1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất

31 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 24 – 36 Tháng Phát Triển Thể Chất
Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt
Trường học Trường Mầm non xã Nghĩa Minh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 36,91 MB

Nội dung

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG

1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36

tháng phát triển thể chất”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ Mầm non

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến ngày

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh

Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0944169382

Trang 2

BÁO CÁO SÁNG KIẾNI ĐIỀU KIỆN TẠO RA SÁNG KIẾN:

Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, mà cònlà tương lai của đất nước Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách conngười Hơn ai hết, bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, Tôi hiểu rõ vai trò vàtrách nhiệm của mình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hàihòa, cân đối về mọi mặt “Đức - trí– thể- mỹ” Trong đó trước hết là quá trìnhgiáo dục phát triển thể chất cho trẻ; nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ,cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức

Để giáo dục thể chất cho trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức khácnhau; như: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ thông qua chế độ ăn uốngsinh hoạt hằng ngày mà còn có các bài tập phát triển vận động nhằm mục đíchcủng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chứcnăng của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chấttrong vận động, hoặc thông qua thể dục buổi sáng, hoạt động có chủ đích hayhoạt động chơi ở các góc, hoạt động chơi ngoài trời Từ đó, sẽ giúp nâng caochất lượng phát triển thể chất cho trẻ góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hộivà đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, trẻ em có điều kiệnđược chăm sóc tốt hơn; song tình trạng trẻ ít vận động dẫn đến tình trạng béophì lại rất nhiều; những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ emnhư: Mạng xã hội, chất lượng môi trường sống Làm thế nào để cơ thể trẻ pháttriển tốt nhất đó là một bài toán khó đối với mỗi người làm giáo dục mầm non.Tôi cũng có nhiều trăn trở muốn tìm ra một phương pháp giáo dục tốt cho trẻ,đặc biệt là trẻ nhà trẻ Qua chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày tôi nhận thấynhững trẻ có thể chất tốt thì luôn khỏe mạnh, năng động hơn, thông minh hơn,nhanh nhẹn hoạt bát hơn Đặc biệt trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng khitrẻ được tham gia vào các trò chơi vận động trẻ vô cùng hứng thú, dù các bé cónhút nhát cỡ nào nhưng khi vui chơi vận động các cháu như quên đi sự nhút nhátrụt rè đó mà hòa mình trong các trò chơi Trò chơi giúp cho trẻ trở nên tích cựchơn, xích các trẻ lại gần với nhau hơn Tôi nhận thấy hoạt động phát triển vậnđộng chính là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục trẻ một cách toàn diện.

Với những lí do trên, tôi nhận thấy việc giúp trẻ phát triển vận động rất

quan trọng và cần thiết, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện phápgiúp trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất” Làm đề tài nghiên cứu của tôi.

Trang 3

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 24 - 36 tháng tuổi tôi luôn trăn trởlàm thế nào để giúp trẻ thích nghi với môi trường sống bên ngoài, từ đó làm tăngsức đề kháng cho trẻ Trẻ sẽ khỏe mạnh, cứng cáp và tham gia các hoạt độngtích cực hơn Để trẻ thực hiện các bài tập một cách khoa học, hợp lý sẽ giúp pháttriển hệ cơ, hệ xương, củng cố khớp và dây chằng một cách hợp lý Tôi đã tìmtòi các bài tập và các trò chơi vận động phù hợp tới đặc điểm tâm sinh lí trẻ đểmang đến cho trẻ nhà trẻ một cách có hiệu quả Đưa đến cho trẻ một tinh thầnthoải mái, thích tham gia, một cách có hiệu quả Song việc chăm sóc giáo dụctrẻ ở lứa tuổi này có nhiều thuận lợi và cũng không ít những khó khăn; đó là:

1.1 Thuận lợi:

Tôi là một giáo viên mầm non luôn nhiệt tình trong công việc, yêu nghềmến trẻ, bên cạnh đó đồng nghiệp cùng phụ trách lớp với tôi cũng có rất nhiềukinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tôi có nhiều cơ hộinghiên cứu các nguồn tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm phát triểnvận động cho trẻ Trường còn tổ chức những tiết dậy kiến tập, thăm lớp, dự giờ.Tổ chức các cuộc thi giao lưu về lĩnh vực phát triển vận động Từ đó tôi tích lũyđược nhiều kiến thức nâng cao năng lực và sự hiểu biết để xây dựng kế hoạchgiáo dục theo chủ đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

Về cơ sở vật chất: Diện tích phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ khang trang có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, nhất là lĩnh vựcphát triển vận động.

Về trẻ: Trẻ trong lớp cùng độ tuổi với nhau nên rất thuận tiện trong việcchăm sóc giáo dục trẻ

Về phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh trong lớp luôn quan tâm tới việchọc tập vui chơi và chăm sóc trẻ

1.2 Khó khăn:

Trẻ đi học không cùng một thời điểm (có cháu sinh đầu năm, có cháu sinhcuối cuối năm), nên số trẻ đi học sau còn nhút nhát chưa tích cực tham gia vàocác hoạt động khi cô tổ chức.

Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế Trẻ dễ dàng nhập cuộcvào các vận động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi các vận động nếu trẻkhông còn hứng thú.

Bên cạnh đó do thời đại công nghệ thông tin phát triển, để có thời gianlàm việc, bố mẹ trẻ thường đưa điện thoại hoặc mở ti vi cho trẻ tự chơi mà chưachú ý đến trẻ, dẫn đến việc trẻ chỉ ngồi một chỗ, không vận động và vẫn có

Trang 4

những phụ huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chỉđơn thuần là trông trẻ Nên dẫn đến công tác phối hợp với giáo viên chưa tốt,nhất là việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động ở trênlớp cũng như việc tổ chức các vận động cho trẻ tại gia đình.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ vàthu được kết quả sau:

Kết quả đánh giá thực trạng trẻ đầu năm học; lớp nhà trẻ A2 trướckhi áp dụng sáng kiến; với tổng 29 trẻ:

STTTiêu chí khảo sát

Kết quả khả sátTrẻ đạt

Trẻ đạtkhá

Trẻ đạtTB

Trẻ chưađạt

Trẻ nắm được kỹ năng chơi, Hứng thú tham gia các TC vận động

Trẻ hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động phát triển thể chất

Biết tập các bài tập phát

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.

Tôi rất băn khoăn trăn trở là làm thế nào để trẻ nắm bắt được kiến thứcmột cách tốt nhất mà cảm thấy không gò ép, nhàm chán nhất là hoạt động pháttriển vận động Trên thực tế tôi đúc kết được một số kinh nghiệm và mạnh dạnáp dụng vào lĩnh vực phát triển thể chất đối với trẻ 24-36 tháng lớp tôi đó là:

2.1 Biện pháp 1: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cô giáo cần hiểuvề những lợi ích cơ bản của giáo dục dinh dưỡng và giúp cho trẻ:

- Biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe, biết thức ăn cung cấpdinh dưỡng để nuôi cơ thể Cung cấp kiến thức về bốn nhóm thực phẩm:Protein, Lippit, Glucid, Vitamin.

- Chúng ta cần thức ăn và nước uống để sống, lớn lên, có sức khỏe có sứclực để vui chơi học tập.

- Thành phần các món ăn đơn giản quen thuộc trẻ ăn hàng ngày

Trang 5

Hình ảnh: tháp dinh dưỡng của trẻ

- Giữ gìn vệ sinh thân thể có thể giúp cho cơ thể phòng bệnh, cơ thể khỏemạnh

- Mặc trang phục phù hợp với thời tiết để phòng bệnh và vận động thoảimái

- Có 1 số vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm đến tính mạng cầnnhận biết và phòng tránh, để bảo vệ sức khỏe

Hình ảnh: Tổ chức các bữa ăn cho trẻ

2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch về hoạt động phát triển vậnđộng cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục tôi cùng các đồng nghiệp trong khối nhàtrẻ bàn bạc đi đến thống nhất và được ban giám hiệu nhà trường phê duyệt vàtạo điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện.

Trang 6

Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo sự phát triển thường xuyên, có hệ thốngtừ thấp đến cao, có sự định hướng cho các nội dung vận động và các trò chơi.

Để lập được kế hoạch giáo dục tổ chức hoạt động phát triển vận động chotrẻ trước hết tôi phải nắm được các mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của trẻở cuối độ tuổi theo quy định chung của chương trình giáo dục mầm non và cụthể hoá qua từng chủ đề

Từ đó dựa vào khả năng, năng lực của trẻ trong từng nhóm lớp mình quảnlý để đề ra kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển vận động theo chủ đề tháng-tuần- ngày một cách phù hợp, giải quyết những yếu điểm của trẻ so với mức độ phát triển của trẻ ở lứa tuổi, không áp đặt trẻ quá

Kế hoạch giáo dục bao gồm: Thể dục sáng và phát triển vận động tronggiờ học Khi lập kế hoạch giáo dục cần ghi cụ thể nhiệm vụ, phương pháp vàchuẩn bị đồ dùng để thực hiện một cách rõ ràng; tuỳ theo kinh nghiệm của bảnthân cô giáo, năng lực trẻ mà xây dựng kế hoạch có thể ngắn gọn hoặc chi tiếtđủ nội dung

2.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển thể chấthấp dẫn, thu hút trẻ tích cực tham gia vận động.

Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, tôi luôn thay đổimôi trường giáo dục phát triển vận động một cách phù hợp, mang tính thẩm mỹcao nhằm thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tham gia hoạt động vận độngmột cách hiệu quả nhất Đồng thời, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tậndụng các khoảng không gian hợp lý ở sân trường, có các thiết bị tự làm để trẻthực hiện vận động, tĩnh và các vận động thô phù hợp với độ tuổi như: Thangleo, ném bóng, …

Hình ảnh: Trẻ chơi thang leo, ném bóng vào rổ ở khu vận động của trường.

Trang 7

Trước khi tổ chức thực hiện kế hoạch tôi kiểm tra đồ dùng dạy học xemđồ dùng đã phù hợp với chủ đề, với đề tài, hình thức lựa chọn trong bài dạy pháttriển vận động chưa Từ đó tôi cùng đồng nghiệp tham mưu với ban giám hiệunhà trường để bổ sung những đồ dùng còn thiếu, lên kế hoạch sắp xếp thời gianđể làm đồ dùng phục vụ các bài tập phát triển vận động.

Đồng thời, tôi phối hợp với phụ huynh tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệucũ để làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻmột cách sinh động, đa dạng và đầy màu sắc.

Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi, dụng cụ phát triển vận động tôi luônchú ý tới vấn đề: Đồ dùng đồ chơi luôn đẹp, màu sắc phù hợp, đảm bảo vệ sinh;kích thước, trọng lượng của đồ dùng vận động phù hợp với cơ thể trẻ và đặc biệtlà an toàn đối với trẻ Vì thế đồ dùng tôi thiết kế luôn đảm bảo tính thẫm mỹ, antoàn, hấp dẫn, phù hợp với từng đề tài, chủ đề và độ tuổi trẻ.

Thông qua việc sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ khác nhau gópphần vào việc phát triển các tố chất vận động cho trẻ như: nhanh, mạnh, bền,khéo, dẻo dai… của trẻ được phát triển tốt hơn.

Ví dụ: Trong hoạt động thể dục sáng, tôi đã làm các dụng cụ vòng, gậy,

cờ, nơ, bông… để thay đổi các hình thức vận động của bài tập thể dục sáng Khiđược tập thể dục sáng với vòng, gậy, cờ, nơ, bông… trẻ tỏ ra thích thú, hứng thú, say sưa tập luyện hơn.

Hình ảnh: Trẻ sử dụng vòng tập thể dục buổi sáng.

Trang 8

Đối với các bài tập vận động khi sử dụng đồ dùng đồ chơi tôi thấy trẻthực hiện hứng thú và tích cực hơn Vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi chotrẻ khi tổ chức cho trẻ vận động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Môi trường vận động sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa,các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ Cácloại môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ; bao gồm:

* Tạo môi trường phát triển vận động trong lớp:

Tôi sắp xếp thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn, tận dụng mọi điều kiện phùhợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận độngtrong thời gian trẻ ở lớp học

Giúp trẻ thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh nên tôi sử dụngnhiều loại đồ vật, đồ dùng, đồ chơi khác nhau như: Dây sợi xâu vòng bằng hộthạt, hoa, lá, con vật…có mầu sắc đẹp.

Hình ảnh: Góc phát triển vận động được đặt ở vị trí gần cửa ra vào.

Xây dựng góc vận động: Có nhiều loại đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh cho trẻvận động… để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụhuynh, tôi chọn vị trí gần cửa ra vào Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để chotrẻ dễ lấy, dễ sử dụng đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ phát triển vận

Trang 9

động, hoạt động chơi ngoài trời; trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp vớivận động mà cô yêu cầu Ngoài ra trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ đượcbố mẹ đón và cho chơi ở sân trường…

Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vậnđộng Sắp xếp các thiết bị, đồ chơi vận động cần chú ý đến các hoạt động pháttriển thể lực của trẻ theo hướng mở (theo nhu cầu vận động của trẻ) Các khuvực bố trí phù hợp, linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sửdụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, đồng thời thuận lợi cho sự quansát của giáo viên.

Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.Tôi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi phù hợp với các độ tuổi của trẻ tronglớp tôi Ví dụ: Làm quả tạ từ bóng nhựa, làm thùng ném bóng trúng đích bằngthùng sữa millo, may các quả bóng màu từ vải vụn rồi nhồi bông….

* Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời.

Do điều kiện khuôn viên và điều kiện cơ sở vật chất còn khiêm tốn nên bảnthân đã chủ động vận động các bậc phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu để làmđồ chơi cho trẻ.

Hìnhảnh trẻ chơi xích đu làm từ lốp xe.

2.4 Biện pháp 4: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Để giúp trẻ phát triển thể chất tốt thì trước hết giáo viên phải nắm vữngđặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh của trẻ Trong các giờ đón trẻ hay khichơi trò chơi cùng trẻ thì cô gần gũi trò chuyện với trẻ để hiểu và nắm bắt đượctình hình của trẻ hơn.

Trang 10

Hình ảnh: Cô và trẻ cùng trò chuyện.

Ví dụ: Qua các hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát triểnvận động Tôi chú ý xem mức độ tiếp thu của từng trẻ, trò chuyện với trẻ xemtrẻ có thể thực hiện được không? Từ đó tôi nắm bắt được đặc điểm và mức độphát triển thể chất của trẻ để điều chỉnh kế hoạch phát triển thể chất phù hợp chotrẻ.

2.5 Biện Pháp 5: Sưu tầm lựa chọn các bài tập và trò chơi vận độngphù hợp với trẻ

Bài tập và trò chơi vận động là một hình thức trong giáo dục phát triển vậnđộng, nó có vị trí vai trò trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ Tròchơi vận động có thể tổ chức nhiều thời điểm trong ngày ở trường mầm non (saukhi đón trẻ và trước khi trả trẻ, trong giờ phát triển vận động, giữa các hoạtđộng, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều ) hay ngoài thời gian ở trườngmầm non Nhưng không phải bài tập và trò chơi vận động nào cũng phù hợp vớitrẻ nhỏ Vì thế, tôi luôn có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ nhà trẻ tập các bài tậpvà trò chơi vận động có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và đặcbiệt là thể hiện được văn hoá địa phương.

Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng, việc lựa chọn tổchức các bài tập, các trò chơi mới lạ có sức hấp dẫn trẻ rất lớn, khi tổ chức cácbài tập các trò chơi mới trẻ hứng thú và tập trung chú ý cao Do đó để lựa chọncác trò chơi, các bài tập phù hợp với trẻ, bản thân tôi phải tìm hiểu tài liệu, sáchbáo và cả tìm hiểu trên các trang mạng Khi lựa chọn các bài tập và các trò chơivận động cho trẻ 24 - 36 tháng, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:

- Phù hợp với văn hoá địa phương và phải an toàn.

- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bài tập và trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.

Trang 11

- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.

- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp - Tùy thuộc vào thời gian, chủ đề để lựa chọn bài

- Trò chơi vận động và bài tập vận động cơ bản nên khác nhau, tính chấtđộng - tĩnh của vận động trong trò chơi với bài tập vận động cơ bản có thểngược nhau.

- Trò chơi vận động bố trí trong giờ phát triển vận động, khi mà ở phầntrọng động chỉ tổ chức một vận động cơ bản

- Trò chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ, mang tính giáo dục cao.Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các bài tập và trò chơi vận động đơn giảnsau cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng

Hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vận động “Bò chui qua cổng”

* Tung, lăn, ném, bắt: Tung bóng cho cô giáo; lăn bóng cho nhau từkhoảng cách 1,5 - 2m ở tư thế ngồi giang rộng chân; tung và bắt bóng cùng cô

Trang 12

giáo; ném xa bằng 1 tay.

Hình ảnh: trẻ thực hiện vận động ném bóng về phía trước

* Bật, nhảy: Bật liên tục vào vòng; bật xa 20 - 25cm

Trò chơi vận động: Có thể tổ chức cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi chơi các trò

chơi rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản như đi; chạy; bật nhảy; bò; trườn; đẩy; ném và bắt bóng Ngoài ra, cũng cần chú ý tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi địnhhướng trong không gian; các trò chơi rèn luyện vận động khéo léo của bàn tay và ngón tay

- Trò chơi rèn luyện đi chạy: Trời nắng trời mưa; ô tô và chim sẻ; máybay; bong bóng xà phòng; bóng tròn to; chuồn chuồn bay; con rùa,

Hình ảnh:Cô và trẻ chơi trò chơi “bóng tròn to”

- Trò chơi vận động: Bò trườn: Bò tới cờ; bò không chạm vạch; con bọdừa,

Trang 13

- Trò chơi vận động: Đẩy; tung và bắt bóng; đẩy bóng trong vòng tròn;bắt bóng; lăn bóng; ném bóng trúng đích

- Trò chơi định hướng trong không gian: Chuông kêu ở đâu; tìm cờ - Trò chơi vận động khóe léo của các bàn tay và các ngón tay: Cài cúc áo;lật giở trang sách; đếm các ngón tay; con muỗi

- Trò chơi rèn luyện bật nhảy: Thỏ nhảy; chim bay về tổ; mèo và chimsẻ

- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng; nu na nu nống; dung dăng dung dẻ

Cô và trẻ chơi trò chơi “nu na nu nống”

2.6 Biện pháp 6: Chuẩn bị đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức chotrẻ tham gia vào các hoạt động phát triển thể chất.

* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các bài tập và trò chơi vận động:

Trò chơi vận động luôn thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi Vậy muốntổ chức tốt các trò chơi vận động có kết quả cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đadạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi vàluật chơi của từng trò chơi Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồdùng, đồ chơi tương ứng mà nếu thiếu thì trò chơi không thể tiến hành được.

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ, dụng cụ cầncó là mũ mèo và mũ chim sẻ

Môi trường tổ chức vận động không đơn thuần là phải rộng rãi, nên tôithường trang trí góc vận động có những hình ảnh thể hiện các hoạt động vậnđộng mạnh mẽ để trẻ học tập, mô phỏng làm theo.

Khi tổ chức cần lựa chọn khu vực chơi an toàn cho trẻ, vì đặc điểm củatrò chơi mang tính tập thể nên khi lựa chọn vị trí chơi, cần bao quát xung quanh,không có vật gì nguy hiểm, sân phải bằng phẳng sạch sẽ.

Trang 14

Mỗi bài tập và trò chơi vận động, có một cách chơi và luật chơi khácnhau Có những bài tập và trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thườngcó số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tíchrộng như: Trời nắng trời mưa, bóng tròn to, có như vậy trẻ mới có không gianrộng rãi để trẻ dễ di chuyển trong quá trình chơi.

Hình ảnh cô và trẻ chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”

Đa số các bài tập và trò chơi vận động cần chuẩn bị đồ dùng trước khichơi; như: Bò qua vật cản, đi trên ghế thể dục, bò thấp chui qua cổng, tung bóngbằng 2 tay Nhưng các đồ dùng chuẩn bị cho các bài tập và trò chơi vận độngrất là đơn giản dễ tìm và sẵn có, nhưng để trò chơi hấp dẫn thì tôi cũng đã thiếtkế rất nhiều đồ dùng, trang phục dành cho trẻ để giúp trẻ hứng thú hơn.

Cần xây dựng môi trường lớp học phong phú, treo tranh ảnh một số cácbài tập và trò chơi vận động gắn với chủ đề để trẻ quan sát, cảm thụ tốt hơn

Tuy nhiên, một số các bài tập và trò chơi vận động không cần chuẩn bị đồdùng trước khi chơi Ví dụ: Chạy theo nhóm, hái quả, bắt trước, tạo dáng

* Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tínhchất của hoạt động.

Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ Theo chương trìnhGDMN, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:

+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.

+ Trong các giờ hoạt động chơi tập.

Trang 15

Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt độngchơi ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tựnhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêmvề cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết Chính vì vậy giáo viêncần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với tính chấtcủa từng hoạt động

* Với giờ hoạt động chơi tập:

Giờ phát triển vận động: Thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới.Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận độngnhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập chotrẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu Đồng thời phát huy tính tíchcực của trẻ khi tham gia hoạt động Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằmrèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻphải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng Trẻ phải có sức khỏe mớicó thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năngđộng.

Ví dụ: Khi tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi bong bóng xà phòng

* Mục đích yêu cầu: Giúp trẻ tập luyện vận động chạy

* Chuẩn bị: Một lọ nước xà phòng; một ống thổi (ống nhựa nhỏ, ống cuộnbằng giấy, cọng rơm, cọng rau muống ); sân bãi rộng.

* Cách chơi: Giáo viên nhúng ống thổi vào lọ xà phòng, thổi bong bóng,tốt nhất là thổi từ trên cao Khi bóng rời khỏi ống bay theo gió, trẻ đuổi theo bắt lấy bong bóng xà phòng.

Với biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi chơi cho trẻ Với tròchơi bong bóng xà phòng thì tôi phải lựa chọn các trẻ có sức ngang nhau đểnhảy lên bắt bóng, tránh tình trạng trẻ khỏe bắt được nhiều bóng còn trẻ yếukhông bắt được bóng Dù hoạt động nào đi chăng nữa thì yêu cầu lớn nhất đó làsự an toàn cho trẻ Chính vì lí do đó trong khi tập và chơi tôi luôn bao quát trẻquan tâm tới trẻ.

2.7 Biện pháp 7: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho tiết họcphát triển thể chất của trẻ:

Ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động như mắt nhìn, tai nghe tay sờ mó; vì thếđồ dùng đồ chơi là vô cùng cần thiết với trẻ, không những vậy phải sáng màu,đẹp mắt mà trên thực tế đồ dùng còn thô xơ, chưa sắc màu, chưa đẹp, dẫn đếnkết quả tổ chức hoạt động chưa cao

Từ đó tôi sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi; đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn phong phú, đa dạng làm cho trẻ hứng thú hơn để đạt được kết quả cao tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi sáng tạo nhiều đồ dùng dụng cụ vận động tạo hứng

Ngày đăng: 09/06/2022, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w