(Bài tiểu luận môn Xã hội học Báo chí Đề tài Hiệu quả xã hội từ chuyên mục “Cặp lá yêu yêu thương” của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam) để ra trang bìa và tờ lót 1 Tên đề tài Hiệu quả xã hội từ chuyên mục “Cặp lá yêu thương” của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam 2 Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta hiện nay,số lượng người dân có mức thu nhập thấp và thuộc diện hộ nghèo vẫn ở mức cao,chiếm khoảng 13 dân số(khoảng 33 triệu dân) Mức sống của người dân hầu đã có.
Trang 1(Bài tiểu luận môn Xã hội học Báo chí
Đề tài: Hiệu quả xã hội từ chuyên mục “Cặp lá yêu yêu thương” của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam) để ra trang bìa và tờ lót
1.Tên đề tài: Hiệu quả xã hội từ chuyên mục “Cặp lá yêu thương” của trung tâm tin tức
VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam
2.Tính cấp thiết của đề tài:
Ở nước ta hiện nay,số lượng người dân có mức thu nhập thấp và thuộc diện hộ nghèo vẫn ở mức cao,chiếm khoảng 1/3 dân số(khoảng 33 triệu dân).Mức sống của người dân hầu đã có sự cải thiện nhưng không nhiều,trong khi đất nước ta vẫn đang chuyển mình trong quá trình phát triển.Tiềm lực kinh tế của các gia đình rất yếu,dễ bị tổn thương do một thất bại
về kinh tế hoặc thiên tai,bệnh tật.Nguy cơ tái nghèo của các hộ gia đình là rất cao và nhiều hộ gia đình còn nằm trong tình trạng nghèo bền vững.Không chỉ ở nông thôn mà cư dân ở các đô thị cũng gặp phải tình trạng này.Để phát huy được tinh thần đoàn kết giúp đỡ cộng đồng,Đảng
và Nhà nước đã khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền để có thể huy động được sức mạnh toàn xã hội đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội để đời sống người dân được nâng cao
Thực tế,báo chí luôn thực hiện tốt vai trò xã hội của mình bằng việc cung cấp cho công chúng những thông tin chính xác mang tính định hướng,những góc nhìn hiện thực mang tính xã hội cùng những mảnh đời khốn khó cần được xã hội dang rộng vòng tay để che chở.Trong sự đóng góp chung đó,truyền hình nổi lên như một phương tiện truyền thông đáng tin cậy,khi có hàng loạt các chương trình từ thiện nhân đạo mang tính cộng đồng như: Trái tim cho em,Lục lạc vàng,Vì người nghèo,Cùng em đến trường…Với những lợi thế của
mình,truyền hình giúp cho khá giả dễ dàng theo dõi và tin tưởng vào những điều “mắt thấy tai nghe”,cảm thông cho những hoàn cảnh khó khăn và góp phần cùng xã hội thay đổi những cuộc đời khó nhọc
Xã hội ngày càng phát triển,con người sống trong xã hội hiện đại phải luôn nhanh chóng,gấp gáp và vật lộn với nhịp sống quay cuồng,chính vì thế đôi khi lòng thương bị xao nhãng,con người dần dần xa lánh nhau.Tuy nhiên,lịch sử đã ghi nhận dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân đạo và tinh thần tương thân tương ái.Sự xuất hiện của một chương trình mang đậm tính nhân đạo như “Cặp lá yêu thương” khắc sâu thêm truyền thống quý báu đó của dân tộc.Chuyên mục góp phần đánh thức những lòng thương bị ngủ quên do những áp lực từ cuộc sống xã hội.Giúp cho những người muốn cho nhu cầu làm từ thiện có một nơi an toàn và trách nhiệm để gửi gắm tình thương của mình thật xứng đáng
“Cặp lá yêu thương” là một chuyên mục trong chương trình Chuyển động 24h của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam.Chương trình mang tính cộng đồng rộng rãi và tính nhân đạo sâu sắc,đã trở thành một nhịp cầu nối cho các “lá chưa lành” (những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn) được các “lá lành”(những người có lòng hảo tâm) bao bọc che chở.Cũng chính nhờ chương trình,nhiều hoàn cảnh khác nhau đã được các mạnh thường quân giúp đỡ để vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.Với phương châm là huy động sức mạnh xã hội để giúp đỡ người còn thiếu thốn và thiệt thòi trong xã hội,nhiều hoàn cảnh đã được thay đổi và thắp lên một tương lai mới tốt đẹp hơn.Cũng chính từ giá trị nhân đạo mà chương trình đem lại nên đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ cộng đồng.Một chặng đường với hơn một năm trôi qua,12 điểm đến là 12 tỉnh,thành trên cả nước với hơn 2000 “lá chưa lành” và nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người trong xã hội.Từ Hà Giang,Lào Cai,Thái Bình,Hà Nam,Phú Yên,Khánh Hòa,Cần Thơ…dấu chân thiện nguyện đã đi đến để mang về cho các em một cuộc sống mới mẻ.Kết thúc cuộc hành trình một năm đi trao tình thương,sự đóng góp của đề tài “Hiệu quả xã hội từ chuyên mục “Cặp lá yêu thương” của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam” góp phần cho mọi người thấy rõ được những tác động từ một chuyên mục nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa rất lớn
Trang 2Truyền thông là phương tiện để gắn kết và thay đổi xã hội.Chúng ta đã chứng kiến những cuộc vận động như Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hay gần đây nhất là chiến dịch Hãy làm sạch biển…thì các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò cốt cán trong việc thay đổi tư duy và hành động của toàn xã hội.Những sản phẩm truyền thông ấy được đông đảo công chúng biết đến,đóng góp vào nhiệm vụ cải thiện xã hội.“Cặp lá yêu thương” xuất hiện cũng là một nhịp cầu để xã hội xích lại gần nhau,sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau.Đóng góp của “Cặp lá yêu thương” cũng nằm trong mục tiêu chung của cả nước về xóa đói giảm nghèo và phổ cập giáo dục trung học ở nước ta khi đã giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường và thắp sáng ước mơ.Câu khẩu hiệu của chương trình
là “200.000 đồng mỗi tháng,trao cơ hội đi học trao cơ hội đổi đời”
Mặc dù truyền hình có những lợi thế riêng nhưng vẫn chưa phát huy được hết khả năng trong công cuộc vận động xã hội.Nhiều người vẫn chưa biết tới chương trình.Nguồn lực huy động ủng hộ vẫn là những nguồn quen thuộc của các công ty lớn như Tân Hiệp Phát,TH True Milk…mà chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hội,chưa thay đổi được tư duy nhận thức giúp đỡ cộng đồng của xã hội.Chính vì vậy,đánh giá và tìm hiểu chương trình “Cặp
lá yêu thương” góp phần nhìn nhận về những tác động xã hội tích cực mà chương trình mang lại cùng với sức mạnh lan tỏa của lòng tốt,lòng nhân đạo.Đồng thời khắc phục được những điều chưa làm được,phát huy sức mạnh của truyền hình trong công tác tuyên truyền,vận động.Sự xuất hiện của chương trình là rất gần đây nên chưa có đề tài nào nghiên cứu dưới góc nhìn hiệu quả xã hội từ chương trình này đem lại.Với một chương trình từ thiện mới mẻ như thế này việc nghiên cứu để tìm hiểu về hiệu quả xã hội từ chương trình là vô cùng cần thiết.Là một sinh viên của Học viện Báo chí Tuyên truyền,chuyên ngành Truyền hình và thường xuyên đón xem chương trình “Cặp lá yêu thương”.Những nhìn nhận,phát hiện,đóng góp của tôi sẽ góp phần nhìn thấy những hiệu quả xã hội mà chương trình mang lại.Chính vì vậy,tôi lựa chọn đề tài “Hiệu quả xã hội từ chuyên mục Cặp lá yêu yêu thương của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam” để thực hiện cho bài tiểu luận lần này
*Các khái niệm cần làm sáng tỏ:
1.Hiệu quả
Trong cuốn từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê,năm 2006,tác giả cho rằng: “Hiệu quả là
sự tác động có gây ấn tượng,là kết quả đích thực” của một quá trình hay một hoạt động.Đó chính là việc đạt được mục đích thực tế mà hoạt động đề ra,có sự thay đổi về chất và
lượng(Trích Luận văn Hiệu quả xã hội của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 hiện nay của Nguyễn Tôn Nam)
Trong cuốn từ điển tiếng Việt,
Theo wikipedia,
Theo quan điểm cá nhân,hiệu quả là kết quả đạt được,có lợi ích,phù hợp với mục đích
đề ra
2.Hiệu quả xã hội
Còn theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng thì “hiệu quả” được nghiên cứu dựa trên 3 góc độ.Đó là hiệu quả tiếp nhận,hiệu ứng xã hội và hiệu quả thực tế
+Hiệu quả tiếp nhận “đó là sự đánh giá về số lượng,cách thức tiếp nhận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng”
+Hiệu ứng xã hội “là những biểu hiện của xã hội hình thành do sự tác động của thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng”
+Hiệu quả thực tế “là những thay đổi,vận động thưc tế của đời sống xã hội dưới tác động của truyền thông đại chúng”
Trang 33.Tổng quan nghiên cứu:
1.Tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo của đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long hiện nay – Nguyễn Thiện Thư,2015
2.Hiệu quả xã hội của chương trình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 hiện nay(Khảo sát từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015) – Nguyễn Tôn Nam,2015
3.Tính nhân văn trên báo mạng điện tử Việt nam hiện nay(Khảo sát VN Express,Dân trí,Tuổi trẻ online) – Đỗ Hồng Nhung,2015
4.Nâng cao hiệu quả của truyền hình xã hội của Đài phát thanh – Truyền hình Kiên Giang – Nguyễn Thị Khánh Ngọc,2015
5.Nguyên tắc tính nhân đạo trong hoạt động báo chí
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá và phân tích chương trình “Cặp lá yêu thương” để đưa ra những nhìn nhận cụ thể về hiệu quả xã hội từ chương trình xã hội mang tính nhân đạo này.Để
từ đó phát huy những ưu điểm mà chương trình đã làm được;cũng như khắc phục những yếu điểm để chương trình ngày càng hoàn thiện bằng việc đề xuất những giải pháp thích hợp
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc xác định mục đích nghiên cứu,chúng ta sẽ có những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: các khái
niệm,vai trò,mục đích của chương trình nhân đạo Cặp lá yêu thương;chỉ ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả;các yếu tố để tạo nên hiệu quả…
Thứ hai: Tiến hành khảo sát,thống kê,phân tích để làm rõ thực trạng hiệu quả
xã hội của chương trình Cặp lá yêu thương,những thành công và hạn chế,nguyên nhân thành công và hạn chế của chương trình này
Thứ ba: Đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả,phát huy vai trò truyền thông của chương trình Cặp lá yêu thương.Để từ đó,giúp cho đông đảo công chúng biết tới chương trình và huy động được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả xã hội từ chuyên mục Cặp lá yêu
thương của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam
5.2.Đối tượng khảo sát
- Chuyên mục Cặp lá yêu thương của trung tâm tin tức VTV24 – Đài truyền hình Việt
Nam.Lý do chọn chuyên mục này để thực hiện đề tài,bởi vì đây là chuyên mục tiêu biểu nhất trong nhóm các chương trình truyền hình với chủ đề nhân đạo xã hội,bên cạnh hàng loạt các chương trình khác như Trái tim cho em,Lục lạc vàng,Vì người nghèo…Điều đặc biệt hơn nữa,định hướng của chương trình là nhắm vào các em nhỏ - chủ nhân tương lai của đất nước,có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập.Với con người Việt Nam giàu tính hiếu học và tinh thần tương thân tương ái thì chủ đề thiện nguyện này dễ dàng nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ phía dư luận
- Những nhân vật trong phóng sự: tìm kiếm và phỏng vấn để họ có những bộc bạch,trải lòng về chính cuộc sống khốn khó của họ
- Khán giả truyền hình: đây là những người đón nhận và là nhân tố đóng góp cho việc giúp đỡ những cuộc sống khó khăn
5.3.Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu chuyên mục Cặp lá yêu thương của trung tâm tin tức
VTV24 – Đài truyền hình Việt Nam.Vì điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn,đối tượng
Trang 4nghiên cứu được khảo sát có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.Các đối tượng được tiến hành khảo sát sẽ là những nhân vật có hoàn cảnh khó khăn,những người thực hiện
chương trình và khán giả - những người có ảnh hưởng trực tiếp từ chương trình mang tính từ thiện nhân đạo này,có thể họ là những người nhận được những hỗ trợ,cũng có thể họ là những người ủng hộ cho các chương trình thiện nguyện này.Với từng nhóm đối tượng chúng ta sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để thu thập được nhiều thông tin nhất và mang lại hiệu quả cao nhất:
+Khán giả,đây là nhóm đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn cả,vì chúng ta dễ dàng bắt gặp được họ hơn.Bạn có thể khảo sát trực tiếp thông qua các biện pháp như phỏng vấn hay bảng hỏi.Hoặc chúng ta cũng có khảo sát gián tiếp thông qua việc sử dụng những phương tiện kết nối xã hội để rút ngắn khoảng thời gian tiến hành khảo sát.Bên cạnh đó,chúng ta cũng có thể thu nhặt những ý kiến đóng góp,chia sẻ của công chúng nói chung dành cho chuyên mục trên các diễn đạt mạng xã hội như facebook hay youtube…Đương nhiên một chương trình mang tính xã hội và đậm chất nhân đạo như Cặp lá yêu thương thì những nhận xét dành cho chương trình đều mang tính tích cực,động viên và chia sẻ với hoàn cảnh của nhân vật.Đồng thời chúng ta cũng phải mở rộng các đối tượng các khán giả được khảo sát cả về độ tuổi,giới tính,trình độ học vấn cũng như hoàn cảnh để có thể đưa ra những đóng góp công tâm và thiết thực nhất
+Nhân vật có hoàn cảnh khó khăn,với nhóm đối tượng này chúng ta chỉ chọn một số nhân vật tiêu biểu để họ nó rõ thêm về hoàn cảnh,cuộc sống của họ hay những chia sẻ,cám ơn của
họ khi nhận được sự giúp đỡ từ chương trình cũng như các nhà hảo tâm.Để có thể liên lạc được với nhóm đối tượng này,chúng ta có thể liên lạc thông qua đường dây nóng của trung tâm tin tức VTV24 hoặc thông qua fanpage và website của chương trình để có thể liên lạc được với các nhân vật cụ thể
+Những người thực hiện chương trình,đây là những người được tiếp xúc và chia sẻ với các
em về những hoàn cảnh trong cuộc sống.Chính vì vậy,tôi muốn họ nói lên những cảm xúc,suy nghĩ khi được tiếp xúc với các em có hoàn cảnh khốn khó những có nghị lực để có thể phấn đấu và bước tiếp trên cong đường học vấn tương lai.Để tiếp cận được nhóm đối tượng này chúng ta cũng cần đến những mối quan hệ hoặc thông qua các phương tiện liên kết xã hội
6.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1.Cơ sở lý luận
Bài tiểu luận dùng đến những cơ sở lý luận như sau: tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân đạo,chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo,chiến lược phát triển giáo dục đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo tài năng trẻ,một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng…Từ những cơ sở lý luận này góp phần làm sáng rõ hơn trong quá trình phân tích và nghiên cứu cụ thể
6.2.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát,hệ thống hóa,bổ sung mặt lý thuyết
về truyền hình nói chung,giáo dục nhân cách sống,đạo đức,tấm lòng nhân đạo của cong người…Đây chính là những lý thuyết cơ bản góp phần phân tích,đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.Bên cạnh việc tìm hiểu những lý thuyết cơ bản để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thì việc phân tích,đánh giá các phóng sự được phát sóng trong chuyên mục tạo căn cứ xác thực giúp nhận xét và đánh giá chuyên mục được xác đáng hơn:
Một số thông tin về chương trình:
1 Tên chương trình: Cặp lá yêu thương – Xuất phát từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam ta với tư tưởng “lá lành đùm lá rách” nên tên chương trình cũng xuất phát từ
ý tưởng đó và cho thấy rõ hơn sự giúp đỡ,yêu thương san sẻ của những tấm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh khó khăn
Trang 52 Tên phóng sự: Tùy vào từng hoàn cảnh,từng nhân vật mà phóng viên lại khai thác và
xử lý câu chuyện trong một góc độ xuyên suốt,ví du như là Nỗi buồn của mẹ,Ước mơ của nội,Những ước mơ gửi vào hạc giấy,Bức thư không người nhận…
3 Giờ - ngày phát sóng: Là một tiểu mục trong chương trình Chuyển động 24h được phát sóng xen kẽ với chuyên mục Việc tử tế,sau phần Điểm tin.Ngày phát sóng của chương trình là không cố định,phụ thuộc vào những điểm đến,những hoàn cảnh được cung cấp
4 Thời lượng phát sóng: Mỗi phóng sự dài khoảng 2-3 phút.Bên cạnh đó,mỗi tháng lại có một chương trình truyền hình trực tiếp khoảng 30-45 phút đến từng địa phương để trao quà và những khoản ủng hộ của các nhà hảo tâm
5 Vị trí của tác phẩm trong chương trình: Nằm ở gần cuối chương trình,luôn đem lại sự xúc động và ghi nhớ trong lòng khán giả
6 Tên tác giả/ Nhóm tác giả: Do phóng viên về đại phương tác nghiệp,đồng thời cũng do người dân giới thiệu đến chương trình những hoàn cảnh khó khăn
7 Thể loại tác phẩm: Phóng sự,phản ánh.Chuyên mục luôn mang đến những câu chuyện
về những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống
8 Tác phẩm được phát 1 số hay nhiều số: Nhiều số phát sóng trong chương trình Chuyển động 24h,đồng thời có một chương trình Gala hàng tháng để trao quà và những tài trợ vật chất của các mạnh thường quân
Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện,mức độ phát
triển,chất lượng,hiệu quả xã hội từ chương trình Cặp lá yêu thương mang lại.Phương pháp này chủ yếu dựa vào tác giả phải lưu giữ,xem lại các chuyên mục đã được khảo sát.Vấn đề này bây giờ tương đối dễ dàng,do chương trình có website,fanpage và kênh youtube riêng nên việc xem lại chương trình và thống kê theo thứ tự là việc tương đối dễ dàng
* Những phóng sự đã được phát sóng trong chuyên mục “Cặp lá yêu thương” và những chương trình Gala Cặp lá yêu thương truyền hình trực tiếp tại các địa phương
1.Đường đến trường của cô bé mắc bệnh xương thủy tinh – ngày 3/10/2015 – Câu chuyện kể
về em bé Mỹ Hảo bị mắc bệnh xương thủy tinh,gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vươn lên trong học tập và nụ cười luôn rạng rỡ trên môi
2.Ước mơ đến trường của những đứa trẻ hiếu học – ngày 5/1/2016 – Câu chuyện kể về một gia đình ở Quảng Ngãi có 7 anh chị em,cha bỏ đi,mẹ mắc bệnh tâm thần,những đứa trẻ được
bà ngoại cưu mang và luôn chăm ngoan,học giỏi
3.Niềm vui của cậu bé 7 năm sống chung với HIV – ngày 7/1/2016 – Câu chuyện cậu bé Vũ 7 năm chung sống với HIV,cha em bỏ đi,mẹ em mất,hiện giờ em đang sống với bà ngoại
4.Đưa bé đến từ “thiên đường” – ngày 12/1/2016 – Câu chuyện kể về bé Phước,một câu bé bị
bỏ rơi được một người mẹ “bất đắc dĩ” đem về nuôi và em sống hạnh phúc trong vòng tay của người mẹ này
5.Những ước mơ gửi vào hạc giấy – ngày 14/1/2016 – Câu chuyện kể về em Minh ở Quảng Ngãi,sống chung với người cha bị bệnh tật,mẹ em bỏ đi từ khi em còn nhỏ.Luôn hiếu học nhưng vì hoàn cảnh gia đình khốn khó nên em đành gửi ước mơ vào những cánh hạc giấy
Trang 66.Ước mơ của những em nhỏ không còn cha - ngày 19/1/2016 – Câu chuyện kể về gia đình
em Nhật ở Quảng Ngãi,ba các em mới mất,gánh nặng gia đình đè nặng lên vai mẹ và mẹ phải gánh cả những ước mơ cho các em
7.Điều ước của bé Hà – ngày 21/1/2016 – Câu chuyện kể về bé Hà 8 tuổi ở Quảng Ngãi,mặc
dù hoàn cảnh gia đình thiếu thốn nhưng vẫn có những ước mơ nhỏ nhoi và bình dị,đó là gia đình được hạnh phúc và được học thật giỏi
8.Tết trong căn nhà nhỏ của 4 đứa trẻ mồ côi mẹ - ngày 27/1/2014 - Câu chuyện kể về gia đình em Chung ở Quảng Ngãi,mẹ mất sớm,4 chị em đều do một tay cha chăm sóc và lại một mùa xuân nữa mấy chị em Chung không có mẹ ở bên
9.Nghị lực của cô bé mồ côi – ngày 2/2/2016 – Câu chuyện kể về em Lò Thị Lâm,dân tộc Thái ở Điện Biên,cha mẹ mất sớm,sống chung với bác ruột và bà ngoại.Em phải chủ động mọi việc,kể cả việc tìm kiếm ước mơ
10.Bữa trưa của gia đình nhà em Chươi – ngày 4/2/2016 - Câu chuyện kể về gia đình em Chươi ở Điện Biên,mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em luôn học giỏi
11.Khúc hát ru của hai em bé mồ côi – ngày 16/2/2016 – Câu chuyện kể về gia đình em Lò Thị Hương Giang,sống chung với ông bà ngoại,vừa phụ giúp ông bà ngoại những công việc gia đình vừa phải cố gắng học tập thật tốt để ông bà vui
12.Ước mơ của cậu bé mồ côi - ngày 18/2/2016 – Câu chuyện kể về cậu bé Lò Văn Phong ở Điện Biên,bố mẹ em mất để lại 3 anh em sống cùng bà ngoại.Em có ước mơ trở thành công an nhưng cuộc sống khó khăn làm ước mơ của em ngày càng xa hơn
13.Con đường tìm chữ của 6 chị em mồ côi mẹ - ngày 24/2/2016 – Câu chuyện kể về 6 chị em
họ Mùa ở Điện Biên.Bố bị tâm thần nên đã cướp đi tính mạng của em,bố ngồi tù,trong khi các
em phải sống cùng ông bà.Gia đình vốn khó khăn lại càng thêm vất vả.Đường đến trường của các em cũng càng gập ghềnh hơn
14.Cậu bé 14 tuổi một mình nuôi ba em nhỏ - ngày 25/2/2016 – Câu chuyện kể về gia đình
em Sình A Minh,mẹ bỏ đi,bố phải ngồi tù.Để em phải một mình cáng đáng cả công việc của
bố lẫn của mẹ.Vì hoàn cảnh quá khó khăn,em đã dự tính đem gửi các em của mình cho làng trẻ SOS
15.Trụ cột nhỏ của gia đình - ngày 8/3/2016 – Câu chuyện kể về gia đình em Biện Minh Tuấn,bố bỏ đi từ khi 3 tuổi,mẹ phải đi làm ăn xa,3 anh em ở nhà cùng bà ngoại.Em sẵn sàng gác lại giấc mơ của mình để các em có thể tiếp tục đến trường
16.Gia đình hạnh phúc của cậu bé mắc bệnh tim bẩm sinh - ngày 15/3/2016 – Câu chuyện kể
về gia đình chị Phạm Thị Vinh ở Khánh Hòa,chồng mất đã vài năm nay,nhà không có phải sống nhờ nhà bà ngoại,một mình chị phải chạy cơm từng bữa lo cho cậu con trai của
mình.Mong có thể trông đợi vào cậu con trai sau này,nhưng Tuấn con trai chị lại mắc bệnh tim bẩm sinh và thận chỉ có một quả nên sức khỏe rất yếu.Mưu sinh bằng nghề biển,dù nghèo khó nhưng hai mẹ con rất yêu thương nhau
17.Nỗi buồn của mẹ - ngày 23/3/2016 – Câu chuyện kể về chị Phan Thị Thu Chi ở Khánh Hòa,một mình nuôi 2 đứa con ăn học.Chị phải vất vả ngược xuôi làm đủ thứ việc để kiếm tiền.Không nghề nghiệp ổn định lại đau ốm liên miên nên việc nuôi tiếp ước mơ đến trường cho con ngày càng trở nên không tưởng với người phụ nữ này
18.Khoảng trống của mẹ - ngày 24/3/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Phương Thảo ở Ninh Hòa,Khánh Hòa,mẹ mất do căn bệnh ung thư cách đây 6 tháng để lại một khoản
nợ khổng lồ cho gia đình.Em út mang trong mình căn bệnh lõm lồng ngực bẩm sinh.Bố em lại không thể làm được việc nặng do di chứng trở nên khó khăn với hai chị em Thảo
19.Ngôi nhà im lặng – ngày 29/3/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Hữu Phước ở Vạn Ninh,Khánh Hòa,em lớn lên trong sự im lặng.Bố mẹ bị câm điếc bẩm sinh,mọi giao tiếp trong gia đình đều dựa vào ngôn ngữ cơ thể.Nguồn thu nhập của gia đình và việc đi học của
em phụ thuộc vào việc bố em đi làm phụ hồ.Thế nhưng,em vẫn nuôi khát khao đi học,để có thể chữa bệnh cho bố mẹ mình.Giấc mơ giản đơn nhưng không thể thành sự thật
20.Ngôi nhà nhỏ của 3 bà cháu – ngày 4/4/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Thị Hoài Linh,sinh ra đã không có bố,mẹ bỏ nhà ra đi,Linh và anh trai sống cùng bà ngoại.Ông
Trang 7ngoại đã mất vì bệnh còn bà ngoại năm nay đã 73 tuổi.Tuổi già sức yếu,từng đồng tiền hỗ trợ
ít ỏi dường như là không đủ cho cuộc sống của 3 bà cháu,kể gì đến chuyện học hành của 2 anh em
21.Ước mơ của bà nội – ngày 8/4/2016 – Phóng sự kể về câu chuyện gia đình bà Bùi Thị Thuận với ước mong của bà dành cho Thảo Vân,cô cháu gái của mình.Thường xuyên phải đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí,nhưng 8 năm liền Vân là học sinh giỏi.Mẹ hay đau ốm,bố lại bị tai nạn không còn khả năng lao động.Kỳ chuyển cấp sắp đến,Vân đang phải đối mặt với nỗi lo phải tạm dừng ước mơ đi học của mình
22.Khoảng trống trong lòng mẹ - ngày 8/4/2016 – Phóng sự kể về gia đình chị Trần Thị Hằng
ở Bình Lục,Hà Nam,một năm sau khi chồng mất,chị phải một mình gánh vác việc nhà với 3 con nhỏ.Khoảng trống và số nợ lớn sau khi chữa bệnh của chồng để lại khiến 1 mình chị phải vất vả loay hoay.Sợ không trả được nợ và không lo nổi bữa ăn,nhiều lúc chị đã nghĩ cho 3 đứa con nghỉ học
23.Tiếng cười trong ngôi nhà nhỏ - ngày 16/4/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Trường Sơn,9 tuổi ở Hà Nam.Sau một vụ tai nạn thảm khốc vào tháng 5 năm 2014,bố em đã mất,còn mẹ thì sống thực vật May mắn thay,cậu bé Trường Sơn thì vẫn còn sống sót sau vụ tai nạn đó.Từ đó đến nay,Sơn cùng anh trai sống với ông nội.Ngôi nhà nhỏ nhưng đầy ắp tình yêu thương
24.Tình yêu thương của mẹ - ngày 16/4/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Lê Quang Thắng
ở Duy Tiên,Hà Nam.13 năm lớn lên, bên cạnh em chỉ có mẹ Mẹ em bị gù lưng bẩm sinh.Em Thắng trong một lần bị ngã tay trái bị khoèo.Cuộc sống vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng dành những gì tốt nhất cho em
25.Hạnh phúc của cô bé mang trong mình bệnh thận – ngày 22/4/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Thị Hoài Thu ở Thanh Liêm,Hà Nam từ khi sinh ra đã mang trong mình căn bệnh nang thận quái ác.Gia đình em càng trở nên khó khăn hơn khi bố em - người trụ cột gia đình cũng đã sớm ra đi.Một mình mẹ em phải làm lụng vất vả nuôi em và anh trai ăn học.Dù bệnh tật nhưng Thu rất ham học và nhiều năm là học sinh giỏi.Với Thu,hạnh phúc đơn giản chỉ là được cắp sách đến trường với bạn bè mỗi ngày
26.Những người ở lại – ngày 22/4/2016 – Phóng sự kể về gia đình anh Trương Quang Trung
ở Lý Nhân,Hà Nam.Hai năm sau khi vợ mất,anh phải vất vả lo toan cho những đứa con của mình.Con trai lớn bị bại não,con trai út thì còn quá nhỏ tuổi,duy chỉ có Hiền cô con gái duy nhất trong nhà là niềm hy vọng của anh khi gần 5 năm đều là học sinh giỏi.Vậy nhưng,tương lai Hiền vẫn là một bài toán khó với người cha nghèo này
27.Nhà có 3 chị em gái – ngày 4/5/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Đào Thị Tuyết ở Lý Nhân,Hà Nam.Bố mất sớm,giờ chỉ còn mẹ và mấy cô con gái.2 chị gái lớn thì đã xây dựng gia đình.Ngôi nhà ấm áp, đủ đầy các thành viên giờ nào chỉ còn mẹ cùng 3 cô con gái đang tuổi ăn tuổi học.Thương mẹ vất vả, 3 chị em tự bảo ban nhau học hành rồi vui chơi
28.Bóng cả - ngày 4/5/2016 – Phóng sự kể về gia đình bà Thạch Thị Sal có 3 đứa trẻ mồ côi,hàng ngày vẫn phải nhịn đói đi học, gười chị cả chỉ có duy nhất một chiếc áo dài,nhiều khi
áo không kịp khô,em phải mặc áo ướt đến trường.Và người bà tần tảo sương gió,làm tất cả mọi việc để nuôi ba đứa cháu,tình yêu thương ấy như một bóng mát,che chở cho cuộc đời của những đứa cháu mồ côi
29.Những mảnh đời lênh đênh – ngày 5/5/2016 – Cần Thơ gạo trắng nước trong,nơi miền Tây
có những con sông ôm ấp những mái nhà.Nhiều gia đình sống bằng những con tôm,con cá.Và
đó cũng là hoàn cảnh của hai em nhỏ Thuý Kiều,Mộng Thu.Cha đi tù chung thân,mẹ bỏ đi từ lúc mới lọt lòng.Ông bà nội hàng ngày vất vả mưu sinh trên sông nước, với hy vọng cuộc đời của các cháu sẽ bớt lênh đênh
30.Chuyến đò của mẹ - ngày 18/5/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Phước Duy,Cái Răng,Cần Thơ.Gia đình thuộc hộ nghèo,cha lại bị bệnh nặng.Mẹ làm nghề đưa đò ngang sông.Còn đò nhỏ là nguồn thu nhập chính trong gia đình Duy.Và cũng chính nhờ con đò ấy,mẹ đã đưa Duy tới trường học.Nơi duy nhất giúp ước mơ của Duy trở thành hiện thực
Trang 831.Bức thư không người nhận – ngày 18/5/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Ngọc Huyền ở Cần Thơ.Huyền và em gái đang ở cùng với bà nội ngoài 80 tuổi.Bà bị liệt nên Huyền
đã nghỉ học từ năm ngoái.Ba bà cháu nương tựa vào nhau.Bức thư mà Huyền gửi cho cha đã mất thể hiện được những suy nghĩ của cô bé 13 tuổi.Thế nhưng, đây là bức thư không có người nhận
32.Ước mơ của Hà – ngày 19/5/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Ngọc Hà ở Ô Môn,Cần Thơ.Cha mất sớm,mẹ bỏ đi,hai anh em lớn lên bằng tình yêu thương của bà,bà làm tất cả mọi việc để lo cho các em ăn học.Nhưng cố gắng mấy,bà cũng không đủ tiền trả học phí cho các em,quần áo một năm chỉ được mua một lần, tập vở lúc nào cũng thiếu.Biết suy nghĩ và rất thương bà,nhưng các em vẫn giữ được nét hồn nhiên ở độ tuổi của mình,vẫn có những ước
mơ rất đỗi giản đơn
33.Mẹ đặt tên em là Thành-Tài – ngày 19/5/2016 – Mỗi cái tên cha mẹ đặt cho,luôn gửi gắm những tình yêu thương,hy vọng cho con cái mình.Phóng sự kể về một gia đình có cha bị nhiễm chất độc da cam,mẹ làm thuê nuôi hai con ăn học.Gia đình rất khó khăn,đến cây viết cho con đi học cũng thiếu.Nhưng anh chị vẫn khát khao nuôi hai đứa con khôn lớn,Thành Tài 34.Túp lều của Huỳnh – ngày 25/5/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Thị Thùy Huỳnh.Mẹ bỏ đi,cha mất sớm Thúy Huỳnh sống với bà nội.Hai bà cháu không có một tấc đất cắm dùi,đành sống trong túp lều tạm ven đường.Huỳnh là cô bé ít nói,không dám ước mơ.Thế nhưng trong túp lều chênh vênh của Huỳnh,hi vọng không bao giờ tắt
35.Ngôi nhà im lặng – ngày 26/5/2016 – Phóng sự kể về câu chuyện của đứa trẻ mồ
côi,không người nuôi dưỡng,phải tự sống nương tựa vào nhau.Bao lâu nay,các em đều sống nhờ vào tình thương và sự trợ cấp từ người dì út.Số tiền ít ỏi cũng chẳng đủ cho các em ăn học,anh cả phải giấu dì đi làm thêm,bưng bê trong các nhà hàng,kiếm tiền thêm cho các em ăn học
36.Những đứa bé đơn côi – ngày 1/6/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Võ Thái An tại Cần Thơ.Cha Thái An đã mất trong môt tai nạn giao thông.Gia đình An giờ chỉ còn 4 người,mẹ và
ba anh em An.Hoàn cảnh khó khăn mẹ An phải làm nhiều việc khác nhau để nuôi con.An và
em trai cũng sớm đi nhặt nấm để giúp thêm mẹ.Những đứa bé sớm phải sống cảnh thiếu cha,xa mẹ.Thế nhưng luôn có niềm tin rằng nơi nào có yêu thương,thì nơi đó luôn có những điều kì diệu
37.Ước mơ của Nên – ngày 2/6/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Tần Thị Mỹ Nên ở Thới Lai,Cần Thơ.Mẹ em bị bệnh.Nên ba mẹ con phải chuyển về ở với ông ngoại.Cũng giống bao
em nhỏ khác,Mỹ Nên cũng có ước mơ của riêng mình.Thế nhưng,ước mơ ấy rất đặc biệt.Ước
mơ có thể nói chuyện với mẹ,được mẹ dạy nấu ăn và đưa tới trường
38.Gia đình không ước mơ – ngày 7/6/2016 – Phóng sự kể về ngôi nhà nhỏ của 5 anh em Hồ Văn Lành,Dakrong,Quảng Trị.Chúng tôi tạm gọi đây là gia đình không ước mơ,vì cả 5 anh
em đều trả lời không có ước mơ gì ngoài việc học hết lớp 12.Thậm chí,anh cả Hồ Văn Lành
đã phải tạm khép cánh cửa tới trường,mặc dù sức học rất tốt.Con chữ đối với các em ở thời điểm hiện tại là một điều xa vời
39.Bức tranh về cuộc sống của em nhỏ mồ côi - ngày 9/6/2016 – Phóng sự kể về cuộc sống của em Nguyễn Thị Ty Na ở Hải Lăng,Quảng Trị.Mẹ mất cách đây 6 năm,em sống với bà ngoại mình.Ty Na rất hay vẽ,không phải vì đó là sở thích,mà đó là cách để em nguôi ngoai mỗi khi nhớ mẹ.Khác với bức tranh của những bạn cùng tuổi,bức tranh của em giản dị,đơn sơ
và đầy ắp ước mơ con trẻ
40.Đôi mắt của mẹ - ngày 5/7/2016 – Phóng sự kể về câu chuyện đặc biệt của một chiếc lá chưa lành tại Mường Khương,Lào Cai.Chuyện về một cô bé bao năm nay đã giống như đôi mắt thứ 2 của mẹ em Đôi mắt ấy không chỉ giúp người mẹ mù hình dung về cuộc sống xung quanh mà còn đem đến nguồn sáng của hy vọng và tình yêu cuộc sống cho người phụ nữ nhiều thiệt thòi này
41.Nếu dám ước mơ – ngày 7/7/2016 – Phóng sự kể về em Giàng Seo Hồng ở Si Ma Cai,Lào Cai.Bố mất khi còn nhỏ,mẹ bỏ đi lấy chồng khác,em trai bỏ đi lang thang.Giàng Seo Hồng đến sống với nhà bác gái.Hiểu được hoàn cảnh của mình Hồng tự biết cách học làm việc nhà
Trang 9chăn trâu,cày bừa làm nương làm rẫy phụ giúp gia đình bác.Gần 9 năm nay em đều là học sinh khá giỏi của trường,Hồng nói nếu có khó khăn phải cố gắng để vượt qua vì không có gì
là không thể
42.Hai chị em nhà Chấn – ngày 14/7/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Pờ Vạn Chấn ở Mường Khương,Lào Cai.Nhà nghèo, bố mẹ bệnh tật,hai chị em dù nhỏ tuổi nhưng đã phải lên nương trồng ngô,nấu cơm,giặt giũ,chăm lo cho gia đình.Con đường hiện thực hóa ước mơ của các em trở nên quá dài
43.Góc tự hào của cô trò nhỏ hiếu học - ngày 19/7/2016 – Phóng sự kể về gia đình em
Nguyễn Thị Dáng ở Lào Cai.Dáng là em út trong gia đình có 3 chị em.Chị cả đi lấy chồng xa,chị hai thì phải nghỉ học vì nhà quá nghèo.Bố em còn bị liệt nửa người vì tai nạn lao động.Chi phí sinh hoạt của cả gia đình phụ thuộc vào số tiền ít ỏi mà mẹ và chị hai của Dáng
đi làm thuê hàng ngày
44.Mái nhà cô đơn – ngày 21/7/2016 – Câu chuyện về giấc mơ được tiếp tục đi học,được tích lũy thêm nhiều kiến thức của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ Bàn Thị Trinh ở Lào Cai.Nhưng liệu giấc mơ rất đáng trân trọng ấy có thành hiện thực khi mọi gánh nặng cuộc sống của em và gia đình dựa cả trên đôi vai già yếu của bà
45.”Em ước được mẹ dắt tay đưa đến trường – ngày 26/7/2016 - Hình ảnh những em nhỏ được cha mẹ dắt tay đến trường là điều rất đỗi bình dị.Nhưng với cô bé Hầu Thị Di lại là một giấc mơ.Bố mất sớm,còn mẹ,từ lâu em cũng không có bất cứ thông tin gì.Lủi thủi một mình trong căn nhà vắng lặng,một mình bươn chải với cuộc sống khi tuổi đời còn quá nhỏ Bao nhiêu nỗi vất vả một mình ấy,em cũng đã vượt qua để đạt được kết quả học tập tốt.Chính những khó khăn đó đều được em gửi gắm trong các bài tập làm văn của mình
46.“Hai chị em nhà Hoa” – ngày 28/7/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Vàng Thị Hoa ở Mường Khương,Lào Cai.Nhà nghèo,bố mất sớm,mẹ đi lấy chồng khác,bà nội già yêu trở thành trụ cột của gia đình.Hai đứa trẻ dù ít tuổi nhưng hàng ngày vẫn giúp bà làm ruộng,tách hạt bắp để bà đỡ mệt.Với hoàn cảnh ấy,con đường đến trường của hai em thật quá chông chênh
47.Ngôi nhà yêu thương của 2 bà cháu - ngày 2/8/2016 - Những em nhỏ ăn xin cuộc sống vất vưởng tha phương từ con phố này đến con đường khác luôn mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người để sống qua ngày.Ai cũng hiểu được những vất vả mà các em phải đối mặt.Thế nên những thành tích học tập xuất sắc là điều mà không mấy ai nghĩ đến khi nói tới những em nhỏ ấy.Nhưng tại Phú Yên có một chiếc lá chưa lành có hoàn cảnh như vậy và vẫn luôn giữ vững thành tích danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 6 năm được đến trường
48.Chiếc lá mồ côi – ngày 3/8/2016 – Có một chiếc lá chưa lành có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.Chuẩn bị lên lớp 9,ở với bà ngoại và cháu.Công Dân hàng ngày ngoài giờ học vẫn phải liên tục đi làm để kiếm từng nghìn trang trải cho cuộc sống của ba bà cháu.Đã nhiều tháng,em chỉ ăn rau.Mơ ước của em là có được một bộ sách lớp 9 hoàn chỉnh để đi học.Những khó khăn mà em đang trải qua,khiến mọi người không khỏi xót xa
49.Con là nguồn sống của mẹ - ngày 9/8/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Nguyễn Thị Bích Ngọc ở Đông Hòa,Phú Yên.Mẹ của bé Bích Ngọc làm nghề thu mua sắt vụn,mỗi ngày phải thức dậy từ 5h sáng,rong ruổi hàng chục cây số khắp các ngõ hẻm,để kiếm tiền nuôi Ngọc ăn học.Từ khi Ngọc ra đời,mẹ em phát hiện bị nhiễm căn bệnh hiểm nghèo từ cha của em,12 năm chống lại căn bệnh quái ác,sức khỏe ngày 1 suy giảm,nhưng vì tương lai của Ngọc mẹ lại gắng dậy và vượt qua mọi khó khăn
50.Mẹ hãy về với con – ngày 11/8/2016 – Câu chuyện về một gia đình: Cha mất,mẹ bị tâm thần,bỏ đi lang thang.Anh cả sinh năm 1997 đã phải đi lao động để kiếm tiền nuôi các em ăn học,chỉ có 2 đứa trẻ côi cút ở nhà tự nương tựa vào nhau.Trí và Huệ đều học rất giỏi,nhiều năm liền được giải thưởng vở sạch chữ đẹp.Căn nhà chơi vơi,lúc nào cũng thiếu vắng tình thương,hai đứa trẻ lớn lên trong sự khát khao,mong mỏi: Mẹ hãy về với con
51.Niềm tự hào của bà nội – ngày 16/8/2016 – Phóng sự kể về gia đình em Trần Hữu Quốc Hải ở Sơn Hòa,Phú Yên.Cha mẹ bỏ đi khi các em còn nhỏ,các em lớn lên trong sự chăm sóc của bà nội.Những đống phế liệu mà bà thu gom mỗi ngày đã nuôi dưỡng tuổi thơ của 2 anh
Trang 10em.Phế liệu vừa là đồ chơi vừa là nguồn thu nhập duy nhất của bà để giúp các em đi học như chúng bạn
52.Con muốn làm trụ cột gia đình – ngày 18/8/2016 - Cặp lá yêu thương kể về câu chuyện gia đình em Võ Thị Thu Hiền ở Sông Cầu,Phú Yên.Mẹ mất sớm Hiền được cha 1 tay nuôi nấng trưởng thành,nhưng cha của em tuổi ngày càng cao lại bị tật ở chân và mắt bị mờ nên kinh tế thêm một khó khăn.Thương cha Hiền chăm chỉ học hành và nhiều năm là học sinh khá giỏi,em muốn mình ngày càng mạnh mẽ hơn để trở thành trụ cột gia đình thay cha
53.Hy vọng của cha mẹ - ngày 23/8/2016 – Phóng sự kể về gia đình lá chưa lành ở Phú Yên.Ông Thuật và bà Nở có được hai người con khi đã ngoài 40 tuổi,Thuận 11 tuổi còn Hiếu
12 tuổi.Thu nhập bấp bênh từ công việc vá xe và may vá,lại thêm hay đau ốm bệnh tật nhưng hai ông bà vẫn dành hết tình yêu thương và cố gắng hết sức để hai con của mình được có cơ hội đến trường,có cơ hội thay đổi cuộc đời
54.Vết sẹo của mẹ - ngày 25/8/2016 – Phóng sự kể về gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuấn ở Phú Hòa,Phú Yên.Nhắc đến tuổi thơ,thường người ta hay nghĩ đến những niềm vui và sự hồn nhiên.Thế nhưng với hai bé,tuổi thơ của các em là những chuỗi ngày ám ảnh sau cái chết của cha,để lại những vết sẹo cho mẹ.Mặc dù bệnh tật,nhưng mẹ các em vẫn lên Sài Gòn,cố kiếm từng đồng vé số nuôi các em ăn học.Và ước mơ của các em là học thật giỏi,để có thể có tiền nuôi mẹ,cho mẹ đỡ vất vả
55.Niềm vui của Thắng – ngày 29/8/2016 Niềm vui là đem những tấm bằng khen về để nhìn thấy nụ cười của bà và mẹ,đó chính là câu chuyện về gia đình em Nguyễn Đức Thắng tại Phú Yên.Cha mất,mẹ mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối,bà đã ngoài 70 tuổi,cả gia đình không ai có
đủ sức lao động.Nên mặc dù là học sinh giỏi tiêu biểu,nhưng ước mơ được trở thành bác sĩ của Thắng vẫn còn nhiều lắm những gian nan
56.Món đồ chơi đặc biệt – ngày 1/9/2016 - Câu chuyện về hai em nhỏ,Châu Trà My và Châu
Lý Nhật Nam,tỉnh Phú Yên.Mẹ mất từ sớm nên mọi gánh nặng dồn lên đôi vai của bố.Không chỉ nuôi con ăn học,bố còn lo chữa trị căn bệnh tiểu đường típ 2 cho Nhật Nam.Căn nhà xiêu vẹo đã được hỗ trợ thay mới bằng căn nhà xây vững chãi hơn,nhưng cuộc sống thì vẫn cứ chật vật với những nỗi lo thuốc men,học phí.Và mặc dù đau ốm thường xuyên,nhưng Nam có một món đồ chơi,mà từ đó những ước mơ của em được hình thành
57.Người bạn tốt – ngày 8/9/2016 - Cặp lá yêu thương giới thiệu về một lá chưa lành tại Cao Bằng em Hoàng Văn Tụa (15) tuổi,sống tại xóm Nà Bon,xã Mông Ân,huyện Bảo Lâm,tỉnh Cao Bằng.Bố mất từ khi em còn nhỏ,mẹ em bỏ đi lấy chồng khác.Tụa và em trai sống cùng với bà nội.Cuộc sống muôn vàn khó khăn nhưng vẫn ấm áp yêu thương từ những quan tâm thường nhật của những người bạn tốt xung quanh
58.Trường là nơi an toàn nhất – ngày 13/9/2016 – Phóng sự kể về câu chuyện của 1 cô dâu
13 tuổi vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường,ở Thạch An,Cao Bằng.Được cha mẹ gả về nhà chồng năm 12 tuổi,nhưng không cam chịu số phận Kim Cúc tìm cách bỏ trốn về sống ở trường bán trú cùng bà nội đã ngoài 70 và em trai mới học lớp 5.Với Cúc trường là nhà bởi sống ở trường 3 bà cháu có ít tiền trợ cấp để sống qua ngày,trường là nơi an toàn nhất vì ở trường em được bảo vệ khỏi nạn tảo hôn.Nhưng không có thu nhập nên cuộc sống của 3 bà cháu ngày càng 1 khó khăn,giấc mơ về sự tự do của em giờ được đong đếm qua từng ngày 59.Ước mơ của Trâm – ngày 6/10/2016 - Cặp lá yêu thương kể về câu chuyện gia đình em Lê Thị Bảo Lâm,Lâm Đồng.Bố đi làm xa,hoàn cảnh gia đình khó khăn,hàng ngày,Trâm phụ mẹ việc nhà và chăm sóc cho em mình.Trâm có chia sẻ với chúng tôi ước mơ của em là làm giáo viên mầm non.Mỗi bài giảng,mỗi con chữ Trâm dạy cho em mình đều chất chứa ước mơ của
cô bé 10 tuổi
* Các chương trình đặc biệt:
60.Cặp lá yêu thương – truyền hình trực tiếp tại Thái Bình – ngày 3/1/2016
61.Cặp lá yêu thương – truyền hình trực tiếp tại Điện Biên – ngày 6/3/2016
62 Cặp lá yêu thương – truyền hình trực tiếp tại Khánh Hòa – ngày 3/4/2016
63 Cặp lá yêu thương – truyền hình trực tiếp tại Hà Nam – ngày 4/5/2016
64 Cặp lá yêu thương – truyền hình trực tiếp tại Lào Cai – ngày 7/8/2016