1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội

118 483 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 599,5 KB

Nội dung

Nước ta đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN với mục tiêu đa dạng hoá các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Nước ta đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có

sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN với mục tiêu đa dạng

hoá các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá - dịch vụ Nền kinh

tế nước ta trong giai đoạn hiện nay đang có những thay đổi mạnh mẽ Thương

mại đã trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thương mạidịch vụ trong nền kinh tế rất quan trọng, vừa tạo điều kiện cho kinh tế pháttriển, vừa đáp ứng nhu cầu cơ bản và ngày càng nâng cao đời sống kinh tế xãhội của đất nước.

Góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội là sự hình thànhcủa các doanh nghiệp thương mại với vai trò chính là chiếc cầu nối giữa lĩnhvực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng Cơ chế thị trường đưa đến cho doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng nhiều cơ hội nhưngcũng không ít những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải không ngừngthúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình Do đó, doanh nghiệp phải có nhữngchiến lược, kế hoạch và đưa ra những biện pháp phù hợp với bản thân doanhnghiệp cũng như những biến động của môi trường kinh doanh để làm cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhận thấy tầm quan trọng, sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này, em

xin được chọn đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của

công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu :

Lý luận về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ

- Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5Nam Bộ trong 3 năm 2000-2002.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phươngpháp thống kê, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phươngpháp học lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tế.

5 Kết cấu đề tài gồm 3 chương

Chương I : Một số vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp thương mại

Chương II : Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá

số 5 Nam Bộ

Chương III : Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của

công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ

Qua thời gian thực tập tại công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ, em đã có cơhội được tiếp xúc thực tế, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.Nhưng do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những saisót Em rất mong được sự góp ý của thầy cô Qua đây em xin chân thành cảmơn thầy giáo TS Nguyễn Thừa Lộc, thạc sỹ Nguyễn Anh Tuấn, ban giám đốccùng các cô các bác trong công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoànthành bài luận văn tốt nghiệp này

CHƯƠNG I

Trang 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

I HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

1 Kinh doanh thương mại và vai trò của kinh doanh thương mại

1.1 Khái niệm về kinh doanh thương mại

Hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh tếtạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển của một lĩnh vực kinhdoanh: kinh doanh thương mại.

Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân haymột tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó nhằm tìm kiếm lợinhuận.

+ Kinh doanh thương mại trước hết đòi hỏi phải có vốn kinh doanh Vốnkinh doanh là các khoản vốn bằng tiền và các tài sản khác.

+ Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thực hiện hành vi mua để bán Xéttrên toàn bộ và cả quá trình thì hoạt động kinh doanh thương mại phải thực hiệnhành vi mua hàng, nhưng mua hàng không phải để mình dùng mà mua hàng để báncho người khác Đó là hoạt động buôn bán.

+ Kinh doanh thương mại dùng vốn vào hoạt động kinh doanh cũng đòi hỏisau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn được vốn và có lãi Có như vậy mới mởrộng và phát triển kinh doanh Ngược lại thua lỗ dẫn tới doanh nghiệp bị phá sản.

1.2 Vai trò của kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lưu thônghàng hoá Trước hết kinh doanh thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vựcsản xuất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội Nó cung ứng vật tư hàng hoá cần thiếtmột cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợivới quy mô ngày càng mở rộng.

Thứ hai, kinh doanh thương mại thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học,kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất Thông qua việc bảo đảm những loại máymóc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, kinh doanh thương mại thúc đẩy các doanhnghiệp sản xuất sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mới,hiện đại Đồng thời thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đảm bảo cho người tiêudùng những hàng hoá tốt, văn minh và hiện đại.

Trang 4

Thứ ba, kinh doanh thương mại thực hiện việc dự trữ các yếu tố của sản xuấtvà hàng hoá tiêu dùng, bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngườitiêu dùng giảm bớt được dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân.Thứ tư, kinh doanh thương mại bảo đảm điều hoà cung cầu Nó làm đắt ởnhững nơi có nguồn hàng rẻ, nhiều phong phú và làm rẻ hàng hoá ở những nơihàng hoá đắt, ít nghèo nàn Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, thương mại có tácdụng lớn trong việc thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực và phân bổ các nguồn lực mộtcách có hiệu quả và hợp lý.

Thứ năm, kinh doanh thương mại nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều cácdịch vụ trong các hoạt động kinh doanh hàng hoá sẽ bảo đảm cho các vật tư kỹ thuậtngày càng kịp thời, thuận tiện và văn minh cho các doanh nghiệp sản xuất, bảo đảmngày càng nhiều hàng hoá tốt, hiện đại, văn minh với dịch vụ ngày càng thuận lợicho người tiêu dùng Bảo đảm cung ứng hàng hoá ổn định, bình thường trong xãhội.

1.3 Mục tiêu của kinh doanh thương mại

Trong những giai đoạn hoạt động khác nhau, mỗi doanh nghiệp có nhữngmục tiêu khác nhau và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả cácmục tiêu đó, tuỳ theo điều kiện mà doanh nghiệp phải có sự lựa chọn mục tiêu chophù hợp Nhưng về cơ bản trong kinh doanh thương mại có ba mục tiêu chính sau:

* Lợi nhuận : Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên

của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh Lợinhuận của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của giá trị thặng dư dongười lao động trong doanh nghiệp thương mại tạo ra bằng cách sử dụng hợp lýcác nguồn lực trong kinh doanh và vận dụng các điều kiện thuận lợi của môitrường kinh doanh Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi phíkinh doanh

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Muốn có doanh thu lớn thì phải chiếm được khách hàng, phải bán được nhiều hànghoá và dịch vụ, phải bán được nhanh chóng hàng hoá và giảm các khoản chi phíkinh doanh có thể và không cần thiết Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường đòihỏi doanh nghiệp phải kinh doanh loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách

hàng * Thế lực : Đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới, sở dĩ

mục tiêu này quan trọng bởi vì trong nền kinh tế thị trường số lượng doanh nghiệp

Trang 5

tham gia vào kinh doanh nhiều với mặt hàng phong phú, cạnh tranh gay gắt khôngchỉ giữa người bán với nhau mà giữa người mua với người mua, giữa người muavới người bán Để đạt được lợi nhuận thì đòi hỏi phải thắng trong cạnh tranh, phảithu hút được ngày càng nhiều khách hàng, không ngừng tăng doanh số bán và cáchoạt động dịch vụ phục vụ, không ngừng mở rộng quy mô và phát triển thị trường.Mục tiêu thế lực là mục tiêu phát triển cả về quy mô kinh doanh, cả về thị phầntrên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo cho mình được thế mạnh về khả năngthu hút khách hàng, về vốn kinh doanh, về nhân lực

* An toàn : Đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều

trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay bởi vì kinh doanh trong cơ chế thịtrường phải chấp nhận rủi ro, khả năng không bán được hàng thường xảy ra, doanhnghiệp có thể gặp may trong thương vụ này nhưng có thể phải đối mặt với rủi rokhông thể lường trước được do sự biến động của môi trường kinh doanh trong đócó những yếu tố doanh nghiệp dự đoán được nhưng có những yếu tố mà doanhnghiệp không dự đoán được Chính vì vậy trong kinh doanh khi quyết định hay lựa

chọn một phương án nào các doanh nghiệp luôn đặt ra tiêu chuẩn mức độ an toàn

2 Doanh nghiệp thương mại

2.1 Khái niệm

Trong bất kì nền sản xuất hàng hoá nào, quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất,phân phối, trao đổi, và tiêu dùng Việc sản phẩm được đem bán trên thị trường làmột hoạt động nhằm chuyển đổi hình thái giá trị từ H-T, lĩnh vực này đòi hỏi sựchuyên môn hoá cao không những giúp các nhà sản xuất bán được hàng hoá mà cònlàm cho quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra nhanh hơn, hàng hoá đến tay ngườitiêu dùng một cách nhanh nhất khi có nhu cầu Như vậy, sự ra đời lưu thông hànghoá- thương mại dịch vụ, sự xuất hiện của các nhà thương mại là một tất yếu, vàngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Như vậy doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp một đơn vị kinhdoanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng vàolĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.

2.2 Chức năng của doanh nghiệp thương mại

- Phát hiện ra nhu cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách đểthoả mãn nhu cầu đó

Trang 6

- Phải không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng đểnâng cao hiệu quả kinh doanh

- Giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và quan hệ giữadoanh nghiệp với bên ngoài

2.3Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại

- Hoạt động kinh doanh phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thựchiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thoả đángquan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh và chủ thể khác theo nguyên tắc bìnhđẳng và có lợi.

- Bảo toàn, tăng tưởng vốn và mở rộng quy mô kinh doanh, chăm lo đờisống của người lao động trong doanh nghiệp, tạo đủ việc làm, tăng thêm thu nhập,thực hiện phân phối công bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi.

- Tuân thủ các quy định của nhà nước về môi trường sinh thái, bảo đảm anninh và trật tự xã hội, chấp hành các quy định về chế độ hạch toán kế toán, kiểmtoán, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.

Doanh nghiệp thương mại còn có nhiệm vụ cụ thể sau :

- Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân, tổchức tốt công tác thu mua, phân phối và giảm bớt các khâu trung gian, giảm chi phíkinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đặc biệt là chi phí lưu thông.

- Phải thoả mãn kịp thời, đầy đủ và thuận lợi các nhu cầu về hàng hoá, dịch vụcủa khách hàng, tạo nguồn thu mua có chất lượng tốt, ổn định, giá cả phải chăng.

- Đẩy mạnh các hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thôngvà phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại đó là các hoạt động phục vụ chohoạt động mua bán, dự trữ, bảo quản nhằm đảm bảo thuận tiện cho khách hàng.

- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mở rộng mạng lưới kinhdoanh trên thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng.

2.4 Các loại hình doanh nghiệp thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghệp thương mại rấtphong phú và đa dạng, căn cứ vào tính chất các mặt hàng kinh doanh, doanhnghiệp thương mại được chia thành 3 loại chính :

- Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hoá: Đó là các doanh nghiệp

chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc

Trang 7

tính chất nhất định Loại hình kinh doanh này có nhiều ưu điểm

Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện để nắm chắc thông tin vềngười mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hoá dịch vụ nên có khảnăng cạnh tranh trên thị trường, vươn lên thành độc quyền kinh doanh Trình độchuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có thể tổ chức tốt các nghiệp vụ trongkhâu mua, bán, bảo quản và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ theo yêu cầu,doanh nghiệp còn có thể nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả tốt hơn

Tuy nhiên với hình thức kinh doanh này, mức độ rủi ro cao đặc biệt khi nhucầu đột ngột giảm hoặc có hàng hoá thay thế thì chuyển hướng kinh doanh chậmkhó đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các nhu cầu Để kinh doanh chuyên môn hoáđòi hỏi tổ chức kinh doanh ở nơi có nhu cầu lớn, ổn định.

- Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp : Là các doanh nghiệp kinh doanh

nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau Đây là loại hình kinhdoanh của các hộ tiểu thương, cửa hàng bách hoá tổng hợp, các siêu thị.

Với loại doanh nghiệp này mức độ rủi ro trong kinh doanh ít hơn bởi vì khicó biến động trong nhu cầu của mặt hàng này thì vẫn còn doanh thu từ mặt hàngkhác, dễ chuyển hướng kinh doanh, tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh nhanh, vốnkinh doanh ít bị ứ đọng do mua bán nhanh và đầu tư cho nhiều ngành hàng, bảođảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu tuy nhiên trình độ chuyên mônhoá không sâu, trong điều kiện cạnh tranh khó thắng được đối thủ, kinh doanh nhỏnên không kiếm được lợi nhuận siêu ngạch, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh lớn, hệthống mạng lưới kinh doanh phải bố trí ở những nơi nhu cầu nhỏ lẻ.

- Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hoá : Là loại hình doanh nghiệp kinh

doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụthương mại Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực nhằm tậndụng lao động, cơ sở vật chất và phân tán rủi ro Tuy nhiên với hình thức này đòihỏi vốn lớn, người quản lý phải là người giỏi, nắm được bí quyết trong sản xuất,phân phối, bán hàng để có khả năng cạnh tranh.

3 Sự tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp thương mại

3.1 Nguyên tắc đối với các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường

Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại cần tuân thủ

những nguyên tắc sau:

Trang 8

- Phải lôi cuốn khách hàng rồi sau đó mới nghĩ đến cạnh tranh.

- Mỗi khi làm lợi cho mình thì đồng thời phải làm lợi cho khách hàng.- Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.

- Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm,dịch vụ.

- Nhận thức và nắm cho được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ.

3.2 Vai trò của kinh tế thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thươngmại

Kinh tế thị trường là sản phẩm hoạt động kinh tế của con người đã trải quanhiều thời đại Kinh tế thị trường ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đờicủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ quá trình vận hành từ sản xuất đến lưuthông phân phối đều được tiến hành trên thị trường Đây là một quá trình mà ngườimua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế xã hội, trong đó mối quan hệ kinh tếgiữa các cá nhân, các doanh nghiệp đều thể hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụtrên thị trường, và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vàotìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của thị trường Điều đó phát huytính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp tăng cường khả năng thích ứng củadoanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường.

Một doanh nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường hoàn toàn khác vớimột đơn vị kinh tế hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở chỗ nó khôngphải là một đơn vị kinh tế chấp hành theo mệnh lệnh của cấp trên mà là một chủthể kinh doanh đối mặt với thị trường Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định vàtự chịu trách nhiệm về quá trình kinh doanh của mình trong khuôn khổ pháp luậtquy định Để đảm bảo duy trì và phát triển lâu dài, doanh nghiệp phải biết chăm lovà bảo đảm quyền lợi cho người lao động hay nói cách khác doanh nghiệp phảibảo đảm thống nhất giữa lợi ích tập thể của cán bộ công nhân doanh nghiệp và lợiích chung của hệ thống kinh tế quốc dân - sự thống nhất chung về mục tiêu đạthiệu quả kinh tế- xã hội ngày một cao sẽ là bảo đảm chắc chắn cho sự nhất tríchung của toàn bộ doanh nghiệp.

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng là động lực đối với hoạt động doanh nghiệp.Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh theo nguyên

Trang 9

tắc lấy thu bù chi và đảm bảo lợi nhuận, nhà nước không can thiệp vào hoạt độngkinh doanh của họ Khác với nền kinh tế tập trung trước đây nhà nước can thiệpquá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, nền kinh tế thị trường đòi hỏi cácdoanh nghiệp luôn phải cố gắng vươn lên giành lợi ích cao nhất cho mình nếukhông sẽ thất bại “Kinh doanh thương mại là cuộc chạy đua không có đích cuốicùng ”, điều đó luôn đúng nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranhkhốc liệt này, không những chỉ cạnh tranh giữa người bán với người bán với ngườibán mà còn cạnh tranh giữa người mua với người bán, và người mua với ngườimua.

Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy cạnh tranh đó, người mua có quyềnquyết định, người mua chọn sản phẩm ai thì người đó bán được hàng và tồn tại,phát triển Người mua không chấp nhận sản phẩm của người kinh doanh nào thìngười đó không bán được hàng và phá sản Phương châm “ Hãy bán cái mà kháchhàng cần” luôn cần được các nhà kinh doanh quan tâm đến Trong hoạt động kinhdoanh, khách hàng nằm ở vị trí trọng tâm Mọi quyết định kinh doanh của doanhnghiệp đều phải xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng để phục vụ.

Nhờ kinh tế thị trường mà hàng hoá cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn,cũng luôn có xu hướng lớn hơn cầu, kinh doanh ngày càng khó khăn, mức độ rủiro cao, các doanh nghiệp muốn thành công thì mới thoả mãn tốt nhu cầu kháchhàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng Giá cả hàng hoá đượcxác định thông qua cung cầu trên thị trường, cạnh tranh Ngày nay trong cơ chế thịtrường, các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ của phápluật Và trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn tuân thủ, tôn trọng cácquy luật của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

Để kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệpphải xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, nắm vững môi trường kinhdoanh, và có cách ứng xử phù hợp với từng hình thái thị trường Qua đó giải quyếtđược ba vấn đề cơ bản trong kinh doanh : kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thếnào ? Và cho ai?

Trong cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, doanhnghiệp có trách nhiệm và có thể làm tốt các vấn đề xã hội Ngược lại giải quyết tốtcác vấn đề xã hội sẽ tạo ra những động lực quan trọng bảo đảm sự phát triển hiệu

Trang 10

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1 Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để lựa chọnkinh doanh

Đây là hoạt động quan trọng khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào.Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại phải tiếnhành nghiên cứu và xác định nhu cầu của thị trường Không ngừng xem xét để xácđịnh nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu đó là điều cốt lõi dẫn tớithành công trong điều kiện thị trường luôn biến động hôm nay

Quá trình nghiên cứu thị trường được tiến hành qua ba bước:

- Thu thập thông tin: Đây là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thị

trường Thu thập thông tin phải được ưu tiên hàng đầu và tiến hành liên tục nhằmtạo khả năng cho doanh nghiệp phản ứng một cách nhanh nhạy hiệu quả đối vớibiến động của tình hình Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời thì hoạtđộng nghiên cứu thị trường mới có hiệu quả giúp doanh nghiệp đưa ra được nhữngquyết định, kế hoạch kinh doanh đúng đắn.

Có hai phương pháp thu thập thông tin:

 Phương pháp thu thập tại bàn: là phương pháp thu thập thông tin qua cáctài liệu như sách, báo, tạp chí và các tài liệu liên quan đến hoạt động của doanhnghiệp Phương pháp này có nhược điểm là chậm và mức độ tin cậy có hạn.

 Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: là phương pháp thu thập thông tinchủ yếu thông qua tiếp xúc trên thị trường thông qua quan sát, phỏng vấn, soạn thảo cáccâu hỏi điều tra và phiếu trưng cầu ý kiến của những người mua bán trên thị trường.

- Xử lý thông tin: Sau khi thu thập xong thông tin, phải tiến hành xử lý

thông tin Thông qua việc phân loại, sắp xếp, phân tích tổng hợp, đánh giá làm chothông tin thu được trở nên dễ hiểu, có ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu, trả lờiđược những vấn đề những câu hỏi đặt ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Ra quyết định: Sau khi xử lý được thông tin, là bước ra quyết định Việc

kinh doanh của công ty theo hướng nào có hiệu quả hay không phụ thuộc vàoquyết định kinh doanh có đúng đắn hay không Nhưng để thực hiện tốt bước nàyđòi hỏi phải thực hiện tốt cả hai bước trên.

Nội dung của nghiên cứu thị trường bao gồm:

- Nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường và sự đáp ứng nhu cầu đó hiệnnay Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hợp với nhu cầu thị trường của doanh

Trang 11

nghiệp Nhu cầu hiện tại và tương lai của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanhvà các mặt hàng khác doanh nghiệp đang quan tâm, hàng hoá dịch vụ nào phù hợpvới điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.

- Nguồn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách, phân phối như thế nàocho hợp lý Xác định khả năng của nguồn hàng cung ứng, khả năng có thể khaithác đặt hàng và thu mua Có thể doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá chưahề có trên thị trường nhưng qua nghiên cứu tin chắc rằng nhu cầu thị trường sẽ cóvà ngày càng tăng lên.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh.- Đánh giá thị trường, ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, cần có chínhsách, chiến lược như thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động và tăng cường khảnăng cạnh tranh.

Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết mà một doanh nghiệp phảinghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định đúng đắn, tối ưu nhất Để nắmbắt được những thông tin đó doanh nghiệp phải coi công tác nghiên cứu thị trườnglà một hoạt động không kém phần quan trọng như hoạt động quản lý, nghiệp vụbởi vì công tác nghiên cứu thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt độngtrong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như mua, bán nhưng kết quả của nóảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúpcho doanh nghiệp xác định được :

- Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và lựa chọn sản phẩm kinhdoanh cũng như các chính sách duy trì, cải tiến hay phát triển sản phẩm.

- Nhu cầu hiện tại, tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thịtrường, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp.

- Tìm được nguồn hàng, các đối tác và bạn hàng kinh doanh, lựa chọn kênhphân phối và các biện pháp xúc tiến phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực của mình,

doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, mặt hàng, thị trường và người cung cấp.

2 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

* Xây dựng chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là định hướng hoạt

Trang 12

sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.

Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh Xây dựng chiến lược kinh

doanh được thực hiện theo trình tự :

Xác định nhiêm vụ và hệ thống mục tiêu làm nền tảng cho công tác hoạchđịnh chiến lược với nội dung :

 Xác định ngành nghề và mặt hàng kinh doanh Vạch rõ mục tiêu chính

 Xác định triết lý chủ yếu của doanh nghiệp.

 Phân tích các yếu tố của môi trường để nhận diện cơ hội và nguy cơ đe doạbao gồm các yếu tố : kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, kỹ thuật công nghệ, điềukiện tự nhiên Đồng thời phân tích các yếu tố vi mô bên ngoài doanh nghiệp như :khách hàng, người cung ứng, đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế.

Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đo lường mức độ ảnh hưởng và chiềuhướng của chúng Các thông tin tổng hợp kết quả phân tích và dự báo cần xác địnhtheo hai hướng: Thứ nhất, các thời cơ, cơ hội của môi trường kinh doanh Thứ hai,các rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh.

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong phạm vi doanh nghiệp

Để xây dựng được chiến lược kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành phântích, đánh giá những yếu tố bên trong doanh nghiệp như : tiềm lực tài chính, nguồnnhân lực, trình độ tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật Từ đó xác định đượcđiểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp , điểm mạnh là những yếu tố thuộc về tiềmnăng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh còn điểm yếu là những thuộc tínhlàm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp Nhờ đó chiến lược đưa ra sẽ là một chiếnlược phù hợp với tiềm lực và điều kiện của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng quát và chiến lược kinh doanh bộ phậnChiến lược chung tổng quát đề cập đến những vấn đề quan trọng, có ý nghĩalâu dài, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp thương mại như phương hướngkinh doanh, chủng loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh, thị trường tiêu thụ, các mục tiêutài chính và các chỉ tiêu phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai

Trang 13

Chiến lược kinh doanh bộ phận của doanh nghiệp thương mại bao gồm: cácchiến lược mặt hàng kinh doanh và dịch vụ, chiến lược thị trường và khách hàng,chiến lược vốn kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, chiến lược marketing hỗn hợp,chiến lược phòng ngừa rủi ro, chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiếnlược con người.

Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh

- Nguyên tắc lựa chọn: chiến lược kinh doanh phải bảo đảm mục tiêu baotrùm, phải có tính khả thi và phải bảo đảm mối quan hệ biện chứng giữa doanhnghiệp và thị trường trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các bên tham gia.

- Thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh: Bao gồm các tiêu chuẩnđịnh tính và định lượng Các tiêu chuẩn định lượng gồm khối lượng bán hàng, thịphần của doanh nghiệp, tổng doanh thu và lợi nhuận Tiêu chuẩn định tính phảibảo đảm mục tiêu của doanh nghiệp về thế lực, độ an toàn trong kinh doanh và sựthích ứng của chiến lược kinh doanh với thị trường.

- Các bước lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh :

 Chọn tiêu chuẩn chung để so sánh các chiến lược kinh doanh đã lựa chọn.

 Chọn các thang điểm cho các tiêu chuẩn

 Cho điểm từng tiêu chuẩn thông qua phân tích.

* Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch hoạt động kinh doanh cơ bản nhất mà một doanh nghiệp thươngmại nào cũng phải lập và thực hiện là kế hoạch lưu chuyển hàng hoá Đây là kếhoạch hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp thương mại.

Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp thương mại là bảng tínhtoán tổng hợp những chỉ tiêu bán ra, mua vào và dự trữ hàng hoá đáp ứng nhu cầucủa khách hàng, trên cơ sở khai thác tối đa khả năng có thể có của doanh nghiệptrong kỳ kế hoạch.

Nội dung của kế hoạch lưu chuyển hàng hoá :

- Kế hoạch bán hàng : Bán hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh

nghiệp thương mại, là mục tiêu của hoạt động kinh doanh Vì vậy mọi hoạt động

Trang 14

của doanh nghiệp đều phục vụ cho việc bán hàng được nhiều, nhanh, thu hút ngàycàng nhiều khách hàng, giảm được chi phí bán hàng để đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Kế hoạch bán ra bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau: Theo hình thức bán hàng: chỉ tiêu bán buôn, bán lẻ

 Theo khách hàng: bán cho đơn vị tiêu dùng trực tiếp, bán cho các tổ chứctrung gian, bán qua đại lý

 Theo các khâu của quá trình kinh doanh : bán ở tổng công ty, công ty,bán ở kho, cửa hàng

- Kế hoạch mua hàng : Mua hàng là điều kiên tiên quyết để thực hiện kế

hoạch bán ra và dự trữ hàng hoá Mua hàng đòi hỏi hàng hoá phải phù hợp với nhucầu của khách hàng, phải mua hàng kịp thời, đúng với yêu cầu, giá cả hợp lý là yếutố quan trọng quyết định kinh doanh có lãi Vì vậy trong kế hoạch mua hàng phảitính toán, cân nhắc lựa chọn các loại hàng và bạn hàng tin cậy để bảo đảm an toànvốn kinh doanh và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.Các nguồn hàng mà doanh nghiệp có thể lưan chọn: nguồn hàng nhập khẩu,nguồn hàng sản xuất trong nước, nguồn hàng tự khai thác chế biến, nguồn hàngliên doanh, liên kết, các nguồn hàng khác

- Kế hoạch dự trữ hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ : Một trong những điều kiện

quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại liêntục và đạt hiệu quả cao là có kế hoạch dự trữ hàng hoá phù hợp.

Trình tự lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá

- Bước 1 : Chuẩn bị lập kế hoạch Cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết, cho lập

kế hoạch, tổ chức thu thập, nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn các tài liệu tin cậy;phân tích tài liệu dự báo và lựa chọn các hướng dự báo có căn cứ khoa học nhất;phân tích tình hình môi trường kinh doanh và khả năng phát triển của các đối thủcạnh tranh, cũng như xu hướng nhu cầu mặt hàng và mặt hàng thay thế.

- Bước 2 : Trực tiếp lập kế hoạch Phải tính toán các chỉ tiêu, sau đó cân đối

các mặt hàng từ chi tiết đến tổng hợp, có mặt hàng nhiều danh điểm chỉ cân đốiđến nhóm mặt hàng; phát hiện và dự kiến các biện pháp khắc phục sự mất cân đối.

- Bước 3 : Trình, duyệt, quyết định kế hoạch chính thức Kế hoạch lập ra phải

được trình và bảo vệ trước ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc hội đồng quản trị Sau khi

Trang 15

bổ sung và thống nhất, kế hoạch sẽ trở thành chính thức của doanh nghiệp thươngmại.

3 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh

Các nguồn lực đưa vào kinh doanh có vai trò quyết định, quan trọng tronghoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Kinh doanh tức là đầu tư nguồn lựcvào một lĩnh vực nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các nguồn lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể huy động đưa vàokinh doanh bao gồm :

- Vốn hữu hình : Nguồn vốn hữu hình bao gồm tài sản cố định và tài sản lưuđộng Tài sản cố định bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinhdoanh như văn phòng, cửa hàng, hệ thống kho, các trang thiết bị, phương tiện vậnchuyển Nguồn này góp phần tạo nên sức mạnh, uy thế của doanh nghiệp và giúpcho hoạt động kinh doanh thuận lợi Tài sản lưu động bao gồm vật liệu đóng gói,bao bì, nhiên liệu, dụng cụ và các khoản tiền mặt, ngân phiếu, tiền nhờ thu

- Vốn vô hình như : sự nổi tiếng về nhãn hiệu, uy tín, kinh nghiệm và conngười với tài năng, kinh nghiệm, nghề nghiệp được đào tạo Đây là nguồn tài sảnquan trọng của doanh nghiệp nhưng việc tích luỹ đòi hỏi thời gian lâu dài, nguồnnày có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh.

Trong một doanh nghiệp kinh doanh, vốn là vấn đề quan trọng và đượcquan tâm nhiều nhất, vốn hữu hình và vô hình đều cần thiết, không thể thiếu.Không có vốn hoặc quá ít vốn doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quảđược Vốn lớn giúp doanh nghiệp có thể ổn định và phát triển kinh doanh tạo niềmtin và uy tín cho khách hàng, bạn hàng.

Dù có tài huy động đến mức nào thì nguồn tài sản của doanh nghiệp khôngphải là vô hạn Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh luôn cần thiếtphải có, tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khókhăn Vấn đề còn lại là doanh nghiệp kết hợp các nguồn tài lực và con người cụ thểnhư thế nào để doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh một cách nhanh chóng,thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quả kinh doanh nhanh chóng vàphát triển kinh doanh cả về bề rộng và bề sâu Bên cạnh yếu tố vốn kinh doanh thìyếu tố con người cũng góp phần không nhỏ trong kinh doanh Sử dụng và khai thácnguồn vốn này có hiệu quả phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý,

Trang 16

Việc huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực do tập thể hội đồng quản trịcó trách nhiệm, song về cơ bản đó là tài năng của giám đốc và hệ thống tham mưuchức năng giúp giám đốc, cũng như sự phát huy khả năng của các thành viên trongdoanh nghiệp, vấn đề kỷ luật, kỷ cương trong doanh nghiệp và vấn đề khuyếnkhích bằng lợi ích vật chất và tinh thần với mọi thành viên.

Việc huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực có vai trò quyết định trongđến hiệu quả của hoạt động kinh doanh Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi phảithực hiện tốt ở tất cả các khâu, các bộ phận của hoạt động kinh doanh

4.Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh

4.1 Hoạt động tạo nguồn, mua hàng

Trong kinh doanh thương mại, tạo nguồn hàng là khâu nghiệp vụ kinh doanhđầu tiên, mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hoá Tạo nguồn hàng là toàn bộ cáchình thức, phương thức và điều kiện của doanh nghiệp thương mại tác động đếnlĩnh vực sản xuất, khai thác hoặc nhập khẩu để tạo ra nguồn hàng có phù hợp vớinhu cầu của khách hàng để doanh nghiệp thu mua và cung ứng cho khách hàng.

Nguồn hàng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định được nhu cầuvề hàng hoá, dịch vụ, xác định được các nguồn hàng, khả năng cung ứng của họ, tổchức ký kết hợp đồng, đặt hàng, mua từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường, nguồnhàng do liên doanh liên kết với đơn vị sản xuất để khai thác, chế biến, nguồn hàngtự tổ chức sản xuất, nhận đại lý, ký gửi.

Để nắm vững thị trường nguồn hàng, hạn chế bị động trong lựa chọn đối tácgiao dịch, các doanh nghiệp phải nghiên cứu khả năng cung ứng của từng loại hànghoá Đó là xác định số lượng, nhà cung ứng trong và ngoài nước, khả năng cungứng của các nhà cung cấp trong hiện tại và tương lai Khi nghiên cứu về nhà cungcấp doanh nghiệp phải tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạmvi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên, liên kết kinhdoanh và đặt mua, nghiên cứu về vốn, kỹ thuật, uy tín của nhà cung cấp Đồng thờidoanh nghiệp cũng phải tìm xem nguồn nào thoả mãn được các yêu cầu Nguồnhàng đó phù hợp về mặt số lượng nghĩa là nó có thể đáp ứng đúng số lượng hànghoá mà công ty cần theo yêu cầu, đáp ứng theo yêu cầu về chất lượng, kịp thờigian, đảm bảo hiệu quả cao Ngoài ra nó còn phải thoả mãn các điều kiện khác củadoanh nghiệp như phù hợp với điều kiện vận chuyển, giao nhận, thanh toán

Trang 17

Nội dung của tổ chức tạo nguồn, mua hàng ở doanh nghiệp thương mại

 Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng,quy cách chủng loại, thời gian và giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận

 Tìm hiểu khả năng sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài

Dự trữ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, dự trữ không đủ mức cần thiết có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động kinhdoanh, mặt khác dự trữ quá nhiều dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hoá, vốn chậmlưu chuyển Vì vậy việc xác định đúng đắn mức dự trữ hợp lý có thể tăng nhanhvòng quay của hàng hoá, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh cho phép giảm các chiphí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt, mất mát, bảo đảm cho doanh nghiệp hoạtđộng thường xuyên, liên tục, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra

Mục đích của dự trữ ở doanh nghiệp thương mại là để đảm bảo bán hàngdiễn ra liên tục, đều đặn, sẵn sàng phục vụ khách hàng ngay khi có nhu cầu, tạo

Trang 18

dựng niềm tin, uy tín với khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiệnmở rộng quy mô kinh doanh

Dự trữ trong doanh nghiệp thương mại có thể chia thành các loại sau :

- Dự trữ thường xuyên là lượng chủ yếu dự trữ hàng hoá của doanh nghiệpthương mại nhằm thoả mãn thường xuyên, đều đặn nhu cầu của khách hàng

- Dự trữ bảo hiểm là bộ phận của dự trữ hàng hoá đảm bảo cho các nhu cầucủa khách hàng khi có những thay đổi ngoài dự kiến của doanh nghiệp thương mạinhư nguồn hàng tiếp nhận không đầy đủ như kế hoạch, sản xuất có khó khăn, vậnchuyển bị gián đoạn không đúng tiến độ.

- Dự trữ chuẩn bị : Dự trữ chuẩn bị là thật sự cần thiết khi hàng hoá nhậpkho của doanh nghiệp thương mại cần phải trải qua các khâu tiếp nhận, phân loại,làm đồng bộ, sơ chế cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Dự trữ thời vụ: Với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có

tính thời vụ về sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thì còn có bộ phận dự trữ thời vụ.Chức năng của bộ phận dự trữ này nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn trương và cao hơnmức bình thường.

Phương pháp xác định dự trữ của doanh nghiệp thương mại

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm : phương pháp này dựa trên số liệu thốngkê báo cáo về hoạt động mua bán, dự trữ của doanh nghiệp để xác định dự trữ cho kỳkế hoạch

- Phương pháp dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật : Phương pháp nàydựa trên cơ sở nghiên cứu các bộ phận cấu thành của dự trữ, dựa vào các định mứckinh tế kỹ thuật để cấu thành dự trữ cho các doanh nghiệp.

- Phương pháp sử dụng các mô hình toán và công cụ tính toán hiện đại : Đólà quá trình thực hiện hàng loạt các công việc có tính chất tính toán, kỹ thuật thôngtin, kinh tế nhằm bảo đảm tối ưu hoạt động dự trữ của doanh nghiệp.

4.3 Tổ chức phân phối và bán hàng

Trong cơ chế thị trường mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làthu được lợi nhuận Để thực hiên mục tiêu đó doanh nghiệp phải bán được hàng,chỉ có bán được hàng doanh nghiệp thương mại mới có thể thu hồi vốn kinh doanh,thực hiện được lợi nhuận, tái mở rộng kinh doanh Do vậy bán hàng là khâu quantrọng mấu chốt, là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu

Trang 19

thông phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân và thực hiện mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp Đồng thời bán hàng là quyết định và chi phối các hoạtđộng nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như : nghiên cứu thị trường, tạo nguồn muahàng, dịch vụ, dự trữ

Bán hàng là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sangtiền nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định Đốivới kinh doanh thương mại hoạt động bán hàng tổ chức tốt có thể làm tăng tiền bánra và chỉ thông qua bán hàng cho người tiêu dùng giá trị của sản phẩm dịch vụ mớiđược thực hiện do đó mới có điều kiện thực hiện mục đích của doanh nghiệp.

Hoạt động bán hàng là kết quả của nhiều hoạt động :

 Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tập quán tâm lý của người tiêu dùng

 Xác định các kênh bán và các hình thức bán

 Phân phối hàng hoá váo các kênh bán

 Tiến hành quảng cáo, xúc tiến bán hàng

 Đánh giá kết quả, thu thập thông tin phản hồi

* Theo phương thức bán gồm : bán theo hợp đồng và đơn hàng, thuận muavừa bán, bán đấu giá và xuất khẩu hàng hoá

* Theo mối quan hệ thanh toán có mua đứt bán đoạn và sử dụng các hìnhthức tín dụng trong thanh toán như bán hàng trả chậm, bán trả góp

* Ngoài ra còn có hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng từ xa qua điện thoai,bán hàng qua người môi giới, qua nhân viên tiếp thị và bán hàng qua mạng internet

Lựa chọn kênh phân phối

Hiệu quả của hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại phụ thuộcrất nhiều vào việc lực chọn kênh phân phối Kênh phân phối có thể được hiểu làmột tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào quá trình chuyển đưa hàng hoá

Trang 20

Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh, đặc điểm, tính chất của sản phẩm, và cácđiều kiện vận chuyển, bảo quản sử dụng doanh nghiệp thương mại có thể tổ chứcbán hàng thông qua các kênh phân phối khác nhau như tổ chức bán trực tiếp chongười tiêu dùng thông qua mạng lưới bán lẻ, bán qua trung gian hay môi giới.

Việc lựa chọn kênh bán cần dựa trên các căn cứ sau :

 Căn cứ vào bản chất của sản phẩm

 Tình hình thị trường bán hàng

 Chiến lược phân phối và sự phát triển của doanh nghiệp

 Lý do thay đổi các kênh phân phối đang tồn tạiCác loại kênh phân phối

- Kênh phân phối ngắn (1), (2): là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanhnghiệp đến người sử dụng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian nhưngkhông quá nhiều người trung gian xen giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Kênh phân phối này bảo đảm được sự giao tiếp trực tiếp giữa người cungcấp và người tiêu dùng cuối cùng, hàng hoá lưu chuyển nhanh, giảm được chi phílưu thông, quan hệ giao dịch mua bán đơn giản, thuận tiện Người sản xuất haynhập khẩu được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ.

- Kênh phân phối dài (3), (4) : Là dạng kênh phân phối có sự tham gia củanhiều người mua trung gian Hàng hoá của doanh nghiệp có thể được chuyển dầnquyền sở hữu cho một loạt các nhà buôn lớn đến các nhà buôn nhỏ hơn rồi qua cácnhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng

Kênh phân phối này làm cho từng khâu của quá trình sản xuất lưu thông đượcchuyên môn hoá, tạo điều kiện để phát triển sản xuất mở rộng thị trường, sử dụng cóhiệu quả cơ sở vật chất và tiền vốn, thích hợp với điều kiện sản xuất lưu thông nhiềuloại sản phẩm, phù hợp với quan hệ mua bán của nhiều loại doanh nghiệp.

Người sản xuất hoặc nhập khẩu

Người tiêu dùng cuối cùngNgười

bán lẻNguời

bán buôn

Người bán lẻNgười

3

Trang 21

Phân phối hàng hoá vào các kênh bán

Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm các cửa hàng vàhệ thống đại lý được bố trí rộng và thuận tiện để phục vụ khách hàng, tuy nhiên khixây dựng mạng lưới kinh doanh doanh nghiệp cần phải bố trí phù hợp với quá trìnhvận động của hàng hoá từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng, mạng lưới cửa hàng phảiđược bố trí ở những nơi đông dân cư, những địa điểm thuận lợi cho mua bán, phảitính đến hiệu quả của từng điểm bán cũng như của toàn bộ doanh nghiệp, tránh sựdiệt trừ lẫn nhau.

Phân phối hàng hóa thực chất là quá trình chuyển hàng hoá vào các kênhbán hàng một cách hợp lý, là hoạt động tác nghiệp mở đầu và tạo điều kiện chohoạt động bán hàng theo chương trình mục tiêu đã xác định một cách chủ động,văn minh, đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường và tín nhiệm với khách hàng.

Đối với hoạt động phân phối hàng hoá để đem lại kết quả cao doanh nghiệpcần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc hiệu quả kinh tế thể hiện qua doanh thu và chi phí làm sao đạtđược lợi nhuận cao nhất.

+ Nguyên tắc đồng bộ liên tục: Khi tiến hành phân phối hàng hoá phải tínhđến nhiều yếu tố như giá mua, giá bán, chi phí vận chuyển, bảo quản

+ Nguyên tắc ưu tiên: Trong trường hợp có sự mất cân đối cục bộ mà doanhnghiệp không thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, thờigian, địa điểm thì cần phải cân nhắc lựa chọn phương án tốt nhất.

Tiến hành quảng cáo, xúc tiến bán hàng

* Quảng cáo thương mại là hành vi của thương nhân nhằm giới thiệu hànghoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại.

Quảng cáo để giới thiệu hàng hoá cho mọi người biết nhằm tranh thủ đượcnhiều khách hàng đến với doanh nghiệp, giúp cho khách hàng tự do lựa chọn hànghoá và tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng, bán được nhiềuhơn, giảm được chi phí cho một đơn vị hàng hoá bán ra, giúp doanh nghiệp cải tiến

Trang 22

và lựa chọn sản phẩm trong kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtcông nghệ mới, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.

Tuỳ theo điều kiện của doanh nghiệp, mặt hàng kinh doanh mà doanhnghiệp lựa chọn phương tiện quảng cáo, hình thức quảng cáo cho phù hợp và đemlại hiệu quả cao nhất.

* Xúc tiến bán hàng là những kỹ thuật đặc thù nhằm gây ra một sự bán hàngtăng lên nhanh chóng, nhưng tạm thời do việc cung cấp một lợi ích ngoại lệ chongười phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng.

Những kỹ thuật xúc tiến thường áp dụng trong kinh doanh thương mại :

 Bán có thưởng

 Giảm giá tức thì

 Trò chơi và thi có thưởng

 Khuyến khích mua thử, quảng cáo tại các nơi bán.

Thực hiện các nghiệp vụ bán hàng ở cửa hàng, quầy hàng

Đây là tập hợp các hoạt động để thực hiện hợp đồng mua bán với từng kháchhàng và đáp ứng nhu cầu tức thời của người mua ở cửa hàng, quầy hàng một cáchthuận tiện.

Đối với hoạt động bán hàng doanh nghiệp phải chú ý đến các nội dung sau :+ Khối lượng mặt hàng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ phải đáp ứng đượcyêu cầu của khách hàng.

+ Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình bán.

+ Áp dụng phương pháp bán và quy trình bán hoàn thiện đảm bảo năng suấtlao động, chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng không ngừng nâng cao.

+ Không ngừng cải tiến trang thiết bị, phương tiện phục vụ, cách thức trưngbày tại quầy hàng, cửa hàng.

+ Đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng, đảm bảo thời gian laođộng của nhân viên được sử dụng có hiệu quả nhất

+ Xây dựng thái độ, cách thức phục vụ khách hàng văn minh, lịch sự.

Đánh giá kết quả, thu thập thông tin phản hồi

Đánh giá kết quả sau bán hàng là một hoạt động quan trọng, cần tiến hànhthường xuyên Việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện và đưa ra được những

Trang 23

biện pháp khắc phục có tính khả thi những sai sót trong hoạt động bán hàng làmcho hoạt động này thực hiện tốt hơn.

Đánh giá kết quả hoạt động bán hàng thường được thực hiện qua 2 bước :- Tự đánh giá thành tích bán hàng của cá nhân và bộ phận

- Đánh giá chính thức của lãnh đạo

Phương pháp cơ bản thường được sử dụng

So sánh mức bán và các chỉ tiêu liên quan thực hiện/ kế hoạch ; hiện tại/ quá khứ

So sánh, xếp hạng thành tích của cá nhân, bộ phận bán hàng với nhau và tỉtrọng trên tổng thể

Phân tích và đưa ra kết luận về kết quả bán hàng trong mối liên hệ với các yếutố kích thích/ kìm hãm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả.

Trong việc đánh giá kết quả bán hàng thì thông tin phản hồi có ý nghĩa rấtlớn giúp cho việc đánh giá được chính xác, khách quan Thông tin phản hồi baogồm tất cả các thông tin về kết quả và tình hình thực hiện bán hàng thực tế :

- Nâng cao trình độ thoả mãn khách hàng Đáp ứng thuận tiện, kịp thời, vănminh mọi nhu cầu của khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo ra sự tín nhiệmvà gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp thu hút đượckhách hàng

- Lưu chuyển vật tư hàng hoá nhanh, bán được nhiều hàng, nâng cao đượcvòng quay của vốn lưu động.

- Nâng cao được thu nhập, nâng cao năng suất lao động và doanh thu củadoanh nghiệp Góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội

Trang 24

- Tạo ra được mối quan hệ mua bán, thanh toán tin cậy có tác dụng lớn trongcủng cố địa vị, thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, cạnh tranh thắng lợi.

- Sử dụng hợp lý lao động xã hội, tạo ra kiểu kinh doanh thương mại vănminh phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội.

Đặc điểm của hoạt động dịch vụ

- Sản phẩm của hoạt động dịch vụ khó tiêu chuẩn hóa, không thể xác địnhmột cách cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật, bằng các chỉ tiêu chất lượng mộtcách rõ ràng, người được phục vụ chỉ có thể đánh giá trên cơ sở cảm nhận danhtiếng hoặc thực tế đã được phục vụ.

- Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu dùng, sản phẩm của hoạtđộng dịch vụ không thể cất trữ trong kho, hoạt động dịch vụ thường xuất hiện ởnhững địa điểm và thời điểm có nhu cầu đáp ứng, nhu cầu thường không ổn định

- Sản phẩm của hoạt động dịch vụ phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc,sự tương tác qua lại giữa người làm dịch vụ và người được phục vụ.

- Hoạt động dịch vụ đòi hỏi phải thuận tiện, kịp thời, văn minh.

Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì viêc thựchiện tốt hoạt động dịch vụ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong đó doanh nghiệpkhông những phải nhận thức được vai trò của hoạt động này mà còn phải xác địnhđược và sử dụng hợp lý các loại dịch vụ

Theo quá trình mua bán thì hoạt động dịch vụ được chia ra thành :

 Dịch vụ trước khi mua, bán hàng hoá

 Dịch vụ trong khi mua, bán hàng hoá

 Dịch vụ sau khi bán hàng

5 Quản trị vốn, chi phí hàng hoá, nhân sự trong hoạt động kinh doanh

Quản trị doanh nghiệp thương mại phải chú ý đến quản trị vốn kinh doanh,chi phí kinh doanh và nhân sự

* Quản trị vốn : Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời,

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua vốn kinh doanh cho phép biết đượctiềm lực của doanh nghiệp, vốn kinh doanh quyết định quy mô kinh doanh, mặthàng kinh doanh.

Trang 25

Vốn của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của tài sản lưu động,tài sản cố định Quản trị vốn kinh doanh thực chất là thực hiện sử dụng vốn trongkinh doanh và theo dõi được kết quả sử dụng vốn lãi hay lỗ

Bất kỳ doanh nghiệp nào dù hoạt động trong phạm vi lớn hay nhỏ đều quantâm đến hiệu quả sử dụng vốn Vì quản lý tốt vốn kinh doanh nhằm tăng vòngquay vốn nhanh tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh.

Vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi được bảo toàn và tăng lên saumỗi chu kỳ kinh doanh, sử dụng nó một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và cóhiệu quả vì vậy quản lý vốn là cần thiết Để quản trị vốn tốt doanh nghiệp phảithường xuyên đánh giá tình hình sử dụng vốn như : việc phân bổ vốn đã hợp lýchưa, cơ cấu vốn, xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu: sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi củavốn, tốc độ luân chuyển vốn, thời gian một vòng lưu chuyển Khả năng sinh lời củavốn qua đánh giá các chỉ tiêu đưa ra kết luận và đề ra biện pháp khắc phục.

* Quản trị chi phí : Chi phí kinh doanh là các khoản chi cho quá trình mua dựtrữ và bán hàng hoá, trong đó có chi phí mua hàng và chi phí lưu thông hàng hoá

Chi phí mua hàng là khoản tiền phải trả cho các đơn vị cung ứng.

Chi phí lưu thông là khoản tiền cần thiết để thực hiện di chuyển hàng hoá từnơi mua đến nơi bán và chi phí bán hàng Theo khoản mục các chi phí lưu thôngcác thể chia ra thành chi phí vận tải, chi phí bảo quản, mua hàng, tiêu thụ, chi phíhao hụt và chi phí quản lý hành chính.

Chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Vì chi phí cao làm lợi nhuận giảm Để nâng cao hiệu quả kinh doanh,doanh nghiệp phải quản lý được các khoản chi phí, chi tiêu tiết kiệm, tránh nhữngkhoản chi phí phô trương không cần thiết, quản trị chi phí là phải có kế hoạch chi,phải theo dõi và tính toán đúng đắn các khoản chi, chi phải đúng mục đích, đúngkế hoạch và đúng hướng, hạn chế các khoản thiệt hại làm tăng chi phí kinh doanh

Trong quản lý chi phí doanh nghiệp phải đưa ra được những biện pháp đểlàm giảm chi phí kinh doanh một cách có hiệu quả.

* Quản trị nhân sự : Con người là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của bất kỳ doanh nghiệp nào vì con người ở đây quyết định toàn bộ những

Trang 26

vấn đề kinh doanh Quản trị nhân sự là sự lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công côngviệc phù hợp với nghiệp vụ của từng người, quản trị nhân sự là lĩnh vực liên quanđến con người, sử dụng con người đúng đắn thì sẽ thành công và ngược lại.

Quản trị nhân sự có hiệu quả là điều kiện có ý nghĩa quyết định để tạo dựngthành công của doanh nghiệp thương mại Quản trị nhân sự một cách khoa học vàhiệu quả được xác định là nội dung cốt lõi để xây dựng và phát triển chiến lượccon người Quản trị nhân sự cần giải quyết những nội dung cơ bản sau:

 Lựa chọn và xác định quan điểm quản trị

 Xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí quản trị viên cáccấp và nhân viên

 Xây dựng hệ thống thông tin nhân sự

 Xây dựng hệ thống lương bổng và điều kiện làm việc cho nhân viên.

6 Đánh giá và điều chỉnh hoạt động kinh doanh

Đánh giá và điều chỉnh là hoạt động cuối cùng trong nội dung về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thương mại Nhưng đây là một hoạt động rất quantrọng, có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh hiện tại cũng như sau này của doanhnghiệp.

Hoạt động này đòi hỏi phải tiến hành chính xác, cụ thể và thực hiện mộtcách nghiêm túc Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanhqua các hoạt động nghiệp vụ.

- Đánh giá tình hình tạo nguồn, mua hàng

Sử dụng các chỉ tiêu hiện vật để đánh giá nghiệp vụ mua hàng, tạo nguồn vềtổng khối lượng thực hiện so với kế hoạch, đánh giá tình hình mua hàng theo mặthàng, theo thời gian và theo từng nguồn hàng trong kỳ.

- Đánh giá hoạt động bán hàng

Theo số lượng (doanh số) bán về tổng số, theo mặt hàng để thấy rõ ảnhhưởng của giá cả và kết cấu mặt hàng bán ra.

- Đánh giá tình hình chi phí lưu thông

Tổng số tiền chi phí lưu thông, tỷ lệ chi phí lưu thông, tỷ lệ hoàn thành kếhoạch chi phí lưu thông, mức tiết kiệm chi phí

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trang 27

Cơ cấu các nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn, khả năng thanh toán củadoanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn, sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi củavốn, tốc độ luân chuyển của vốn, thời gian một vòng luân chuyển của vốn,khả năng sinh lời của vốn

Từ kết quả đánh giá hoạt động kinh doanh, bản thân doanh nghiệp sẽ thấynhững kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại trong hoạt động của côngty Công ty cần có sự điều chỉnh hoạt động kinh doanh để đạt được hiệu quả kinhdoanh tốt hơn : đẩy mạnh hơn nữa những mặt đã làm được, đưa ra biện pháp khắcphục những tồn tại.

Có thể điều chỉnh theo các hướng như : điều chỉnh từng phần, điều chỉnhtoàn bộ các hoạt động.

Để công tác điều chỉnh có hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiệnđánh giá một cách chính xác Hoạt động này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đếntoàn bộ hoạt động kinh doanh sau đó của công ty vì vậy phải thực hiện nghiêm túcvà thận trọng.

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1 Các yếu tố khách quan

Là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhbên ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được Nghiên cứucác yếu tố này không nhằm mục đích để điều khiển nó theo ý muốn của doanhnghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vậnđộng của nó.

1.1 Chính trị và luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp ổn định chính trị là tiềnđề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnhhưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanhnghiệp khác Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu khôngthể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường Hệ thống pháp luật hoànthiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu Có thể phân tíchvà đánh giá mức độ tác động bao gồm :

 Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao

Trang 28

 Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ

 Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế

 Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

 Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng 1.2 Yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng vàdạng tiêu dùng hàng hoá Đối với các doanh nghiệp thương mại phải luôn năng độngtrong hoạt động kinh doanh của mình, thích ứng ngay với các tác động kinh tế.

Các yếu tố kinh tế bao gồm :

 Sự tăng trưởng kinh tế

 Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối

 Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư

 Lạm phát, thất nghiệp

 Sự phát triển ngoại thương

 Các chính sách tiền tệ, tín dụng

Làm thế nào để tận dụng được những mặt tích cực và hạn chế những tácđộng tiêu cực, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu và dự đoán những biến độngcủa yếu tố kinh tế.

1.3 Yếu tố văn hoá xã hội

Yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi củacon người, qua đó có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng

Yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng Thôngqua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đốitượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp.

Các yếu tố văn hoá xã hội bao gồm :

 Dân số và xu hướng vận động

 Các hộ gia đình và xu hướng vận động

 Sự di chuyển của dân cư

Trang 29

 Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động ; phân bổ thu nhập giữa cácnhóm người và các vùng địa lý

 Việc làm và vấn đề phát triển việc làm

 Dân tộc và đặc điểm tâm sinh lý

1.4 Yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ

Yếu tố kỹ thuật đóng vai trò như một thước đo cho quá trình hoạt động kinhdoanh, nhất là đối với doanh nghiêp sản xuất Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếpđến sự ra đời sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như khả năng sản xuất sảnphẩm lựa chọn và cung cấp công nghệ Nó tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuấtsản phẩm, năng suất lao động, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Các yếu tố này luôn có xu hướng thay đổi theo hướng hiện đại hơn.Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh không thể tách rời yếu tố côngnghệ, phải thường xuyên đổi mới theo kịp công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm mớivới chất lượng cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu trên thị trường nâng cao khả năngcạnh tranh của trên thị trường

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân

- Tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh- Chiến lược phát triển kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế

1.5 Điều kiện tự nhiên, cở sở hạ tầng

Doanh nghiệp cần lưu ý đến các mối đe doạ và tìm cơ hội phối hợp với cáckhuynh hướng của môi trường tự nhiên

 Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô gồm các nguyên liệu vô tận, nguyênliệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh được

 Sự gia tăng chi phí năng lượng

 Mức tăng ô nhiễm buộc các doanh nghiệp tìm kiếm cách thay thế để sảnxuất và đóng gói sản phẩm không tác hại đến môi trường

 Sự thay đổi của nhà nước trong bảo vệ môi trường

 Trình độ hiện tại của cơ sở hạ tầng sản xuất : đường xá giao thông, thôngtin liên lạc

Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến chu kỳsản xuất kinh doanh trong khu vực, hoặc ảnh hưởng đến hoạt động dự trữ, bảoquản hàng hoá Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất

Trang 30

kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầngsẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, pháttriển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển,bảo quản, phân phối

1.6 Khách hàng

Khách hàng là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khảnăng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứngvà mong được thoả mãn Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bạicủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng rất đa dạng vàkhác nhau vế lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vịtrí trong xã hội Có thể chia khách hàng thành những nhóm khách hàng khácnhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ Do đódoanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.

Trong kinh doanh quyền lực của khách hàng được thể hiện thông qua các chỉtiêu cơ bản sau:

 Nhóm khách hàng tập trung mua sản phẩm của doanh nghiệp với khốilượng lớn trong khối lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp

 Những sản phẩm, hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp chiếmtỉ lệ quan trọng trong các chi phí hoặc trong số hàng hoá phải mua của khách hàng.

 Những sản phẩm mà khách hàng mua là đúng theo tiêu chuẩn phổ biếnkhông có gì khác biệt Lúc này khách hàng dễ tìm được người cung ứng cho mình.

Trang 31

Việc nghiên cứu người cung ứng là việc không thể thiếu khi nghiên cứu cácnhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua nghiên cứudoanh nghiệp sẽ hiểu rõ về người cung ứng và mối quan hệ của họ với doanhnghiệp trước khi đưa ra quyết định mua hàng Doanh nghiệp bây giờ lại giữ vai tròlà khách hàng nên cần tận dụng những ưu thế của khách hàng để được hưởng chiếtkhấu, giảm giá và các dịch vụ kèm theo.

1.8 Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệphoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởnglớn đến doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh có thể được phân chia :

 Các doanh nghiệp khác đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cho cùng một kháchhàng ở mức giá tương tự

 Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hoặc một số loại sản phẩm

 Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó

 Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm khách hàngnhất định

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là động lực thúc đẩy hoạt động và sựphát triển của doanh nghiệp, có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại ngượclại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩysự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãnnhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển.

Vốn chủ sở hữu : Là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanhnghiệp và quy mô của cơ hội có thể khai thác.

Trang 32

Vốn huy động : Phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinhtế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận : Phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năngvà quy mô kinh doanh mới.

Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường : Phản ánh xu thế phát triểncủa doanh nghiệp và là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh nghiệptrong kinh doanh.

Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn : Bao gồm các khả năng trả lãi cho nợdài hạn và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanhchóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Các tỷ lệ về khă năng sinh lợi : phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh củadoanh nghiệp.

2.2 Tiềm năng con người

Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảmthành công Các yếu tố quan trọng nên quan tâm :

- Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo : liên

quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khảnăng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả nănglựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúngngười trong một hệ thống thống nhất theo nhu cầu của công việc.

- Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực : liên quan đến sứcmạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người, cho thấy khả năng chủ động pháttriển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng vàđổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường.

2.3 Tài sản vô hình

Đây là tài sản quý giá mà các doanh nghiệp không thể định lượng được.Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vôhình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết địnhmua hàng của khách hàng.

Tài sản vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua mục tiêu, cácchiến lược và cần phải chú ý đến khía cạnh này trong tất cả hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 33

Có nhiều nội dung khác nhau có thể sử dụng khi xác định và phát triển tàisản vô hình :

 Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

 Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá

 Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp

 Bí quyết kinh doanh

 Lòng trung thành của khách hàng

2.4 Vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật

Vị trí địa lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý củakhách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định màdoanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng, nhà xưởng, các thiếtbị chuyên dùng phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô kinh doanhcũng như khả năng, lợi thế trong kinh doanh của doanh nghiệp

2.5 Trình độ tổ chức, quản lý

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhauhướng tới mục tiêu Khi mỗi bộ phận chức năng, nghiệp vụ của doanh nghiệp đượctách riêng ra để thực hiện tốt như nó có thể thì toàn bộ hệ thống sẽ không thực hiệnđược tốt như nó có thể

Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạtđến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng Khả năng tổ chức, quản lý của doanhnghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào các mối quan hệ tươngtác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanhnghiệp.

IV CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượngphản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanhnghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, muốn tồn tại vàphát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả Hiệu quả kinhdoanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt độngkinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên

Trang 34

cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trênthương trường

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là vấn đề phức tạp cóquan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh Doanh nghiệp chỉ có thểđạt được hiệu quả kinh doanh khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinhdoanh có hiệu quả.

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra

Cách tính này chỉ phản ánh được mặt lượng của hiệu quả kinh doanh màchưa xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1. Chỉ tiêu mức doanh lợi :

Hệ số doanh lợi của chi phí =

Chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí kinh doanh đem lại bao nhiêu đồnglợi nhuận

Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của vốn =

Nguyên giá bình quân tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lạibao nhiêu đồng doanh thu thuần

Lợi nhuận Mức sinh lợi của vốn cố định =

Trang 35

Nguyên giá bình quân tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lạibao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận Mức sinh lợi của vốn lưu động =

Tổng số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể làm ra được bao nhiêu đồngdoanh thu

Lợi nhuận Mức sinh lợi của một lao động =

Tổng số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi người lao động vào lợi nhuận

Trang 36

Năm 1986, Đảng và Nhà nước quyết định đổi mới đưa nền kinh tế Việt Namtừ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhànước Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày 30/3/1993, cửa hàng Bách hoáCửa Nam được phép tách ra thành một doanh nghiệp độc lập theo quyết định số853/ QĐUB thành phố Hà Nội lấy tên là công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ thuộc sởThương mại Hà Nội Kết quả kinh doanh ngày càng tiến triển chứng tỏ công ty đãvượt qua nhiều khó khăn khi chuyển sang cơ chế mới và ngày càng khẳng định vịtrí quan trọng trong mạng lưới thương mại ở Hà Nội

Với tư cách là một pháp nhân kinh tế, công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ cógiấy phép kinh doanh số 1050 (UBND) có vốn điều lệ kinh phí thành lập là530.800.000VN đồng với trụ sở riêng, con dấu riêng và cơ sở vật chất cho việckinh doanh Công ty hoạt động và hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ theo quiđịnh của pháp luật và và chịu trách nhiệm về hoạt động của chính mình trước phápluật khi tham gia các quan hệ kinh tế xã hội

Năm 1996, sau khi khảo sát thị trường trong nước, học hỏi một số mô hìnhsiêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc đồng thời tranh thủ ý kiến củacác chuyên gia kinh tế của bộ, thành phố, sở Thương mại Công ty đã mạnh dạn lập

Trang 37

dự án khả thi luận chứng kinh tế kĩ thuật trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.Khi được sự đồng ý của các cơ quan cấp trên, công ty tiến hành các bước cần thiết,đầu tư gần 3 tỷ đồng sửa chữa cửa hàng, mua sắm trang thiết bị, bổ sung các loạihàng hoá, đặc biệt là đầu tư mở một siêu thị và một quầy hàng tự chọn ở tầng 2được khai trương vào ngày 27/1/1997.

Hiện nay, công ty có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh và tổ chức lãnh đạovà có nhiều thành tích tốt đóng góp cho ngân sách Nhà nước Công ty đã được tặngnhiều huân chương, bằng khen, cờ của UBND thành phố và sở Thương mại Công tyluôn cố gắng vươn lên và phấn đấu là đơn vị Nhà nước hoạt động có hiệu quả

2 Chức năng và nhiệm vụ

2.1 Chức năng

Khi mới thành lập cửa hàng Bách hoá Cửa Nam có chức năng chính là bán lẻcác loại hàng hoá và dịch vụ Ngày nay hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầybiến động và thách thức, trong điều kiện thương mại có nhiều thay đổi nên chứcnăng của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ có sự mở rộng cho phù hợp với tình hìnhmới Theo nhận xét của ban giám đốc, nhận thức đúng đắn chức năng của công tycó ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của công ty nói chung và trong sự thànhcông về quản lý điều hành công ty của ban lãnh đạo nói riêng.

Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ là một công ty kinh doanh thương mại do đócó chức năng sau:

- Thứ nhất : Công ty là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêudùng cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn từ việc sản xuất tập trung hoá cao cònngười tiêu dùng lại bị phân tán Các hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếuthoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân về các loại hàng hoá và dịchvụ mà công ty được phép kinh doanh

- Thứ hai : Công ty chuyển hoá mặt hàng từ sản xuất thành mặt hàng thươngmại đồng bộ, năng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

- Thứ ba : Công ty hình thành dự trữ bảo vệ và quản lý chất lượng hàng Côngty phải tiến hành dự trữ để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong kinh doanh, đồngthời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng về hàng hoá đúng chấtlượng, đúng chủng loại, đúng yêu cầu.

-Thứ tư : Công ty là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên

Trang 38

và các bạn hàng của mình, từ đó có những thông tin liên kết giữa các bên trong quátrình mua bán, tư vấn cho người tiêu dùng và tư vấn cho nhà sản xuất.

2.2 Nhiệm vụ

* Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên công ty có nhiệm vụ cung ứng và tiêuthụ hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ chung chuyển hàng hoá góp phần kích thích sự vậnđộng của nền kinh tế

* Là một doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong thương mại nêncông ty phải thực hiện nghiêm chỉnh những qui định chỉ tiêu về chất lượng hànghoá góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

* Tổ chức hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục, tạo công ăn việc làm,bảo đảm thu nhập và quyền lợi của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhằmgóp phần ổn định xã hội.

* Là doanh nghiệp nhà nước công ty có nhiệm vụ bảo toàn phát triển vốn đượcgiao, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ qui định về tài chính kế toán ngân hàng doNhà nước ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước có thể tham gia kiểm tracan thiệp, điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn, công tyđã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Cơ cấu này tạo sựquản lý chặt chẽ bằng việc sử dụng bộ máy chức năng và bằng sự thực hành củacác đơn vị cơ sở.Vì hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty có đầy đủ các phòngban bộ phận có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong hoạt động, vừa đảm bảo sựliên kết tương hỗ, vừa đảm bảo tính độc lập

Với bộ máy gọn nhẹ tiết kiệm được chi phí và thông tin được truyền đi nhanh,chính xác, luôn bám sát xử lý nhanh chóng biến động thị trường tạo ra sự năngđộng tự chủ trong kinh doanh và sử dụng tối đa năng lực của từng cá nhân tạo nênmột ê kíp làm việc có hiệu quả.

* Ban giám đốc gồm có :

Giám đốc: người đứng đầu công ty đảm nhiệm công việc tổ chức, quản lý,điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, ra quyết định cuối cùng, thay mặt đạidiện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước

Trang 39

Ngoài ra còn một phó giám đốc là người giúp giám đốc lên kế hoạch, chỉđạo, giải quyết các công việc thay mặt giám đốc khi cần thiết

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh phù hợp với nhiệm vụđược giao và nhu cầu thị trường.

 Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên đối với mọi hoạt động của công ty: laođộng, tài chính, nhân sự

 Quan hệ giao dịch với khách hàng, với nhà cung cấp

 Thu thập, phân tích những thông tin liên quan cần thiết với hoạt động kinhdoanh của công ty

 Được quyền thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá và cáchợp đồng kinh tế khác khi có sự uỷ quyền

* Phòng tổ chức hành chính

 Thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác : tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương,bảo vệ và các chế độ chính sách đối với ngưới lao động theo quy định của Nhànước

 Tuyển chọn đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộvà sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp

 Quản lý định mức lao động và tiền lương đảm bảo sự chính xác, công bằng chongười lao động.

 Thực hiện công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ côngnhân viên của công ty.

 Chuẩn bị hội nghị, các cuộc họp thường kỳ và bất thường, sắp xếp lịch làmviệc, đón tiếp khách

 Tổ chức quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài sản trang thiết bị của công ty

 Quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước và pháp luật.* Phòng kinh doanh

 Có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả cao

 Thường xuyên kiểm tra, theo dõi mọi hoạt động kinh doanh để kịp thời đưa racác biện pháp xử lý tốt nhất.

 Đánh giá xem xét nhu cầu thị trường, khai thác thu thập và xử lý thông tin về thịtrường

Trang 40

 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ra những quyếtđịnh kinh doanh đúng đắn

 Tổ chức khai thác nguồn hàng nhằm tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất, phù hợp vàđem lại hiệu quả cao nhất.

 Thực hiện các công việc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh: quảng cáo, tiếp thị * Phòng kho vận

 Tiếp quản hàng hoá nhập về của công ty sao cho đủ về số lượng, đúng về chấtlượng

 Bảo quản hàng hoá theo đặc tính lý hoá học của hàng hoá bảo đảm hàng bán raluôn đạt chất lượng tốt nhất.

 Dự trữ đủ lượng hàng cần thiết đảm bảo luôn có đủ hàng hoá cho hoạt động củacông ty ngay cả trong những trường hợp bất thường

 Xuất hàng đủ và đúng về số lượng chất lượng, mặt hàng để phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của công ty.

 Thực hiện các nghiệp vụ phân loại, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm, nâng cao giátrị sử dụng của hàng hoá

 Thường xuyên tiến hành kiểm tra hàng hoá trong kho, điều kiện môi trường củakho, các trang thiết bị phục vụ cho công tác kho để luôn đảm bảo cho hoạt độngcủa kho được tốt.

 Quản lý và thực hiện tốt các phiếu xuất kho, nhập kho và giấy tờ liên quan khác.* Phòng kế toán tài vụ:

 Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty theo tháng,quý, năm.

 Lập báo cáo tài chính của năm để từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của côngty trong năm đó

 Theo dõi về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty một cách chính xácthông qua các số liệu baó cáo.

 Cung cấp các số liệu, các báo cáo cần thiết cho các hoạt động quản lý điềuhành, lập kế hoạch, xây dựng phương hướng chiến lược của công ty

 Theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch tài chính và mọi hoạt động tài chínhcủa công ty

 Thực hiện mọi chế độ, quy định nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Ngày đăng: 27/11/2012, 14:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Tình hình thị trường bán hàng - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
nh hình thị trường bán hàng (Trang 20)
BẢNG 10 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
BẢNG 10 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC (Trang 76)
Bảng 9: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 9 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 110)
Bảng 3: Kết quả bán hàng theo phương thức bán hàng - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 3 Kết quả bán hàng theo phương thức bán hàng (Trang 112)
Bảng 7: Tình hình chi phí của công ty qua các năm - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 7 Tình hình chi phí của công ty qua các năm (Trang 113)
Bảng 6: Tình hình vốn của công ty qua các năm - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 6 Tình hình vốn của công ty qua các năm (Trang 114)
Bảng 8: Tình hình lao động và tiền lương của công ty - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 8 Tình hình lao động và tiền lương của công ty (Trang 115)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn hàng của công ty - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 2 Cơ cấu nguồn hàng của công ty (Trang 116)
Bảng 5: kết quả bán hàng theo nhóm mặt hàng - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội
Bảng 5 kết quả bán hàng theo nhóm mặt hàng (Trang 117)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w