Bien ĐỔI KINH TẾ
VÀ NẾP SỐNG VĂN HỐ
Ở NƠNG THƠN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG THỜI GIAN QUA
(QUA ĐIỀU TRA THỰC TẾ MỘT SỐ LÀNG Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ)
NGUYỄN ĐÌNH LÊ *
Từ biến đổi kinh tế hơn 10 năm qua đã dẫn đến thay đổi nếp sống văn hoá của toàn xã hội Việt Nam Tuy nhiên trong sự biến đổi chung đó, mỗi vùng, mỗi địa phương lại có những sác thái riêng bởi những yếu tố chủ quan của mình như
truyền thống văn hoá, điều kiện kinh tế cụ thể ,
1 Vòi nét về đối tượng khỏo sót trước thời kỳ đổi mới
Từ khảo sát cụ thể trong thời gian gần đây, báo cáo này trình bày sự biến đối văn hoá-xã hội của xã Đồng Quang ở đồng băng Bác Bộ Đồng Quang nằm giữa
trung tâm đông băng Bác Bộ sát ngay trục quốc lộ số 1, cách Hà Nội hơn 15 km
về phía bác Đồng Quang có hơn 1790 hộ, khoảng 14330 dân, với 3 làng cũng là
3 tụ điểm dân cư trú của các thôn Đóng Ky, Trang Liệt và Bính Hạ Đồng Ky là thôn lớn nhất, với 1891 hd, 10483 khau, Trang Liệt có 735 hộ, 3118 khẩu và Bính Hạ có 167 hộ với 701 khẩu
Trong lịch sử lâu dài của mình, Đồng Quang năm ở trung tâm phát triển của
Phat giao Nên văn hoá Phật giáo với tư cách là quốc giáo, tồn tai trong hàng thế
Trang 2BIEN DOI KINH TE VA NEP SONG VAN HOA 281
kỷ vẫn được ghi đậm ở địa phương và nó không hề mai một khi Phật giáo không còn là quốc giáo nữa Nó được “địa phương hóa” và hòa quyện với dòng văn hoá của quê hương quan họ nổi tiếng trong cả nước Mặt khác, bên cạnh các yếu tố văn hoá mang tính dân gian, thì sắc thái của nền văn hoá có tính chất chính thống xuất phát từ chính sách cai trị của nhà nước phong kiến trung ương với địa phương - địa bàn từng nằm trong hệ thống vành đai chiến lược bảo vệ triều đình
phong kiến trung ương, nhất là mỗi khi chống xâm lược phương bác, đã có ảnh
hưởng sâu sắc, chi phối mọi hoạt động của địa phương trên nhiều phương diện Nhưng ngoài những nhân tố có tính chất mẫu số chung về văn hoá khu vực,
mỗi làng cụ thể đều có sắc thái, có nét văn hoá của riêng mình Điều này thể hiện
khá rõ ở Đồng Quang
Trước thời kỳ hợp tác hóa (1960), 3 làng tuy chỉ cách nhau một cánh đồng, nhưng thực sự khác biệt nhau về nếp sống văn hoá Đồng Ky nằm xa trục giao thông nhất, nhưng dân làng vốn rất năng động trong sản xuất, kinh doanh Đồng
Ky từng nổi tiếng khắp đồng bang Bac Bo và cả nước bởi sản phẩm về gõ, khảm
xà cừ và nghề làm pháo truyền thống Trong bối cảnh còn lưu giữ nhiều nhân tố
làng Việt truyền thống ở đồng bàng Bác Bộ, nhưng sự phát triển hướng ngoại, cởi
mở đã trở thành một xu thế ở làng Đồng Ky trước ngày Xây dựng phong trào tập
thể hóa sản xuất
Trong khi đó, người Trang Liệt chủ yếu sống bảng nghề nông, khi nông nhàn, bà con kiếm sống bằng nghề buôn bán phế liệu Nhưng bởi đất hẹp, dân số ngày càng đông, nên dần dần Trang Liệt trở thành một trong vài làrig nổi tiếng ở đồng bang Bac Bộ về nghề thu gom và chế biến phế liệu Tuy mức sống vật chất Của nhân dân Trang Liệt trước đây không bằng Đông Ky, nhưng dân làng rất tự hào về truyền thống của mình: Thành hoàng của làng là vị đại công thần tôn thất nhà Trần Làng có nhiều vị tiến sĩ nên trước đình làng, có khu “Văn miếu của làng”
- như dân làng vẫn gọi - để ghi công đức hay sự thành danh của họ Làng được
triều đình phong kiến ban phong bốn chữ “Mỹ tục thuần phong”
Dù dân số tăng trưởng và có thêm xóm mới nhưng nói chung, địa bàn cư trú của làng dường như không thay đổi trong mấy thế kỷ vừa qua Các xóm vẫn nằm gọn trong khuôn viên của làng, sau 4 cổng làng Cụm kiến trúc Đình - Đền - Nhà truyền thống - Chợ chiếm vị trí quan trọng nhất và là trung tâm hoạt động của làng Lối rẽ vào xóm, ngõ đều có cổng Cổng kín tường cao ngăn cách các nhà, dù nhà anh em ruột cũng vậy Lệ làng trước kia rất chặt chẽ, nghiêm khác và dân làng hầu như ai cũng tự giác tuân thủ Trang Liệt là điển hình mô hình làng truyền
thống ở Bắc Ninh
Trang 3địa lý, Bính Hạ trải dọc sát ngay đường quốc lộ chiến lược của cả nước, nhưng kinh tế hàng hoá ở đây dường như chưa có dấu hiệu phát triển Bính Hạ không có khu vực trung tâm, tức đình- đền - chùa như Đồng Ky và Trang Liệt Vì
nằm ngay trước cổng đình làng Trang Liệt, nơi thờ có vị thành hoàng uy nghiêm, nên không có hộ nào dám dựng nhà ở hướng cổng đình Trang Liệt Do đó cụm cư dân Bính Hạ dù đất thổ cư rất hẹp, vẫn chia làm hai khối cách
nhau vài trăm mét
Như vậy mỗi thôn ở Đồng Quang có nét riêng của nó Và có thể nói, nhìn tổng
thể, về kinh tế, văn hoá, xã hội thì Đồng Quang đã phản ánh một cách sinh động,
điển hình về đời sống kinh tế xã hội vùng châu thổ sông Hồng
Trong những năm thập kỷ 1960, 1970 và nửa đầu 1980, phong trào hợp tác hố sản xuất nơng nghiệp đã làm thay đổi khuôn diện kinh tế, văn hoá của cả xã Mỗi bước xây dựng, mở rộng quy mô phong trào tập thể hóa đã làm mòn đi những nhân tố kinh tế, văn hoá xã hội từng khác nhau ít nhiều giữa 3 làng ở Đồng Quang Làng nghề Đồng Ky với 2 mat hang chủ yếu là đồ gô và pháo dường như không còn tồn tại Dân làng Trang Liệt không ai còn mua bán “đồng nát” nữa, mọi người phải tập trung vào sản xuất nông nghiệp Trên thực tế, Đồng Ky và Trang Liệt đã trở lại dân thuần nông giống như Bính Hạ
Ranh giới các yếu tố về đời sống văn hoá khác biệt mỏng manh giữa các làng hoàn toàn mất hản khi hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được xây dựng ở qui mơ tồn xã Phương thức sản xuất, phương thức quản lý và phân phối sản phẩm của hợp tác xã đã xóa nhòa cái cũ và dựng lên mô hình văn hố chung tồn cộng đồng Dù người ta còn có thể có tâm tính riêng nhưng nếp sống, cách xử thế đều
dựa trên tiêu chí chuẩn mực: Thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của xã viên hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp Trong lịch sử nông thôn, nông dân, nông nghiệp đồng
bang Bác Bộ nói riêng và cả miền Bắc nói chung, chưa bao giờ có đời sống van
hoá đồng bộ, đồng điệu và đơn giản đến vậy
2 Những biến đổi về văn hod x4 hdi 6 Đồng Quơng trong thộp kỷ qua
Từ đầu thập kỷ 1980, sau khi thực hiện chính sách khoán mới trong nông nghiệp, kinh tế của địa phương đã thay đổi Đặc biệt từ khi thực hiện “Khốn 10” trong nơng nghiệp ( 1988) cùng với những chính sách đổi mới đồng bộ khác, nhịp
điệu thay đổi kinh tế của cả xã, của từng thôn càng nhanh hơn
Làng Đồng Ky là một trong những địa phương đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ khôi phục lại nghề thủ công truyền thống của mình Từ khoảng giữa thập kỷ 1980, san pham gô cao cấp, khảm xà cừ ở đây đã chiếm lĩnh thị trường ở đồng
bang Bác Bộ và cả nước Từ đó đến nay, nghề mộc ở đây không ngừng phát triển
Trang 4BIEN DOI KINH TE VA NEP SONG VAN HOA 283
thụ Hiện tại có nhiều doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập
và các doanh nghiệp địa phương có đại lý ở nhiều nơi trên thế giới Tuyệt đại dân làng, từ trẻ em khoảng 13 tuổi trở lên, đều làm nghề mộc Số hộ thuê khoảng 30-
40 nhân công trong vùng làm các mặt hàng đồ gõ lên đến hàng trăm Cơ cấu thu nhập của các hộ từ khu vực ngành nghề (chủ yếu khảm xà cừ) chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi đó từ thu nhập từ nông nghiệp rất thấp chỉ chiếm trên dưới 10%
tống thu nhập
Vì thé Dong Ky khong còn là làng nông nghiệp nếu xét từ nguồn thu nhập Ở”
đây trồng trọt trở thành nghề phụ và hầu hết các sản xuất nông nghiệp đều thuê nhân công từ các làng bên Tuyệt đại đa số dân làng chuyển sang làm nghề thủ công, không làm ruộng như trước, dù rằng bình quân diện tích canh tác ở đây vẫn như các thôn bạn Trên thực tế, đa số dân làng Đồng Ky không còn là nông dân nữa kể gần ngót chục năm qua Tuy nhiên, trong lý lịch cũng như trong sổ đăng ký hộ khẩu chính thức, thành phần gia đình của họ là nông dân
Việc các gia đình khơng trả ruộng khốn dù nguồn lợi từ các thửa ruộng ấy không đáng là bao, trong khi nhiều hộ nông dân khác quanh vùng thiếu đất trồng trọt là hiện tượng phi kinh tế, kìm hãm sản xuất nếu nhìn từ lợi ích kinh tế cả vùng Cũng như ở Đồng Ky, chính sách khoán mới ở Trang Liệt đã trả lại vai trò của hộ kinh tế gia đình, đã tạo điều kiện phát triển kinh tế và làm cho mức sống cũng dân làng được cải thiện rõ rệt Về sản xuất nông nghiệp, dù số người ra đồng không đông như trước (trong thời kỳ hợp tác xã) nhưng sản xuất luôn đúng thời vụ và năng suất lúa đạt mức cao chưa từng có
Với nhân lực lao động dôi dào, ruộng ít, lại không có thế mạnh về ngành nghề thủ công như ở Đồng Ky, nên dân làng Trang Liệt trở lại với nghề thu gom phế liệu Lúc đầu một số gia đình từng quen mua gom phế liệu trước kia tranh thủ khi lúc nông nhàn quay lại nghề phụ của mình Đến nay, hàng ngày có khoảng vài trăm người với phương tiện chủ yếu là xe đạp đi đến các vùng xung quanh thu gom nhiều loại phế liệu, nhưng loại hàng từ đồ đồng được ưa chuộng nhất
Khác với hai thôn trên ở Bính Hạ chỉ có vài hộ kinh doanh nghề mộc nhưng
không thành đạt như dân lang Dong Ky Du Binh Ha gan truc 16 giao thong, gan thi trn Từ Sơn, nhưng nội dung đối mới kinh tế ở thập kỷ vừa qua ở Bính Hạ đồng nghĩa với quá trình xác định lại vai trò chủ động của hộ nông dân trong sản
xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp Tuy mức sống của nhân dân trong làng cao hơn
thời kỳ sản xuất tập thể, nhưng nhìn đại thé, dân làng thôn Bính Hạ đã quay trở lại với nền kinh tế nông nghiệp thuần túy giống như bức tranh của địa phương ở thời tiền hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Trang 5phương của mỗi làng, từng bị hòa đều trong thời kỳ hợp tác hóa, nay được dịp phục hồi và phát triển trong hoàn cảnh mới
Là một trong những làng cổ ở vùng châu thổ sông Hồng nhưng tổ chức cư trú của dân làng Đồng Ky vốn không khép kín nay càng thoáng hơn Trong
thời gian gần đây dân làng luôn mở rộng địa bàn cư trú của mình, vươn ra các
trục giao thông, biến điền trạch thành đất thổ cư Trên trục đường chính, các
ngôi nhà mới được xây dựng hiện đại, quay mặt vào nhau theo mô hình phố xá Cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân Đồng Ky, đặc biệt của thế
hệ trẻ đã mang màu sắc đô thị, công nghiệp Xu hướng làm giàu tại chỗ, không
cần học cao, không ham muốn làm “cán bộ thoát Iy” là tâm lý khá phổ biến của bà con trong làng Nhiều hộ giàu có đã mua đất ở vùng ven hoặc trong thành
phố Hà Nội
Tình hình ở Trang Liệt lại khác Đời sống dân làng càng được cải thiện, nâng cao, thì các nhân tố làng truyền thống càng được bảo lưu, phục hưng Đình, đền, chùa, cùng nhà văn hóa truyền thống, thư viện của làng là các công trình công cộng được tu sửa sớm nhất trong tỉnh Đâu thập kỷ 1990 hội làng được phục hồi sau gần 40 năm gián đoạn Trang Liệt là làng ban hành qui chế nếp sống nông thôn mới đầu tiên ở Hà Bác (Bác Ninh), là một trong 2 làng có “lệ làng” mới nhất
của nông thôn miền Bác Cổng làng được dựng lại, các giếng làng được sửa sang
nên còn nguyên vẹn như xưa, dù đã lâu không ai dùng Ao làng được nạo vét, kè bờ và vẫn được sử dụng để giặt giũ như thời trước Đường làng, từ đầu thế kỷ XX được xây gạch, rộng 3m do dân làng và các cặp vợ chồng mới cưới đóng góp (mỗi đôi xây Im đường), nay đã được mở rộng tới 5m, voi hé thong chiếu sáng khá tốt Các hộ lúc mới xây dựng gia đình, thường không vươn ra khỏi khuôn viên của làng như bén Dong Ky, ma van qui dồn trong các xóm Vết tích của những luỹ tre xanh, dày hàng mét vẫn còn được bảo lưu đây đó quanh làng Vì khuôn diện của nó nên Trang Liệt được chọn làm làng mẫu trưng bày trong Triển lãm
về làng quê - đời sống nông thôn ở đồng bảng châu thổ sông Hồng tổ chức tại Hà
Lan năm 1996-1997
Nếu xu hướng biến đổi ở Đồng Ky chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế, vật chất, thì xu
hướng này ở Trang Liệt thể hiện chủ yếu ở nhân tố tinh thần ở nếp sống của dân
làng Vì thành tích xây dựng nếp sống nông thôn mới, đầu năm 1998, Trang Liệt
được Nhà nước tặng Huân chương làng văn hoá kiểu mẫu
Nhìn chung, kinh tế văn hoá xã hội của Đồng Quang- trừ thôn Bính Ha, da chuyển dối khá nhanh Trên nhiều lĩnh vực, địa phương đã tiến kịp với xu hướng
phát triền của cả nước Thâm chi, trong một số lĩnh vực, một bộ phận cư dân ở đây đã hội nhập sớm với nên kinh tế hàng hóa ở khu vực Đông Nam Á và thế
giới Tuy nhiên bên cạch đó còn có những vấn đề đang đặt ra trong tiến trình xây
Trang 6BIEN DOI KINH TE VA NEP SONG VAN HOA 285
3 Một số vGn dé dang dat ra ở Đồng Quang
Về kinh tế
- Quá trình chuyển đổi ruộng đất để nông dân có điều kiện thuận lợi chăm sóc
cây trồng tốt hơn vẫn chưa diễn ra Nên các thửa ruộng ở Đồng Quang, trong cả 3 làng, vẫn rất manh mún
- Nhiều hộ, nhất là ở Đồng Ky, tuy khong can thiết canh tác, nhưng ho không
trả ruộng, không chuyển giao ruộng đất cho hộ khác để thực hiện phương
châm “ai giỏi nghề nào làm nghẻ đó” Tâm lý giữ đất của những người không có nhu cầu canh tác làm hạn chế phát triển kinh tế của địa phương
- Bên cạnh thu nhập cao rất nhiều hộ trở thành tỷ phú việc phát triển nghề mộc của các hộ làm ô nhiễm nặng môi trường ở địa phương, nhất ở làng Đồng Ky Về văn hóa, nếp sống
- Dù đất đai chật hẹp nhất là đất thổ cư, nhưng đến nay chưa hộ nào dám xây dựng nhà ở trước cổng đình làng Trang Liệt Vì vậy dân làng Bính Hạ dù sống cách đình làng Trang Liệt từ 200 đến 400 mét vẫn phải chia làm 2 cụm quần cư
- Liên quan đến đình làng Trang Liệt, trong làng khi có người chết đều nhất thiết không được khiêng quan tài qua đình làng và nếu gap dịp hội làng thì không được phát tang Vì thế, làng có 2 cụm nghĩa trang: ở bên phải và bên trái đình làng, mặc dù về địa lý, như thế không phù hợp với việc canh tác, cải tạo đồng ruộng
Dân làng Đồng Ky và Trang Liệt là những người có kinh tế, văn hoá cao ở vùng nông thôn châu thổ sông Hồng Nhưng trai gái hai làng không cưới hỏi nhau Có một lời nguyền của cha ông họ ràng: Nếu hai bên xây dựng gia đình, sẽ chuốc lấy tai họa Người ta kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai làng lấy nhau Khi họ bỏ nhau thì đứa con bị chết Do đó dân hai làng đã thề độc sẽ không lấy nhau Sau hòa bình có một cô gái Trang Liệt lấy chồng Đồng Ky, không may sau đó người chồng bị chết Từ đó đến nay, không ai dám giải lời nguyền Dân làng Trang Liệt và Đông Ky, từ Bí thư, Chủ tịch xã đến em nhỏ học tiểu học, ai cũng biết và tin lời nguyền Sức nặng của quá khứ thật khó vượt qua
* *
Từ những vấn đề vừa trình bày ở trên có thể rút ra mấy nhận xét sau:
Trang 7xã các nhân tô trên bị hòa đồng trong cơn lốc tập thể Nhưng khi có điều
kiện nó lại tái xuất hiện Ở Đồng Quang sau khi mô hình hợp tác xã kiểu cũ khong còn thì các nhân tô Kinh tế, văn hoá từng có của các làng trước năm 1960 có dịp phục hỏi Sự phục hưng đó tạo nên diện mạo mới cho vùng nông thôn Làng xã nông thôn Việt Nam nói chung và ở đồng bằng Bác Bộ nói riêng là đa dạng phong phú và phức tạp Mặt tích cực của làng xã là đã
góp phản khôi phục những nhân tố bị mai một một thời, góp phần khác
phục nhanh chóng hậu quả khủng hoàng kinh tế của thời kỳ xây dựng hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp theo mô hình cũ Làng xã đã bảo lưu những nhân tố văn hoá xã hội truyền thống
- Nhung mặt khác làng xã nông thôn có những điểm hạn chế Dường như
làng xa đã trở thành khu vực cát cứ ngăn cản kinh tế khu vực phát triển Đã
đến lúc phải thấy răng: yếu tố để phát triển kinh tế quốc gia hay của khu vực (ví dụ như của cả đồng bàng Bác Bộ) chắc hản không thể xuất phát từ
phương hướng môi làng cứ xây dựng theo sở trường sẵn có của riêng mình Ngay ca những nhân tổ văn hoá truyền thống của làng xã cũng cần được "gan đục, khơi trong” nhiều hơn nữa Không ít thói quen nếp sống của dân làng đã