Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 11 thông qua
Trang 1- Mục lục
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 THÔNG QUA TÍCH HỢP NỘI DUNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.
Người thực hiện: Trần Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Giáo dục công dân
Trang 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề
4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
19
Trang 31 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong công cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân Là biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược trong việc bồi dưỡng, xây dựng, hình thành những thế hệ công dân, người lao động mới trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai Đối với người dân nói chung và học sinh nói riêng thì trong cuộc sống hàng ngày luôn cần đến pháp luật Hiểu biết pháp luật sẽ giúp các em nắm được những ứng xử trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho các em thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân
Để thực hiện được điều đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều
có ý nghĩa, vai trò nhất định Trong đó, môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng
và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, pháttriển tâm lực và nhân cách con người toàn diện Đặc biệt, chương trình Giáo dục côngdân lớp 11 với hai phần là: Công dân với kinh tế và công dân với các vấn đề chính trị,
xã hội đã đề cập đến một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản, đường lối, chủ trươngphát tiển kinh tế của đất nước, một số chính sách của nhà nước và trách nhiệm củacông dân đối với các chính sách đó
Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn Giáo dục công dân từ trước tớinay chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có, các em đa số chúa tâm,giành nhiều thời gian cho những môn thi đại học Môn Giáo dục công dân thường bị
các em coi nhẹ, "học đối phó để lấy điểm mà thôi".
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn,
tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công
dân lớp 11 thông qua dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dânlớp 11 trong nhà trường trang bị cho các em những tri thức pháp luật, xây dựng, hìnhthành ở các em lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức tráchnhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân Các em phải dần dần tự điều chỉnhhành vi của mình theo khuôn khổ của pháp luật một cách tự giác
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng các kiến thức về phổ biến giáo dục pháp luật để hướng việc dạy học Giáodục công dân vào chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm, tư
Trang 4Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy Giáodục công dân đối với công tác giáo dục học sinh để đề ra những giải pháp hợp lý dạyhọc tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dânnhằm nâng cao hứng thú học tập bộ môn và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ởtrường THPT
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh các lớp 11 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy năm học 2021-2022:Lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 11A7, 11A8 Trường THPT Yên Định 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử,phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết nội dung đề tài
- Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bàitập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá)
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục côngdân lớp 11 góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học, đem lại cho học sinh
có trí thức hiểu biết về pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vihợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và phát triển của học sinh
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dânlớp 11 sẽ làm tăng tính thực tiễn của môn học.góp phần nâng cao ý thức pháp luật,văn hoá pháp lý của học sinh trong cộng đồng, xã hội
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục côngdân lớp 11 sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm hứng thú, tình yêu, sựsay mê đối với môn học Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiếnthức trọng tâm bài học một cách hiệu quả, nâng cao kỹ năng phân tích, giải quyết vấn
đề, kỹ năng trình bày ý kiến trước đám đông
Dạy học tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục côngdân lớp 11 phản ánh những sự việc có thật diễn ra trong cuộc sống, rất gần gũi và dễhiểu đối với học sinh, tạo cho các em có niềm tin vào sự công bằng của pháp luật.Qua đó, các em sẽ phát triển khả năng thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, cóđược lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng xử hay với những trường hợp cụ thểxảy ra trong cuộc sống
2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 5Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân " (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2013 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ýthức chấp hành pháp luật của nhân dân và đề án 1928 “ Nâng cao chất lượng công tácphổ biến giáo dục trong nhà trường”
Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức phápluật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2001-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số2160-QĐ/TTg ngày 26-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ)
Tập trung tăng cường giáo dục pháp luật trong trường học; đổi mới nội dung vàphương pháp giảng dạy, học tập các môn học Giáo dục công dân, Giáo dục pháp luật,tăng cường các hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể, sinh hoạt ngoại khóa theo chủ
đề pháp luật
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay, ở trường Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân lớp 11 do tính đặc
thù của môn thuộc khoa học xã hội, bên cạnh đó, kiến thức môn học liên quan đến cácvấn đề kinh tế và các vấn đề chính trị, xã hội đã đề cập đến một số phạm trù, quy luậtkinh tế cơ bản, đường lối, chủ trương phát tiển kinh tế của đất nước, một số chínhsách của nhà nước và trách nhiệm của công dân đối với các chính sách đó cho nên rất
"khô khan", do đó, học sinh không hứng thú học Trong thời gian tôi giảng dạy, tôi
thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không xem bài mới còn phổ biến, khi đưa
ra một yêu cầu về nhà sưu tầm tranh ảnh hoặc viết cảm nghĩ thì học sinh không cóhứng khởi làm, có làm cũng là miễn cưỡng, bắt buộc do đó hiệu quả mang lại khôngcao Từ việc không thích học môn Giáo dục công dân lớp 11 cho nên học sinh có dấuhiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, ý thức phápluật kém, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vàonhững việc xấu
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân như: Do giáo viên chưa đầu tư xứng đángcho môn học, vẫn còn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏiđáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy, chỉ khai thácnhững câu chuyện, thông tin, sự kiện, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa tự tìmtòi những điều mới để đưa vào bài giảng của mình sao cho phù hợp, sinh động Ngoài
ra, trong thực tế dạy và học ở trường, phương tiện dạy học còn thiếu thốn Tranh ảnhtrực quan giúp học sinh tìm hiểu và liên hệ trực tiếp vào cuộc sống nhà trường chưađược trang bị Đặc biệt, do tâm lý chung của mọi người, trong đó cha mẹ học sinh chorằng đây là môn học phụ, kết quả học tập thế nào không quan trọng lắm, vì vậy cũng
Trang 6Từ những lí do trên mà trong giờ học Giáo dục công dân lớp 11 chưa gây hứng thúcho học sinh Vì vậy, trong giảng dạy Giáo dục công dân lớp 11, tôi đã sử dụng dạyhọc tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân lớp
11 góp phần nâng cao hứng thú học tập bộ môn
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề.
Nâng cao hứng thú học môn Giáo dục công dân nói chung và Giáo dục công dân 11nói riêng là một vấn đề được đông đảo các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản
lý và những người làm công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân quan tâm, trăntrở Nhưng đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề "Nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 11 thông qua việc tích
hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật" Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu và tham
khảo, tác giả phát hiện có một số công trình liên quan đến vấn đề này:
Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao ý thức và thích học môn Giáo dục công dân"
2.3.1 Dạy học tích hợp và các hình thức tích hợp.
“Dạy học tích hợp” là quá trình dạy học trong đó người giáo viên quan tâm xây dựngcác tình huống để học sinh học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng từ cácmôn học khác nhau, chúng được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành một nộidung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập trongmôn học đó Các hình thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
- Tích hợp toàn phần: Là tích hợp ở mức độ cao nhất, khi hầu hết các kiến thức củamôn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể có nội dung trùng khớp với nội dungphổ biến, giáo dục pháp luật
- Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi có một phần kiến thức ( một đơn vị kiến thứchoặc một hoạt động) của bài học có nội dung liên quan đến phổ biến giáo dục phápluật
- Hình thức liên hệ: Là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dungcuả môn học có liên quan tới phổ biến giáo dục pháp luật, song không thể hiện rõ
Trang 7trong nội dung bài học, giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúngvới các nội dung về phổ biến giáo dục pháp luật
2.3.2 Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông.
Thứ nhất, chương trình tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dụccông dân không phải là một chương trình độc lập ghép vào chương trình môn Giáodục công dân, hoặc tiến hành song song hai chương trình Làm như vậy sẽ khiến choviệc dạy học bộ môn thêm nặng nề, quá tải mà hiệu quả giáo dục không cao
Nguyên tắc tích hợp ở đây không phải là một phép cộng nội dung dạy học hai bộmôn độc lập Phổ biến giáo dục pháp luật và môn Giáo dục công dân và liên hệ, đốichiếu Nguyên tắc tích hợp được thực hiện ở mức độ cao là lồng ghép kiến thức tronghai môn học này để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn Điều này cónghĩa là phải lấy kiến thức Giáo dục công dân làm nội dung chính và sử dụng các kiếnthức về Phổ biến giáo dục pháp luật để hướng việc dạy học Giáo dục công dân vàochức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm, tư tưởng, định hướnghành vi về thực hiện và giáo dục phổ biến pháp luật
Thứ hai, việc tích hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục công dân không cần phải tiến hành trong toàn bộ chương trình của môn học qua tất cả các chương, bài cụ thể Điều quan trọng là cần chọn lựa, xác định nội dung một số bài cụ thể (đúng hơn là các loại bài của chương trình) có ưu thế trong việc phổ biến, giáo dụcpháp luật
Thứ ba, việc tích hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục công dânkhông chỉ tiến hành trong bài nội khoá (dù hình thức dạy học này có vai trò quan trọng bậc nhất trong Phổ biến giáo dục pháp luật) mà phải tiến hành các hoạt động ngoại khóa, kết hợp bài học nội khóa với hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là trong các bài dạy học tại thực địa (tổ chức học sinh tham gia dự phiên tòa xét xử; đi thực tế về công tác thực hiện trật tự an toàn giao thông cùng các chiến sĩ cảnh sát giao thông; đi thực tế về các nhà máy, cơ sở sản xuất để tìm hiểu việc thực hiện luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất…), việc tiến hành cùng công tác công ích của xã hội
Thứ tư, không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải các nội dung có liên quanđến phổ biến giáo dục pháp luật cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời có ý thức thực hiện pháp luật và tuyên truyền cho những người khác chấp hành
Thứ năm, thực hiện việc đổi mới phương pháp Phổ biến giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục công dân, cần xóa bỏ triệt để phương pháp “độc thoại”, thầy đọc, trò chép, thầy nói, trò nghe Cách dạy một chiều “lấy giáo viên làm trung tâm” sẽ làm cho học sinh bị động trong tiếp thu kiến thức, mà phải lấy học sinh làm chủ thể của
Trang 8hoạt động nhận thức (học tập) Đồng thời phải thực hiện nguyên lí “lí luận đi đôi với thực hành” Nguyên lí này rất quan trọng với việc giáo dục Phổ biến giáo dục pháp luật, vì nó gắn với những hiểu biết về công tác Phổ biến giáo dục pháp luật và các môn học khác liên quan (ở đây lại có sự tích hợp kiến thức Giáo dục công dân với cáckiến thức khác) trong việc thực hiện pháp luật.
2.3.3 Một số yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật
Đổi mới Phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục pháp luật phải phù hợp với vị trí, mục tiêu, đặc trưng của môn Giáo dục công dân ở THPT.
Giáo dục công dân là môn học nằm giữa hai quá trình: Quá trình dạy học và quá trình giáo dục đạo đức, pháp luật Chính vì đặc điểm giao thoa giữa hai quá trình dạy học và giáo dục đao đức, pháp luật nên khi hoạt động dạy học giáo viên phải biết kết hợp hai nhóm phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục đạo đức, pháp luật một cách hợp lí
Đổi mới Phương pháp dạy học tích hợp pháp luật phải gắn giáo dục pháp luật
với giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động.
Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người Tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng : Nhân cách chỉ được hình thành và phát triên thông qua hoạt động
và giao tiếp Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn Giáo dục công dân không thể bằng cách thuyết lí suông của giáo viên mà phải thông qua các hoạt động và tương tác của chính các em Nói cách khác, quá trình dạy học pháp luật cho học sinh THPT phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và tương tác với thầy, với bạn để thông qua đó các
em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học Các hoạt động này phải do giáo viên thiết kế, dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học, dựa trên trình độ của học sinh
và sở trường của giáo viên, dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thưc tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện những gì các em đã lĩnh hội được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình
Day hoc tích hợp pháp luật phải gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống
của học sinh.
Trong quá trình dạy học tích hợp pháp luật, giáo viên cần sử dụng những ví dụ thực
tế cụ thế, gần gũi để minh hoa cho bài giảng, làm cho bài học pháp luật trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu, sống động đối với học sinh Đồng thời giáo viên cũng cần tổ chức chohọc sinh sử dụng kiến thức trong bài học để lí giải, đánh giá những hiện tượng đúng / sai trong việc thực hiện pháp luật hàng ngày; tổ chức cho học sinh xử lí, tìm cách ứng
xử trong các tình huống pháp luật; thực hành điều tra, tìm hiểu việc thực hiện các quy định pháp luật của người dân ở địa phương cũng như tham gia các hoạt động thực hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng
Trang 9Để làm đưoc điều đó, giáo viên cần thường xuyên cập nhật với các văn kiện của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và đào tạo, các văn bản pháp luật mới, cập nhật các thông tin báo chí, vô tuyến truyền hình, mạng Internet , lựa chọn và sử dụng những tư liệu đó một cách hợp lý trong quá trình dạy học tích hợp pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở THPT.
Dạy học tich hợp nội dung giáo dục pháp luật phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh THPT.
Trong hoạt động dạy học có hai chủ thể thầy và trò Mối quan hệ giữa thấy và trò làquan hệ của thầy - người tổ chức điều khiến quá trình nhận thức và trò nhằm thực hiên mục tiêu của hoạt động dạy học Dạy học chỉ có hiệu quả khi cả thầy và trò tích cực hợp tác hoạt động Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi hiếu động, thích tìm tòi, khám phá, thích được tự khẳng định bản thân, nhưng các em còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống nên dễ vấp váp trong cuộc sống, dễ nản lòng, bi quan khi gặp khó khăn Tuổi học sinh THPT cũng là lứa tuổi khát khao sống tình cảm, thường chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bạn bè và những người được các em coi là "Thần tượng" … Vì vậy, muốn đạt hiệu quả trong dạy học pháp luật, giáo viên cần thiết lập được quan hệ thân thiện, tin cậy với học sinh; đồng thời lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh để có thể khai thác, phát huy tối đa tính tích cực của các em trong quá trình dạy học
2.3.4 Các bước tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn
Giáo dục công dân 11.
Bước 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp, tích hợp nội dung nào là hợp lí, thời lượng là bao nhiêu?
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp
Để làm rõ Các bước tích hợp nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn Giáo
dục công dân , tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Khi dạy học tích hợp bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng
cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước
Bước 1 Xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục pháp luật
Trang 10Phân biệt được những ngành, nghề mà pháp luật không cấm với những ngành, nghề
mà pháp luật cấm
-Về thái độ:
Đối xử bình đẳng, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp
Tích hợp vào mục 1 điểm b Các thành phần kinh tế ở nước ta
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi:
Pháp luật nước ta cấm kinh doanh những ngành nghề nào?
Em hiểu thế nào là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Nêu ví dụ?
Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kếtluận
Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định 8 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 về “Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”
1 Cấm kinh doanh một số chất ma túy
2 Cấm kinh doanh một số loại hóa chất, khoáng vật
3 Cấm kinh doanh một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã
4 Cấm kinh doanh mại dâm
5 Cấm mua, bán người, mô, xác bộ phận cơ thể, bào thai người
6 Cấm hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
7 Cấm kinh doanh pháo nổ
8.Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành,nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
Theo đúng quy định của Luật Đầu tư 2014 sửa đổi bổ sung bởi Luật Đầu tư 2017, hiện nay đang có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện Khi thành lập doanh
nghiệp hay bổ sung ngành nghề kinh doanh đều cần phải lưu ý đáp ứng đủ các điều kiện trước khi đi vào hoạt động ngành nghề kinh doanh đó
Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ pháp lý phải có chứng chỉ hành nghề Luật sư, chức danh cần chứng chỉ là người đứng đầu tổ chức hoặc thành viên của Công ty luật hợp danhKinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm phải có chứng chỉ hành nghề Bác sỹ, Y, Dược, chức danh cần chứng chỉ là trưởng phòng khám hoặc chủ
cơ sở
Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh.
Bước 1 Xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục pháp luật
-Về kiến thức:
Trang 11Trách nhiệm của công dân học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp
Tích hợp vào mục 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu trường hợp điển hình sau:
Khen thưởng đột xuất cá nhân có thành tích truy bắt đối tượng cướp giật
Chiều 16.7 Trung tá Trà Hùng Cường- Phó trưởng Công an huyện Tân Châu thừa uỷ quyền của Giám đốc Công an tỉnh đã đến trao quyết định và tiền thưởng cho các cá nhân có thành tích truy bắt đối tượng cướp giật tài sản vào ngày 14.5.2020
Các cá nhân được khen thưởng gồm các anh Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Công an xã Tân Hiệp, Nguyễn Văn Nghĩa (ngụ ấp Thạnh Phú, xã Tân Hiệp), Nguyễn Văn Tấn (ngụ ấp Hội Thắng, xã Tân Hiệp) và Đinh Công Thành (ngụ ấp Đông Thành, xã Tân Đông)
khoảng 9 giờ 30 phút ngày 14.5, trên đường 785 đoạn ấp Thạnh An, xã Tân Hiệp, anhĐinh Công Thành điều khiển xe mô tô chở theo chị Cao Thị Dương Nữ từ xã Tân Đông đi về hướng thị trấn Tân Châu Khi đến đoạn đường trên, đối tượng Võ Thành Sơn (ngụ huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) chạy xe từ phía sau vượt lên giật sợi dây chuyền anh Thành đeo trên cổ (trọng lượng 7,5 chỉ vàng 18k)
Anh Thành đã đuổi theo và đạp ngã xe của đối tượng Lúc này, đối tượng bỏ xe chạy
bộ Khi đuổi đến gần trụ sở Công an xã Tân Hiệp, anh Thành tri hô và được anh Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Công an xã và các anh Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Tấn ởgần nghe thấy cùng hỗ trợ, đuổi theo bắt được đối tượng Hiện đối tượng và vật chứng
đã được bàn giao cho Công an huyện Tân Châu điều tra, xử lý
Giáo viên đặt câu hỏi
1 Vì sao các đồng chí Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Công an xã Tân Hiệp, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Tấn và Đinh Công Thành được Giám đốc công an tỉnh kí quyết định khen thưởng?
2 Em học được đức tính gì ở họ? Là một công dân, em sẽ làm gì để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân đối với chính sách an ninh quốc phòng?
Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kếtluận:
Các đồng chí Thân Trọng Đạt- Phó trưởng Công an xã Tân Hiệp, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Tấn và Đinh Công Thành được Giám đốc công an tỉnh kí quyết định khen thưởng vì có thành tích truy bắt các đối tượng cướp giật tài sản Qua đó các em
Trang 12học được ở các anh đức tinh mưu trí, dũng cảm, gan dạ góp phần giữ gìn an ninh trật
tự, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện Tân Châu
Để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh cần phải:
Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước
Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự
Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh tại nơi cư trú
Ví dụ 3: Khi dạy bài 11: Chính sách dân số và giải qyết việc làm.
Bước 1 Xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật
Nội dung giáo dục pháp luật
-Về kiến thức:
Công dân có trách nhiệm chấp hành pháp luật dân số, cụ thể là thực hiện kế hoạch hóagia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững
Công dân có trách nhiệm chấp hành pháp luật lao động, tích cực sản xất kinh doanh, tạo nhiều việc làm để góp phần giải quyết việc làm trong xã hội
Bước 2: Xác định nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể cần tích hợp
Tích hợp vào mục 3 Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm
Bước 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp để tích hợp nội dung phổ biến giáo dục pháp luật
Giáo viên nêu tình huống:
Gia dình chi Hoa anh Nam sau 6 năm kết hôn đã có hai cô con gái, Hai anh chị đều là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam và tham gia khá tích cực vào các phong trào đoànthể Năm vừa rồi anh chị quyết định sinh thêm con thứ 3 với hi vọng sẽ sinh được con trai, và rằng anh chị đều là Đảng viên tích cực và sẽ không bị phạt Nào ngờ, vừa rồi chị Hoa sau 9 tháng mang thai sinh đôi thêm hai nàng công chuá, anh chị đang rất thất vọng
Câu hỏi: