Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020 (Trang 28 - 35)

III. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH FDI CỦA VIỆT NAM

2. Đầu tư FDI của Việt Nam ra nước ngoà

OFDI (Outflow Foreign Direct Investment) - đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một nước có thể tác động đến toàn bộ nền kinh tế của nước đầu tư, trước hết tác động trực tiếp vào các công ty đầu tư. Thông qua hoạt động OFDI, ngược trở lại, các công ty đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nước mình và trên phạm vi toàn bộ công ty và tác động đến toàn bộ nền kinh tế trong nước.

70.60% 28.40% 1% Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp

Biểu đồ 16: Biểu đồ tổng số vốn đăng ký và số dự án mới Việt Nam đầu tư ra nước ngoài giai đoạn 2000 -2020

Nguồn: Data.worldbank.org

Bước sang năm 2002, số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam lại một lần nữa gia tăng đột biến, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong năm này gần gấp 5 lần tổng vốn đăng ký của các năm trước đó.

Đến năm 2008, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, vốn đầu tư FDI bằng gấp 2.5 lần năm 2007, các năm sau quy mô vốn cũng tăng lên đáng kể so với thời điểm trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

Sang đến năm 2009, 2010, vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gia tăng đáng kể, một phần là do sự hồi phục “ảo” của nền kinh tế thế giới và Việt Nam, mặt khác là do lần đầu tiên Chính phủ đưa ra văn bản khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.

Sang năm 2017, FDI Việt Nam ra nước ngoài giảm sút bởi sự lo ngại của các nhà đầu tư đối với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung (đạt 350 triệu USD). Đến năm 2018, 2019, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam không thuận lợi nhưng dòng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài liên tục tăng lần lượt đạt 477,6 và 508,1 triệu USD. Qua các kết quả trên, có thể thấy những quy định chính sách của Việt Nam có ý nghĩa đối việc thúc đẩy hay kìm hãm dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2000 2005 2008 2009 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 - 200.0 400.0 600.0 800.0 1 000.0 1 200.0 ĐƠ N VỊ : T R IỆ U USD

Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, có 5 doanh nghiệp (DN) đầu tư ra nước ngoài với vốn đăng ký vượt 1 tỉ USD là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng với Công ty CP Ôtô Trường Hải (THACO) và Công ty CP Golf Long Thành.

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến 31-12-2020, có 28 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước (không bao gồm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước) đã thực hiện 134 dự án đầu tư ra nước ngoài với số vốn nhà nước khoảng 129,9 triệu USD. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đầu tư tại 26 quốc gia trên thế giới, lĩnh vực tập trung đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước là: trồng và chế biến cây cao su (33 dự án), viễn thông (32 dự án), dầu khí (31 dự án),…

a. Thị trường đầu tư

Năm 2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép cho 10 dự án đầu tư ra nước ngoài tại các nước: Cộng hòa Tajikistan (hai dự án); Singapore (hai dự án); các nước: Kuwait, Nhật Bản, Uzbekistan, Mỹ, Thái Lan, Bulgaria. Đến năm 2005, các doanh nghiệp VN đã thực hiện 113 dự án đầu tư tại 30 nước và vùng lãnh thổ tập trung nhiều nhất tại Lào, Nga và Hoa Kỳ.

Theo số liệu thống kê cập nhật đến hết năm 2017 bởi Tổng cục thống kê, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào các nước có vị trí giáp biên giới với Việt Nam, trong đó FDI Việt Nam vào Lào với 196 dự án (chiếm tỷ trọng 18,72%) và vốn đăng ký đầu tư gần 4,8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 24,1%), tiếp theo là Campuchia với 168 dự án (chiếm tỷ trọng khoảng 16%) và 2,73 tỷ USD (chiếm tỷ trọng khoảng 13,7%), cả 2 nước này chiếm trên 40% tổng số dự án và 30% tổng số vốn FDI Việt Nam ra nước ngoài.

Biểu đồ 17: Các quốc gia có số dự án được Việt Nam đầu tư vốn FDI nhiều nhất

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020

Luỹ kế đến ngày 31/12/2020, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài là 6.719,05 triệu USD (bằng 50% số vốn đăng ký). Có 26 quốc gia nhận tiếp nhận vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó Campuchia có số dự án nhiều nhất, 41 dự án. Xếp thứ hai là Lào với 32 dự án, Malaysia 9 dự án, Singapore 8 dự án, Nga và Myanmar mỗi nước 5 dự án, Peru 4 dự án, …

Biểu đồ 18: Top 5 quốc gia có vốn Việt Nam đầu tư thực hiện nhiều nhất năm 2020

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020

4 5 5 8 9 32 41 0 10 20 30 40 50 Peru Nga Myanmar Singapore Malaysia Lào Campuchia Số dự án 704.71 792.73 963.96 1002.18 1002.45 0 200 400 600 800 1000 1200 ALGERIA NGA MALAYSIA PERU CAMPUCHIA Đơn vị: Triệu …

Xếp theo tổng vốn đầu tư thực hiện, Campuchia cũng đứng đầu với 1.002,45 triệu USD (chiếm 15% tổng số vốn đầu tư lũy kế thực hiện). Peru đứng thứ hai với 1.002,18 triệu USD (chiếm 15%), Malaysia đứng thứ ba với 963,96 triệu USD (chiếm 14%), tiếp đến là Nga 792,73 triệu USD (chiếm 12%), Algeria 704,71 triệu USD (chiếm 10%).

b. Lĩnh vực đầu tư

Biểu đồ 19: Tổng số dự án đầu tư trực tiếp phân theo ngành kinh tế (Lũy kế đến ngày 31/12/2020)

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Theo số liệu thống kê OFDI Việt Nam từ năm 1989 – 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Việt Nam phân bố không đồng đều theo số dự án và vốn đăng ký đầu tư. Xét theo số dự án đầu tư, dẫn đầu là ngành bán buôn - bán lẻ với 406 dự án, tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến - chế tạo với 140 dự án, thứ 3 là ngành thông tin và truyền thông với 138 dự án, thứ 4 là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 114 dự án, thứ 5 là ngành xây dựng với 98 dự án.

114 14 6 98 56 43 57 87 83 406 52 27 8 140 9 138 118 58 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và …

Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Xây dựng Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Vận tải, kho bãi Hoạt động dịch vụ khác Hoạt động chuyên môn, khoa học và công …

Dịch vụ lưu trú và ăn uống Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy Hoạt động kinh doanh bất động sản Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất phân phối điện, khí đốt Thông tin và truyền thông Nông - lâm nghiệp và thủy sản Khai khoáng

Biểu đồ 20: Tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp phân theo ngành kinh tế (Lũy kế đến ngày 31/12/2020)

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020

Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: khai khoáng (dầu khí) có số vốn đăng ký lớn nhất đạt khoảng 8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng gần 40,11%) tổng vốn đầu tư ra nước ngoài; kế đến là lĩnh vực nông lâm nghiệp – thủy sản trên 3 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 10,41%); tiếp theo là các lĩnh vực thông tin truyền thông với 2,6 tỷ USD (chiếm tỷ trọng trên 13% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài), tiếp theo là các lĩnh vực sản xuất phân phối điện khí đốt, công nghiệp chế biến – chế tạo, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghệ thuật - vui chơi và giải trí.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lợi nhuận và vốn chuyển về nước của các dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lũy kế đến năm 2020 đạt khoảng 3 tỷ USD, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư đạt khoảng 363,4 triệu USD, số lao động đưa ra làm việc

0.57.1 7.1 16 66.3 71.6 73.2 83.7 449.7 456.8 602.1 904.2 927.6 1016.6 1364.9 1579.1 2664.3 3249.5 7928.7 0 2000 4000 6000 8000 Cung cấp nước, hoạt động quản lý …

Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Xây dựng Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Vận tải, kho bãi Hoạt động dịch vụ khác Hoạt động chuyên môn, khoa học và …

Dịch vụ lưu trú và ăn uống Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy Hoạt động kinh doanh bất động sản Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất phân phối điện, khí đốt Thông tin và truyền thông Nông - lâm nghiệp và thủy sản Khai khoáng

tại nước ngoài gần 10 nghìn người. Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 lĩnh vực. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 11 dự án cấp mới và 7 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký 228,2 triệu USD, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư 92,6 triệu USD, chiếm 15,7%; tiếp theo là các lĩnh vực tài chính ngân hàng; bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.

c. Kết luận

Từ những tác động của OFDI đối với nền kinh tế, Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước: cần có những công cụ hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngoài. Các chính sách ưu đãi, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện liên tục. Nhà nước phải xem OFDI là động lực để góp phần nâng cao “vị thế kinh tế” của Việt Nam. Phối hợp với chính phủ, cơ quan quản lý đầu tư để tạo và tận dụng nhiều nhất sự trợ giúp của nước tiếp nhận đầu tư; xây dựng các tập đoàn tài chính để hỗ trợ, tăng cường sức mạnh, uy tín tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài là sự đóng góp rất tốt cho quá trình chuyển đổi số nền kinh tế tại đất nước. Cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi ích cho đất nước, đem về công nghệ, kỹ thuật mới mà doanh nghiệp phát triển học hỏi ở nước ngoài, mở rộng quan hệ, thương mại đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, phổ biến thương hiệu Việt Nam, đem hình ảnh của Việt Nam ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế quốc tế TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 20002020 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)