1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình nghiên cứu Hàn Quốc của sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học 10 năm qua

14 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 4,24 MB

Nội dung

G KY YEU NANG HANG THANG 11 2011 giang van10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM pdf

Trang 1

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÀN QUỐC

CỦA SINH VIÊNCHUYÊN NGÀNH HÀN QUỐC HỌC 10 NĂM QUA

ThS Trịnh Cẩm Lan

Khoa Đông Phương học

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 22 tháng 12 năm 1992 là một ngày đáng nhớ đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, ngày mở ra một thời kỳ

mới cho sự phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nhà nước Cùng với sự phát triển trên nhiều phương diện khác, quan hệ giáo dục - đào tạo giữa hai nước cũng nhờ vậy mà có thêm những lợi thế mới Đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc ở các trường đại học Việt Nam cũng được mở ra từ giai đoạn này và phát triển khá mạnh ngay từ trong thập kỷ đầu tiên Cùng với sự ra đời của Khoa Đông phương học, Bộ môn Hàn

Quốc học đã được thành lập và tuyển những lớp sinh viên đầu tiên vào năm 1993 Đến nay, việc nghiên cứu và đào tạo Hàn Quốc học ở Khoa đã bước sang năm thứ 10 và có được những kết quả tai đầu tuy chưa phải thật to lớn nhưng rất đáng trân trọng Đồng thời với những thành tựu đáng ghi nhận trong việc dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học là những kết quả bước đầu của sinh viên trong nghiên cứu về Hàn Quốc Các

Trang 2

ra còn có các bài viết tham dự các cuộc thi tìm hiểu Hàn Quốc do

nhiều tổ chức trong và ngoài nước phát động I CANH QUAN NGHIEN CUU CHUNG

Báo cáo này của chúng tôi được viết dựa trên cơ sở tổng kết tình hình nghiên cứu Hàn Quốc từ trên 40 khoá luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học từ khi thành lập Khoa Đông Phương học đến nay Hiện tại, ngồi 4 khố sinh viên đang được đào tạo, chúng tôi đã có 6 khoá tốt nghiệp với 106 cử nhân Tổng số khoá

luận tốt nghiệp mà sinh viên các khoá đã làm là 43 (cũng cần phải nói

thêm rằng ngồi hai khố đầu tiên với 100% sinh viên được làm khoá

luận tốt nghiệp thì từ khoá thứ ba trở đi, không phải bất cứ sinh viên nào chuẩn bị ra trường cũng đều được làm khoá luận tốt nghiệp Theo quy định của trường, chỉ 30 đến 40% sinh viên - những người có kết quả học tập tốt - mới được phép làm khoá luận tốt nghiệp ) Các khoá luận trên có phạm vi nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong

nghiên cứu Hàn Quốc Con số thống kê cụ thể như sau:

- Nghiên cứu về kinh tế có 20 khoá luận, chiếm 46,5% - Nghiên cứu về ngôn ngữ có 10 khoá luận, chiếm 23,2% - Nghiên cứu về văn hoá có 5 khoá luận, chiếm I 1,6% - Nghiên cứu về lịch sử có 3 khoá luận, chiếm 0,7% - Nghiên cứu về văn học có 3 khoá luận, chiếm 0,7% - Nghiên cứu về giáo dục có 2 khoá luận, chiếm 0,5%

Trang 3

một phạm vi đào tạo và nghiên cứu cơ bản ở Khoa Đông phương học hiện nay Còn cụ thể, chỉ tiết hơn những con số trên cũng phản ánh một số mặt trong nghiên cứu Hàn Quốc ở Khoa Đông phương học hiện

nay, đó là:

(1) Mảng kinh tế được chú trọng hơn cả, điều này có nguyên nhân của nó, theo chúng tôi, những nguyên nhân đó là:

- Do quan niệm của sinh viên về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp Các sinh viên cho rằng sau khi tốt nghiệp công việc tốt nhất, hứa hẹn nhiều ưu thế về mặt thu nhập là làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế của Hàn Quốc hay trong các liên doanh giữa Hàn Quốc và Việt Nam Để có thể có được việc làm ở đó cần có những hiểu biết nhất định về kinh tế và một trong những cách để trang

bị tri thức cho mình là làm khoá luận tốt nghiệp về kinh tế

- Do nguồn tư liệu về Hàn Quốc học ở ta vào thời gian đầu ở các mảng nghiên cứu khác chưa nhiều, nguồn tài liệu về kinh tế vào thời gian đó tỏ ra phong phú hơn cả Vì vậy, chọn để tài về kinh tế, sinh viên cảm thấy dễ hơn, tự tin hơn vì có nhiều tài liệu 4 để viết

(2) Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về kinh tế có xu hướng giảm dần trong vài năm gần đây, con số cụ thể như sau:

Trang 4

- K43 có 1/7 chiếm 14%

Nguyên nhân của tình hình trên, theo chúng tôi, là:

- Thời gian đầu học tập sinh viên bị choáng ngợp bởi sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế của con rồng Hàn Quốc và rất muốn hiểu Các sinh viên kỳ vọng rằng có một khoá luận tốt nghiệp về kinh tế thì sẽ dễ dàng hơn cho cơ hội tìm được một công việc tốt ở doanh nghiệp Hàn Quốc Sau một thời gian, các sinh viên bắt đầu nh tâm lại và có cách nhìn nhận sáng suốt hơn rằng không nhất thiết phải có khoá luận

tốt nghiệp về kinh tế thì mới có thể có việc làm ở các cơ sở kinh tế do đó họ bắt đầu chuyển hướng

- Do định hướng nghiên cứu của bộ môn là dân dân hướng sinh Viên vào việc nghiên cứu các môn khoa học cơ bản như ngôn ngữ, lịch sử, văn học Hơn nữa, do nguồn tài liệu về kinh tế Hàn Quốc ít ỏi ở Việt Nam cạn dần và một số khoá luận đi sau đã bắt đầu có hiện tượng cóp nhặt tư liệu, ý tứ của những khoá luận đi trước khiến cho những phát hiện, nhận định, kiến giải không còn mới mẻ nữa Một lý do nữa là những nghiên cứu về đường lối, chiến lược kinh tế ở tầm vĩ mô ngày càng tỏ ra không thiết thực với các sinh viên sắp tốt nghiệp Tất cả những lý do đó khiến lãnh đạo Bộ môn thấy cần phải định hướng lại việc chọn lựa đề tài nghiên cứu của sinh viên

(3) Những nghiên cứu về ngôn ngữ chiếm số lượng lớn thứ hai

sau kinh tế Nguyên nhân của điều này là:

- Nấm bắt tiếng Hàn và học tốt tiếng Hàn là một yêu cầu cần

Trang 5

- Khi chưa có nhiều tư liệu ở những mảng nghiên cứu khác thì những tư liệu sống mà các sinh viên thu nhận được trong quá trình học

tiếng Hàn trở nên có giá trị thiết thực và những hiểu biết này ngày càng chiếm dung lượng nhiều hơn cả trong những hiểu biết về Hàn

Quốc nói chung Cùng với sự tích luỹ tri thức là sự tự ý thức rằng nghiên cứu về Hàn ngữ học là một việc làm rất thiết thực để học tốt

tiếng Hàn và học tốt tiếng Hàn là việc làm tốt nhất để chuẩn bị cho công việc trong tương lai

(4) Số lượng những nghiên cứu về ngôn ngữ càng ngày càng tăng, cụ thể là:

- K38 có 1/6 khoá luận nghiên cứu về ngôn ngữ, chiếm 16,6% - K39 có 2/15 khoá luận nghiên cứu về ngôn ngữ, chiếm 13,3% - K40 có 2/10 khoá luận nghiên cứu về ngôn ngữ, chiếm 20% - K41 có 1/5 khoá luận nghiên cứu về ngôn ngữ, chiếm 20% - K42 có 2/6 khoá luận nghiên cứu về ngôn ngữ, chiếm 33,3% - K43 có 3/7 khoá luận nghiên cứu về ngôn ngữ, chiếm 42,8% Tình hình trên có nguyên nhân của nó:

- Càng ngày sinh viên càng nhận ra việc tìm se tiếng Hàn là một việc làm thiết thực giúp cho việc học tiếng Hàn tốt hơn

- Trong khi nguồn tài liệu ở những mảng khác còn rất thiếu thốn hoặc nếu có thì cũng rất ít oi thì những tư liệu sống có được qua

quá trình học tiếng Hàn vẫn là mảng tư liệu phong phú và có nhiều

điều mới mẻ

Trang 6

thực giúp cho việc học tiếng Hàn tốt hơn bởi sau khi tốt nghiệp, khả năng sử dụng tiếng Hàn tốt là điều kiện quan trọng nhất để có một việc làm tốt

(5) Các mảng nghiên cứu khác như giáo dục, văn hoá, văn học, lịch sử được quan tâm đêu đều như nhau, không có sự lên xuống quá nhiều về số lượng các đề tài qua các năm cũng như không có nhiều vấn đề mới Nguyên nhân:

- Nguyên nhân quan trọng là tư liệu về những mảng này còn quá ít

- Các chuyên đề được học ở năm thứ 3 và năm thứ 4 thì lượng kiến thức còn rất mỏng, chưa đủ cung cấp cho sinh viên nguồn tư liệu

phong phú để nghiên cứu Những tư liệu bằng tiếng Anh và tiếng Hàn thì bắt đầu có nhiều do sự tài trợ của các tổ chức Hàn Quốc, đặc biệt là Quỹ Hàn Quốc và tổ chức KOICA nhưng trình độ ngoại ngữ của sinh viên chưa đủ để tiếp cận với những tư liệu đó

- Khác với kinh tế và ngôn ngữ là hai mảng nghiên cứu có thể đưa lại những kết quả thiết thực, thậm chí có thể định lượng được thì các mảng nghiên cứu trên đây không có được những ưu thế đó

- Các sinh viên quan niệm rằng nghiên cứu về các mảng như giáo dục, văn hoá, văn học, lịch sử ra trường rất khó tìm việc làm, nếu có tìm được thì cũng chỉ là về các viện nghiên cứu, một công việc rất ít được giới trẻ ưa thích

- Một số sinh viên thì thấy rằng nghiên cứu những lĩnh vực như

Trang 7

cần nhiều thời gian chứ chỉ trong một luận văn tốt nghiệp thì có được là bao Cho nên tốt hơn vẫn là nghiên cứu những vấn đề thiết thực như

kinh tế hay ngôn ngữ

Trên đây là một vài nhận định ban đầu của chúng tôi trên cơ sở những thống kê rất đơn giản số lượng các khoá luận theo các lĩnh vực

nghiên cứu và theo các năm Đó là những điều có thể nhìn thấy trên bề

mặt của cảnh quan nghiên cứu chung Tuy nhiên, ở một tầng sâu hơn,

tầng thứ hai, có thể thấy cảnh quan đó phản ánh một vấn đề gốc rễ hơn - đó là ở ta hiện nay còn rất thiếu những chuyên gia về Hàn Quốc học, rất thiếu những công trình nghiên cứu có giá trị về Hàn Quốc học, đặc biệt là ở các mảng nghiên cứu như văn học, lịch sử, nhà nước và pháp luật, xã hội Đó là lý do quan trọng khiến sinh viên không dám đặt chân lên những địa hạt đó vì thiếu thầy hướng dẫn, thiếu tư liệu Lực lượng nghiên cứu và giảng dạy Hàn Quốc học trong Khoa, Trường còn mỏng, thâm niên nghiên cứu chưa lâu nên kết quả đạt được còn khiêm tốn, điều này khiến sinh viên không dám mạnh dạn chọn đề tài nghiên

cứu thuộc các mảng này s

II MỘT VÀI LĨNH VỤC NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

Để có những nhận định cụ thể hơn, chúng tôi xin điểm qua vài lĩnh vực nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Trang 8

nhà doanh nghiệp (1) về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ()

vê ngoại thương (L), về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1) về công ty

Hàn Quốc ở Việt Nam (1) về phong trào làng mới Saemaeul (1) Sau

đây, chúng tôi xin điểm tình hình nghiên cứu đối với các đề tài có từ

hai khoá luận trở lên Chúng tôi sẽ đi từ những đề tài có nhiều khoá luận đề cập đến nhất:

1 Đề tài về cơng nghiệp hố: có 4 khoá luận Các vấn dé

chung mà cả 4 khoá luận này đề cập đến là:

+ Khái quát q trình cơng nghiệp hố ở Hàn Quốc

+ Đặc điểm của quá trình công nghiệp hoá ở Hàn Quốc + Bài học kinh nghiệm từ q trình cơng nghiệp hố ở Hàn Quốc

Ngoài các nội dung trên đây, mỗi khoá luận ít nhiều đều có một hay một số nội dung nào đó của riêng mình, chẳng hạn như: liệu quả và hạn chế của công nghiệp hoá, các sản phẩm chủ lực của Hàn

Quốc trong cơng nghiệp hố Tuy nhiên, có thể thấy rằng nếu chỉ với một đề tài mà có tới vài khoá luận cùng khai thác thì không thể tránh được sự trùng lặp, có khi sao chép của nhau, hoặc chỉ khác nhau đôi chút và kết quả là sẽ không còn cái mới vốn là một yêu cầu quan trọng nhất đối với các công trình nghiên cứu Mảng đề tài nay, do vay, tir

nay không triển khai thêm nữa

2 Đề tài về các Chaebol: Đây cũng là một đề tài được khá

Trang 9

triển của hệ thống Chaebol, rồi các đặc điểm của hệ thống Chaebol những đóng góp của hệ thống Chaebol Những phát hiện riêng của mỗi khoá luận đối với những đẻ tài như vậy không nhiều và nếu tiếp tục theo hướng này thì các nghiên cứu trong tương lai sẽ không còn gì

để nói nữa

3 Đề tài về khủng hoảng kinh tế cũng là một trong những

điểm nóng của nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc trong thời gian qua

Những vấn để thường được nhắc đến khi lam dé tai nay là nguyén nhân và tác động của khủng hoảng tới nền kinh tế đất nước, các giải

pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế, rồi những chính sách của chính phủ để đối phó với khủng hoảng kinh tế Nói chung, các khoá luận

đều cố gắng đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đặc biệt là ở những ứng phó của chính phủ và các doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng và giải quyết những vấn đề hậu khủng hoảng Trong sự

cố gắng tìm tòi cho mình những điểm mới mẻ, các khoá luận vẫn va phải sự trùng lặp đương nhiên phải có khi cùng khai thác chung một đề

tài

Đó chỉ là một vài ví dụ cụ thể, một vài để tài điển hình, còn nhiều đề tài khác nữa cũng rơi vào tình trạng trên đây và chúng tôi nghĩ rằng càng ít lặp lại những điều như vậy trong nghiên cứu càng tốt Về mảng nghiên cứu kinh tế, chúng tôi xin mạo muội đưa ra mấy nhận xét như sau:

(1) Những ưu điểm:

Trang 10

giống nhau, hầu hết các khoá luận đều cố gắng có được ít nhiều những tìm tòi mới mẻ so với những khoá luận đi trước

- Khi giải thích, chứng minh một luận điểm nào đó, các khoá luận đều cố gắng đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh Những số liệu này thường được lấy từ những nguồn tài liệu có thể tin cậy

được như từ các báo, tạp chí của Hàn Quốc, hoặc do các doanh nghiệp trực tiếp cung cấp, hoặc trích dân từ các công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, một số được lấy từ phòng Thông tin của Đại sứ quán

- Với mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề, các tác giả khoá luận đều cố

gắng so sánh với tình hình của Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm

cho đất nước mình, tuy những nhìn nhận đôi lúc còn hơi chủ quan, cảm tính và thiếu căn cứ nhưng đó cũng là những cố gắng nhìn nhận trên cơ sở những tri thức rất khiêm tốn của sinh viên sắp ra trường

(2) Những hạn chế:

- Hiện tượng khoá luận sau sao chép hoặc xào xáo lại nội dung, ý tứ từng phần của khoá luận trước vẫn còn tồn tại

- Do kiến thức còn hạn hẹp, một số nhận định thiếu chính xác dân đến độ tin cậy của những kết quả nghiên cứu chưa cao

- Về mặt phương pháp, một số sinh viên chưa biết cách trình

bày, sắp xếp nội dung một khoá luận với tư cách là một sản phẩm

nghiên cứu khoa học nên khi đọc, người đọc có cảm giác sinh viên có

Trang 11

Lĩnh vực ngôn ngữ: Có tổng số 10/43 khoá luận, trong đó về ngữ pháp có 6/10 khoá luận về ngữ âm có 1/10 về phong cách có 2/10 về từ vựng có 2/10 Với những con số trên, có thể thấy mảng ngữ pháp là mảng nghiên cứu chiếm được sự quan tâm nhiều nhất Đây là một điều đương nhiên bởi lẽ khi học một ngoại ngữ bất kỳ người ta phải học tất cả những quy tắc ghép các từ trong ngôn ngữ với nhau để hoạt động giao tiếp, những quy tắc đó chính là ngữ pháp Mảng tri thức mà sinh viên được tiếp xúc nhiều nhất khi học một ngoại ngữ chính là mảng tri thức về ngữ pháp Những nghiên cứu về ngữ pháp là những nghiên cứu nhiều tư liệu hơn cả và cũng thiết thực hơn cả Bên cạnh những đề tài về ngữ pháp, những đề tài về phong cách, đặc biệt là các cách dùng đại từ xưng hô hay kính ngữ - một phạm vi đặc biệt của tiếng Hàn cũng được nhiều khoá luận khai thác vì đây cũng là mảng đề tài thiết thực rút ra từ thực tế học tập và sử dụng tiếng Hàn của các sinh viên

Chi tiết hơn, trong những nghiên cứu về ngữ pháp có nghiên cứu về ứ loại danh từ (2 KL) về vị ngữ và đuôi từ (2) về tiểu từ (1), về cú pháp (1) Có thể có một vài nhận định sơ bộ như sau:

- Nghiên cứu ngôn ngữ vẫn rất mỏng (về lượng) và chưa đủ độ sâu cần thiết của một khố luận ngơn ngữ học (về chất), có nhiều mảng nghiên cứu hay và thiết thực chưa được khai thác như trật tự từ trong câu, cấu trúc của cụm từ, từ Hán - Hàn và từ Hán - Việt, lỗi của người Việt học tiếng Hàn

Trang 12

- Các sinh viên đã cố gắng tìm tòi, phân tích tư liệu và bước

đầu có những cảm nhận tính tế, những kết luận xác đáng và có cơ sở - Tuy nhiên, các sinh viên tỏ ra thiếu trầm trọng những tri thức

về ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng nên trong nhiều trường hợp cần so sánh đối chiếu, sinh viên đã không thể thực hiện

được một cách có hiệu quả, điều này gây nhiều hạn chế khi cần rút ra

những khác biệt giữa hai thứ tiếng để có thể tránh mắc lỗi khi học và nói tiếng Hàn Về vấn đề này, có lẽ trong chương trình đào tạo của Khoa Đông phương học cần bổ sưn thêm giáo trình “ Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt ” i

Trên đây là hai lĩnh vực chiếm được sự quan tâm nhiều hơn cả Các lĩnh vực khác như văn hoá, lịch sử, văn học, giáo dục cũng bắt đầu được quan tâm nhưng không nhiều Nguyên nhân chủ yếu là do tư liệu còn quá ít ỏi, thiếu các chuyên gia về các lĩnh vực này nên các sinh viên không dám mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứư

Nói chung, Hàn Quốc học là một ngành mới, rất mới ở Việt Nam Nghiên cứu và đào tạo Hàn Quốc học ở các trường đại học nước ta đã bước sang năm thứ mười nhưng so với lịch sử lâu dài của một ngành khoa học xã hội và nhân văn thì mới chỉ là sự bắt đầu, một Sự

bắt đầu hứa hẹn nhiều triển vọng và nhiều kết q'1ả tốt đẹp Nghiên cứu

Hàn Quốc của sinh viên ngành Hàn Quốc học, khoa Đông Phương học trong thập kỷ vừa qua đã đạt được một số kết quả nhưng thực sự mới

chỉ là những bước khai phá ban đầu Các vấn đề đã bắt đầu được gợi ra

xới lên nhưng chưa có nhiều điều kiện và thời gian để đi sâu nghiên

Trang 13

cứu Bởi mới là sự khởi đầu nên việc nghiên cứu cũng còn lắm gian nan do thiếu chuyên gia, thiếu tư liệu Tuy nhiên, cũng bởi vậy mà đất để nghiên cứu thực sự rất dồi dào, có nhiều điều mới lạ ở bất cứ lĩnh

vực nào mà các sinh viên muốn đặt chân đến Nhưng để việc nghiên cứu có thể đạt những kết quả tốt đẹp thiết nghĩ, những người trực tiếp

làm công tác đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc ở Bộ môn Hàn Quốc học, Khoa Đông Phương học cần rút ra những kinh nghiệm nhất định sau thập kỷ đầu tiên Theo chúng tôi, những kinh nghiệm đó rất quan

trọng vì nó bát đầu từ việc tổng kết những hoạt động nghiên cứu của

sinh viên trong thập kỷ vừa qua

Thứ nhất, cùng với những nỗ lực nghiên cứu của sinh viên thì việc định hướng của các thầy cô, của những người đi trước là một điều

quan trọng giúp các em không mất thời gian lần mò để tìm hướng đi

cho mình, rút ngắn thời gian và quãng đường để đi tới đích Hơn nữa,

sinh viên là những người trẻ tuổi thường hay bị choáng ngợp trước

những điều mới lạ mà dễ quên đi những gì thuộc về gốc rễ của những nghiên cứu cơ bản của những ngành khoa học cơ bản, nên việc phân tích định hướng để các em có hướng nghiên cứu thiết Seen cho cả trước mắt và lâu dài lại càng trở nên cần thiết

Thứ hai là vấn đê tư liệu Khoa Đông Phương học nói chung và Bộ môn Hàn Quốc học nói riêng là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu có nguồn tài liệu về các nước trong khu vực khá phong phú do nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các nước đó Cần đưa những tài liệu đó vào khai thác một cách có hiệu quả hơn mà một trong những việc cần làm

Ngày đăng: 31/05/2022, 05:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w