'VỀ RUỘNG ĐẤT CÔNG LÀNG XÃ THỜI NGUYÊN
(nửa đầu thš kỷ XIX)
Vie đề phân loại ruộng đất là một vấn đề
có ý nghĩa phương pháp luận, có tính
chất co ban đề xác định hình thái sở hữu Bản thân mấy chữ «sở hữu nhà nước ›» là một khái niệm hay một phạm trad của chủ nghĩa duy vật lịch sử Còn trong thực tế biết bao loại ruộng đất với tên gọi cụ thề khác nhau đã*được ghi lai trong sử sách Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao xóa được khoảng
_ cách giữa khái niệm và thực tế Mác và Anghen đã nói một câu rất quen thuộc: «Việc không có sở hữu tư nhân là cái chìa khóa đề tìm -
hiều toàn bộ phương Đông » Nếu quan niệm rằng ở phương Đông nói chung chỉ tồn tại sở hữu nhà nước chuyên chế về ruộng, đất thôi, thì lập tức vấn đề trở nên đơn giản và có lẽ không cần phải xác định và phân loại ruộng đất nữa Trong thực tế, như trên đã nói, lịch sử ta ghỉ nhận rất nhiều tên gọi ruộng đất khác nhau và rất phức tạp, và lại chính Mác cũng vẫn thừa nhận sự tồn tái những
ruộng đất tư nhân ở Ấn Độ và một số nơi
khác tại châu Á, nhất là Mác đã lại nêu ra một khái niệm nữa là sở hữu Á châu, trong đó tồn tại sở hữu của nhà vua chuyên chế và đồng thời tồn tại cả sở hữu công xã Vì những lý do như vậy, tất: yếu đã nảy ra hai cách lý giải khác nhau hay hai cách hiều khác nhau Một quan niệm cho rằng ở phương Đông , hay ở châu Á sở hữu nhà nước chuyên chế là
bao trùm, trong đó phân chia ra 2 bộ phận:
bộ phận các loại ruộng thuộc sở hữu nhà nước một cách trực tiếp và bộ phận các loại ruộng thuộc sở hữu nhà nước một cách gián tiếp Ngoài ra còn có một bộ phận sở hữu tư nhân nữa tồn tại độc lập ngày càng phát triền Một quan niệm khác cho rằng ở châu Á hay ở Việt Nam sở hữu nhà nước về ruộng đất có ruột quá trình hình thành tử thấp đến cao tử danh nghĩa đến thực tiễn Bản thân nhà nước tuy sớm hình thành, những nguyên nhân và _điều kiện hình thành của nó là những nguyên
VŨ HUY PHÚC 1
nhân thính trị hoặc kinh tế khách quan, chứ không phải tử nhu gau của sự phát triền sức sản xuất và quan 4 san xuất Nhà nước đó một khi ra đời phải tạo ra những điều kiện kinh tế cần thiết cho nó đứng vững và phát trién Vi vay trên thực tế đã xuất hiện các loại ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, cũng đã tồn tại các loại ruộng đất thuộc các hình thức sở hữu khác riêng biệt hay kết hợp
Đứng trên quan niệm thứ hai này chúng tôi cho rằng ở Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước bao gồm các loại ruộng đất như: lịch điền, quan điên, quan trại, tự điền đồn điền, một bộ phận ruộng tam bảo, toàn bộ các loại ruộng đất bãi bỏ hoang và chưa khai phá, và cuối cùng có thê kề ruộng đất công làng xã Trong - trường hợp cuối củng này nhà nước là đồng sở hữu với làng xã "Nhân đây chúng tôi xin phép nhắc lại rằng hơn 10 năm trước chúng tôi có phát biều trên tạp chí «Nghiên cứu lịch sử » và xếp ruộng đất công làng xã vào phạm vi sở hữu nhà nước Sau khi tìm hiều kỹ hơn, hiện nay chúng tôi thấy quan niệm cũ tuy khô :ø sai nhưng không đầy đủ và sát hợp do đó chưa thỏa đáng Qua các tài liệu cụ thề, ngay dưới thời Nguyễn, một mặt nhà nước cố nắm lấy ruộng đất công làng xã muốn biến nó thành cơ sở cho nhà nước chuyên chế quan liêu; nhưng mặt khác quyền hạn của các làng xã vẫn còn mạnh, còn đủ sức đề tự ý sử dụng ruộng đất vì quyền lợi riêng Ngoài ra tàn dư của chế độ cộng đồng cũ vẫn in dấu rõ nét trên mọi mặt đời sống xã thôn Trong khung cảnh chung như vậy eó thề đi sâu thêm
đề dễ hiều hơn vấn đề này Ở nửa đầu thế kỷ
Trang 2
Về ruộng đất 25
các ruộng đất đó Bởi một lẽ đơn giản là chính làng xã cũng yêu cầu như vậy Ngoài
ra ngay trong vấn đề này nhà nước cũng
không tuyên bố ai có quyên đem nhượng bán ruộng đất công làng xã Thêm nữa nhà nước còn quy định các xã thôn có quyền đem bản ruộng đất công trong làng với thời hạn 3 nam nếu quả đề nhằm mục đích chỉ tiêu công cộng của làng Thế là nhà nước chấp nhận thực tế quyền cầm cố có thời hạn của làng xã đối với ruộng đất công trong làng Trong thực tế thì các làng xã vẫn thường cần bán ruộng đất của họ Dĩ nhiên đây là hành động của bọn hào lý không đại diện cho tập thề chân chỉnh làng xã song đứng trước nhà nước thì bọn đó vẫn với tư cách và địa vị của tập thề làng
xã Sang một lĩnh vực khác vấn đề còn sáng
tỏ hơn, đó là việc đền bù ruộng đất bị xâm phạm do khởi công các công trình công cộng của nhà nước Ngay từ thời Gia Long nhà nước đã tuyên bố sẽ đền tiền theo giá ruộng đất cho các ruộng đất công hay tư nhân vào trường hợp nói trên Vậy là nhà nước nhận đền bù quyền sở hữu cho các chủ sở hữu kề cả tư nhân lẫn thành viên cộng đồng làng xã ; hai nguồn này được đặt vào vị trí sở hữu chủ ngang nhau Có lẽ cho đây là một sự nhượng bộ quá đáng nên từ 1827 trở đi thì chủ sở hữu tư nhân vẫn được đền bù như cũ, còn thành viên hưởng dụng công điền không được đền tiền nữa Tuy vậy trong thực tế vẫn có quyết định cụ thề đền tiền, đầu mức đền rất thấp Vậy nhà nửớc trong vấn đề này tổ ra giành quyền sở hữu về mình song vẫn còn do dự và còn e sợ dân xã các làng Cuối cùng, nếu xét việc can thiệp sâu nữa của nhà nước vào ruộng đất công làng xã, tức việc chia định kỳ, - thì lại thấy ban đầu nhà nước rất kiên quyết giành ưu thế song dần đần nhà nước phải nhượng bộ làng xã rất nhiều Lúc đầu, nhà nước buộc các làng xã phải chia ruộng Không đồng đều và'ưu tiên cho các quan lại nhiều
hơn dân đỉnh Nhưng kề từ 184! nhà nước - đành quy định lại và chịu chia đồng đều quan, lính cũng như dân định Tóm lại nếu xét từ thiết chế pháp lý đến sự sử dụng phân chia ruộng đất công làng xã trong thực tiễn, xét từ chế độ quy định trên giấy tờ đến thực tế
lịch sử, xét từ danh nghĩa đến thực tiễn, xét
cả về mặt địa tô tức quan hệ phân phối sản phầm nữa thì thấy rằng cả nhà nước và cả làng xã với tư cách cộng đồng đều là chủ sở hữu các ruộng đất công làng xã Cũng vì lý do đó, ruộng đất công làng xã là thuộc một loại hình sở hữu quá độ, nên nói riêng đề thấy hết đặc điềm của nó Song mặt khác vẫn có thê đề cập đến nó trong một chừng mực nhất định khi nói tới sở hữu nhà nước về ruộng đất bởi vì trong ruộng đất công làng xã, nhà nước là đồng sở hữu
_ Và tịnh chất sở hữu
(Tiếp theo trang 23)
Tuy nhiên, tính chất sở hữu của nhà nước trên bộ phận ruộng đắt này cũng không đầy ' đủ; trọn vẹn như sở hữu tư nhân, Sở hữu nhà nước bị hạn chế nhiều, làng xã có quyền chiếm hữu và sử dụng ruộng đất tương đối - cao Nhà nước chỉ thu tô, thuế và qui định
định kỳ phân chia lại ruộng đất Còn cách
phân chia và sử dụng thì làng nào có cách thức của làng ấy (Ì), Khi cần thiết nhà nước bấy ruộng làm đường sá, đào sông ngòi thì lồi thường cho làng xã Vì vậy, có ý kiến cho rằng nhà nước chỉ có quyền sở hữu gián tiếp đối với ruộng đất làng xã
( Xem thêm bài của Lê Kim Ngân trong «Nơng thôn Việt Nam trong lịch sử », tập I
2