Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ Số 11/2007
Kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga
QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ
BAO QUAN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUOC GIA Ill
ừ trước năm 1945, nhân dân và các nhà | lãnh đạo tiền bối của Việt Nam đã dành
những tình cảm sâu sắc, sự ủng hộ tính
thần với Liên bang Xô Viết Đặc biệt, từ những năm 1950, khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước được thiết lập, tình hữu nghị và sự hợp tác
có điều kiện phát triển mạnh mẽ và toàn diện
hơn Mối quan hệ Việt Nam — Liên Xô (sau đây gọi tắt là quan hệ Việt — Xô) trong hơn 40 năm (1950 - 1991) được phản ánh khá đầy đủ và sinh động trong nhiều tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Ill (TTLTQG Ill) Bài viết này chủ yêu giới thiệu khái quát nội dung
3 loại hình tài liệu: hành chính, khoa học kỹ thuật
và tài liệu nghe - nhìn Những tài liệu này nằm trong hơn 50 phông tài liệu hành chính với hàng
ngàn hồ sơ, tải liệu; hơn 2000 tài liệu ảnh; 60 giờ
ghi âm; hàng chục bộ phim tài liệu và khối tài liệu khoa học kỹ thuật liên quan đến những công trình lớn Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng Toàn bộ
khối tài liệu trên phản ánh nhiều mặt hoạt động,
nhiều mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước, điễn
hình là một số mặt hoạt động cơ bản sau:
1 Về chính trị - ngoại giao
Trước năm 1945, có các tập truyền đơn kêu
gọi ủng hộ và kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ năm 1929-1942, báo cáo của đồng chí Lê
Hồng Phong về tình hình của 52 cựu sinh viên Đông Dương đã học tại Trường Đại học Công
sản dành cho các dân tộc phương Đông tại Mátxcova từ năm 1925-1936, Sơ yếu ly lịch đại
biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản của đồng chí
Lê Hồng Phong và đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai năm 1936
Sau khi Chính phủ Việt Nam DCCH ra tuyên bố về việc sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới ngày 14/01/1950, chỉ 2 tuần sau Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với Việt Nam Sau đó lãnh đạo 2 nước đã có
nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu
ThS Nguyễn Minh Sơn
PGĐ Trung tâm Lưu trữ QG III
nghị Tháng 2/1950, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xơ, Đại ngun sối Xtalin đã gửi điện mời Chủ tịch Hô Chí Minh sang thăm Liên Xô Tháng 4/1952 Việt Nam cử Đại sử đầu tiên tới
Mátxcova, đến cuối năm 1954 Đại sứ Liên Xô
sang Hà Nội Đó là những Quốc thư đầu tiên, về
sau còn có các Quốc thư khác khi 2 nước bỗ
nhiệm Đại sứ mới Ngoài ra, T TLTQG llI còn lưu
giữ tài liệu về hoạt động của Đại sứ quán, các phái đoàn ngoại giao, thư từ trao đổi, chương trình, kế hoạch biên bản hội đàm, thông cáo chung; các bản tuyên bố ủng hộ quan điểm về
chấm dứt chiến tranh, ủng hộ hòa bình trên đất
nước Việt Nam của Đảng, Chính phủ và nhân
dân Liên Xô; hoạt động của Phái đoàn Liên Xô
trong Hội nghị Giơnevơ về chám dứt chiến tranh
ở Việt Nam năm 1954; các: bản tuyên bố của
Quốc hội và Chính phủ Việt Nam ủng hộ các sáng kiên hòa bình, giải trừ quân bị của Liên Xô
Quan hệ Việt- Xô không chỉ thể hiện trong tài liệu hành chính mà trong khối tài liệu nghe - nhìn
cũng đã lưu lại những hình ảnh, những khoảnh khắc thời gian không thể nào quên
Hàng chục bộ phim thời sự - tài liệu do Liên Xô quay hoặc giúp Việt Nam quay đã kịp thời ghi lại nhiều mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam và
quan hệ Việt - Xô Bộ phim tài liệu “Việt Nam trên đường thẳng lợi " do đạo diễn Liên Xô Cácmen
giúp quay năm 1954 là tự liệu vô giá về Cuộc kháng chiên của nhân dân ta trong cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp Bộ phim thời sự quay sự kiện Đảng và Chính phủ ta trở về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến đã ghi lại những thời khắc lịch sử thiêng liêng của cả nước cũng như của Thủ đô Hà Nội Từ 1955 đến 1991, hàng chục chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo Đảng,
Quốc hội, Chính phủ nước ta tới Liên Xô cũng như của Lãnh đạo Liên Xô thăm Việt Nam đều được ghi lại Bên cạnh đó, trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà làm phim
Trang 2Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ Số 11/2007
Liên Xô còn quay được và tặng Việt Nam hàng chục bộ phim về tội ác chiến tranh của đế quốc
Mỹ đối với nhân dân ta
Sau khi hòa bình lập lại, qua nhiều bức ảnh chúng ta nhận thấy rằng nhân dân Việt Nam vui mừng và nòng nhiệt đón chào Đoàn đại biểu chính phủ Liên-xô do đồng chí Mi-côi-an dẫn đầu
sang thăm Việt Nam (2-4-1956), Chủ tịch Đồn
Xơ-viết Tối cao Liên Xô K.E Vô-rô-sHốp (5- 1957); Thang 1 -1963, Doan dai biểu Xô viết Tối cao Lién -X@ do déng chi U Andorépép dan dau sang thăm hữu nghị nước ta Từ năm 1957 trở đi,
lãnh đạo Liên xô, lãnh đạo nhiều nước trong Liên bang Xô viết, lãnh đạo các bộ ngành đã có nhiều chuyền thăm chính thức Việt Nam
Tài liệu ảnh còn ghi lại khoảnh khắc tháng
11/1954 nhân dân Hà Nội nồng nhiệt chào đón
Đại sứ đầu tiên của Liên Xô Laprisép tại Hà Nội; trong những năm tiệp theo, các cuộc gặp gỡ, đón
tiệp khi các đại sứ mới đến nước ta nhậm chức,
đến chào từ biệt; nhiều tắm ảnh đã ghi lại cảnh
các đồng chị lãnh đạo Quốc hội ta thân mật đón tiếp đại diện các tô chức chính trị xã hội như
Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng sản Lênin
Liên Xô, Hội Cựu chiến binh, các nhà báo, nhà
văn Liên -Xô sang thăm Việt Nam
Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt
Nam, chuyên gia Liên Xô đóng góp một phần không nhỏ Chính phủ ta đã thành lập Cục
Chuyên gia để chăm lo, bảo vệ và quản lý các
chuyên gia Trong khối ảnh này, chúng ta thay hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà
nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đến thăm các chuyên gia Liên
Xô ở khách sạn Bạch Mai năm 1958; hình ảnh
các chuyên gia Liên Xô đang giảng dạy, tập huấn cho cán bộ, công nhân Việt Nam trên các giảng đường, công trường, nhà máy, hằm mỏ, đồng ruộng Một khối lượng ảnh khá lớn phản ánh sự
giúp đỡ của các chuyên gia Liên- Xô trên các công trình đặc biệt quan trọng như Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Thủy điện Hòa Bình, Câu Thăng Long và hàng trăm công trình lớn nhỏ khác
Công tác đối ngoại luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm nhằm tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn đầu đoàn Đại biểu Dang ta đi
thăm Liên Xô và một số nước khác và trong nhiều năm tiếp theo, Người đã đi thăm Liên Xô
vào các năm 1957, 1959 Hình ảnh về Phái
đoàn Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê 28
Duẩn - Tổng Bí thư dẫn đầu thăm Liên- Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong các thời gian khác nhau nhằm củng cơ khối đồn kết giữa các đảng cộng sản
Để tăng cường tình đoàn kết, sự hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, Quốc hội Việt Nam đã chú trọng đến các hoạt động của mình ở nước ngoài
Tháng 10 -1956, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta
do đồng chí Tôn Đức Thắng làm trưởng đoàn đã đi thăm chính thức Liên - Xô Hơn 200 tắm ảnh
đã ghi lại cảnh tiễn đoàn ở ga Hàng Cỏ, cảnh
đoàn đi qua Trung-Quốc, Mơng-Cổ, cảnh Đồn Đại biểu Xô viết tối cao Liên- Xô và nhân dân
Liên-Xô nồng nhiệt đón chào Đoàn ở sân bay
Vơnucôvơ (Mátxcova) Những ngày ở Liên Xơ, ngồi những cuộc hội đàm quan trọng, Đoàn đã vào Lăng viêng Lê-nin và Xta-in, thăm phòng làm
việc của Lê-nin, thăm các danh lam thắng cảnh ở Mátxcova Ngoài ra Đoàn còn đi thăm một số
nước cộng hoà khác
Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn ác
liệt, để tranh thủ thêm sự ủng hộ và giúp đỡ của
các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Đoàn đại biểu Quốc hội ta đã đi thăm Liên-Xô, Mông-Cô Đáng chú ý là những tắm ảnh ghi lại hành trình và phản ánh kết quả chuyến đi thăm hữu nghị một
loạt nước của Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta do
đồng chí Trường Chinh dẫn đầu đi thăm hữu nghị
Liên-Xô tháng 8-1977
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô đầu năm 1950, Tháng 4-1952,
Đại sứ đầu tiên của nước ta tại Liên-Xô Nguyễn
Lương Bằng đã trình Quốc thư Tiếp theo là ảnh về những hoạt động chính trị của Đại sứ quán ta
tại Mátxcova nhân các ngày lễ tết có đại diện Bộ Ngoại giao Liên Xô và nhiều tổ chức chính trị - xã
hội tham dự
Ngoài ra, còn có hàng ngàn tắm ảnh về hoạt
động của phái đoàn Việt Nam tại các hội nghị quốc tế diễn ra tại Liên Xô; hoạt động ủng hộ Việt Nam của nhân dân Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( các cuộc mít tinh ủng hộ hòa bình ở Việt Nam, những hình ảnh tiếp nhận hàng viện trợ của chính phủ và nhân dân Liên -Xô ); hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Liên Xô
Khối tài liệu ghi âm cũng lưu giữ nhiều thông
tin quý giá, đó là các cuốn băng lưu giữ những lời
Trang 3Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ Số 11/2007
Chinh, Phó Thủ tướng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo khác khi thăm Liên
Xơ hoặc đón các đồn lãnh đạo Liên Xô đên
thăm Việt Nam Bên cạnh đó, hàng chục cuôn
băng cũng đã ghi lại những lời phát biểu, lời chào
mừng của lãnh đạo Liên Xô Tổng Bí thư BCH
TW Đảng Cộng sản Liên Xô Bregionhep, Chủ
tịch đồn Xơ việt Tôi cao Liên Xô Vôrôsilp, Chủ
tịch Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô Côxưghin .khi đến thăm Việt Nam hoặc đón chào các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Liên Xô
2 Về quân sự
Tài liệu lưu trữ cho thấy, tháng 2/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang thăm Liên Xô,
trong đó có việc đề nghị tăng cường viện trợ
quân sự, Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi I.V
Xtalin báo tin chiến thắng Biên giới tại các mặt trận Cao Bằng, Đông Khê - Thất khê tháng
10/1950
Thực hiện Hiệp định Giơnevơ 1954, Liên Xô
đã giúp Việt Nam vận chuyển 130.000 cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc và sau đó bước đầu
giúp xây dựng quân đội Việt Nam từng bước
chính qui, hiện đại
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên
giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ quốc, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã dành cho nhân dân Việt sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn Trong các
Phông Quốc hội, Phủ Thủ tướng, Bộ Tài chính,
Uỷ ban Thống nhất Chính phủ nhiều tài liệu
phán ánh sự liên hệ chặt chế giữa lãnh đạo 2
nước thông qua thư từ, các cuộc hội đàm quân
sự công khai, bí mật, các Hiệp định viện trợ quân
sự, các tập thư, điện trao đổi giữa Thủ tướng
Phạm Văn Đồng và các nhà lãnh đạo khác của
Việt Nam với các nhà lãnh đạo Liên xô về việc đè nghị tăng viện trợ quân sự, cung cấp thêm gạo, bột mờ, lương khô, các thực phẩm khác; việc thay đỗi các loại khí tài, quân dụng cho quân đội Việt Nam; nhiều tài liệu đã ghi lại hoạt động quân sự của các chuyên gia Liên xô cũng như quá
trình học tập, rèn luyện của các sĩ quan Việt
Nam |
3 Vé kinh té va khoa hoc ky thuat
Hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật được 2
nước đặc biệt quan tâm Tháng 6/1952, sau khi dự Hội nghị kinh tế quốc té tại Mátxcova, Phái đoàn của Việt Nam đã có dịp nghiên cứu, tìm hiểu nền kinh tế Liên Xô Từ khi hòa bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, hợp tác kinh tế đã có bước phát triển mới Ngày 18/7/1955, Chính phủ
2 nước đã ký Hiệp định Hợp tác kinh tế thương
mại Việt - Xô và trong những năm tiệp theo, hàng
loạt hiệp định đã được ký kết Theo đó Liên Xô viện trợ khơng hồn lại hoặc cho Việt Nam vay hàng tỷ rúp để giúp đỡ trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế
Sau khi 2 nước ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Liên Xô ngày 03/7/1978, hau hét
các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đều có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô như: ngành nông nghiệp,
năng lượng điện, khai thác than, dầu khí, chế tạo
máy, luyện kim, chế tạo vật liệu xây dựng, hóa học, vận tải và bưu điện, thăm dò vũ trụ với
chuyến bay vào vũ trụ của anh hùng Phạm Tuân và phi công vũ trụ Liên Xô Go-rơ-batcô năm
1980
Hoạt động hợp tác thương mại giữa 2 nước bước đầu thể hiện qua Biên bản về việc vận chuyển hàng hóa của Liên Xô sang Việt Nam theo tài khoản tín dụng đã thỏa thuận tại Hiệp định Xô - Việt ký ngày 01/12/1956; Nghị định thư về trao đổi hàng hóa giữa Liên Xô và Việt Nam năm 1957 Tiếp theo, qua khối tài liệu biên bản hội đàm, báo cáo của các cơ quan ngoại thương về việc trao đỗi hàng hóa giữa 2 nước cho thấy quan hệ ngoại thương đã liên tục phát triển Đặc
biệt, trong những năm 80 trước khi Liên Xô tan
rã, nhiều tài liệu lưu trữ cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu sang Liên Xô với khối lượng không nhỏ của nhiều loại hàng nông sản như chè, cà phê,
cao su và nhiều mặt hàng lâm sản khác
Lịch sử hợp tác khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô để lại nhiều dấu ấn quan trọng Bước đầu là hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật giữa 2 nước ký ngày 07/3/1959 và những năm tiếp theo; biên bản cuộc họp đầu tiên của Tiểu ban thường trực thuộc ủy ban Hợp tác Khoa học-kỹ thuật liên
chính phủ; Kế hoạch hợp tác giữa Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước Việt Nam và Ủy ban
Khoa học và Kỹ thuật Liên Xô; công văn, báo cáo của các bộ, ngành về tình hình và kết quả hợp tác nghiên cứu với Liên Xô
Vê giáo dục đào tạo, trong hơn 40 năm, Liên
Xô đã đào tạo cho Việt Nam hơn 30.000 cán bộ (trong đó có khoảng 3.000 người đạt học vị tiến sĩ và gân 200 người là tiến sĩ khoa học), ngoài ra gần 100.000 người được đào tạo chuyên sâu về ngành nghề và tất cả đã có những đóng gop to lớn vào sự nghiệp cách mang của dân tộc
Khối tài liệu tài liệu khoa học kỹ thuật (chủ yếu là tài liệu xây dựng cơ bản) cũng thể hiện rất rồ nét sự hợp tác toàn diện, sâu sắc của 2 nước
Trang 4Công bố - Giới thiệu tài liệu lưu trữ Số 11/2007
Trong số 47 công trình trọng điểm
quốc gia có tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lli, Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng gan 40 công trình Để xây dựng được mỗi một công trình như Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thuỷ Điện Hoà Bình, Cầu Thăng Long, Bảo tàng Hồ Chí Minh,
Dầu khi Việt Xô .qua tài liệu lưu trữ
chúng ta thấy cần rất nhiều thời gian để đàm phán, ký kết văn bản Sau khi đã thống nhất chủ trương, kế hoạch xây dựng một cơng trình như vậy, ngồi tài liệu của phía Việt Nam, chúng ta còn thấy Ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Chính
tri BCH TW Dang Céng san Liên Xô hoặc Hội đồng Bộ trưởng Liên xô (như công
trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh), ý kiến của lãnh đạo các bộ hữu quan Liên xô về
chủ trương xây dựng công trình đó Mỗi
một công trình, chúng ta thấy có những thư từ, biên bản các cuộc đàm phán, công hàm, ý kiến trao đổi giữa chuyên gia 2 nước .Bên cạnh đó là một khôi lượng rắt lớn tài liệu khảo sát, thăm dò, thiết kế thi công, tài liệu hồn cơng; vận chuyển
ngun vật liệu, trang thiết bị xây lắp, quá
trình các chuyên gia Liên xô giúp chuyên gia Việt Nam vận hành, đưa công trình Vào sử dụng
Ngoài hợp tác trong các lĩnh vực
chính trị - ngoại giao, quân sự, kinh tế và khoa học kỹ thuật, trong hơn 40 năm, 2 nước Việt Nam, Liên Xô còn hợp tác chat chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực khác
như tài chính, ngân hàng, văn hóa - thông
tin, thé thao, du lịch, qui hoạch, thống kê, giao thông vận tải , hợp tác trong công
tác lập pháp, tư pháp v.v Tat ca su hop
tác mạnh mẽ, toàn diện, hiệu quả đó đều
được phản ánh đây đủ và sinh động qua số liệu cụ thể trong khối tài liệu mà Trung tâm LTQG HÍ hiện đang bảo quản
Qua bước đầu tìm hiểu nội dung tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III về quan hệ Việt Nam
- Liên Xô, chúng ta có thể nói rằng đây là
nguồn sử liệu có khối lượng rất lớn,
phong phú, đa dạng và có giá trị Hy vọng
đây sẽ là địa chỉ trở nên quen thuộc của
các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên Xô
30
TAI LIEU TON DONG
( Tiép theo trang 23)
nhưng việc bố trí kinh phí cho công việc này còn quá ít so với nhu cầu thực tế Những năm qua, kinh phí đầu tư của nh mới chỉ đủ để chỉnh lý một số phơng như: Đồn đại biểu Quốc hội, HĐND ~ UBND fïnh, Cục Thống kê fỉnh
2 Giải pháp
Nhận rõ những nguyên nhân trên, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Giang đang tích cực tham mưu cho Chánh Văn phòng và UBND nh trong việc xử lý tình trạng tài liệu lưu trữ tồn đọng, góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị 05/2007/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là đến năm 2010 giải quyết xong co” bản tình trạng tài liệu tồn đọng Những giải pháp cơ bản được đưa ra là:
Thứ nhát, UBND tỉnh cần tiếp tục ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo về công tác văn thư, lưu trữ, tăng cường ta chức các hội nghị, các lớp tập huấn để tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh, từ đó có sự quan tâm đúng mức đối với công tác văn thư, lưu trữ nói chung và xử lý tình trạng tài liệu
tồn đọng nói riêng
Thứ hai, Văn phòng UBND tỉnh cần phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo dé phát triển đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có khả năng giải quyết mọi vấn đề đặt ra trong
công tác văn thư, lưu trữ
Thứ ba, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án bó trí đủ cán bộ lưu trữ chuyên trách cho UBND các huyện, thị xã và các sở, ban,
ngành trình UBND tỉnh phê duyệt
Thứ tư, UBND tỉnh xem xét, cấp kinh phí hàng năm để
hỗ trợ việc xử lý tài liệu lưu trữ tồn đọng tại các cơ quan, đơn vị
Thứ năm, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã phải đưa nội dung lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan vào quy chế xét khen thưởng hàng năm, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức