước hết họa cam qua,
trở lại thái bình thịnh trị.
2. Ý tưởng 2: An Dương Vương bảo vệ được đất nước nhưng bi kịch Mị
Châu – Trọng Thủy vẫn xảy ra
a) Triệu Đà cầu hôn, giảng hòa. An Dương Vương để giữ hòa khí đã gả Mị
Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy đưa Mị Châu về nước. Cha
con từ biệt, bịn rịn buồn thương.
b) Sau khi tiễn Mị Châu, An Dương Vương trở lại triệu tập các tướng bàn cách
giữ nước (như ý tưởng 1).
c) Triệu Đà lại đem quân xâm lược Âu Lạc. Mị Châu trở thành con tin trong
tay Triệu Đà. Triệu Đà một mặt lấy tính mạng Mị Châu để ép An Dương Vương mở
cổng thành, một mặt buộc Trọng Thủy xúi giục Mị Châu tìm cách vào thành làm nội
ứng.
d) Cuộc đối mặt giữa Mị Châu – Trọng Thủy:
- Trọng Thủy:
+ Ép Mị Châu khuyên cha ra hàng.
+ Hứa hẹn tương lai tốt đẹp, hạnh phúc bền lâu.
- Mị Châu:
+ Khẳng định tình yêu với Trọng Thủy.
+ Khẳng định lòng trung hiếu với đất nước, với vua cha rồi tự sát.
e) Triệu Đà nhiều lần tấn công không hạ được thành, quân binh hao tổn, mệt
nhọc đành rút lui về nước. Trọng Thủy sau khi an tang Mị Châu đã lao đầu xuống
giếng.
3. Cuộc gặp mặt giữa Trọng Thủy với hồn Mị Châu
a) Trọng Thủy đem xác Mị Châu về tang tại Loa Thành. Nỗi thương nhớ, ân
hận giày vò khiến Trọng Thủy không đêm nào yên giấc.
b) Một lần, trong giấc ngủ chập chờn, Trọng Thủy nghe tiếng gọi của Mị Châu
đã vùng bước ra ngoài, đến bên bờ giếng – nơi trước kia hai người cùng ngắm trăng.
c) Cuộc đối thoại giữa Trọng Thủy với hồn Mị Châu:
- Mị Châu: trách Trọng Thủy đã phản bội lòng tin của nàng.
- Trọng Thủy thanh minh cho sự phản bội của mình là vì không thể thoái thác
trách nhiệm với cha và chỉ phụ lòng tin chứ không phụ tình yêu với Mị Châu.
- Mị Châu khẳng định: trong cuộc sống vợ chồng, để có được hạnh phúc, lòng
tin và tình yêu phải hòa nguyện, thống nhất. Phụ lòng tin đồng nghĩa với việc xúc
phạm đến tình yêu. Mị Châu cũng nói rõ: tuy có được tình yêu của Trọng Thủy nhưng
nàng đã vô tình phản bội đất nước, phản bội vua cha. Nước đã mất thì nhà không thể
yên. Khi lợi ích quốc gia mâu thuẫn thì tình cảm của hai người cũng không thể trọn
vẹn. Hạnh phúc chỉ có trong sự hòa bình, hòa hợp dân tộc.
d) Mị Châu ra đi, để lại Trọng Thủy một mình với tâm trạng trống rỗng, mệt
mỏi và day dứt. Trọng Thủy đã lao đầu xuống giếng mà chết.
. “Cốt truyện”: hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ
và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Dự kiến cốt truyện. Cách làm bài văn tự sự
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
1. Hình thành ý