1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo án cả năm - Tập đọc 5 - Phan Thi Le - Thư viện Giáo án điện tử

6 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

UBND TỈNH HÒA BÌNH UBND TỈNH HÒA BÌNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số 1014/SGDĐT GDTH V/v hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày Hòa Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2013 Kính gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố Trong những năm qua việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhiều trường đã lựa chọn nội dung phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, đa dạng mang lại hiệu q[.]

UBND TỈNH HÒA BÌNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1014/SGDĐT-GDTH V/v hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hòa Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2013 Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố Trong những năm qua việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhiều trường đã lựa chọn nội dung phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, đa dạng mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên, một số trường điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo như thiếu phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, đội ngũ giáo viên chưa đủ tỉ lệ, chưa có giáo viên chuyên biệt, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế, dẫn đến chất lượng học tập, giáo dục các tiết tăng cường đạt kết quả chưa cao Để việc triển khai dạy học 2 buổi/ngày và dạy học tăng buổi có chất lượng, hiệu quả, Sở hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung sau: I Mục tiêu của dạy học 2 buổi/ngày Tăng thời lượng học sinh được học tại trường để hoàn thành Chương trình giáo dục, bao gồm: Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình dạy và học ngoại ngữ ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tuớng chính phủ ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dạy học các môn học tự chọn; Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí tại trường; Nâng cao chất lượng giáo dục cấp tiểu học, tạo nền tảng vững chắc về học vấn để học sinh học tập các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo một cách bền vững II Một số định hướng cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và dạy học tăng buổi 1 Quan điểm chỉ đạo Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày được tổ chức ở những trường có đủ các điều kiện sau: - Học sinh có nhu cầu và có sự tự nguyện của cha mẹ học sinh, được sự đồng ý của các cấp quản lý có thẩm quyền (UBND xã, phường, thị trấn và Phòng GD-ĐT) - Có đủ phòng học, công trình vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo một môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn để học sinh học tập, rèn luyện 2 buổi/ngày 1 - Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu (kể cả giáo viên hợp đồng) Những trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 và các trường thuộc xã đạt chuẩn PCGDTHĐĐT ở các mức độ phải đảm bảo số học sinh được học 2 buổi/ ngày theo quy định Sở khuyến khích các đơn vị phấn đấu đủ các điều kiện để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tuy nhiên những đơn vị không đủ điều kiện thì tổ chức dạy tăng buổi 2 Kế hoạch dạy học Các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày và dạy học tăng buổi linh hoạt, phù hợp với trình độ của học sinh, điều kiện cụ thể của mỗi trường trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu: 2.1 Về nội dung Tập trung củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt, môn Toán để học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học bằng việc tăng thời lượng học tập cho môn Tiếng Việt và Toán Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời hỗ trợ củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt và môn Toán cho học sinh Nâng cao khả năng nghe nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thông qua các hoạt động giáo dục 2.2 Về kế hoạch thời gian Các trường tiểu học triển khai kế hoạch giáo dục ngay từ đầu năm học ở tất cả các lớp - Căn cứ vào yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tiễn của nhà trường, điều kiện văn hóa xã hội và tập quán sinh hoạt của địa phương xây dựng kế hoạch thời gian, nội dung giáo dục là một chỉnh thể cho từng ngày, tuần, tháng và năm học Các nội dung dạy - học, hoạt động giáo dục được thiết kế và phân phối hợp lý nhằm đạt mục tiêu giáo dục, tránh quan niệm buổi 1 dành cho chương trình chính, buổi 2 chỉ dành cho ôn tập, rèn luyện - Thực hiện phân phối hợp lý, linh hoạt thời lượng dạy và học các môn Tiếng Việt, Toán và các hoạt động giáo dục khác Để các trường có cơ sở thực hiện, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, thời lượng và quan điểm chỉ đạo, Sở định hướng khung chương trình tối đa cho các môn học và các hoạt động như sau: Lớp Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Số tiết dạy học, giáo dục 1b/ngày 22 23 23 25 25 (theo QĐ16/2006/QĐ-BGDĐT) Số tiết tăng tối đa 13 12 12 10 10 Trong đó: - Môn Tiếng Việt 3 3 2 1 1 - Môn Tiếng Toán 2 2 1 1 1 - Các môn học và các HĐGD khác 8 7 9 8 8 - Đối với những trường vùng núi, khó khăn, chất lượng 2 môn Toán và Tiếng Việt còn thấp thì tăng thêm thời gian hướng dẫn tự học các môn này cho học sinh 2 - Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch giáo dục và chương trình các môn học xây dựng thời khóa biểu phù hợp với đặc điểm của nhà trường và địa phương Khi bố trí thời khóa biểu phải đảm bảo công bằng về định mức lao động được quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông - Giáo viên căn cứ vào thời khóa biểu của nhà trường, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với lớp mình phụ trách Sau khi xây dựng xong kế hoạch của lớp, giáo viên cần phải trình kế hoạch với tổ chuyên môn và Ban giám hiệu xem xét, phê duyệt Sau khi được phê duyệt giáo viên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch này 2.3 Tài liệu sử dụng trong dạy học 2 buổi/ngày - Cùng với việc thực hiện chương trình, sách và thiết bị dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo các đơn vị thống nhất sử dụng tài liệu (theo danh mục đính kèm công văn) - Cuối năm học các trường sẽ góp ý kiến để hoàn thiện các tài liệu trên dựa vào kết quả thử nghiệm trong năm học này Ngoài các tài liệu do Sở thống nhất giới thiệu để các đơn vị tham khảo lựa chọn nội dung dạy học tăng cường các đơn vị không yêu cầu học sinh mua thêm bất cứ một loại tài liệu nào khác 2.4 Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học - Thực hiện chỉ đạo triển khai dạy học 2 buổi/ngày theo hướng linh hoạt, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường - Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc thực hiện chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học - Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc dự giờ thăm lớp; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ, khối chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của giáo viên 3 Nội dung và hình thức dạy học Nội dung dạy học các tiết tăng cường tập trung vào việc thực hành các kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế ở địa phương; giúp học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục; dạy học các môn và nội dung tự chọn được quy định trong chương trình, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục kĩ năng sống Đảm bảo việc tổ chức dạy học nhẹ nhàng, tự nhiên, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lồng ghép các nội dung: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Hoạt động tập thể thành hoạt động tổng hợp có định hướng theo chủ đề, tăng cường các hình thức học theo nhóm, như nhóm Vẽ, Hát-Múa, Thể thao, Tiếng Anh, Tin học,… Tích cực đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở sử dụng hợp lý thời gian tăng thêm trong dạy học 2 buổi/ngày Phát huy tối đa năng lực của giáo viên chuyên biệt, giáo viên dạy giỏi trong việc tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ học sinh; bồi dưỡng học sinh giỏi Đối với giáo viên chuyên biệt phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động, sau từng thời điểm, từng học kỳ và cuối năm học, nhà trường có căn cứ đánh giá dựa trên cơ sở nghiệm thu kết quả so với kế hoạch đã xây dựng 3 Để thuận lợi cho các trường trong việc lựa chọn nội dung dạy học tăng cường, Sở gợi ý nội dung giáo dục đối với các tiết tăng thêm như sau: - Môn Tiếng Anh: Dạy học theo sách Letslearn, sách Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách Family and Friends, - Môn Tin học: Dạy học theo tài liệu Cùng em học Tin học quyển 1, quyển 2, quyển 3 - Môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục: Nên tổ chức học theo các nhóm năng khiếu để có điều kiện bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, có thể tổ chức thành các hoạt động Ví dụ: học hát, múa, trò chơi âm nhạc, nghe nói chuyện và giao lưu về nghệ thuật âm nhạc,…; thi vẽ tranh theo chủ đề, vẽ tranh tập thể, thi tìm hiểu về mĩ thuật, làm quen với màu sắc, xé dán,…; trò chơi vận động, các môn thể thao tự chọn - Môn Tiếng Việt và Toán Trên cơ sở sách giáo khoa và các tài liệu dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên căn cứ vào đối tượng học sinh, lựa chọn bài tập phù hợp để thực hành những kiến thức học sinh chưa được luyện kĩ; dành nhiều thời lượng cho đối tượng học sinh yếu, chậm về đọc hiểu; biên soạn nội dung riêng và dành thời gian thích hợp cho đối tượng học sinh khá, giỏi Những lớp có nhiều đối tượng học sinh và những trường có nhiều lớp có thể phân loại đối tượng để dạy theo nhóm các đối tượng Hình thức này nhằm phân hóa các đối tượng một cách tích cực để học sinh có nhiều cơ hội rèn các kĩ năng và bộc lộ được khả năng của mình, có thể để sử dụng phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi Kết hợp tổ chức các hoạt động học mà vui để học sinh bớt căng thẳng, chẳng hạn Tiếng Việt: thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng, hùng biện, kể chuyện, viết nhanh, viết đẹp,…; môn Toán: thi giải toán nhanh, toán vui, ảo thuật toán học, trò chơi toán học… - Hoạt động GDNGLL Căn cứ vào chủ đề năm học, chủ đề từng tháng, các nội dung giáo dục lồng ghép (giáo dục môi trường, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống,…) và tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động GDNGLL do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, giáo viên lựa chọn những nội dung phù hợp chủ đề để tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh (Hoạt động thư viện; Trò chơi dân gian; Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch; Vẽ tranh; Thể dục thể thao; Tổ chức các ngày Hội; Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn; Hoạt động tham quan du lịch; Hoạt động nhân đạo; Hoạt động giao lưu; Hoạt động môi trường; Hoạt động Đội, Sao; Hoạt động câu lạc bộ;…) Lựa chọn nội dung thích hợp trong tài liệu “Thực hành kĩ năng sống” để cho học sinh tiến hành nghiên cứu, trải nghiệm và hình thành được các kĩ năng trong cuộc sống 4 Tổ chức bán trú Khuyến khích các trường tổ chức bán trú cho học sinh, tuy nhiên cần chú ý đến điều kiện tổ chức bán trú, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn của học sinh 4.1 Các yêu cầu cơ bản Các trường khắc phục mọi khó khăn, tích cực vận động xã hội hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của dạy học 2 buổi/ngày 4 Để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà trường tạo điều kiện, động viên, khuyến khích học sinh ở lại trường vào các buổi trưa những ngày học 2 buổi/ngày Chuẩn bị tốt các điều kiện để tố chức được ăn trưa, bán trú cho học sinh ngay từ đầu năm học - Tổ chức ăn trưa cho học sinh vào các ngày học 2 buổi/ngày tại trường (nếu có điều kiện) Đối với các đơn vị còn khó khăn, có nhiều học sinh ở xa trường có thể bố trí học sinh mang cơm đến trường, nhà trường bố trí chỗ nghỉ trưa và các điều kiện khác đảm bảo cho học sinh ở lại trường vào buổi trưa 4.2.Tổ chức các hoạt động giáo dục trong thời gian buổi trưa + Tổ chức thực hiện linh hoạt nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục trong thời gian buổi trưa: có thể cho học sinh nghỉ trưa, hoặc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục khác như: sinh hoạt tập thể; vui chơi (cá nhân, nhóm nhỏ, hoặc tập thể); đọc sách tại thư viện, xem phim,… + Nếu tổ chức cho học sinh ngủ trưa, nhà trường có thể tổ chức cho học sinh nghỉ trưa theo đơn vị lớp và sử dụng các phương tiện phù hợp với điều kiện cho phép + Bố trí giáo viên phụ trách các nội dung giáo dục trong thời gian buổi trưa, nhà trường có lịch phân công cụ thể theo ngày, tuần + Nếu tổ chức hoạt động, cần chú ý giữ gìn sức khoẻ cho học sinh, đảm bảo các em tham gia tốt chương trình buổi chiều 4.3 Cơ sở vật chất - Nếu tổ chức bếp ăn tại trường cần đảm bảo các yêu cầu về khuôn viên, các tiêu chuẩn kĩ thuật và các quy định vệ sinh, an toàn thực phẩm - Bố trí nhà ăn chung cho học sinh (nếu có điều kiện) đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, an toàn, thuận tiện - Nếu không bố trí được nhà ăn chung cho tất cả học sinh, nhà trường có thể tổ chức cho học sinh ăn theo lớp một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh Tuy nhiên, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi ăn và lưu mẫu thức ăn đảm bảo theo qui định Đối với các điểm trường lẻ, các trường bố trí linh hoạt để giáo viên, học sinh nghỉ ngơi buổi trưa để đảm bảo sức khỏe dạy - học buổi chiều III Tổ chức thực hiện 1 Sở Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn việc thực thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh; - Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy học; - Chỉ đạo, hướng dẫn việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường; - Kết hợp việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn huyện, thành phố trên cơ sở hướng dẫn tổ chức dạy học cà ngày của Sở 5 - Căn cứ vào các quy định phân cấp quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để tham mưu xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng việc dạy học 2 buổi/ngày - Tham mưu các ngành chức năng liên quan ở địa phương cùng tham gia hỗ trợ việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên địa bàn về cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ giáo viên, tiền lương và phụ cấp cho giáo viên - Chỉ đạo tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháy, phòng chống tai nạn thương tích, ứng phó với các tình trạng khẩn cấp, - Huy động các nguồn kinh phí khác nhau để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập 2 buổi/ngày, đặc biệt quan tâm hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tham gia học 2 buổi/ngày - Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, giám chặt chẽ các điều kiện và kế hoạch dạy học của các nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Tổng hợp báo cáo định kỳ nửa năm, hàng năm; đề xuất kiến nghị cho Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định - Chỉ đạo các trường chủ động xây dựng các điều kiện và bố trí thời gian, nội dung dạy học hợp lý phù hợp với điều kiện và đặc điểm của trường mình Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung đã được hướng dẫn./ Nơi nhận: - Như trên; - GĐ, các PGĐ Sở; - Website ngành; - Lưu VT, TH (HD.20) KT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (đã kí) Bùi Trọng Đắc 6 ... tuần, tháng năm học Các nội dung dạy - học, hoạt động giáo dục thi? ??t kế phân phối hợp lý nhằm đạt mục tiêu giáo dục, tránh quan niệm buổi dành cho chương trình chính, buổi dành cho ôn tập, rèn... tiết dạy học, giáo dục 1b/ngày 22 23 23 25 25 (theo QĐ16/2006/QĐ-BGDĐT) Số tiết tăng tối đa 13 12 12 10 10 Trong đó: - Môn Tiếng Việt 3 1 - Môn Tiếng Tốn 2 1 - Các mơn học HĐGD khác 8 - Đối với trường... hoạch giáo dục từ đầu năm học tất lớp - Căn vào yêu cầu giáo dục điều kiện thực tiễn nhà trường, điều kiện văn hóa xã hội tập quán sinh hoạt địa phương xây dựng kế hoạch thời gian, nội dung giáo

Ngày đăng: 02/06/2022, 19:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w