G KY YEU NANG HANG THANG 11 2011 giang van10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM pdf
Trang 4việc mở rộng quan hệ giao lưu này đã trở thành lợi ích chung cho cả hai nước
Về mặt ngoại giao chính trị, những cuộc đối thoại giữa các nhà
lãnh đạo hai nước, kể cả những cuộc họp thượng đỉnh cũng đã đem lại sự hiểu biết lân nhau giữa hai nước Chẳng hạn, các cuộc viếng thăm vào năm 1996 và 1998 của tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam và
Kim Tae Jung đã kéo theo một loạt các hoạt động tìm đến Việt Nam của các quan chức cao cấp trong giới chính trị, kinh tế Hàn Quốc
Ngược lại, vẻ phía Việt Nam cũng đã có nhiều chuyến viếng thăm Hàn Quốc, bắt đầu từ thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1993 đến các cuộc
viếng thăm của tổng bí thư Đỗ Mười năm 1995, chủ tịch nước Trần
Đức Lương năm 2001
Mối quan hệ Hàn - Việt đã vượt qua được những rào cản, trở
thành mối quan hệ với những lợi ích thực tiễn về mặt kinh tế Chính
sách đổi mới, chuẩn mực kinh tế của Việt Nam càng lên cao thì mối quan hệ này càng trở nên gắn bó
Trong một loạt các vấn đề như vậy, việc nhìn lại cả quá trình chuyển biến quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong mườwnăm qua sẽ rất
có ý nghĩa Mục đích của bài viết này là phân tích các mối quan hệ chính trị ngoại giao, quan hệ thương mại kinh tế giữa Việt Nam và
Hàn Quốc 10 năm qua trên cơ sở đó để thấy được triển vọng quan hệ giữa hai nước trong tương lai Với mục đích đó, bài viết được chia ra
làm 5 phần, phần 2 muốn đưa ra bối cảnh và quá trình bình thường hoá quan hệ Hàn - Việt, phân 3 phân tích về quá trình chuyển biến quan hệ
Trang 5về các mặt ngoại giao, chính trị thông qua các cuộc viếng thăm lân
nhau của lãnh đạo hai nước sau khi thiết lập quan hệ, phần 4 tìm hiểu
về nội dung giao lưu về thương mại, kinh tế giữa hai nước sau khi thiết lập quan hệ, và cuối cùng, phần 5 muốn đề cập tới triển vọng phát triển
quan hệ giữa hai nước sau này
II QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC TRƯỚC KHI THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO
Hàn Quốc đã từng có những mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam
trên nhiều mặt Mối quan hệ đầu tiên giữa Việt Nam là vào thời vua
Ko Jong, triều Koryo, Hàn Quốc Giai đoạn này, ở Việt Nam nhà Lý
sụp đổ, nhà Trân lên thay, nắm hết mọi quyền lực, hoàng tử cuối cùng của nhà Lý là Lý Long Tường tránh nạn bằng thuyền đến vùng Ong
Jin, biển Hoàng Hải ngày nay ở Hàn Quốc, sau đó lập ra họ Lý núi Hoa Sơn Một bộ phận của Họ này, sau cuộc chiến tranh 25/6 đã di chuyển xuống phía Nam và đến nay có khoảng hơn 200 gia đình đang cư trú tại Hàn Quốc
Năm 1956, khi Việt Nam đang trong tình trạng đất nước hai
miền chia cắt, Hàn Quốc đã đặt quan hệ với chính quyền ở phía Nam
Việt Nam, trong khi Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có quan hệ ngoại giao từ năm 1950 với miền Bắc Việt Nam Hàn Quốc đã từng
gửi các sư đoàn như Mãnh Hồ, Thanh Long vào tháng 8 năm 1964,
Bạch Mã vào năm 1966 sang tham chiến ở Việt Nam Tính đến năm
1973 có tới khoảng hơn 310.000 lính`Hàn Quốc được gửi sang Việt
Nam và sau năm 1975, sau khi Việt Nam thống nhất đất nước tất cả
Trang 8nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới Chính phủ Hàn Quốc đồng thời cũng hy vọng rằng, bằng việc đặt quan hệ với Việt Nam, sẽ có thể thiết lập được quan hệ với các nước khác ở khu vực Đông Dương như Lào, Cam pu chia, tăng cường thêm một bước trong định hướng ngoại giao với khu vực Đông Nam Á
Việc thiết lập quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, bên cạnh những ý nghĩa vẻ mặt ngoại giao như vậy, còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế của hai nước Kinh tế Việt Nam trong
chiến tranh đối đầu với Mỹ là một cường quốc trên thế giới, và một thời gian dài lại bị cấm vận kinh tế nên phát triển chậm, tuy nhiên,
nhìn vào tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động cần
cù, tay nghề cao, chính phủ Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp đều trông đợi quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ được phát
triển với tốc độ nhanh chóng
Giao lưu kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc phản ánh xu hướng chung
là các nước phải dựa vào nhau trong thị trường thế giới Quá trình Hàn
Quốc thoát khỏi đói nghèo, phát triển nhanh kinh tế #rở thành một
trong bốn con rồng châu Á sẽ là kinh nghiệm quan trọng đối với người
Việt Nam Một nước có nền kinh tế phát triển nhưng hầu như không có
tài nguyên thiên nhiên và một nước tuy đang phát triển nhưng lại
phong phú tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động, nếu hợp lực
lại, hỗ trợ cho nhau rõ ràng sẽ có nhiều lợi ích cho cả hai bên
Trang 10HI QUAN HỆ NGOẠI GIAO, CHÍNH TRI GIUA HAI NƯỚC
Tháng 12/1992 Việt Nam - Hàn Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ Năm 1993 thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt
với chuyến thăm Hàn Quốc đã ký kết các hiệp định hợp tác kỹ thuật,
kinh tế, hiệp định thương mại, hiệp định về hàng không, về bảo vệ
quyền đầu tư Năm 1994, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hàn Quốc Han Sung Joo sang thăm Việt Nam ký kết các hiệp định về văn hoá, hiệp
định tránh việc trùng lặp thuế khoá Năm 1995, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm Hàn Quốc và ký kết các hiệp định
van tải đường biển, hiệp định hợp tác vẻ hải quan Năm 1996 tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam, nguyên thủ quốc gia Hàn Quốc
đầu tiên sang thăm Việt Nam, với các hiệp định giao lưu về thể dục thể
thao Sau đó, là một loạt các cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng
thống Hàn Quốc Kim Tae Jung năm 1998, thăm Hàn Quốc của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương Tháng 3 năm 2002, kỷ niệm 10 năm quan hệ ngoại giao Hàn Quốc, thủ tướng Hàn Quốc Lee Dong
Hwan đã sang thăm Việt Nam 1
1 Thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ giữa hai nước năm
1992
Ngày 22/12/1992 quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Việt Nam chính thức được thiết lập Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hàn Quốc, ông Lee Sang Ok qua chuyến chính thức viếng thăm Việt Nam đã tọa đàm với ông Nguyễn Mạnh Cảm, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam và tuyên
bố cùng ký kết về việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Bản ký
Trang 12III QUAN HE NGOAI GIAO, CHINH TRI GIỮA HAI NƯỚC
Tháng 12/1992 Việt Nam - Hàn Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ Năm 1993 thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt với chuyến thăm Hàn Quốc đã ký kết các hiệp định hợp tác kỹ thuật, kinh tế, hiệp định thương mại, hiệp định vẻ hàng không, về bảo vệ
quyền đầu tư Năm 1994, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hàn Quốc Han Sung Joo sang thăm Việt Nam ký kết các hiệp định về văn hoá, hiệp
định tránh việc trùng lặp thuế khoá Năm 1995, Tổng bi thu Dang
Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thăm Hàn Quốc và ký kết các hiệp định
vận tải đường biển, hiệp định hợp tác về hải quan Năm 1996 tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam, nguyên thủ quốc gia Hàn Quốc đầu tiên sang thăm Việt Nam, với các hiệp định giao lưu về thể dục thể
thao Sau đó, là một loạt các cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Hàn Quốc Kim Tae Jung năm 1998, thăm Hàn Quốc của chủ
tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương Tháng 3 năm 2002, kỷ niệm 10
năm quan hệ ngoại giao Hàn Quốc, thủ tướng Hàn Quốc Lee Dong
Hwan đã sang thăm Việt Nam «
1 Thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ giữa hai nước năm
1992
Ngày 22/12/1992 quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Việt Nam chính thức được thiết lập Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hàn Quốc, ông Lee Sang Ok qua chuyến chính thức viếng thăm Việt Nam đã tọa đàm với ông Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam và tuyên bố cùng ký kết vẻ việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Bản ký
Trang 27nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam tăng nhanh dẫn đến việc xuất khẩu nguyên liệu, thiết bị cũng theo đó tăng dân lên Như biểu 3 cho thấy,
do số chênh trong giao dịch xuất nhập của Hàn Quốc liên tục gia tăng
nên vấn đề tìm kiếm phát triển mặt hàng nhập khẩu có triển vọng giải
quyết được các vấn để cọ xát trong thương mại là điều cần thiết phải `
lưu ý tới Có thể thấy cụ thể hơn qua hai biểu 4 và 5, cho thấy tình trạng xuất nhập khẩu theo loại mặt hàng của Hàn Quốc đối với Việt
Nam trong thời gian 5 năm gần đây
2 Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Từ nửa sau năm 1980, do các vấn đề trong nước như tiền công,
giá đất lên cao, liên tục xảy ra rắc rối trong quan hệ chủ thợ v.v một bộ phận công nghiệp có tính lao động chuyên sâu của Hàn Quốc đã giảm đi về sức cạnh tranh trên trường quốc tế Các nghiệp đoàn rơi vào tình trạng như vậy đã phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài và họ đã tích cực đứng ra đầu tư vào Việt Nam
Việt Nam mang trong mình vị thế có sức hấp dẫn lớn đối với Hàn Quốc Theo điều tra của ban Kinh tế quốc tế thuộc Bộ Kinh tế tài chính Hàn Quốc, trong quy mô đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc nửa đầu năm 2002, Việt Nam đã là 76 triệu USD, đứng thứ 4 sau Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan Quy mô đầu tư như vậy đã không ngừng gia tăng, so với từ các năm 1990 là 43 triệu USD, năm
2000 là 94 triệu USD, năm 2001 là 98 triệu USD, vượt lên so với Nhật Bản năm ngoái và đứng trên cả Inđônêxia từ năm nay Tính đến năm
2001, toàn bộ số tiền đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam khoảng 3 tỷ