1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Tình Hình Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) Trên Thế Giới Giai Đoạn 2000-2020
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

MỤC LỤC I. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI Inflow) trên thế giới 4 1. Tăng trưởng quy mô vốn đầu tư 4 2. Hình thức đầu tư 7 3. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư 11 4. Một số số nước thu hút vốn đầu tư lớn nhất (FDI Inflow) 13 5. Một số nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất (FDI Outflow) 16 II. Tác động tích cực của thu hút FDI đối với các nước 18 1. Đóng góp vào tăng trưởng GDP 18 2. Thúc đẩy xuất khẩu 20 3. Chuyển giao công nghệ 22 4. Tạo việc làm 23 III. Khái quát tình hình FDI của Việt Nam 24 1. Thu hút vốn FDI từ nước ngoài 24 a. Quy mô vốn đầu tư 24 b. Cơ cấu chủ đầu tư và lĩnh vực đầu tư 27 2. Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoài 29 a. Thị trường đầu tư 31 b. Lĩnh vực đầu tư 33 c. Kết luận 35 KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Giá trị vốn FDI Inflows (tỷ USD) trên thế giới giai đoạn 2000 – 2020 4 Biểu đồ 2: Biểu đồ giá trị vốn FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 20002019 5 Biểu đồ 3: Số lượng dự án đầu tư mới và dự án MA, giai đoạn 2005 – 2020 7 Biểu đồ 4: Biểu đồ giá trị của dự án đầu tư mới và giao dịch mua lại và sáp nhập xuyên biên giới, giai đoạn 2005 – 2020 (tỷ USD) 8 Biểu đồ 5: Cơ cấu lĩnh vực đầu tư năm 2000 11 Biểu đồ 6: Cơ cấu lĩnh vực đầu tư năm 2020 11 Biểu đồ 7: Top 10 quốc gia thu hút nhiều vốn FDI Inflows nhất năm 2019 13 Biểu đồ 8: Giá trị vốn đầu tư FDI Inflows theo các vùng kinh tế năm 2000 – 2019 15 Biểu đồ 9: Top 10 quốc gia đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất năm 2020 16 Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa FDI và GDP 20 Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thế giới giai đoạn 2000 – 2020 21 Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện tình hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 2020 25 Biểu đồ 13: Biểu đồ thu hồi vốn FDI của 7 nước ASEAN năm 2020 27 Biểu đồ 14: Cơ cấu đối tác FDI của Việt Nam tính lũy kế đến hết 2020 28 Biểu đồ 15: Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào 3 lĩnh vực tính lũy kế đến hết 2020 29 Biểu đồ 16: Biểu đồ tổng số vốn đăng ký và số dự án mới Việt Nam đầu tư ra nước ngoài giai đoạn 2000 2020 30 Biểu đồ 17: Các quốc gia có số dự án được Việt Nam đầu tư vốn FDI nhiều nhất 32 Biểu đồ 18: Top 5 quốc gia có vốn Việt Nam đầu tư thực hiện nhiều nhất năm 2020 32 Biểu đồ 19: Tổng số dự án đầu tư trực tiếp phân theo ngành kinh tế (Lũy kế đến ngày 31122020) 33 Biểu đồ 20: Tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp phân theo ngành kinh tế (Lũy kế đến ngày 31122020) 34 Bảng 1: Giá trị FDI ròng và GDP của Thế giới giai đoạn 2000 2020 18 Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng FDI và GDP giai đoạn 1988 – 2009 19 Bảng 3: Giá trị FDI ròng và giá trị xuất khẩu của Thế Giới giai đoạn 2000 – 2020 20 Bảng 4: Ảnh hưởng tích cực của FDI đến việc làm 23 I. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI INFLOW) TRÊN THẾ GIỚI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ vốn của dự án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn tối thiểu của dự án đầu tư ở nước khác qua đó giành quyền kiểm soát hoặc được trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư. FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư mang tính dài hạn, có sự chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư, chủ yếu bằng nguồn vốn của tư nhân với mục địch là lợi nhuận. Nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp quản lý đối tượng đầu tư họ có toàn quyền kiểm soát nếu đầu tư toàn bộ vốn của dự án, được tham gia quản lý nếu đóng góp đủ tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định của nước chủ nhà. Thu nhập của chủ đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của dự án đầu tư. 1. Tăng trưởng quy mô vốn đầu tư Biểu đồ 1: Giá trị vốn FDI Inflows (tỷ USD) trên thế giới giai đoạn 2000 – 2020 Nguồn: UNCTAD, FDIMNE database (www.unctad.orgfdistatistics) Giá trị nguồn vốn FDI Inflows trên thế giới có xu hướng tăng nhanh trong các giai đoạn: + Giai đoạn 2005 – 2008: năm 2008 giá trị vốn FDI Inflows trên thế giới đạt 1489 tỷ USD tăng hơn 1.5 lần so với giá trị năm 2005. + Giai đoạn 2009 – 2016: năm 2016 giá trị vốn FDI Inflows trên thế giới đạt 2065 tỷ USD tăng 1.67 lần so với giá trị năm 2009. + Giai đoạn 2018 – 2019: năm 2019 FDI Inflows tăng thêm khoảng 6.5% so với năm 2018. Những nguyên nhân dẫn tới xu hướng tăng giá trị nguồn vốn FDI trên thế giới trong các giai đoạn trên: Thứ nhất, các nước có nhiều chính sách và chương trình thu hút FDI nhờ những lợi ích kinh tế – xã hội mà đầu tư quốc tế mang lại cho các nước xuất khẩu vốn đầu tư và các nước tiếp nhận đầu tư. Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển đã thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Ở các nền kinh tế đang phát triển, FDI tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn và việc làm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất, ... Chính vì những lợi ích này, các nền kinh tế đang phát triển đã coi việc thu hút FDI trở thành một động lực trong chiến lược phát triển kinh tế và tích cực nỗ lực cải thiện điều kiện thị trường, môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các luồng vốn đầu tư hướng đến một thị trường rộng khắp thay vì tập trung ở một số nước phát triển nhất định. Biểu đồ 2: Biểu đồ giá trị vốn FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 20002019 Nguồn: (UNCTAD) Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) sẽ vẫn phải đối mặt với một số thách thức về logistic như vận tải, thông tin liên lạc, nhân sự; các rào cản như văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán kinh doanh. Những thách thức cũng như rào cản này có thể được giải quyết khi nguồn lực huy động lớn, nhưng môi trường chính trị và thể chế là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các công ty. Đồng thời, các FIE dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hệ thống pháp luật, việc thực thi các quy định và hiệu quả quản trị yếu kém, … Những bất ổn này đều làm mất thêm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa kinh tế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế. Các Hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement) ngày càng tăng lên không ngừng và ngày càng đa dạng về hình thức. Đồng thời kết hợp với xu thế tự do hóa thương mại đã khuyễn khích gia tăng vốn đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, các cam kết quốc tế về tự do đầu tư đã tạo một môi trường thuận lợi cho việc di chuyển vốn giữa các nước trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị dòng vốn FDI trên thế giới giảm mạnh trong ba giai đoạn: Giai đoạn 2008 – 2009, nguồn vốn FDI trên thế giới giảm mạnh (từ 1489 tỷ USD xuống 1239 tỷ USD) do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu “đắt đỏ” năm 2008: 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại ngưỡng dưới nghèo. Sự đình trệ của dòng chảy vốn, “bong bóng” bất động sản vỡ khiến cho nền kinh tế thế giới bị tổn thương nghiêm trọng, tổng nợ toàn cầu lên đến 172.000 tỷ USD. Để thoát khỏi thảm cảnh của cuộc khủng hoảng, các ngân hàng trung ương phải tung ra hàng loạt chính sách kích thích tiền tệ khổng lồ và phi truyền thống, trong khi đó chính phủ các nước hoặc nới lỏng chính sách tài khóa hoặc thực hiện chủ trương “thắt lưng buộc bụng’. Nền kinh tế dần hồi phục khi sang đến năm 2010. Gía trị tăng dần và tiếp tụ tăng trưởng mạnh trong những năm 2015, 2016. Giai đoạn 2016 – 2018, nguồn vốn FDI giảm mạnh từ 2065 tỷ USD xuống chỉ còn 1437 tỷ USD. Cuộc cải cách thuế quan Mỹ của Tổng thống Donald Trump được cho là nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm này, sau sự sụt giảm năm 2017 với 23% do các công ty Mỹ chuyển lượng kiều hối 217 tỷ USD từ các chi nhánh nước ngoài. Sự đảo chiều này làm xói mòn tầm quan trọng của chuỗi cung ứng quốc tế. Khi các công ty Mỹ rút tiền ra khỏi các khoản đầu tư của họ trong nửa đầu năm, Trung Quốc trở thành điểm đến hàng đầu của FDI, với 70 tỷ USD dòng vốn đổ vào, tăng 6%. Giai đoạn 2019 – 2020 – Giai đoạn lịch sử của cả thế giới đồng lòng chống lại đại dịch Covid19. FDI thế giới năm 2019 tăng nhưng lại giảm ngay lập tức trong năm 2020 do dịch bệnh lây lan nghiêm trọng, từ 1530 tỷ USD năm 2019 giảm xuống chỉ còn 999 tỷ USD vào năm 2020. Đại dịch Covid19 dẫn đến sự giảm sút nền kinh tế toàn cầu, là một trong nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng sụt giảm giá trị đầu tư trực tiếp FDI trên toàn thế giới vào năm 2020. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, căng thẳng thì khả năng cao vốn FDI sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2021 2. Hình thức đầu tư Biểu đồ 3: Số lượng dự án đầu tư mới và dự án MA, giai đoạn 2005 – 2020 Nguồn: UNCTAD Trong giai đoạn 2005 – 2008, nhờ sự ra tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu toàn cầu, số dự án đầu tư mới và số giao dịch MA đều chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt, với hơn 6500 dự án đầu tư Greenfield và hơn 1700 giao dịch MA. Tuy nhiên sau năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm giảm hơn 2400 dự án đầu tư mới và hơn 2400 giao dịch MA. Tác động của cuộc khủng hoảng này chỉ ảnh hưởng tới số lượng dự án đầu tư trong vòng một năm , bởi sang năm 2010 , số lượng dự án ở cả hai hình thức đầu tư đều tăng trưởng trở lại. Trong khoảng 10 năm từ 2009 đến 2019, tổng số dự án dầu từ Greenfield tăng từ 14828 dự án lên 18261 dự án. Từ năm 2018 – 2020, số dự án đầu tư mới giảm chủ yếu trong ngành dịch vụ. Đặc biệt, trong năm 2020 số dự án giảm mạnh do ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc đại dịch Covid19 diễn ra trên toàn cầu, giảm hơn 5000 dự án chỉ trong vòng một năm. Bên cạnh sự tăng trưởng của các dự án đầu tư Greenfield từ sau năm 2009, giao dịch MA với mức tăng khủng hoảng kéo dài tới năm 2017, từ 4453 dự án lên đến 6967 dự án. Nhưng từ sau năm 2017, số lượng giao dịch giảm khoảng từ 100 giao dịch mỗi năm Biểu đồ 4: Biểu đồ giá trị của dự án đầu tư mới và giao dịch mua lại và sáp nhập xuyên biên giới, giai đoạn 2005 – 2020 (tỷ USD) Nguồn: (UNCTAD) Hình thức đầu tư mới Greenfield Investment Giai đoạn 2005 – 2008 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về giá trị của hình thức đầu tư mới: Giá trị các dự án đầu tư mới năm 2008 tăng gấp 2 lần so với năm 2005 (từ 635 tỷ USD tăng lên 1297 tỷ USD) trong nên kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. Giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 đã ảnh hưởng sâu sắc tới giá trị các dự án đầu tư mới chỉ trong vòng một năm giá trị dự án đầu tư mới đã giảm từ 1297 tỷ USD xuống chỉ còn 953 tỷ USD. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng còn kéo dài mãi đến năm 2017 (giảm chỉ còn 700 tỷ USD). Vào giai đoạn 2017 – 2018, giá trị dự án đầu tư Greenfield chỉ tăng lên gần 300 tỷ USD nhờ các dự án khai thác kim loại, đầu tư trong ngành khai khoáng. Sự sụt giảm của giá dầu năm 2019 khiến cho giá trị các dự án đầu tư cũng sụt giảm theo và tiếp tục sụt giảm mạnh vào năm 2020 chỉ còn 564 tỷ USD do tác động của đại dịch Covid19 trên toàn cầu. Giao dịch mua lại và sáp nhập (MA) Giai đoạn 2005 – 2008: Sự gia tăng dòng vốn FDI toàn cầu một phần thúc đẩy sự gia tăng lợi huận của công ty trên toàn thế giới và giá cổ phiếu tăng làm tăng giá trị giao dịch xuyên biên giới MA – tăng từ 535 tỷ USD lên 618 tỷ USD Giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm giá dịch MA giảm từ 618 tỷ đô trong năm 2008 còn 288 tỷ đô, và bắt đầu tăng lại trong giai đoạn 2010 – 2016. Tuy nhiên, giá trị giao giá trị giao dịch MA chứng kiến sự sụt giảm 29% vào giai đoạn 20162017. Giá trị của các thương vụ MA giảm trong cả ba ngành chủ yếu là do sự thiếu hụt các thương vụ lớn. Năm 2018 giá trị thương vụ MA tăng do có các thương vụ lớn trong ngành công nghiệp hoá chất và dịch vụ, mặc dù số lượng các thương vụ giảm. Năm 2019 giá trị dự án MA giảm mạnh do sự thiếu hụt các dự án lớn và do giá dầu giảm, mặc dù số dự án chỉ giảm 4%. Đến năm 2020, số dự án và giá trị của các giao dịch MA giảm xuống do tác động của đại dịch COVID19. Mức sụt giảm này khá lớn, chủ yếu là do quy mô và tính chất nghiêm trọng của đại dịch.

Ngày đăng: 30/05/2022, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ vốn của dự án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn  tối thiểu của dự án đầu tư ở nước khác qua đó giành quyền kiểm soát hoặc được  - Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020
u tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ vốn của dự án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn tối thiểu của dự án đầu tư ở nước khác qua đó giành quyền kiểm soát hoặc được (Trang 4)
Giai đoạn 2005 – 2008 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về giá trị của hình thức đầu tư mới: Giá trị các dự án đầu tư mới năm 2008 tăng gấp 2 lần so với năm 2005 (từ  635 tỷ USD tăng lên 1297 tỷ USD) trong nên kinh tế đang phát triển và chuyển - Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020
iai đoạn 2005 – 2008 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về giá trị của hình thức đầu tư mới: Giá trị các dự án đầu tư mới năm 2008 tăng gấp 2 lần so với năm 2005 (từ 635 tỷ USD tăng lên 1297 tỷ USD) trong nên kinh tế đang phát triển và chuyển (Trang 8)
Biểu đồ trên thể hiện tình hình kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong 5 năm vừa qua. Có thế thấy, giai đoạn 2015 - 2016, lượng hàng hoá xuất khẩu của cả thế giới nằm ở  mức thấp nhất (~16 tỷ USD) - Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020
i ểu đồ trên thể hiện tình hình kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong 5 năm vừa qua. Có thế thấy, giai đoạn 2015 - 2016, lượng hàng hoá xuất khẩu của cả thế giới nằm ở mức thấp nhất (~16 tỷ USD) (Trang 21)
Khuyến khích dịch chuyển các hình thức cung cấp đến các khu vực có nguồn cung  lao động sẵn có  - Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020
huy ến khích dịch chuyển các hình thức cung cấp đến các khu vực có nguồn cung lao động sẵn có (Trang 23)
III. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH FDI CỦA VIỆT NAM - Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020
III. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH FDI CỦA VIỆT NAM (Trang 24)
w