(SKKN 2022) một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường mầm non nguyên bình

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
(SKKN 2022) một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường mầm non nguyên bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TT 1 Mở đầu 1.1 1.2 1.3 1.4 2 Nội dung 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Biện pháp 8 2.4 3 3.1 MỤC LỤC NỘI DUNG Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thuận lợi Khó khăn Kết quả thực trạng đầu năm học 2021-2022 Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường Mầm non Nguyên Bình Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung huy động nguồn tài trợ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn tài trợ Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác tài trợ giáo dục Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường Nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Từ đó xây dựng thương hiệu cho nhà trường và tạo được uy tín đối với cán bộ và nhân dân trong phường cũng như toàn thể phụ huynh nhà trường Thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường Hiệu trưởng không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ để huy động các lực lượng xã hội ủng hộ giáo dục Thực hiện công tác huy động tài trợ giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước Hiệu quả của sáng kiến Kết luận, kiến nghị Kết luận Trang 1 3 3 3 3 3 4 4 4 5 6 7 7 9 11 12 15 16 16 17 19 19 3.2 Kiến nghị Danh mục sáng kiến kinh nghiệm được các cấp xếp loại 20 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Nghành giáo dục Việt Nam trong thời mở cửa đã liên tục phát triển để theo kịp trình độ giáo dục một số nước trong khu vực và thế giới Bậc học Mầm non cũng vậy cần phải thay đổi, Trong năm học 2021 – 2022 trường Mầm non Nguyên Bình đã liên tục thay đổi và xây dựng một môi trường giáo dục “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện” Vì thế là một cán bộ quản lí trong trường Mầm non để đáp ứng với yêu cầu của bậc học và tạo nền tảng cho thế hệ tương lai của đất nước phát triển kịp với xu thế thời đại, hàng năm tôi đều xây dựng kế hoạch kêu gọi huy động tài trợ cho giáo dục từ phụ huynh, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp các ban nghành đoàn thể trong việc huy động tài trợ để nhà trường tăng cường xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học Vậy làm thế nào để cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp, đáp ứng với nhu cầu của bậc học Mầm non? Là hiệu trưởng tôi đã suy nghĩ: Phải tìm cách dựa vào phụ huynh, mạnh thường quân, các doanh nghiệp để cải tạo cơ sở vật chất, phải nắm chắc phương châm “ Dựa vào nhân dân như lời Bác Hồ đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Thực tế ở trường Mầm non Nguyên Bình trong thời gian qua công tác vận động tài trợ có nhiều chuyển biến đáng kể Đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nhà trường Nhà trường đã chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Phòng giáo dục và đào tạo để huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Mầm non, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ Với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, giáo dục rất cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Chúng ta cũng biết rằng “Giáo dục đào tạo và khoa học là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá trong giai đoạn mới xây dựng tiến lên và hội nhập trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhằm hướng tới một xã hội giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Xuất phát từ những yêu cầu đó, nhiệm vụ của những người làm giáo dục phải đào tạo con người đủ đức, đủ tài để làm chủ nhân tương lai của đất nước Đối với bậc học giáo dục mầm non, không chỉ đòi hỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý mà còn đòi hỏi chúng ta phải tạo 3 một môi trường vật chất đầy đủ, môi trường xã hội phong phú, đa dạng để có thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Như chúng ta đã biết, bậc học mầm non là những viên gạch đầu tiên để xây dựng một nền móng vững chắc cho giáo dục Vậy làm thế nào để viên gạch đó thực sự là nền tảng vững chắc? Việc đầu tư cho bậc học mầm non về cơ sở vật chất là rất cần thiết Tuy nhiên, hiện nay giáo dục mầm non đang đứng trước những thử thách rất lớn Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục mầm non và ngân sách đầu tư của nhà nước Nhu cầu thì yêu cầu rất cao nhưng cơ chế để đầu tư về cơ sở vật chất thì còn hạn chế, đặc biệt là các vùng nông thôn thì giáo dục mầm non chưa thực sự được quan tâm Nền kinh tế toàn xã hội nói chung và nền kinh tế của địa phương nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn Có những thời điểm đầu tư cho giáo dục chưa phải là ưu tiên hàng đầu đối với một địa phương còn gặp nhiều khó khăn như phường Nguyên Bình Là cán bộ quản lý mong muốn tìm ra các giải pháp để có thể vừa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương vừa có thể giúp trẻ của trường mình được hoạt động, học tập và vui chơi trong môi trường đầy đủ cơ sở vật chất, tránh những sai lầm, hướng đi tiêu cực thì quả là một điều khó khăn Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn cách thực hiện tốt việc huy động tài trợ trong trường mầm non Trên thực tế công tác vận động tài trợ của bậc học mầm non thị xã Nghi Sơn nói chung, công tác vận động tài trợ của trường mầm non Nguyên Bình nói riêng ngày càng nhận được sự quan tâm góp sức của các bậc phụ huynh và nhân dân đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc và hạn chế từ cách nhận thức của xã hội Công tác vận động tài trợ chưa được quan tâm đúng mức, sự phối kết hợp chỉ dừng lại ở cấp uỷ- chính quyền và các đơn vị trường Các tổ chức đoàn thể xã hội, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa thực sự vào cuộc làm công tác giáo dục, chưa tạo được phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội Công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh để nhân dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục mầm non của nhà trường Cùng với việc tìm các giải pháp thực hiện kế hoạch vận động tài trợ của nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn điều này luôn là sự trăn trở đồng thời xác định đây là một việc làm cấp thiết để có thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Chính vì những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường mầm non Nguyên Bình" để mong muốn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 4 1.2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tìm ra các biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt công tác huy động nguồn tài trợ Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường Mầm non Nguyên Bình 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các tổ chức, cá nhân, các nguồn lực huy động tài trợ Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường mầm non Nguyên Bình 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành - Phương pháp đánh giá 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Mục tiêu giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ, tạo nền móng trong việc hình thành nhân cách con người mới phát triển một cách toàn diện trong tương lai Để Việt Nam có thể hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì cần có một nền giáo dục tiên tiến để đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới Và trường mầm non là cái nôi đầu tiên để đào tạo và phát triển những chủ nhân tương lai của đất nước Vì vậy phải có đủ điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ có chất lượng, hiệu quả, tạo điều kiện để hình thành giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh cho đất nước cho tương lai Chúng ta cũng biết rằng, mục đích của việc huy động tài trợ Giáo dục mầm non là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội Muốn làm tốt công tác huy động tài trợ giáo dục trước tiên phải biết áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Cùng với sự đầu tư của nhà nước thì cần vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ để bổ sung hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, phối hợp tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 Huy động tài trợ giáo dục là làm cho giáo dục mang tính xã hội, kết quả đạt được đều mang tính xã hội Kêu gọi tài trợ cho giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước Chính vì vậy, làm tốt công tác huy động nguồn tài trợ giáo dục chính là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thuận lợi Nhà trường được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghi Sơn; của Đảng uỷ; HĐND; UBND phường Nguyên Bình đã tạo điều kiện chỉ đạo chuyên môn và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường Đội ngũ ban giám hiệu năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Đặc biệt là tích cực làm tốt công tác huy động tài trợ cho giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục phát triển, đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học Đội ngũ giáo viên nhiệt tình an tâm công tác, được phụ huynh tin tưởng và quí trọng Trường lớp ngày càng khang trang sạch đẹp, nền nếp, kỷ cương ổn định tạo được sự tin cậy của phụ huynh học sinh Đây cũng là điểm thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt công tác kêu gọi tài trợ của nhà trường 2.2.2 Khó khăn Nhận thức của một bộ phận người dân về bậc học mầm non chưa thực sự đồng đều, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, phó mặc cho nhà trường, thiếu sự phối kết hợp cần thiết giữa nhà trường và gia đình Chất lượng giáo dục của nhà trường còn tương đối thấp so với mặt bằng chung của các trường trọng điểm trong toàn thị xã Chất lượng đào tạo của đội ngũ giáo viên còn chưa đồng đều; nhà trường vẫn còn 01 giáo viên hợp đồng trường do thị xã hỗ trợ kinh phí, phụ cấp ít và không được chi trả kịp thời, đời sống gặp nhiều khó khăn; một số giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn trong giảng dạy Công tác huy động tài trợ của nhà trường triển khai thực hiện chưa mang tính rộng rãi, toàn diện Chưa huy động được toàn bộ các nguồn lực trên địa bàn 6 phường Chưa có nhiều hình thức vận động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác tài trợ cho giáo dục Chính vì vậy để đẩy mạnh công tác huy động tài trợ giáo dục có hiệu quả thì bản thân người hiệu trưởng phải suy nghĩ tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác kêu gọi huy động tài trợ của nhà trường là điều cấp thiết 2.2.3 Kết quả thực trạng đầu năm học 2021-2022 Năm học 2021-2022 nhà trường có 11 nhóm lớp với tổng số là 375 cháu Trong đó: 1 nhóm trẻ: 15 cháu; 10 lớp mẫu giáo với số trẻ là: 360 cháu Các lớp đều được trang bị bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo độ tuổi đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập của học sinh - 100% học sinh có đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân - Bếp ăn được xây rộng rãi, khang trang; tuy nhiên dụng cụ phục vụ công tác nuôi dưỡng chưa được bổ sung các thiết bị hiện đại như: Máy sấy bát, tủ nấu cháo,… - Sân trường chật, còn có cây to dễ gãy ( Cây gạo) không an toàn, nền sân được lát gạch nhưng không bằng phẳng nên mưa vẫn bị đọng nước - Hệ thống mái tôn ở hiên giữa nóng, không đảm bảo vì đã xuống cấp - Tổng số 11 lớp học nhưng lớp đảm bảo an toàn không bị hư hỏng có 7 phòng Còn 4 lớp nền gạch đã bị hư hỏng nặng, bị phồng vỡ, chắp ghép thiếu thẩm mỹ và không an toàn - Trang thiết bị và đồ dùng hiện đại còn thiếu như: Ti vi, máy vi tính, quạt,… Tổng số cán bộ giáo viên trong trường là 22 đ/c Trình độ chuyên môn: 100 % đạt chuẩn trở lên Hiện tại có 3 đồng chí đang học nâng cao trình độ Thực trạng về việc huy động các nguồn đóng góp tài trợ của nhà trường trong các năm học: Bảng khảo sát thực trạng kết quả vận động tài trợ các năm học trước Năm học 2018-2019 Số lượt huy động đóng góp 1 Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp Hìnhthức đóng góp Tổ chức (Doanh nghiệp) Cá nhân Ngày công Hiện vật (tiền hoặc vật chất) 0 395 0 26.482.000 Kết quả thu được Tổng số tiền( kể cả ngày công, hiện vật qui ước) 26.482.000 Đạt% so với kế hoạch 50% 7 2019- 2020 1 0 400 0 2020- 2021 1 0 412 0 103.730.00 0 80.900.000 103.730.000 86% 80.900.000 101% ( Nguồn báo cáo công tác tài trợ hàng năm) Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù đã có sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân và phụ huynh nhìn chung công tác tài trợ cho giáo dục của nhà trường ngày một phát triển và cao hơn so với kế hoạch đưa ra Tuy nhiên nhà trường vẫn còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng nên nhà trường không những kêu gọi tài trợ từ phụ huynh mà hàng năm cần thu hút được các tổ chức, doanh nghiệp vào cuộc cùng ủng hộ xây dựng Bảng khảo sát chất lượng chăm sóc và chất lượng giáo dục đầu năm học 2021-2022: * Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục Chất lượng Chất lượng Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc Giáo dục Trẻ mắc Bé Bé Chưa Cân nặng Chiều cao các sạc Đạt khỏe đạt loại h Số bệnh lượng Suy Suy PT DD thể PT bình DD thể bình nhẹ thường thấp thường cân còi 375 361 14 367 8 0 350 361 310 65 Tỷ lệ 96 4 98 2 0 93 96 83 17 % Kết quả thực trạng cho thấy: Nhà trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, yêu nghề, mến trẻ Đối với kết quả chăm sóc sức khỏe cho trẻ tuy đã có nhiều tiến bộ và đạt được kết quả cao phù hợp sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội Cơ sở vật chất tuy đã được địa phương quan tâm nhưng chưa đáp ứng kịp thời Một số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ 8 Để thực hiện tốt công tác kêu gọi tài trợ cho giáo dục trong trường Mầm non cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng và các tầng lớp trong xã hội Từ sự cần thiết và căn cứ vào thực tiễn, tôi đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt công tác huy động nguồn tài trợ cho giáo dục trong trường mầm non Nguyên Bình 2.3 Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường Mầm non Nguyen Bình Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung huy động nguồn tài trợ Để thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ, nhà trường phải giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch, tạo ra các nội dung cho các hoat động tài trợ Thành phần tham gia lập kế hoạch bao gồm: BGH nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh các đoàn thể chủ chốt trong nhà trường Muốn bộ máy chỉ đạo huy động nguồn tài trợ trong nhà trường phát huy sức mạnh của mình, muốn kế hoạch chỉ đạo hoạt động tài trợ khoa học, thiết thực có hiệu quả, Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau: Tổ chức cho giáo viên, toàn thể trong trường tham gia kế hoạch khảo sát thực tế nhận định những khó khăn vướng mắc của nhà trường, nhằm hình thành cho họ những kĩ năng đánh giá thực tế, từ đó định hướng chương trình hành động, tìm kiếm nguồn lực và điều kiện tài trợ để mọi người tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức triển khai kế hoạch Cùng với đội ngũ giáo viên xây dựng chương trình, lập kế hoạch tổng thể trong một thời gian (một năm hoặc một vài năm) và phải được thông qua hội đồng giáo dục nhà trường, các cấp Uỷ đảng, chính quyền, hội đồng nhà trường Chương trình kế hoạch phải được thực hiện nghiêm túc, rõ ràng Sau khi có kế hoạch nhà trường báo cáo lãnh đạo địa phương về nhu cầu của nhà trường Đối với hạng mục lớn phải chờ địa phương đầu tư, còn các trang thiết bị và các hạng mục nhỏ hơn nhà trường dự trù kinh phí xin ý kiến của lãnh đạo địa phương để huy động nguồn tài trợ trong cộng đồng Ngoài ra còn cần có một số kế hoạch cụ thể: - Có kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ - Có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên vì đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ - Có kế hoạch chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động của ngành như cuộc vận động “Hai không”, các phong trào thi đua 9 “Xây dựng trường học thân thịên học sinh tích cực”; “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Đặc biệt là thực hiện tốt chủ đề năm học “ Xây dựng môi trường giáo dục Xanh, an toàn, thân thiện” Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc huy động nguồn tài trợ Như phần trên đã trình bày, bản chất của việc huy động nguồn tài trợ cho giáo dục là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của mọi người cùng làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường mầm non là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò của việc huy động nguồn tài trợ cho giáo dục Nâng cao nhận thức về tài trợ giáo dục cho mọi người có rất nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp Để làm được điều này, tôi đã quan tâm tới các vấn đề sau: Trước hết cần làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo để đề xuất kế hoạch huy động nguồn tài trợ giáo dục của nhà trường, tranh thủ mọi sự đồng thuận của lãnh đạo ngành và chính quyền địa phương; Sau đó phổ biến quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường về chủ trương kế hoạch vận động tài trợ của nhà trường, lấy ý kiến đóng góp chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường Tạo được sự nhất trí đồng thuận của toàn thể cán bộ giáo viên, sau đó xây dựng kế hoạch mở rộng công tác tuyên truyền đến toàn phụ huynh học sinh và nhân dân dưới nhiều hình thức như: Tổ chức buổi họp phụ huynh học sinh; Tuyên truyền trên loa đài của nhà trường vào thời gian đón trả trẻ trong ngày Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và tài trợ sự nghiệp giáo dục để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, kêu gọi mọi người vận dụng vào thực tiễn Xây dựng các góc tuyên truyền ở các lớp và ở cộng đồng: chọn một góc thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tại trường làm góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh Tại đó, chúng tôi có các tài liệu, tranh ảnh…với những nội dung thiết thực như tổ chức nuôi dạy con, những yêu cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng cấn phối hợp với nhà trường, tuyên truyền các điển hình tham gia đóng góp xây dựng giáo dục… Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, thiết thực, luôn thay đổi, cập nhật thông tin, hình thức hấp dẫn; Kết hợp việc cung cấp thông tin ở các góc tuyên truyền, nhà trường bố trí “Hòm thư góp ý” để các bậc phụ huynh và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến với ngành giáo dục và nhà trường về những vấn đề như: nội dung, phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con, hay về các vấn đề mà cha mẹ các cháu chưa rõ… 10 Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia tài trợ cho giáo dục… để mọi người dễ xem, dễ ghi nhớ Những việc chúng tôi đã làm chỉ là một trong nhiều "kênh" thông tin góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về giáo dục Nhưng không thể phủ nhận những kết quả mà chúng tôi nhận được từ những biện pháp đã tiến hành Trong nhiều năm trở lại đây sự nhận thức của phụ huynh về công tác tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng cao rõ rệt Cha mẹ học sinh nhiệt tình, thẳng thắn hơn, quan tâm hơn đến công tác giáo dục của nhà trường, sẵn sàng góp phần hợp tác với nhà trường để xây dựng nhà trường có chất lượng cao hơn Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác huy động nguồn tài trợ cho giáo dục, họ đã hiểu rằng tài trợ cho giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trước nhân dân Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực hiện công tác tài trợ một cách tốt nhất Biện pháp 3: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác tài trợ giáo dục Như chúng ta đã biết, tài trợ giáo dục là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục Thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích cực đối với giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nề nếp giáo dục chăm sóc trẻ đến các mối quan hệ bên trong nhà trường, quan hệ nhà trường với xã hội để nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh Các hình thức phối hợp làm công tác huy động tài trợ cũng có những khía cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ, sự tự nguyện, tự giác, khả năng điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội Như vậy, người hiệu trưởng cần ý thức rõ được yêu cầu phù hợp để điều hành các hoạt động ở đơn vị mình, có sự liên kết, thoả thuận, hợp đồng trách nhiệm để cụ thể hoá từng công việc sao cho đạt được hiệu quả cao Để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác huy động tài trợ cho giáo dục, tôi quan tâm làm tốt những vấn đề sau: Một là: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục 11 Để huy động được tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục cần phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội Xây dựng mối quan hệ, liên kết, tập hợp tất cả các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng nhau tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường Trong cơ chế này, bên cạnh nhà trường, gia đình là một đơn vị giáo dục trẻ cực kỳ quan trọng (bởi từ lúc lọt lòng mẹ, trẻ chịu ảnh hưởng vô cùng lớn của giáo dục gia đình) Chính vì vậy, Giáo dục tại các nhà trường phải tiếp nối và phối hợp với giáo dục gia đình, mối liên kết này đòi hỏi phải chặt chẽ tạo nên một quan hệ hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở thống nhất về mục đích Hai là: Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục Để tạo được bước đột phá trong việc huy động cộng đồng tham gia giáo dục thì công tác tổ chức huy động tài trợ cho giáo dục cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày hội để cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục Vị thế của giáo dục chỉ thực sự được tôn vinh một khi xã hội thừa nhận Chính vì vậy, các nhà quản lý giáo dục phải biết thiết kế, tổ chức các hoạt động, các phong trào có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng, đó là những biện pháp “ kích cầu” làm thay đổi bộ mặt giáo dục Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm tổ chức các ngày lễ, ngày hội trong năm như “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em”, ngày hội bé vào hè… một cách sôi động và thường xuyên đổi mới các hình thức sao cho phù hợp tình hình thực tế bên cạnh đó cần chú ý đến nhu cầu xã hội và nguyện vọng của cha mẹ học sinh để có cách thực biện pháp vận động tạo sự chú ý, lôi cuốn được cha mẹ học sinh quan tâm chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho con em học tập, vui chơi; có trách nhiệm cùng nhà trường chăm sóc, nuôi dạy con tốt Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học… Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức các hội thi trong từng năm học như: Bé với làn điệu dân ca, Tổ chức Trung thu, tết thiếu nhi, hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ chúng tôi đã thu hút được sự quan tâm đông đảo các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở địa phương Trong các cuộc thi này không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trò mà còn huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức, cá nhân, trên địa bàn Ngoài ý nghĩa về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò của giáo 12 dục, vị trí của giáo dục, về những công việc mà ngành thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, để từ đó có sự phối hợp thực hiện tốt mục tiêu đào tạo Như vậy, từ việc xác định các nhóm đối tượng, vai trò, tiềm năng của các lực lượng xã hội cần phải biết cách tổ chức, tạo được sự quan tâm thì mới có thể lôi cuốn tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục một cách có hiệu quả Và việc khai thác huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho giáo dục rất cần thiết được tiến hành một cách có kế hoạch, tránh tình trạng tuỳ tiện kém hiệu quả Hình ảnh: Hội thi bé với làn điệu dân ca cấp trường 2021-2022 13 Hình ảnh: Các chú bộ đội và CBGV giúp nhà trường sữa chữa khuôn viên Biện pháp 4: Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức tự nguyện, có ý nghĩa thiết thực trong việc kết nối giữa nhà trường và gia đình, góp phần quan trọng trong thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Cha mẹ học sinh cần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về bản chất của việc huy động tài trợ; từ nhận thức đúng đắn về chủ trương huy động tài trợ, Hiệu trưởng phối hợp cùng ban chấp hành hội cha mẹ học sinh cụ thể hoá nó một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tế nhiều mặt ở địa phương, đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả của các hoạt động Hiệu trưởng nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh một cách tốt nhất Trong công tác huy động tài trợ sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh sẽ là tiếng nói tích cực trong việc nhà trường tổ chức vận động hỗ trợ mọi sự đóng góp từ dân, sự tham gia của các tầng lớp xã hội cũng phần lớn phải dựa vào lực lượng này Để tạo được uy tín cao với phụ huynh Bản thân tôi đã huy động và công khai rõ ràng minh bạch với phụ huynh về nguồn vốn huy động từ phụ huynh và các nhà tài trợ Nguồn huy động được sử dụng cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất đúng mục đích và được đại diện hội cha mẹ học sinh cùng nghiệm thu Nhằm có cơ sở vật chất tốt cho các phòng học đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh và đảm bảo an toàn cho học sinh 14 Hình ảnh: Phụ huynh đồng tình ủng hộ tài trợ cho giáo dục trong buổi họp PH đầu năm học 2021-2022 Biện pháp 5: Nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Từ đó xây dựng thương hiệu cho nhà trường và tạo được uy tín đối với cán bộ và nhân dân trong phường cũng như toàn thể phụ huynh nhà trường Một trong các nội dung để thực hiện tốt công tác huy động tài trợ cho giáo dục là phải nâng cao chất lượng giáo dục Chúng ta cũng biết rằng để nâng cao chất lượng giáo dục thì yếu tốt cần thiết là phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ và đủ nhiệt huyết trong công tác, kiên định với nghề đã chọn Tôi đã thực hiện phân công giáo viên phù hợp với năng lực, phát huy được sở trường trong công tác, thực hiện tốt việc tiếp thu và triển khai chuyên đề, cập nhật kịp thời các kiến thức mới và những nội dung thay đổi Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là nhân tố quyết định quan trọng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường Vì vậy cần phải thực hiện tốt việc bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ giáo viên thông qua nhiều hình thức Động viên và tạo điều kiện cho các giáo viên chưa đạt chuẩn đi học nâng bằng theo quy định mới Phát huy năng lực của mọi giáo viên, làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật Ngược lại cũng cần giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn như giao nhiệm vụ đồng thời phân công giáo viên có năng lực chuyên môn giúp đỡ Thực hiện kết hợp cả phân công nhiệm vụ trong Đảng như: Phân công người theo dõi, giúp đỡ các đảng viên trong tổ đảng sinh hoạt 15 Cần quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên, với cương vị là Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã chỉ đạo Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn của trường luôn dành thời gian quan tâm nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng cá nhân để có thể thấu hiểu, giúp đỡ và quan tâm khi học gặp khó khăn Tổ chức hội thi “ Giáo viên dạy giỏi cấp trường” một cách nghiêm túc, theo đúng quy định để đánh giá thực chất kết quả đội ngũ và có kế hoạch bồi dưỡng Phát động cho giáo viên viết SKKN, tổ chức phát động thi đua hướng tới ngày hội, ngày lễ như 20/10; 20/11; 8/3; 19/5 Tổ chức hội thi trang trí lớp đẹp Trang trí theo chủ đề, theo nhóm góc để tạo môi trường cho trẻ hoạt động Góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện đúng với chủ đề của năm học Chất lượng chăm sóc giáo dục là yếu tố quyết định đến sự phát triển của nhà trường Tạo lòng tin đối với Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân Muốn tạo được thương hiệu tốt thì nhà trường phải có kế hoạch phối hợp cùng gia đình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, làm cho trẻ phát triển cả về thể lực, trí tuệ và các kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi Để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhà trường đã xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo hàng ngày, thay đổi cách chế biến theo tuần, thay đổi thực đơn theo mùa, cân đối cung cấp đủ lượng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách phối hợp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ phát triển cân đối hài hòa Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cho trẻ Luôn nâng cao trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh covid19 và một số bệnh khác cho trẻ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Ban thanh tra của nhà trường phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát Để nâng cao chất lượng giáo dục: Tôi chỉ đạo cho tổ chuyên môn thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng bằng cách thực hiện tốt các quy chế, quy định và chỉ đạo của cấp trên Phát huy vai trò của tổ chuyên môn, sinh hoạt theo đúng quy chế và có hiệu quả theo hình thức nghiên cứu bài học Ngoài ra tôi thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ đã xây dựng từ đầu năm học Tổ chức tốt các hội thi, các ngày hội ngày lễ, để thông qua đó, trẻ được cung cấp kiến thức và kỹ năng sống một cách hiệu quả 16 Một số hình ảnh thể hiện Các hoạt động của giáo viên và học sinh trong năm học 2021 – 2022 17 Biện pháp 6 Thực hiện tốt dân chủ hóa trong nhà trường Để thực hiện tốt việc huy động tài trợ cần thực hiện dân chủ hoá giáo dục Huy động tài trợ và dân chủ hoá giáo dục là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết và biện chứng Tài trợ cho giáo dục sẽ giúp cho quá trình dân chủ hóa giáo dục được thuận lợi Ngược lại, nhờ dân chủ hóa giáo dục mà các thành phần tham gia Tài trợ cho giáo dục trở nên đông đảo, rộng khắp Dân chủ hóa giáo dục là động lực thúc đẩy huy động nguồn tài trợ cho giáo dục Dân chủ hóa giáo dục chỉ có thể thực hiện tốt khi Hiệu trưởng và Ban giám hiệu đóng vai trò nòng cốt để huy động tích cực của các tổ chức chính trị xã hội Chủ động tạo mối quan hệ tốt với địa phương và các ban ngành, đoàn thể, vận động mọi lực lượng xã hội đóng góp nhân lực, vật lực và tài lực cho giáo dục Cùng với cấp uỷ và chính quyền địa phương tạo cơ hội và điều kiện để mọi người được đi học theo nhu cầu chính đáng Làm nòng cốt cho việc thực hiện phổ cập giáo dục ở địa phương Chính vì vậy việc tạo bầu không khí dân chủ trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề huy động tài trợ nó sẽ tạo ra môi trường trường làm việc thoải mái, hăng hái và nhiệt tình cởi mở cho các thành viên trong nhà trường tích cực trong mọi công việc Vì thế người người hiệu trưởng cần làm tốt các vấn đề sau: Thông báo tình hình cụ thể về thuận lợi cũng như khó khăn của nhà trường cho tất cả các thành viên trong nhà trường nắm được và cùng nhau tháo gỡ Thông báo mọi chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi cho CBCNVC về tinh thần cũng như vật chất Tổ chức CBCNVC được tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch năm học và cùng nhau bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học và hoạt động khác của nhà trường Thực hiện tốt phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, trong mọi hoạt động của nhà trường Tăng cường tổ chức “ dân kiểm tra” bằng nhiều hình thức phong phú như thông qua ban chỉ đạo thực hiện huy động tài trợ cho giáo dục, Ban thanh tra nhân dân, công đoàn Biện pháp 7: Hiệu trưởng không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ để huy động các lực lượng xã hội ủng hộ giáo dục Muốn thực hiện tốt việc huy động tài trợ người Hiệu trưởng cần trau dồi những năng lực cần thiết sau: Nắm vững và vận dụng đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, bao gồm cả năng lực sư phạm, năng lực tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục nói chung Phải có năng lực tổ chức tập hợp các lực lượng, tổ chức thực hiện công việc 18 tổ chức các phong trào quần chúng, vận động quần chúng phát huy được ý thức tự giác chủ động và sáng tạo của mọi người Tăng cường học hỏi về mọi mặt, tạo tín nhiệm với địa phương, cộng đồng, có quan hệ tốt không chỉ trong công tác mà cả quan hệ để có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân, tổ chức xã hội và ngược lại; có tiếng nói thuyết phục đối với họ Đó là tiền đề để có thể thực hiện tốt việc tham mưu cho các cấp lãnh đạo và quản lý địa phương, cộng đồng Ngoài ra, người Hiệu trưởng phải biết liên kết, phối hợp với các trường bạn để trao đổi kinh nghiệm chỉ đạo công tác huy động tài trợ Làm cho công tác huy động tài trợ giáo dục trở thành phong trào rộng rãi trên mọi địa bàn, nâng cao nhận thức trong nhân dân và mọi lực lượng trong xã hội Biện pháp 8: Thực hiện công tác huy động tài trợ cho giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhà nước Việc thực hiện vận động các nguồn huy động tài trợ cho giáo dục, cần phải tuân thủ pháp luật của nhà nước như Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2016, Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Như vậy muốn thực hiện đúng theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về huy động tài trợ giáo dục thì trước hết Hiệu trưởng cần phải chủ động nghiên cứu văn bản, tài liệu mà các cấp ban hành và những chính sách, những quy định riêng của địa phương Mọi nguồn lực mà nhà trường xác định hướng tới để vận động cần có chủ trương của lãnh đạo các cấp, tạo điều kiện về cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục nhà trường Để thực hiện việc vận động có hiệu quả Hiệu trưởng cần phải nắm vững hành lang pháp lý, các nguyên tắc về huy động tài trợ, hiểu rõ ràng, cụ thể từng nội dung một cách sâu rộng để triển khai thực hiện kế hoạch một cách thuyết phục trước những đối tượng mà nhà trường hướng tới huy động Đồng thời cần phải thực hiện nghiêm túc việc công khai các khoản thu, chi từ nguồn thu huy động tài trợ một cách rộng rãi, dưới nhiều hình thức để các tổ chức cá nhân tham gia hỗ trợ được biết Việc sử dụng quỹ vận động từ nguồn tài trợ phải đúng mục đích, có ý nghĩa thiết thực tích cực cho giáo dục, để xã hội thấy được rằng việc đóng góp cho giáo dục có mục đích ý nghĩa và vai trò rất to lớn đem đến lợi ích chung cho người học và xã hội tương lai tốt đẹp hơn 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau một năm học thực hiện đề tài “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học ở trường mầm non Nguyên Bình” Với những biện pháp của bản thân trong công tác huy động 19 tài trợ cho giáo dục đã đạt được một số kết quả đáng kể Tôi nhận thấy mình đã làm và đạt được mục tiêu đề ra và có kết quả ngoài mong đợi Thực tế đã cho thấy, trong những năm qua và năm học 2021- 2022, trường Mầm non Nguyên Bình, đã đạt được nhiều kết quả và ngày một thay đổi như: Duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục đúng hướng, chất lượng giáo dục được nâng cao, phát huy tác dụng của nhà trường vào đời sống cộng đồng từng bước xây dựng các tiêu chuẩn đạt được để phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia Nhà trường đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo phòng Giáo dục, lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp đầu tư về Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường ngày càng được cải thiện nâng cao rõ rệt Nhận được nhiều sự đồng thuận từ nhân dân và phụ huynh học sinh tham gia vào công tác Giáo dục của nhà trường Phát huy được sức mạnh to lớn của cộng đồng và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn So sánh kết quả việc huy động các nguồn đóng góp từ xã hội của các năm gần đây và năm 2021- 2022 sau khi đã áp dụng các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động tài trợ cho giáo dục ở trường mầm non Nguyên Bình Đã có sự thành công bước đầu thu được những thành quả cụ thể như sau: + Thay toàn bộ gạch lát nền cho 4 lớp học trị giá 44.180.000đ + Thay mái tôn sốp hiên giữa và làm vách ngăn kho bếp trị giá: 22.350.000đ + Sửa chữa hệ thống điện, nước, thay mới và lắp đặt dây điện, bóng điện mới trị giá: 4.470.000đ + 3 ti vi ước tính tổng trị giá: 24.000.000đ + Ngoài ra còn huy động hỗ trợ được gần 2 tấn xi măng; gạch cớm; Cát; cắt cây ước tính khoảng: 6.500.000đ Đặc biệt là sự hỗ trợ ngày công của phụ huynh, các đồng chí bộ đội, nhân dân đã giúp đỡ nhà trường tạo sân chơi rộng, môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện Tổng trị giá tiền mặt và các hiện vật ước tính trong năm học 2021 2022 là: 101.500.000đ Kết quả vận động tài trợ của năm học 2021-2022 so với các năm trước Năm học Số lượt huy Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp Hìnhthức đóng góp Kết quả thu được 20 động đóng góp Tổ chức (Doanh nghiệp) Hiện vật (tiền hoặc vật chất) Cá nhân Ngày công 2018-2019 1 0 395 0 2019-2020 1 0 400 0 2020-2021 1 0 412 0 26.482.000 103.730.00 0 80.900.000 2021-2022 1 1 375 10 98.500.000 Tổng số tiền( kể cả ngày công, hiện vật qui ước) 26.482.000 103.730.00 0 80.900.000 101.500.00 0 Đạt% so với kế hoạch 50% 86% 101% 127% ( Nguồn báo cáo công tác tài trợ hàng năm) Nhận xét : Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy so với các năm trước năm học 2021-2022, sự huy động các nguồn hỗ trợ của các tổ chức xã hội nhà trường đã từng bước chuyển biến tích cực, đã đạt kết quả cao hơn so với mục tiêu kế hoạch đề ra Cụ thể như sau: * Chất lượng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng Chất lượng chăm sóc Chất lượng Giáo dục Trẻ mắc các loại bệnh Bé sạch Bé khỏe Đạt Chưa đạt Chất lượng nuôi dưỡng Số lượng Cân nặng PT bình thường Chiều cao Suy DD Suy DD PT bình thể nhẹ thể thấp thường cân còi 375 364 11 366 9 0 375 366 375 0 Tỷ lệ% 97 3 98 2 0 100 98 100 0 Tôi nhận thấy chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường được nâng lên Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt, tỷ lệ bé khỏe, bé sạch, bé ngoan được tăng lên, tỷ lệ trẻ mắc các loại bệnh không còn, đặc biệt không còn trẻ chưa đạt về chất lượng giáo dục *Bài học kinh nghiệm: Với 8 biện pháp của hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt công tác huy động nguồn tài trợ cho giáo dục ở trường Mầm non Nguyên Bình mà tôi đã đưa ra áp dụng Trên cơ sở xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý chuyên môn của bản thân Để triển khai thực hiện các biện pháp trên có tác dụng thiết thực đối với 21 việc đẩy mạnh công tác huy động tài trợ ở trường Mầm non Nguyên Bình đòi hỏi người hiệu trưởng phải nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong công tác quản lý chỉ đạo Thực sự phải vào cuộc chứ không phó thác trách nhiệm, quản lý qua loa chiếu lệ Phải nghiêm túc thực hiện tốt các chức năng quản lý “ Kế - Tổ Đạo - Kiểm ” để nâng cao tính khả thi của biện pháp Các biện pháp trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong việc tổ chức nâng cao các hoạt động tài trợ trong nhà trường Để sử dụng có hiệu quả nhất các biện pháp này đòi hỏi người hiệu trưởng cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của trường mình mà tham khảo tìm ra những điều phù hợp, những điều mà mình còn thiếu cần bổ sung để từ đó vận dụng sáng tạo vào trong công tác quản lý chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác huy động tài trợ của trường mình 3 Kết luận, kiến nghị 3 1 Kết luận: Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, càng có vai trò quan trọng hơn trong công cuộc CNH - HĐH đất nước Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, tất yếu phải tiến hành huy động tài trợ cho giáo dục Huy động tài trợ cho giáo dục là “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” Huy động tài trợ cho giáo dục là một trong năm mức chuẩn để đánh giá trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia Huy động tài trợ cho giáo dục là một tư tưởng chiến lược thể hiện trong cách làm giáo dục được xác định bởi những đặc điểm cơ bản là: Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan, huy động mọi lực lượng và cá nhân tiến hành các hoạt động như: Tạo ra một xã hội học tập; xây dựng môi trường giáo dục; đa dạng hoá các hình thức học tập và loại hình trường lớp; đa dạng hoá các nguồn lực tham gia ở mức độ nhất định vào qúa trình giáo dục Huy động tài trợ cho giáo dục ở mầm non chính là quá trình làm cho mọi người có nghĩa vụ và quyền lợi được tham gia và có trách nhiệm vào việc thực hiện tốt công tác giáo dục Mục đích của huy động tài trợ cho giáo dục ở Mầm non là nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo tiền đề nâng cao dân trí Thực hiện tài trợ ở bậc mầm non chính là đòi hỏi sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đối với bậc học nền tảng, tăng cường sự đóng góp nhân lực,vật lực, tài lực của cộng đồng đối với nhà trường Đặc biệt trong giai đoạn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia hiện nay Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động tài trợ ở trường 22 mầm non Nguyên Bình mà tôi đề xuất trong đề tài này, theo tôi là tương đối đầy đủ và phù hợp với địa phương Song các biện pháp này không phải được tiến hành riêng rẽ mà cần phải có sự liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau mới phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả cao công tác huy động tài trợ 3.2 Kiến nghị: Lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn cần tạo mọi điều kiện để các cơ sở giáo dục làm tốt công tác huy động tài trợ cho giáo dục tại đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào GD-ĐT nói chung và giáo dục thị xã Nghi Sơn nói riêng Đối với các cấp lãnh đạo địa phương cần nắm bắt kịp thời chủ trương việc huy động tài trợ cho giáo dục, có kế hoạch triển khai các nội dung của tài trợ đến mọi tầng lớp nhân dân của địa phương làm cho chủ trương huy động tài trợ cho giáo dục trở thành một phong trào rộng rãi tại địa phương Đối với các cấp lãnh đạo giáo dục: Cần chỉ đạo sát sao việc lập quỹ GD Quản lý tốt các nguồn lực huy động cộng đồng, giám sát tốt việc sử dụng quỹ đúng mục đích, đảm bảo lợi ích cho cả nhà trường và cộng đồng xã hội Đề nghị Phòng Giáo dục, UBND thị xã Nghi Sơn tham mưu với UBND tỉnh bố trí đủ giáo viên cho các nhà trường, để đảm bảo an toàn và công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được tốt hơn Tăng cường hỗ trợ cho các nhà trường đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, nhất là đồ chơi ngoài trời Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong công tác huy động tài trợ cho giáo dục trong trường mầm non Nguyên Bình của bản thân mà tôi áp dụng tại trường trong các năm và đặc biệt là trong năm học 2021 - 2022 Tôi rất mong được hội đồng khoa học cấp trên bổ sung, góp ý để sáng kiến được hoàn thiện và áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao vào những năm tiếp theo XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyên Bình, ngày 16 tháng 4 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác Người viết 23 Phạm Thị Kiều Oanh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TTBGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2 Thông tư Số: 13/2020/TT-BGDĐT, Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2020 Thông tư Ban hành Qui định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiểu cấp học; 3 Thông tư Số: 36/2021/TT-BTC, Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ tài chính Thông tư Hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ; 4 Chiến lược phát triển GD MN từ 1998 – 2020 Nhà xuất bản Hà Nội 5 Một số văn bản về giáo dục MN thời kỳ đổi mới Nhà xuất bản Giáo dục 6 Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng các trường Mầm non của Nguyễn Thị Kim Thanh ( NXBGD) 7 Kế hoạch năm học 2021 -2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghi Sơn; 8 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 -2022 của trường Mầm non Nguyên Bình; 9 Kế hoạch huy động nguồn tài trợ của trường Mầm non Nguyên Bình 24 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thị Kiều Oanh Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng, Trường Mầm non Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên đề tài SKKN Một số thủ thuật gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng đến với HĐ âm nhạc Một số thủ thuật gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng đến với HĐ âm nhạc Giải pháp hữu ích giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ký năng kể chuyện sáng tạo và diễn cảm Giải pháp hữu ích giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ký năng kể chuyện sáng tạo và diễn cảm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên đổi mới tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường MN Hải Thanh Một số kinh nghiệm thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non Hải Thanh Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Xuân Lâm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non Xuân Lâm - Tĩnh Gia Thanh hóa Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại A 2003-2004 Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa C 2003-2004 Phòng GD&ĐT huyện TG A 2006-2007 C 2006-2007 Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện, thị xã; Tỉnh ) Phòng GD&ĐT huyện TG Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa Phòng GD&ĐT huyện TG Phòng GD&ĐT huyện TG Phòng GD&ĐT huyện TG Phòng GD&ĐT huyện TG Một số kinh nghiệm xây dựng và Phòng GD&ĐT B B B B 2012-2013 2013-2014 2016-2017 2017-2018 2019-2020 B 25 phát triển đội ngũ trong trường Mầm non Nguyên Bình huyện TG PHỤ LỤC (Kèm theo “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm thực hiện tốt việc huy động tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất ở trường Mầm non Nguyên Bình” Năm học 2021-2022) Ký hiệu Mẫu/Biể u Biểu 1 Biểu 2 Biểu 3 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Nội dung mẫu/biểu Mục lục Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Tài liệu tham khảo Biên bản tổng hợp kết quả xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm Danh sách sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu Phiếu đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm 26 ... ngũ trường Mầm non Nguyên Bình huy? ??n TG PHỤ LỤC (Kèm theo ? ?Một số biện pháp Hiệu trưởng nhằm thực tốt việc huy động tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung sở vật chất trường Mầm non Nguyên Bình? ??... động nguồn tài trợ để xây dựng, bổ sung sở vật chất trường Mầm non Nguyen Bình Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực nội dung huy động nguồn tài trợ Để thực tốt việc huy động nguồn tài trợ, nhà trường. .. nhà trường Chính lí nêu trên, mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp Hiệu trưởng nhằm thực tốt việc huy động nguồn tài trợ để tăng cường xây dựng, bổ sung sở vật chất trường mầm non Ngun Bình"

Ngày đăng: 09/06/2022, 20:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan