Trang
2.1.5.“ Tại sao nói tình huống có vấn đề” tích cực hóa hoạt động nhậnthức của học sinh
62.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6
2.4.3 Kết quả đối chứng sau khi áp dụng đề tài 16
Trang 21 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Để bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế tri thức,Đảng và Nhà nước ta đã thông qua Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mớicăn bản, toàn diện GD&ĐT với mục tiêu được quy định: “Đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện vềchất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và địnhhướng nghề nghiệp góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thứcsang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức,trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh (HS)” (Bộ GD&ĐT,2018a).
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí đã xác định mục tiêu của việchọc tập môn Vật lí nhằm giúp HS hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu vànăng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể;hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện về nhận thức vật lí, tìm hiểuthế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về vật lívào thực tiễn Để giúp HS đạt được các mục tiêu đó, giáo viên (GV) phải thay đổiphương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của HS,giúp HS đóng vai trò trung tâm trong việc tìm kiếm, chiếm lĩnh nguồn tri thức chobản thân (Bộ GD&ĐT, 2018b).
Một trong những năng lực chung cần phát triển cho người học là năng lựcgiải quyết vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo Mỗi môn học đều có những đóng góp nhấtđịnh trong việc hình thành và phát triển những năng lực chung này Dạy học pháthiện và GQVĐ là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả để phát triểnnăng lực GQVĐ.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, qua một thời gian giảng dạy tuy chưa dàinhưng bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi về việc tạo tình huống có vấn đề trong
mỗi tiết dạy nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấnđề gắn liền với thực tiễn trong dạy học chương ‘chất khí’, nhằm gây hứng thúhọc tập cho học sinh lớp 10A1 trường THCS&THPT Quan Sơn’’ làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để tạohứng thú học tập và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đáp ứngcác yêu cầu của đời sống thực tế.
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tạo ra các tình huống có vấn đề trong dạy học để học sinh hứng thú, chủđộng tham gia hoạt động học tập, hình thành các phẩm chất và năng lực cầnthiết để các em có thể cùng nhau làm việc, cùng nhau chung sống.
Trang 3- Nhằm thu hút học sinh tìm hiểu kiến thức một cách tích cực, chủ động,sáng tạo, hiệu quả để nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy của giáo viên và chấtlượng học tập của học sinh.
- Học sinh có thể giải quyết hiệu quả các tình huống trong thực tế bằngkiến thức bộ môn Vật lí và các kiến thức có liên quan.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10A1 trường THCS&THPT QuanSơn.
- Hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn trong dạyhọc chương ‘chất khí’, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 10A1 trườngTHCS&THPT Quan Sơn
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các vấn đề có liên quan trên sách báo, tạp chí, trên
mạng
- Trao đổi với đồng nghiệp từ các buổi sinh hoạt chuyên môn.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu nguyên nhân học sinh gặp khó khăn khi học môn Vật lí 10.
- Tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học tại trường - Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.
- Phương pháp khảo sát và điều tra (trực tiếp trên lớp).
1.5 Những điểm mới của SKKN
Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễntrong dạy học chương ‘chất khí’, nhằm gây hứng thú học tập và phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 Phát huy được tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh, hình thành năng lực học tập trong môn Vật lí gồm nhận thứcđược các tình huống vật lí, tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống và vậndụng các kiến thức, kĩ năng đã học.
2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Khái niệm tình huống
Một tình huống có nào đó đối với một chủ thể là một hoàn cảnh cụ thể màmột chủ thể được đặt vào đó, nó tác động vào chủ thể, kích thích hoạt động, đặtra cho chủ thể nhiệm vụ nào đó.
Tình huống học tập trong dạy học là tình huống được tổ chức bởi giáoviên nhằm đưa học sinh vào những hoạt động học tập xác định mục tiêu dạyhọc.
Trang 42.1.2 Khái niệm vấn đề
Vấn đề dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà người họckhông thể giải quyết bằng kinh nghiệm sẵn có, theo một khuôn mẫu sẵn cónghĩa là không thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần để giải quyết mà phải tìm tòisáng tạo để giải quyết.
Vấn đề chứa đựng những câu hỏi nhưng đó là câu hỏi về một cái chưa biếtmà câu trả lời là một cái mới phải tìm tòi sáng tạo mới xây dựng được, chứkhông phải là câu hỏi chỉ đơn thuần nhớ lại kiến thức đã có.
2.1.3 Tình huống có vấn đề
THCVĐ là tình huống mà khi học sinh tham gia thì gặp khó khăn, họcsinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khảnăng của mình thì hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào giải quyếtvấn đề đó Nghĩa là tình huống này kích thích hoạt động nhận thức tích cực củahọc sinh đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề.
THCVĐ thể hiện ở những dạng khác nhau, có thể là câu hỏi, bài toán,một hiện tượng thực tiễn (tình huống có thực) hoặc là một câu chuyện doGV hư cấu gắn với nội dung bài học (tình huống giả định), (Nguyễn VănHồng, 2015).
Trong dạy học THCVĐ thường có thể phân loại như sau (BecerraLabra và cộng sự, 2012):
- Tình huống nghịch lí: Đó là tình huống thoạt nhìn tưởng như vô lí,đi ngược lại những giả thuyết đã được công nhận chung Đối với người học,tình huống này được tạo ra bằng cách giới thiệu những sự kiện, hiện tượngtrái với quan điểm thông thường, với kinh nghiệm của cá nhân họ Việc giảiquyết những tình huống này có thể đem lại một lí thuyết mới, bác bỏ nhữnglí thuyết lỗi thời.
- Tình huống lựa chọn: Đó là những tình huống xuất hiện khi ngườihọc đứng trước nhiều phương án giải quyết, phương án nào cũng có kĩ,nhưng chỉ có thể lựa chọn một phương án duy nhất mà thôi.
- Tình huống bác bỏ: Đó là tình huống đặt ra khi người học đứng trướcmột kết luận, một luận đề sai lầm, phản khoa học Nhiệm vụ của người họclà đưa ra những luận chứng để bác bỏ chúng.
- Tình huống tại sao: Là tình huống trong đó có những sự kiện, hiệntượng mà với kinh nghiệm của người học không thể giải quyết và luôn thốtra câu hỏi “Tại sao?” Trong dạy học, tình huống này rất phổ biến và hiệuquả.
- Tình huống nêu ra vấn đề cần giải quyết: Khác với tình huống về một vụ việc ở chỗ, vấn đề không được nói rõ ra Việc đầu tiên của ngườihọc là phải tìm ra vấn đề Với lại tình huống nêu vấn đề, thông thường
Trang 5người học được chỉ định thực hành những điều do tình huống đưa ra.
2.1.4 Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực GQVĐ là một trong những năng lực quan trọng của con ngườimà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hướng tới Hay nói cách khác,dạy học phát hiện và GQVĐ là một cách tích cực để rèn luyện năng lực pháthiện và GQVĐ cho HS.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực GQVĐ thuộcnhóm năng lực chung, gắn liền với năng lực sáng tạo Dựa trên bảng mô tả vềcác biểu hiện của năng lực GQVĐ (Bộ GD-ĐT, 2018a), khi tách rời năng lựcGQVĐ của HS trong dạy học, chúng tôi cho rằng, các mức độ của năng lựcGQVĐ có thể được mô tả như sau:
Bảng 1 Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lựcGQVĐ của HS
Nhận ra ý tưởng mới và
1 Phân tích tình huống, phát hiện vấn đề
Chưa phân tích được thông tin
Nhận biết được thông tindưới sự hỗ trợcủa GV
Tự nhận biết được thông tin
phát hiện được vấn đề
2 Phát biểu vấn đề
Chưa phát biểu được vấnđề
Phát biểu được vấn đề dưới sự hỗ trợcủa GV
Tự phát biểu được vấn đề một cách khoa học3 Đề xuất
được một số giải pháp
Chưa đề xuất được giải pháp
Đề xuất được một số giải pháp nhưng ít khả thi
Đề xuất đượcmột số giải pháp có thể GQVĐ tốt nhất
Đề xuất, lựa chọn giải pháp và GQVĐ
4 Lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất
Chưa lựa chọn được giải pháp
Chưa lựa chọnđược giảipháp tối ưu nhất
Lựa chọn được giảipháp tối ưu nhất
5 Giải quyết được vấn đề thông qua các giải pháp đã đề ra
Không giải quyết được vấn đề
Còn lúng túngkhi GQVĐ
Thực hiện GQVĐ một cách trôi chảy
Đánh giá và
6 Đánh giá được hiệu quảcủa giải pháp
Không có khả năng tự đánh giá
Tự đánh giá được nhưng chưa xác định
Đánh giá được hiệu quả cụ thể
Trang 6vận dụng được rõ ràng ưu và nhược điểm
7 Vận dụng được cho các tình huống tương tự
Chưa biết vận dụng vào tình huống mới
Vận dụng vào một số tìnhhuống mới
Vận dụng tốt vào các tình huống mới
2.1.5 “ Tại sao nói tình huống có vấn đề” tích cực hóa hoạt động nhận thứccủa học sinh.
Khi ở trong tình huống có vấn đề trạng thái tâm lý của học sinh có sự biếnđổi rõ rệt Trạng thái tâm lý đó thường biểu hiện ra bên ngoài ở những dấu hiệusau:
a Sự tò mò hứng thú
- Học sinh sau khi chấp nhận mẫu thuẫn của bài toán nhận thức, sẽ xuấthiện nhu cầu bức thiết muốn tìm đáp số của bài toán Lúc này tính tò mò vốn cócủa học sinh sẽ bị kích thích Câu hỏi tại sao luôn xuất hiện tức là xuất hiện nhucầu nhận thức Yếu tố bất ngờ tạo sự ngạc nhiên là điểm nhấn trong mâu thuẫnnhận thức mà giáo viên cần tạo ra Điều đó sẽ tạo ra hứng thú cao độ của họcsinh Trạng thái tâm lý ngạc nhiên, tò mò, hứng thú điểm khởi đầu thúc giục họcsinh tìm lời giải đáp Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên động cơ học tập củahọc sinh trong giờ học.
b Tích cực hoạt động tìm tòi
Khi đứng trước một tình huống có vấn đề học sinh gặp phải một khó khănkhông giải quyết được bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cũ của bản thân Nhucầu nhận thức và sự tò mò, hứng thú đã thúc đẩy học sinh tìm tòi phát hiện đểtìm ra câu trả lời.
c Niềm vui, hạnh phúc của sự phát hiện
Học sinh sau khi trải qua trạng thái căng thẳng trong việc giải quyết vấnđề gay cấn khi tìm được lời giải cũng là lúc các em có được niềm vui và hạnhphúc của người phát hiện.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.2.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc đổi mớiphương pháp dạy học.
- Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường về mục tiêu, cấu trúc, kỹnăng phù hợp, sát với thực tế học sinh vùng miền núi, giúp học sinh tiếp thu nhẹnhàng hơn, không gây ra áp lực cho học sinh.
- Tăng sự hứng thú trong học tập môn Vật lí
Trang 7- Được sự quan tâm của Đảng ủy, ban giám hiệu trong việc đổi mớiphương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường.
2.2.2 Khó khăn
- Trường THCS&THPT Quan Sơn là một trường miền núi cao mới đượcthành lập tháng 2 năm 2010 Thuộc trường vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khókhăn của huyện Quan Sơn Điều kiện kinh tế của dân còn thấp, trình độ dân tríkhông đều Tỷ lệ học sinh là con em dân tộc ít người chiếm tỉ lệ cao 90% nênkhả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế Học sinh chưa có phương pháphọc tập, lười tư duy trong các giờ học.
- Điều kiện học tập, đi lại của học sinh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.- Cơ sở vật chất còn thiếu: Phòng học còn thiếu, trang thiết bị phục vụ chodạy và học chưa đầy đủ.
- Đối với môn học: Vật lí là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đitừ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng Từ đó phân tích, rút ra nhậnxét, kết luận, hình thành kiến thức.
2.3 Giải pháp thực hiện2.3.1 Giải pháp chung2.3.1.1 Giải pháp 1:
Sử dụng những câu hỏi tình huống có vấn đề thay cho lời mở bài để kíchthích trí tò mò khoa học, giúp học sinh tìm tòi kiến thức trong bài để giải thíchcác hiện tượng trong tự nhiên và từ kiến thức của bài học học sinh vận dụng trởlại vào thực tế cuộc sống.
2.3.1.2 Giải pháp 2:
Sử dụng câu hỏi tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học làm tăngthêm tính khoa học và thực tiễn cho học sinh, gây hứng thú học tập tốt hơn và dễdàng khắc sâu kiến thức.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh không có hứng thú học tập môn Vậtlí.
2.3.2.2 Giải pháp 2:
Sưu tầm những câu hỏi tình huống có vấn đề trong vật lí
2.3.2.3 Giải pháp 3:
Trang 8Tích hợp lồng ghép các câu hỏi tình huống có vấn đề trong vật lí vào từngbài, từng phần cụ thể
2.3.3 Điều kiện để tạo được tinh huống có vấn đề trong học tập
- Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ kiến thức cần xây dựng là gì,mức độ và yêu cầu của nó đối với học sinh Từ đó xây dựng câu hỏi cơ bản vàdự kiến được khó khăn học sinh gặp phải khi trả lời câu hỏi Để có được điềunày, giáo viên phải căn cứ vào các trí thức khoa học cần dạy, vào các quan niệm,kiến thức đã có của học sinh liên quan đến kiến thức cần xây dựng.
- Trên cơ sở của điều kiện thứ nhất giáo viên phải soạn thảo được mộtnhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề giao cho học sinh Bên cạnh đó cần chuẩn bị chohọc sinh những điều kiện cần thiết để họ thấy tự mình có thể giải quyết vấn đề.Trong nhiệm vụ đề ra có 2 yếu tố cơ bản: Dữ kiện cung cấp và lệnh hoặc câu hỏicho học sinh.
- Trên cơ sở của hai điều kiện trên giáo viên dự định tiến trình định hướnggiúp cho học sinh một cách hợp lý Việc đảm bảo cho học sinh giải quyết thànhcông từng bước sẽ tạo cho học sinh một tâm trạng phấn khởi, kích thích cáchành động nhận thức tiếp theo.
2.3.4 Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về kiên thức, kỹ năng, phẩm chất của bài họcđể từ đó đưa ra tình huống phù hợp.
Bước 3: Xây dựng chuỗi tình tiết của sự kiện
Giáo viên đưa ra các dữ liệu để đặt học sinh vào tình huống có vấn đề,nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
2.3.5 Xây dựng câu hỏi tình huống có vấn đề trong dạy học chương “Chấtkhí” (Vật lí 10)
Dưới đây, tôi trình bày kết quả xây dựng một số câu hỏi THCVĐ trong dạyhọc để áp dụng vào các bài học cụ thể ở lớp 10A1 trường THCS&THPT QuanSơn:
* Bài 29 “Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt” (chương“Chất khí”, Vật lí 10).
Trên thực tế có rất nhiều tình huống, hiện tượng có liên quan đến quá trìnhđẳng nhiệt, cho nên GV có thể sử dụng để dẫn dắt HS đi tìm hiểu mối quan hệgiữa áp suất và thể tích khi nhiệt độ không đổi, từ đó rút ra được nội dung của
Trang 9Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt Hoặc dùng trong củng cố kiến thức, bài tập về nhàcho HS Từ những định hướng đã đưa ra, GV có thể xây dựng một số THCVĐđể dẫn dắt HS đi tìm kiến thức mới như sau:
Tình huống 1:
Đặt vấn đề
Khi dùng tay bóp quả bóng bay,càng lúc ta cảm thấy càng khó bópvà tay có cảm giác như bị quả bóngđẩy ra, nếu tiếp tục bóp quả bóng sẽbị nổ Tại sao?
Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã cóhoặc theo gợi ý của GV: Khi bópquả bóng thì thể tích sẽ giảm và ápsuất tăng đến một lúc nào đó ápsuất quá lớn thì quả bóng sẽ nổ - GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng thínghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặcsử dụng phần mềm PhET ) hoặcchiếu video thí nghiệm (kèm theodiễn giải của GV) về quá trình đẳngnhiệt để mang lại tính trực quan vàdễ hình dung kiến thức.
Kết luận: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất và
thể tích tỉ lệ nghịch với nhau.
Tình hu ng 2: ống 2:
Trang 10Đặt vấn đề
Khi bơm xe đạp, ấn tay vào vòi bơm tathấy khi cần bơm càng hạ thấp xuốngthì càng khó bơm Tại sao?
Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có hoặctheo gợi ý của GV: Khi nhiệt độkhông đổi thì áp suất và thể tích tỉ lệnghịch với nhau.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.- Sử dụng phần mềm mô phỏng thínghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặcsử dụng phần mềm PhET ) hoặcchiếu video thí nghiệm (kèm theodiễn giải của GV) về quá trình đẳngnhiệt để mang lại tính trực quan vàdễ hình dung kiến thức.
Kết luận: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất và
thể tích tỉ lệ nghịch với nhau.
Tình huống 3: