THAI 80 CUA CAC NUGC DONG MINH DOI VOI VAN DE DONG DUONG TRONG THO! KY CACH MANG THANG TAM T” lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám
va su ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong d6 néi bật lên là bản lĩnh và tài nghệ lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hô Chí Minh vi dai
Để nhận thức được đầy đủ, toàn diện và cụ
thể hơn bản lĩnh và tài nghệ lãnh đạo cách mạng của Đảng, của Hô Chủ tịch, cần phải tìm hiểu
đây đủ những điều kiện khó khăn, phức tạp mà mà nhân dân ta đã vượt qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác
Bài viết này đề cập tới những khó khăn, phức tạp trong lĩnh vực quan hệ quốc tế của cuộc Cách mạng Tháng Tám, mà cụ thể là thái độ của các nước Đồng mình chống phát xít đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám
I- Mỹ đối với vấn đề Đông Dương
Là một nước đế quốc phát triển muộn hơn
so VỚI các nước đế quốc Âu châu, từ đầu thế kỷ, với chính sách "cửa mở" của mình, Mỹ đã bắt
đầu phát huy ảnh hưởng tại châu Á, trong đó có Việt Nam lúc này đang nằm dưới sự quản lý của
* Viện Sứ học Việt NaH!
LE TRUNG DUNG ”
Pháp Chính vì vậy mà việc quân đội Nhật từ Trung Quốc tiến xuống phía Nam dòm ngó Đông Dương từ nửa đầu năm 1939 đã gặp phải những phản ứng tương đối quyết liệt của Mỹ (2) Tháng 4-1941, ngoại trưởng Mỹ C Hull đưa ra
4 nguyên tắc cho việc bình thường hoá quan hệ
giữa hai nước, một trong số đó là "Không biến
đổi hiện trạng chính trị của Thái Bình Dương
ngoại trừ bằng biện pháp hoà bình” (3) Tới cuối
tháng 7-1941, khi Nhật đưa qn vào tồn cõi
Đơng Dương, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng Ngày 1-8-1941, tức là 3 ngày sau khi quân
đội Nhật đổ vào Đông Dương, Mỹ tuyên bố lệnh
cấm vận đầu lửa đối với Nhật Những cuộc thương thuyết nhầm dàn xếp quan hệ Nhật - Mỹ tir gitta thang 11-1941 6 Washington khong dem lai két qua Ngay 26-11-1941, My doi Nhat không chỉ rút quân khỏi Đông Dương và Trung Quốc, mà còn phải công nhận chính phủ của Tưởng Giới Thạch là đại điện duy nhất ở Trung
Quốc Ngày 6-12-1941, Tổng thống Roosevelt
Trang 2Thái độ của các nước Đóng minh đối với vấn đẻ 31
khu vực này dường như đã tro thành một trong những khu vực được Mỹ đặc biệt quan tâm Một điều cần lưu ý là trong khi cương quyết với Nhật vê vấn đề Đông Dương thì Mỹ lại to ra khong mặn mà gì với việc ủng hộ Pháp trước sức ép của Nhật Ngày 20-6-I940, khi chính quyền Pháp ở
Đông Dương đang bị Nhật ép phải đóng cửa biên
giới và tiếp nhận một phái đoàn thanh sát của
Nhật, trả lời yêu cầu giúp đỡ của Pháp, phó ngoại trưởng Mỹ Welles thẳng thừng tuyên bố: "Chính phủ Mỹ không nghĩ rằng Mỹ có thể gây hấn với
Nhật Bản, và ví thừ Nhật có tấn công Đông Dương, Mỹ sẽ không can thiệp" (4) Nguyên nhân của sự "không đông bộ" trong ứng xử của Mỹ, thco tôi, phải tìm trong những mục tiêu chiến lược của đất nước này đối với châu Á Trong cuốn “Hỏi ký chiến tranh" của mình, Charle De Gaulle viết : "Đối với châu Á và
những thị trường của nó thì theo kế hoạch của
Mỹ, người ta đã dự định đặt ở đó dấu chấm hết
cho các đế quốc (hiểu là hệ thống thuộc địa - L
T.D.) của các nước châu Âu Điều nhận xét trên của De Gaulle là hoàn toàn có cơ sở Ngày I4-8- 1941, trước mối đc doa từ phía Nhật đối với
những lợi ích của mình ở châu Á, Tổng thống
My F Roosevelt va Thủ tướng Anh W Churchill trên chiến hạm “Hoàng tử xứ Welles" ngoài khơi Đại Tây Dương đã ra một bản tuyên bố về chính sách dân tộc của hai nước, mà sau này thường được gọi là Hiến chương Đại Tây Dương Mục đích của Hiến chương Đại Tây Dương là bằng những lời hứa về quyên tự quyết và khôi phục lại chủ quyền của các dân tộc, lôi kéo các dân tộc đứng vê phía mình trong cuộc chiến Mặc dù có nhiều điểm mập mờ về ngôn từ mà sau này được Churchill lợi dụng nhầm bảo lưu sự toàn vẹn của hệ thống thuộc địa của Anh, Hién chương Dai Tây Dương cũng nói lên được phân nào chủ ý, ít nhất của một trong hai đồng tác giả của nó là
nước Mỹ, kẻ muốn lợi dụng sự suy yếu của các
nước thực dân châu Âu xoá bỏ độc quyên bóc lột các dân tộc thuộc địa của những nước này, nhằm
phát triển ảnh hưởng của mình ở những xứ đó
Một số điều khoản của Hiến chương, dưới những
hình thức kín đáo, vẫn thấy lộ ra bóng dáng của chính sách "cửa mở" và "cơ hội đồng đều" của Mỹ (5)
Theo đuổi chính sách này trong vấn đề
Đông Dương, ngày 27- 3-1943, Tổng thống Mỹ
Rooscvelt đã đề nghị với Ngoại trưởng Anh
Anthony Eden ring sau chién tranh sé khong trao trả Đông Dương cho Pháp, mà đặt ra một
chế độ "quan trị quốc té" (international trustee- ship) để đần chuẩn bị trao lại độc lập cho xứ này (6) Vấn đề này cũng được Roosevelt đặt ra với Tưởng Giới Thạch tại Hội nghị Cai rô trên đường ông tới Têhêran tham dự hội nghị Tam Cường
thang 11-1943 Tai cudc gặp gỡ đầu tiên ở
Têhêran giữa những người đứng đầu Liên Xô, Anh, Mỹ, vấn đề về tương lai của Đông Dương cũng được đưa ra bàn bạc Tại đây, ý tưởng về một chế độ quản trị quốc tế ở Đông Dương của Roosevelt duge su ung hộ của Stalin, nhưng lại không được Churchill chấp nhận (7) Có lẽ rằng do sự phản ứng của Churchill từ Hội nghị Têhêran, tư tưởng về chế độ quản trị quốc tế của
Roosevelt bắt đầu có những biểu hiện dao động Ngày I-1-1944, trao đổi với Ngoại trưởng mới Stcttinius, Roosevelt nói : "Tôi vẫn chưa muốn vướng vào bất kỳ quyết định nào liên quan tới
Đông Dương Đó là vấn đề hậu chiến Tương tự
như thế, tôi chưa muốn vướng mắc vào bất cứ nỗ lực quân sự nào để giải phóng Đông Dương khỏi
Trang 3Rghiên cứu Lịch sử số 4.2000
trưởng Mỹ chính thức đưa ra vào ngày 9/2 Nhưng cũng như tại Têhêran, Churchill tiếp tục
phản đối ý tưởng này Và như vậy, tư tưởng về
chế độ quản trị quốc tế Đông Dương sau chiến tranh bị chính thức bác bỏ Trên đường trở về
My, Roosevelt than tho : "Stalin thích sáng kiến đó, Trung Hoa thích sáng kiến đó Chỉ có Britên
(nước Anh - L.T.D.) chống lại Nó có thể phá vỡ đế quốc của họ" (9) Sau Hội nghị Yalta, những động thái của Tổng thống Mỹ cho thấy ông đã
dần bỏ rơi sáng kiến về Đông Dương Ngay từ 12/2/1945, khi Hội nghị Yanta chưa kết thúc, Roosevelt đã cho lời mời hẹn gặp De Gaulle ở Algicr trên đường trở về Mỹ Một biểu hiện rõ hơn nữa là ngày 15-3-1945, trong buổi trao đổi với Charle Taussig, cố vấn về khu vực Caribé,
Roosevelt cho biết Đông Dương và Tân Đảo
phải lấy ra khỏi Pháp, nhưng ông lại thêm rằng Pháp có thể giữ lại hai thuộc địa này với điều
kiện phải hứa trao trả độc lập(I0) Sau những sự kiện này, đặc biệt là sau khi Roosevelt qua doi, ý tưởng về quốc tế quản trị Đông Dương bị rơi vào quên lãng Trong chỉ thị gửi cho đại sứ Mỹ tại Trung Quốc tháng 6-!945, Tổng thống Tru-
man cho biết :" có thể loại trừ việc thiết lập quyền uỷ trị ở Đông Dương trừ khi chính phủ
Pháp đồng ý Mà điều đó thì hình như không thể có được"(1 1) Cho tới cuộc gặp gỡ cấp cao Pháp - Mỹ tại Washington cuối tháng 8/1945, Tổng
thống Truman đã chính thức công nhận bằng văn
bản chủ quyền của Pháp ở Đông Dương(12) Nhìn lại những động thái của Mỹ trước Hội nghị Yanta đối với vấn đề Đông Dương (trong ứng xử với Nhật, với Pháp và ý tưởng quản trị quốc tế), có thể cho rằng Mỹ muốn đóng vai một "ngư ông thủ lợi", mượn tay Nhật gạt bỏ chính quyền của Pháp ở Đông Dương (I 3) (chống Nhật nhưng lại từ chối giúp Pháp chống Nhật, thậm chí tìm cách ngăn cần không cho Pháp tham gia
chiến trường châu Á) (14)) Quả vậy, bốn năm sau cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II, tướng Chennault, người chỉ huy lực lượng không quân Mỹ ở chiến trường Trung Quốc thú nhận :
"Chính phủ Mỹ rất quan tâm đến việc người
Pháp bị đánh bật ra khỏi Đông Dương vì việc đó
sẽ làm dễ dàng hơn việc tách người Pháp ra ngoài
thuộc địa cua ho sau chiến tranh"(15).Va cai goi
att
là "quản trị quốc tế” chỉ là cát vỏ che đậy tham vọng đặc quyền của Mỹ đối với mảnh đất này Điều này cũng lý giải việc cho tới tháng 3/1945,
Bộ Tham mưu Mỹ ở châu Á được lệnh không
liên hệ với bất cứ tổ chức kháng chiến nào của
Viét Nam(16), mac dù tới lúc này Việt Minh đã giành được nhiều thắng lợi, và phong trào cách mạng đã phát triển mạnh trên cả nước, đặc biệt
là ở Bắc bộ, kể cả sau khi Việt Minh chủ động
liên hệ với các quan chức quân sự Mỹ ở Trung Quốc (việc cứu giúp và đưa về Trung Quốc viên phi công Mỹ W Shaw bị Nhật bắn rơi ở Cao Bằng và những hoạt động thăm dò của Hô Chí Minh ở Trung Quốc cuối năm l 944) Mãi tới sau
khi Nhật lật đổ Pháp (9/3/1945), do những cơ sở
thu thập tin tức trong cộng đông người Pháp ở Đông Dương bị vỡ, một số quan chức tình báo Mỹ ở Trung Quốc mới được lệnh bất liên lạc với Việt Minh(I 7), nhờ chúng ta cung cấp tin tức về
quân đội Nhật ở Đông Dương Đổi lại, họ chuyển
cho chúng ta một số vũ khí, điện đài và huấn luyện quân sự cho bộ đội Việt Minh Tuy nhiên, những quan hệ cộng tác nói trên chỉ hạn chế ở cấp độ những sự vụ thuần tuý Nói cách khắc điều này không có nghĩa là sự công nhận chính
thức từ phía Mỹ đối với tổ chức Việt Minh
Tóm lại, chính sách gạt Pháp ra khỏi Đông
A
Dương cũng như chế độ ait
Trang 4Thải độ của các nước Đồng minh đối với vấn đẻ 33
những ý đồ thực dân của chủ nghĩa để quốc Mỹ Tuy nhiên, sự cộng tác, giúp đỡ của những quân nhân Mỹ cụ thể, những người đã sát cánh cùng chúng ta, kể cả trong chiến trận (trận đánh giành
chính quyên ở thị xã Thái Nguyên), cho dù
khiêm tốn nhưng rất đáng được ghi nhớ, trân trọng
2 Thái độ của Anh đối với vấn đề Đông Dương
Cho tới trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hầu như toàn bộ vùng Nam Á, gồm Ấn Độ (lic dé con g6m ca Pakistan va Xdy lan), cdc nha nudc Malay va Mién Điện đều nằm dưới sự thống
trị của Anh Vì vậy, việc Nhật bành trướng
xuống phía Nam là sự xâm phạm trực tiếp tới quyền lợi của đế quốc Anh Và đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Hiến chương Đại Tây Dương giữa Mỹ và Anh như trên đã nói Một
điều hiển nhiên là đã vì quyền lợi mà chiến đấu chống Nhật, đế quốc Anh không thể dễ dàng từ
bỏ nó một lần nữa Lợi dụng những điều mập mờ về ngôn từ trong Hiến chương, ngày 9-9-1941, thủ tướng Churchill ra tuyên bố gạt những thuộc địa châu A cia mình ra khỏi phạm vì tác dụng của Hiến chương Tuyên bố của Churchill nêu rõ : "Hội nghị Đại Tây Dương chủ yếu liên quan tới việc khôi phục lại chủ quyền, quyền tự quyết của các nước và các dân tộc châu Âu hiện đang nằm dưới ách quốc xã"(18) Sự tráo trở của
Churchill buộc Mỹ, kẻ vốn có không ít tham vọng đối với các thuộc địa của Anh(19), có phản ứng lại Tháng 2-1942, trong một bài phát biểu trên đài phát thanh, Tổng thống Mỹ tuyên bố:
"Hiến chương Đại Tây Dương có giá trị không chỉ đối với các nước nằm sát Đại Tây Dương, mà đối với toàn thế giới”(20) Như vậy là ngay khi bản Hiến chương Đại Tây Dương còn chưa ráo mực, ta đã thấy xuất hiện những va chạm quyền lợi giữa Anh và Mỹ vê vấn đề thuộc địa Chính
trong bối cảnh này, Churchill đã tìm thấy ở tổ chức "Nước Pháp Tự do" của De Gaulle, kẻ đang
tìm cách khôi phục lại chủ quyên của Pháp ở
Đông Dương, một đồng minh trong cuộc đấu tranh bảo vệ những quyên lợi thực dân của mình
Trong hôi ký của mình, De Gaulle viết : "Nước Anh không cho.phép mình có một đánh giá tình hình giản lược như vậy Cả về bản năng, cả về những tính toán chính trị, nó (nước Anh) mong
muốn nước Pháp lại trở thành đối tác của
mình "(21) Với tính toán như vậy, Anh đã luôn ủng hộ Pháp trong việc phản đối lại ý tưởng quốc tế quản trị Đông dương do Mỹ đưa ra Như trên đã nói, tại các cuộc gặp gỡ cấp cao ở Têhêran và Yalta Churchill đã cương quyết bác bỏ đề nghị của Mỹ Tại Yanta, phản ứng của Churchill gay
gắt tới mức khiến Roosevelt phải đề nghị ngưng cuộc họp để trấn an ông ta(22) Thái độ cương
- quyết của Anh khiến Mỹ phải từ bỏ ý đô đầy tham vọng của mình Cùng với việc bác bỏ kế hoạch quốc tế quản trị, nước Anh từng bước ủng hộ việc khôi phục lại chủ quyền của Pháp ở Đông Dương Ngay từ tháng 3/1943, một trung đội |
hành động của Pháp De Gaulle đã được thành
lập tại Ấn Độ nhờ sự giúp đỡ của tướng Anh
Mountbatten, Tổng tư lệnh các lực lượng Đồng
minh ở chiến trường Đông Nam Á (23) Trung đội này có nhiệm vụ thu thập các tin tức tình báo và từ sau 9/3/1945 dọn đường cho việc quay lại
Đông Dương của Pháp Để giúp Pháp dễ dàng quay lại Đông Dương, tại Hội nghị Potsdam
Anh đề nghị đưa Đông Dương vào chiến trường
Đông Nam Á do Anh quản lý Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ, nước vẫn cho rằng Đông Dương
Trang 534 Rghiên cứu Lich siz, sé 4.2000
nghị Postdam trao cho nhiém vụ tước vũ khí của quân đội Nhật tại Nam Việt Nam, quân đội Anh đã mang theo quân đội Pháp vào Nam Việt Nam và bàn giao chính quyền cho Pháp Tuy nhiên, quá trình Anh giúp Pháp quay lại Dông Dương
không phải diễn ra một cách hoàn tồn sn sẻ Điểm lại những sự kiện liên quan tới quan hệ
Anh - Pháp trong giai đoạn từ tháng Š tới tháng 12 năm 1945, mặc dù không có những tài liệu cụ
thể, nhưng qua lô gích phát triển của sự kiện,
chúng ta cũng có thể nhận định rằng việc giúp Pháp quay lại Đông Dương hẳn cũng đã được
Anh đưa ra để mặc cả nhằm dàn xếp những xung
đột lợi ích của hai phía: Tháng 5 năm 1945, Pháp đưa quân vào Xiri và Liban, khu vực vốn là nơi tranh chấp quyền lợi giữa Anh và Pháp Anh cực lực phản đối Pháp và de doa cũng sẽ đưa quân vào hai nước này; Ngày 27-7-1945, tức là 3 ngày sau khi Anh được Hội nghị Postdam phân công giải giấp vũ khí Nhật ở Nam Việt Nam, Phó Ngoại trưởng Anh từ chối ký với Pháp một thoả ước trao quyền cai trị Nam Kỳ lại cho Pháp: Dau tháng 8-1945, Pháp nhượng bộ Anh ở Xiri; Ngày 20-8-1945, Ngoại trưởng Becvin tuyên bố có chương trình cải thiện quan hệ với Pháp "sao cho có được những liên hệ tốt đẹp nhất"(24); Ngày 24-8-1945 Anh và Pháp ký Thoả hiệp về nguyên tác, cách thức khôi phục lại quyền hành của Pháp tại Đông Dương(25); Ngày 9-10-1945, hai nude ký hiệp định hành chính và tư pháp về Nam Đông Dương và đồng thời chính phủ Anh công khai tuyên bố ủng hộ Pháp tái chiếm Việt Nam, công nhận chính quyền Pháp ở Sài gòn và chuyển giao quyền cai trị Nam Đông Dương cho Pháp
3- Chính quyền Tưởng Giới Thạch và vấn đề Đông Dương
Là một nước Đồng Minh trực tiếp tham gia chiến trường châu Á, chính quyên Tưởng cũng
nuôi không ít tham vọng trong vấn đề Đông
Dương Xét về mặt lịch sử, hầu như tất cả các
vương triều phong kiến Trung Quốc đêu coi Việt
Nam là chư hầu, lãnh thổ chịu ảnh hưởng Trung Hoa Và chính quyền Tưởng cũng không phải là
một trường hợp ngoại lệ Quyền thống trị của Pháp ở Đông Dương cũng như những hiệp ước bất bình đẳng mà Trung Quốc ký với Pháp từ
cuối thế kỷ trước (những nhượng địa và quyền
lợi của Pháp ở Trung Quốc) là những món nợ mà Tưởng hy vọng nhân dịp này sẽ giành lại được từ tay Pháp Chính vì vậy, tại Hội nghị Cairo tháng I.I-!943, Tưởng Giới Thạch đã hứa sẽ ủng hộ kế hoạch quốc tế quản trị của Roosevelt Và mãi tới cuối tháng 8/1945, trong chuyén di thăm
Mỹ, Tống Mỹ Linh vẫn còn "nhắc khéo" Truman
về kế hoạch này(26)
Để thực hiện mưu toan gạt Pháp khỏi Đông
Dương trong điều kiện chính quyền Pháp ở đây đang cộng tác với Nhật, chính quyền Tưởng Giới Thạch tìm cách sử dụng những nhóm đẳng phái của người Việt sống lưu vong ở Trung Quốc nhằm phục vụ cho kế hoạch "Hoa quân nhập
Việt" mà thực chất là bành trướng vào Việt Nam
Từ tháng 6-I942, chính quyền Tưởng đã xúc tiến việc tập hợp các đảng phái chính trị của người Việt ở Trung Quốc như Quốc Dân đảng, Phục Quốc Trên cơ sở của những nhóm này, ngày
I-10- 1942, tại Liễu Châu, dưới sự điêu hành trực tiếp của tướng Trương Phát Khuê tổ chức Việt
Nam Cách mạng Đông Minh Hội, thường được gọi là Việt Cách ra đời Theo thông báo chính thức, mục tiêu của Việt Cách là thống nhất lực lượng, liên kết với Trung Hoa chống Nhật nhằm
giải phóng đất nước Tuy nhiên, trên thực tế tổ
Trang 6Thái độ của các nước Đồng minh đối với vấn đề 35
Tứ Lộ quân của Tưởng (!) Mỗi tháng, Việt Cách
được Trương Phát Khuê cấp cho 10.000 đông quan kim Mặc dù vậy, Việt Cách tỏ ra là một
con rối tôi bởi không biết hoạt động gì, Nguyễn Hải Thần, nhân vật thứ hai trong tổ chức biển thủ
một số tiền lớn rồi bỏ đi một thời gian dài(27) Điều này khiến Trương Phát Khuê phải ép Hồ
Chí Minh, sau khi Người được trả lại tự do vào
tháng 10-1943, tham gia cải tổ Việt Cách Cuối tháng 8 và trong thang 9 nam 1945, voi danh nghĩa giải giáp quân Nhật, quân đội Tưởng vào Bắc Việt Nam đem theo những lực lượng lưu vong Việt Quốc, Việt Cách với hy vọng dựng lên một chính phủ bù nhìn Tuy nhiên, việc đã quá muộn Ngày 2-9- 1945, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố Việt Nam độc lập Trước tình thế này, các quan chức Tưởng chuyển sang kế ép chính quyền cách mạng nhượng một số quyền lợi chính trị cho những nhóm phản động lưu vong này, và coi d6 như "đạo quân thứ 5” của mình trong chính sách bành trướng vào Việt Nam
Song song với việc sử dụng những nhóm người Việt phản động, lợi dụng vị thế là lực
lượng Đồng Minh tại chỗ, chính quyền Tưởng
tìm cách mặc cả với Pháp về việc để Pháp thế chân sau khi quân đội Tưởng rút Những cuộc hội đàm về vấn đề này đã được chính quyên Pháp _ và Tưởng tiến hành từ 8-I-I946 tại Trùng Khánh và kết thúc vào ngày 16-2-I946 với việc ký hiệp ước Pháp - Hoa Theo Hiệp ước này, quân đội Trung Quốc sẽ rút khỏi Bác Việt Nam từ 15-3 tới 31-3-1946 Đổi lại, Pháp huỷ bỏ quyên tài phán của mình tại Trung quốc; nhượng lại cho Tưởng tuyến đường sắt Hải phòng - Vân Nam đoạn nầm trên lãnh thổ Trung Quốc, và ứng trước cho quân đội Tưởng tiền chiến phí Ngày
8-3-1946, quân đội Pháp đổ bộ vào Hải Phòng
Như vậy là thêm một cường quốc Đông Minh nữa đã lợi dụng cuộc chiến tranh chống
phát xít chính nghĩa để trục lợi trên xương mau, công lao của nhân dân Việt Nam
4- Liên Xô với vấn đề Đông Dương
Là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới, kể từ khi thành lập, Liên Xô đã là một chỗ dựa đáng tin cậy không chỉ của phong trào cộng
sản và công nhân, mà cả phong trào giải phóng
dân tộc trên toàn thế giới, trong đó kể cả Việt
Nam Việc nước Đức phát xít tấn công Liên Xô
làm biến đổi tính chất của cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ hai từ một cuộc chiến tranh đế quốc thành một cuộc chiến tranh giải phóng chống phát xít Trong tiến trình của cuộc chiến, vào
những năm 1944, 1945, khi truy đuổi phát xít
Đức về tới sào huyệt của nó, Liên Xô đã lần lượt giải phóng các nước Trung và Đông Âu khỏi ách phát xít, giúp các nước này xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng Đóng góp của Liên Xô vào phong trào cách mạng ở khu vực này trong
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là không thể
phủ nhận được Là đất nước phải gánh chịu sức mạnh chủ yếu của cuộc chiến tại chiến trường châu Âu, Liên Xơ phải dồn tồn bộ sức lực và vật lực cho việc chống đỡ và tấn công chủ nghĩa phát xít Đức Đó là lý do khiến Liên Xô phải ký Hiệp ước không tấn công lẫn nhau với Nhật tháng 4/1941 Do vậy, cho tới tháng 8/1945, Liên Xơ hồn toàn đứng ngoài cuộc chiến Thái Bình Dương Điều này cũng có nghĩa là Liên Xô
không thể có tác động trực tiếp nào tới tình hình
Đông Dương
Trang 736 Rghiên cứu Lịch sử số 4.2000
Roosevelt đưa ra đều được Stalin ủng hộ Nhưng, như trên đã nói, kế hoạch này không được thông
qua do Churchill phản đối
Ngoài việc ủng hộ kế hoạch của Mỹ về Đông Dương như một biểu hiện trực tiếp của thái
độ đối với vấn đề Đông Dương, một số hoạt động ngoại giao của Liên Xô đối với Pháp cũng có ít nhiều tác động tới việc giải quyết vấn đề Đông Dương
Tìm hiểu quan hệ giữa các nước Đồng minh trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ II chúng ta thấy : cho tới lúc Roosevelt qua đời, quan hệ giữa Anh - Mỹ với nhóm khêng chiến Nước Pháp Tự do của De Gaulle không phải lúc nào cũng tốt đẹp Trong Hồi ký của mình, về vấn đê này De Gaulle viết : "Nước Mỹ tìm cách giải quyết vấn đề thế giới bằng cách thoả thuận trực tiếp với Nga Xơ và hồn tồn khơng có ý định kéo Pháp vào nhóm những nước lãnh đạo."
Về chính sách của Anh, De Gaulle cho rằng Anh
muốn kéo Pháp vào giải quyết những vấn đề thế giới "nhưng chỉ với điều kiện Pháp giữ một vai trò phụ và tuân thủ theo trò chơi của Mỹ, nước mà Anh hoàn toàn ủng hộ Hơn nữa, nó (nước
Anh) lợi dụng điều này để có thể tiêu diệt được
sự cạnh tranh của Pháp ở Phương Đơng"(2§) Trước tình hình này, De Gaulle đã nhiều lần đe doa sé nga theo Lién Xô(29) Về phần mình, không phải Liên X6 hoan toan dung dung trudc những mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa Anh, Mỹ
và Pháp Trước sự lần tránh của Anh, Mỹ về việc mở mặt trận thứ hai ở châu Âu, cũng như những
vấn đề về đường biên giới ở châu Âu hậu chiến,
Liên Xô cũng tìm cách lôi kéo tổ chức kháng
chiến của De Gaulle theo phía mình trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Anh, Mỹ Ngày 24-5- 1942, trong chuyến công du tới London, Dân uỷ Ngoại giao Molotov có cuộc gặp gỡ với De Gaulle Trong cuộc gặp này về vấn dé chu
quyền của Pháp, Molotov tuyên bố rằng chính phủ Liên Xô "mong muốn thấy chủ quyền này
được tái lập lại hoàn toàn, và nước Pháp được phục sinh lại trong tất cả sự vĩ đại trước đây của nó” (30) Đầu tháng 12-1944, sau khi cùng Anh
và Pháp chính thức công nhận chính phủ của De
Gaulle, Liên Xô ký với Pháp Hiệp định Liên
minh và tương trợ Điều 5 của Hiệp định quy
định rằng hai nước có nghĩa vụ không ký kết liên minh hoặc tham gia :-vào khối liên minh nào chống đối lẫn nhau (31) Việc Liên Xô lôi kéo
Pháp là một động tác ngoại giao dễ hiểu nhằm
nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức trên chiến trường châu Âu Tuy nhiên, về khách
quan, chính sách này của Liên Xô khó có thể
mang lại những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam Những ràng buộc với Pháp ở châu Âu khiến Liên Xô không thể có thái độ tích cực hơn đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Minh chứng cho điều này được thấy trong những tài liệu do I B Bukharkin, Phó trưởng ban Tài liệu lịch sử Bộ Ngoại giao Nga, công bố trên Tạp chí Lịch sử cận hiện đại, số 3 năm 1998 Theo Bukharkin, trả lời bức điện ngày 20/8/1945 của đại sứ Liên Xô tại Paris đề nghị ủng hộ kế hoạch trao trả độc lập cho Đông Dương dưới quyền bảo trợ của một uỷ ban quốc
tế, phó dân uy Ngoại giao Dekanzonov viết:
"Theo như tôi biết, chúng ta không có lập trường như vậy Đông chí Molotov, trong cuộc bàn bạc với Catroux (32) đã cho câu trả lời rõ ràng về vấn đề này "(33) Thái độ của Liên Xô đối với vấn đê Đông Dương trở nên rõ ràng hơn với việc Liên Xô không trả lời hai bức điện của Hồ Chủ
tịch gửi Stalin ngày 22/9 và 21/10/1945 đề nghị
Trang 8Thái độ của các nước Đồng minh đối với van đề 3ST
Tìm hiểu thái độ của Liên Xô đối với Việt
Nam trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám dưới góc độ của những tài liệu ít ỏi và tắn mạn gần đây được công bố, chúng ta có thể có một giả
thuyết rằng cho tới thời gian này, Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo
chưa được những nhà lãnh đạo Liên Xô thật sự tin tưởng Năm 1949, trong chuyến đi thăm bí mật Liên Xô của Hô Chủ tịch, Stalin còn phê phán Việt Nam là không thể "ngồi trên hai chiếc ghế” và bí mật thu hôi lại cuốn tạp chí có chữ ký
của mình đã tặng Hô Chủ tịch (35) Trong cuốn
"Tại sao Việt Nam”, Patti có nhắc tới việc người đại diện Xô viết ở Đông Dương Solosief "đã được nghe người Pháp nói là Hồ Chí Minh và Việt Minh được sự "bảo trợ" của người Mỹ và hỏi xem có đúng như vậy không” Liệu có phải là trong thời kỳ này, Liên Xô cho rằng chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngả theo Mỹ? Tài liệu trực tiếp về vấn đề này cho tới nay vẫn chưa được thấy, nhưng trong cuốn Lịch sứ Ngoại giao, Tập V của Liên Xô, xuất bản năm 1974, dé cập tới tình hình Đông Dương sau Cách mạng Tháng Tám, các tác giả viết: "Trong giai đoạn sau chiến tranh, các thế lực đế quốc Mỹ đặt mục đích thiết lập quyền thống lĩnh của mình ở Đông
Dương Mỹ bày tỏ lòng sẵn sàng "ủng hộ" Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà để đổi lại việc trao cho
tư bản Mỹ quyên tự do bóc lột tài nguyên Việt Nam'"(36) RO rang la nhận định trên khác nhiều so với những điêu mà chúng ta biết được từ
những tài liệu hiện có Để tìm hiểu thái độ của
Liên Xô đối với cuộc đấu tranh của chúng ta trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám còn phải cần nhiều tài liệu Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyên 1944 - 1945 chúng ta đã không có được những lợi thế mà Liên Xô đã giành cho các nước Đông va Trung Au trong cing tho) gian
Như vậy là mặc dù đã có những đóng góp cho cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phát xít, chúng ta vẫn không có được sự công nhận
quốc tế Vấn đề Đông Dương vẫn được các nước Đồng minh giai quyết theo lợi ích quốc gia của
họ mà không tính tới nguyện vọng cũng như những đóng góp của nhân dân Đông Dương trong cuộc đấu tranh chung Thái độ không công nhận của các nước Đông mình là một trong những khó khăn to lớn mà nhân dân ta, dưới sự
lãnh đạo của Đảng phải từng bước khắc phục để
đưa cách mạng đến thành công
* *
Tóm lại, Đăng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn ngặt nghèo và gần như bị cô lập về mặt quan hệ quốc tế Chính trong tình thế khó khăn như vậy, Đảng
ta đã thể hiện được bản lĩnh và tài nghệ lãnh đạo
của mình, phát huy thắng lợi tỉnh thần tự lực tiến hành cách mạng Đảng đã tận dụng xuất sắc mọi
thời cơ để từng bước xây dựng lực lượng, đưa
cách mạng tiến lên và toàn thắng đúng lúc, biết tận dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ
thù, kết hợp với một số nhượng bộ nhất thời để loại đần kẻ địch, để tranh thủ thời gian chuẩn bị
cho kháng chiến lâu dài Tháng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cũng như sự công nhận của Trung Quốc, Liên Xô cùng nhiều nước
Đông Âu khác mùa xuân năm 1950 và thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 là kết quả, đông thời cũng là bằng chứng cho bản linh và tài nghệ lãnh đạo cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam mà ít đẳng nào có thể so sánh
Trang 9tghiên cứu lịch sử số 43.2000
CHÚ THÍCH
(1) Cho tới trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đông Dương đã trở thành một nguồn cung cấp cao su
tự nhiên quan trọng cho nền công nghiệp quốc
phòng Mỹ Xem : Trân Hữu Đính - Lê Trung
Dũng: Quan hệ Việt Mỹ trong Cách mạng Tháng
Tám: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội: H 1997;
tr.10
(2) xem Chính Đạo: Việt Nam nién biéu 1939 -1975,
Nxb Văn hoa, Paris; 1996; T LA, tr 19 (3) Như trên, tr 103 (4) Như trên, tr 50 (5) Từ điển ngoại giao: Td: Nxb Sách báo chính trị, Moskva, 1971, tr 160 -161 (6) Xem Trần Hữu Đính - Lê Trung Dũng: Quan hệ Việt Mỹ trong cách mạng Tháng Tám Sách đã dẫn tr 10-11, (7) Như trên., tr l] (8) Chính Đạo; Sđd., tr 201 (9) Như trên, tr 204 - 205 _t10) Xem Trần Hữu Đính - Lê Trung Dũng Sdd tr 57 (11)A L Patti: Wny Vietnam - (Tại sao Việt Nam), Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1995, tr 130
(12) Philippe Devillers: Paris - Saigon - Hanoi Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944 - 1947 Nxb Thành phố Hô Chí Minh, 1993; tr.105
(13) Thủ thuật này vốn cũng chẳng xa lại gì với Roosevelt Patti kể lại rang sau nam 1942, trong
m6t cudc trd truyén vdi con trai Eliot, Roosevelt
nói: "Điều chúng ta biết là thế này: người Trung
Quốc đang giết người Nhật và người Nga đang
giết người Đức Chúng ta cứ để cho họ tiếp tục
cho đến khi quân đội và hải quân chúng ta sẵn sàng giúp đỡ được" (A L Patti; sách đã dẫn tr.8) _ (14) Xem Patti: Sdd., tr 20, 21 (15) Nhu trén, tr 69 (16) Xem Trần Hữu Đính - Lê Trung Dũng Sđd., tr 62 (17) Xem Patti; Sdd., tr 61 (18) Trích theo Lịch sử ngoại giao T.IV; Nxb Sách chính trị; Moskva; 1975: tr.294
(19) Tháng 7-1942 James Daunee, một trong những nhà lãnh đạo của công ty General Motors viết :
"Một khi chúng ta tham gia bảo vệ Đế quốc Anh, chúng ta phải có được những cơ hội bình đẳng
trong việc phát triển tiềm năng của những vùng
lãnh thổ này " (trích theo Lịch sử ngoại giao, T.IV Sdd., tr 204) (20) Trích theo Lịch sứ ngoại giao T.IV Sách đã dẫn, tr 205 (21)Ch dc Gaulle: Sđd tr 245 (22) Xem Chính Đạo; Sđd., tr 204 (23) Xem Philippe Devillers; Sdd., tr.87 va Chinh Dao - Sdd., tr 166 (24) Theo Chính Đạo, Sđd tr 247 (25) Theo Philippe Devillers; Sdd., tr 106 (26) Theo Chính Đạo Sđd tr.253 - 254 (27) Như trên, tr 144 - 145 (28) Xem Ch De Gaulle; Sdd., tr 244 - 245 (29) Ch De Gaulle: Sdd., tr 247 va Patti, Sdd., tr 108 (30) Trich theo "Lich sit ngoai giao" T.IV Sđd., tr 351 (31) Nhu trén, tr 520
(32) Catroux, ngun tồn qun Đơng Dương, lúc nay (1945) dang làm đại sứ Pháp tại Moskva (33) Xem I B Bukharkin - Cremly va H6 Chi Minh
(1945 - 1969) Trong Tap chi “Lich str can hién đại” số 3-1998, tr 125
(34) Như trên, tr 125 - 126
(35) Xem Đỗ Quang Hưng: "Bác Hồ và mùa Xuân
1950” Trong T/c Xưa & Nay số 5, năm 2000, tr 5-6 & 19