Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và muốn đứng vững trên thị trường thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng. Có những biện pháp tối ưu để kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi nhuận cao nhất. Khâu bán hàng là quá trình đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng, và được người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của mình là sự sống đối với doanh nghiệp. Đó là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì vậy để thực hiện được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó công tác kế toán là không thể thiếu được, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và chăm sóc cho khách hàng. Công tác kế toán bán hàng là phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin về doanh thu, các khoản giảm trừ, để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo lựa chọn được phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA: TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
BÁO CÁO THỰC TẬP
KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TYTNHH INOX PHƯƠNG THUẬN PHÁT
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA: TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
BÁO CÁO THỰC TẬP
KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TYTNHH INOX PHƯƠNG THUẬN PHÁT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và tích lũy kiến thức tại trường, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, cùng toàn thể quý thầy cô trong trường cũng như thầy cô trong khoa Tài chính – Kế toán đã giảng dạy, bồi dưỡng tri thức cho em trong suốt thời gian bốn năm học, niên khóa 2016 – 2020.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Vương Sỹ Giao giảng viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em làm bài báo cáo thực tập này Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của Thầy để em hoàn chỉnh bài báo cáo tực tập tốt đẹp và đúng thời hạn.
Em xin chân thành cảm ơn quý Công ty TNHH INOX Phương Thuận Phát, cùng toàn thể anh chị trong công ty đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian em thực tập tại công ty Để em có thể thực hành tốt những kiến thức, kỹ năng đã học và học hỏi thêm những gì mình chưa biết Thêm vào đó là sự giúp đỡ tận tình của Công ty trong việc cung cấp tài liệu để em hoàn thành tốt đề tài báo cáo này.
Tuy nhiên, vì tiếp xúc thực tế trong thời gian ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nen bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý công ty.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường đại học Nguyễn Tất Thành, ban giám đốc và các anh chị trong công ty TNHH INOX Phương Thận Phát được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, hoàn thành tốt công tác và giảng dạy của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP iii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU VÀ CAM KẾT viii
1 Lý do chọn đề tài viii
2 Mục tiêu của đề tài viii
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu viii
4 Phương pháp nghiên cứu ix
1.2 Luật, chuẩn mực, thông tư 4
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH INOX PHƯƠNG THUẬN PHÁT 9
2.1 Giới thiệu về công ty 9
2.1.1 Thông tin về công ty 9
2.1.2 Sơ đồ tổ chức công ty 11
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán 11
2.2.1 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán 11
2.2.2 Công việc và nhiệm vụ của từng chức danh tại phòng kế toán 12
2.3 Đặc điểm và chính sách kế toán 13
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH INOX PHƯƠNG THUẬN PHÁT 16
3.1 Công việc kế toán bán hàng .16
3.1.1 Yêu cầu của công việc……….16
3.1.2.Trình tự tiến hành………17
3.1.3.Kết quả công việc……… 18
3.1.4.Kiểm tra kết quả công việc……… 26
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH GIỮA THỰC TẾ THỰC TẬP VÀ LÝ
Trang 74.1 So sánh về cơ sở pháp lý ảnh hưởng đến công việc kế toán 27
4.2 So sánh về cách thức tiến hành, định khoản 29
4.3 Các nội dung mà trong quá trình học không được học 30
4.4 Ý kiến đề xuất của sinh viên về quá trình thực tập 30
Kết luận 31
Phụ lục 32
Tài liệu tham khảo 58
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán
11 11
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và muốn đứng vững trên thị trường thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng Có những biện pháp tối ưu để kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi nhuận cao nhất Khâu bán hàng là quá trình đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng, và được người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của mình là sự sống đối với doanh nghiệp Đó là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì vậy để thực hiện được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó công tác kế toán là không thể thiếu được, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và chăm sóc cho khách hàng Công tác kế toán bán hàng là phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin về doanh thu, các khoản giảm trừ, để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo lựa chọn được phương án kinh doanh hiệu quả nhất Xuất phát từ nhận thức và tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng, từ những nghiên cứu lý luận kết hợp tình hình thực tiễn tại công ty TNHH INOX Phương Thuận Phát trong thời gian qua, được sự giúp đỡ của phòng kế toán cùng các phòng ban khác với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy Th.S Vương Sỹ Giao, em đã quan sát và chọn đề tài “ Kế toán bán hàng”.
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Bài báo cáo sử dụng phương pháp phân tích làm rõ các vấn để lý luận về kế toán
bán hàng trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam Để công tác kế toán bán hàng có thể cụ thể hóa một cách có hệ thống, từ đó làm cơ sở lý thuyết cho việc so sánh với thực trạng thực tế đang áp dụng
- Từ thực tế công tác hạch toán kế toán bán hàng tại Công ty TNHH INOX Phương
Thuận Phát vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: Kế toán bán hàng
- Phạm vi: Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020
Trang 114 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Các phương pháp kế toán: phương pháp chứng từ kế toán
5 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động bán hàng
- Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghệp nói riêng và góp phần phát triển kinh tế
nói chung.
6 KẾT CẤU BÁO CÁO:
- Chương 1: cơ sở lý luận của kế toán bán hàng
- Chương 2: Giới thiệu về hệ thống kế toán của công ty TNHH INOX Phương
Em xin cam đoan đề tài: “Báo cáo thực tập kế toán bán hàng tại công ty TNHH
INOX Phương Thuận Phát” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng
dẫn của giáo viên hướng dẫn: thầy Vương Sỹ Giao Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Đề tài, nội dung báo cáo thực tập là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như tham gia thực tập tại công ty TNHH INOX Phương Thuận Phát Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
1.1.Khái niệm
1.1.1 Khái niệm bán hàng
Theo quan điểm cổ điển, bán hàng được định nghĩa như sau:
“Bán hàng là thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyểncho người mua để được nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổiđã thỏa thuận” (Nguồn TS Nguyễn Minh Tuấn, ThS Võ Thị Thúy Hoa,2009).
Khái niệm này cho thấy hoạt động bán hàng gồm có hai hành động chính, đó là trao đổi và thỏa thuận.
- Trao đổi trong bán hàng gồm có hành động mua và hành động bán Hành động bán là hành động trao đi hàng hóa hay dịch vụ để nhận về tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi theo thỏa thuận ban đầu Còn hành động mua là hành động nhận về hàng hóa và dịch vụ từ phía bên kia và trao tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi được bên kia chấp nhận.
- Hành động bán hàng chỉ được thực hiện khi hành động thỏa thuận thành công Hành động thỏa thuận chủ yếu là về giá cả, các điều kiện mua bán, giao hàng, thanh toán…
Ngày nay sự cạnh tranh trong thế giới kinh doanh ngày càng gay gắt nên công việc bán hàng ngày càng phức tạp Bán hàng ngày nay không đơn thuần là sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ mà là quá trình giúp đỡ lẫn nhau giữa người mua và người bán Người bán giúp đỡ người mua có được thứ họ cần, ngược lại người mua giúp cho người bán đạt được mục tiêu, thu về lợi nhuận, giải quyết đầu ra cho nơi sản xuất, đẩy mạnh sự sáng tạo trong kinh doanh và sản xuất Do đó công việc bán hàng ngày nay khó khăn hơn Sau đây là một số khái niệm bán hàng được phổ biến trên thế giới hiện nay:
Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa người mua và người bán ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
Bán hàng là một phần của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa hay dịch vụ của họ.
Trang 13 Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.
Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ mà họ mong muốn.
1.1.2 Đặc điểm, phân loại
Đặc điểm cơ bản của quá trình bán hàng:
- Đó là sự mua bán có thỏa thuận: doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua, đã trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
- Doanh nghiệp giao cho khách hàng một lượng hàng hóa và nhận được từ khách hàng một khoản tiền hoặc một khoản nợ phải thu Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng, dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh.
- Căn cứ vào số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp
Phân loại bán hàng:
- Căn cứ theo địa điểm bán hàng: bán hàng lưu động và bán hàng tại cửa hàng, quầy hàng.
- Căn cứ theo quy mô bán phân thành: bán sỉ và bán lẻ.
- Căn cứ theo sự sở hữu hàng hóa: bán hàng tự sản tự tiêu, bán hàng mua lại, bán hàng qua trung gian môi giới, đại lý.
- Căn cứ theo hình thái của hàng hóa: bán hàng hóa, bán dịch vụ, bán giấy tờ có giá trị.
- Căn cứ theo loại hàng hóa hiện tại hay tương lai: bán hàng hiện có và bán hàng sẽ có.
- Căn cứ theo hình thức cửa hàng: bán hàng tại một cửa tiệm chuyên doanh, bán hàng tại siêu thị, bán hàng tại trung tâm thương mại, bán hàng tại cửa tiệm tạp hóa, bách hóa, bán hàng tại các sạp chợ.
- Căn cứ theo đối tượng mua tùy theo đối tượng mua có thể phân thành 4 loại: bán cho người tiêu dùng, bán cho khách hàng công nghiệp, bán cho khách hàng thương nghiệp, bán xuất khẩu (Nguồn: TS Nguyễn Minh Tuấn, ThS Võ Thị Thúy Hoa, 2009).
Trang 141.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng Vai trò của kế toán bán hàng:
Kế toán bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và xã hội.
- Đầu tiên, người làm kế toán bán hàng là người trực tiếp theo dõi và tổng hợp tất cả các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp Vai trò này giúp doanh nghiệp có thể thống kê được những mặt hàng đã bán, đang còn và sự luân chuyển của các mặt hàng Nhằm giúp doanh nghiệp phát hiện hàng hóa bán chậm, tồn kho để có biện pháp xử lý hợp lý.
- Theo dõi hoạt động bán hàng tại các bộ phận, nhân viên bán hàng, cửa hàng,… Kế toán bán hàng thực hiện vai trò quản lý tốt đội ngũ nhân lực, có sự điều chỉnh hợp lý về nhân sự.
- Liên kết với các bộ phận kế toán khác như kế toán kho, kế toán tổng hợp, công nợ phải thu Sự theo dõi, tổng hợp hóa đơn bán hàng chính là căn cứ để có thể đưa ra các biện pháp căn chỉnh, mua – bán nguyên liệu hàng hóa một cách phù hợp Bên cạnh đó cũng phải liên kết với bộ phận kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền mặt.
- Theo dõi tình trạng công nợ của khách hàng, các khoản dịch vụ, sản phẩm hàng hóa phải thu tiền.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
- Theo dõi và ghi chép, phản ánh kịp thời thành phẩm hàng hóa Kế toán hàng hóa phải thực hiện việc ghi chép về số lượng sản phẩm hàng hóa được bán ra, hàng hóa tiêu thụ nội bộ, giá cả hàng hóa Đây là những hoạt động để nhằm xác định kết quả bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định Từ đây doanh nghiệp có những chiến lược bán hàng, mở rộng hay thu hẹp sản xuất để phù hợp nhất.
- Tính giá trị vốn, chi phí của số hàng đã bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác như thuế giá trị gia tăng lần đầu bán ta (nếu có) một cách chính xác tổng giá trị Từ đây, doanh nghiệp có thể có một cái nhìn tổng quát và xác định được doanh thu của doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp nhất.
- Ghi chép và cung cấp cho ban Giám đốc, điều hành doanh nghiệp những thông tin trung thực, chính xác về tình hình bán sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Đây là cách thức để người quản lý có thể nắm được tình hình của doanh nghiệp mình.
Trang 15- Xác định được giá mua thực tế đối với số lượng hàng hóa, sản phẩm đã được tiêu thụ một cách chính xác, phân bổ chi phí để xác định được kết quả bán hàng.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình bán hàng hóa của doanh nghiệp Bên cạnh đó là việc giám sát, đôn đốc thu hồi, quản lý tiền hàng hóa, số tiền mà khách hàng nợ, rà soát hợp đồng nợ, thời hạn và số tiền trả nợ Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là quản lý khách nợ nhằm mục đích đảm bảo không bị hao hụt về doanh thu, lợi nhuận của công ty để doanh nghiệp ổn định và phát triển.
- Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện của kế hoạch bán hàng đã đề ra, xây dựng và xác định được kế hoạch về lợi nhuận, phân phối lợi nhuận - Thực hiện các nhiệm vụ của kế toán bán hàng theo đúng quy định, kỷ luật của
doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật (Nguồn Uyên Vũ biên tập).
1.2.Luật, nghị định, chuẩn mực, thông tư
Luật:
- Căn cứ theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 được Quốc Hội ban hành ngày 20/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017
Nghị định:
- Nghị định 04/2014/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 17/01/2014, có hiệu lực ngày 01/03/2014.Quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ qui định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Chuẩn mực:
Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác: (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002).
- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
(a) Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
Trang 16(b) Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán.
(c) Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Tiền lãi: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các
khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp như: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán…
Tiền bản quyền: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài
sản như: bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính.
Cổ tức và lợi nhuận được chia: là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ
cổ phiếu hoặc góp vốn.
(d) Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên (nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).
Thông tư:
- Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/12/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
- Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành và có hiệu lực ngày 25/08/2014 sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cái cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành và có hiệu lưc ngày 27/02/2015 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/ NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 hướng dẫn mới về thuế GTGT,TTĐB.
- Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/20014, có hiệu lực ngày 01/01/2015: Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn.
Nội dung:
Trang 17Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT); Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Gồm có 6 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực, …
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản
ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, …
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, …
Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản này
dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như:
Trang 18Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
Cách hạch toán:
Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp- chỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán hàng ra bên ngoài:
a) Kế toán tại đơn vị bán
Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (giá vốn)
Có các TK 155, 156 (trước đây ghi có TK 512) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên ngoài, đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có 136 - Phải thu nội bộ.
Đồng thời ghi nhận doanh thu, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ b) Kế toán tại đơn vị mua
Khi nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp chuyển đến, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ các TK 155, 156 (giá vốn).
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, tức ghi:
Nợ TK 111, 112, 131- Tổng số tiền thanh toán Có TK 511- Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Có TK 3331- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Trang 19 Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán đến kết quả kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên:
Kết chuyển giá vốn, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng nội bộ)
Có TK 3331 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
Có TK Nợ các TK 155, 156 (giá vốn).
Trang 20CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHHINOX PHƯƠNG THUẬN PHÁT
2.1 Giới thiệu về công ty
Ngành nghề kinh doanh - Bán buôn kim loại và quặng kim loại - Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp - Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại - Sửa chữa máy móc, thiết bị
Trang 21+ Hình ảnh minh họa sản phẩm/dịch vụ:
Hình 1.3: inox hộp vuông
Trang 232.1.2 Công việc và nhiệm vụ của từng chức danh tại phòng kế toán
+ Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Thùy Phương
- Đưa ra những tư vấn về mặt chính sách thuế cũng như tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
- Quản lý, giám sát chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh
vực tài chính.
- Kiểm tra việc báo cáo, lưu trữ các tài liệu kế toán… Kế toán tổng hợp: Nguyễn Thị Thanh Diễm
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp - Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Hạch toán thu nhập, chi phí, lập quyết toán văn phòng Kế toán bán hàng: Võ Thị Diễm Kiều
- Quản lý thông tin khách hàng Sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của công
Kế toán kho: Trần Thị Thùy Linh
- Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra
- Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan
- Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn - Kiểm soát nhập xuất tồn kho
Kế toán thuế: Nguyễn Thị Ngọc Trâm
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào , đầu ra của từng cơ sở
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu
Trang 24- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách,hoàn thuế của Cty Kế toán tiền: Lê Thị Tuyết Linh
- Lập các chứng từ thu, chi khi có phát sinh
- Kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ với số liệu trên sổ quỹ - Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi - Lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có.
Kế toán công nợ: Nguyễn Thị Bích Thuận
- Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời
- Phải phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Thủ quỹ: Lê Thị Việt
- Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu Thu hoặc Chi - Quản lý toàn bộ tiền mặt trong két sắt.
- lưu trữ chứng từ thu chi tiền.
- Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt
2.3 Đặc điểm và chính sách kế toán
Đặc điểm:
- Chế độ kế toán: theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 - Đồng tiền hạch toán: Việt Nam đồng (VND)
- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký chung
- Xử lý dữ liệu kế toán bằng: Excel kết hợp với phần mềm kế toán ACT, HTKK Chính sách kế toán:
- Chính sách bán hàng
Giá bán niêm yết trên mạng và tại kho của công ty là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT Giá bán thống nhất 1 giá duy nhất trên toàn quốc Các hàng bán ra đều
Trang 25 Phương thức thanh toán: bao gồm tiền mặt hoặc chuyển khoản Cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng, chính hảng
- Chính sách kế toán hàng tồn kho
Công ty áp dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Để tính giá xuất kho của hàng tồn kho thì công ty lựa chọn áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối quý cho tất cả các loại vật tư.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính: bất động sản đầu tư:
Công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng Căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản.
- Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp ghi nhận các khoản chi phí phải trả: bao gồm các khoản đã tính trước vào chi phí kinh doanh của công ty nhưng chưa thực chi tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán
- Phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang đồng Việt Nam theo
tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế của ngân hàng Nhà Nước vào ngày phát sinh nghiệp vụ.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ được kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ - Chính sách kế toán về doanh thu:
Kế toán Công ty ghi nhận doanh thu theo cơ sở dồn tích tại thời điểm chủ đầu tư ký xác nhận trên phiếu giá thanh toán, biên bản nghiệm thu… và trên cơ sở theo hóa đơn Công ty đã phát hành.
- Phương pháp xác định giá vật tư hàng hóa nhập kho: Công ty áp dụng theo phương pháp phản ánh theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá vật tư hàng hóa xuất kho: Công ty áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền các kỳ dự trữ.
Trang 26- Chính sách lao động tiền lương: Công ty áp dụng theo quy định của nhà nước, ngoài ra công ty còn có chính sách khen thưởng cho nhân viên xuất sắc cũng như kỷ luật đối với nhân viên vi phạm các quy định của công ty.
Trang 27CHƯƠNG 3
MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN ĐÃ QUAN SÁT VÀ THỰCHÀNH TẠI CÔNG TY TNHH INOX PHƯƠNG THUẬN PHÁT
3.1 Công việc kế toán bán hàng
3.1.1 Yêu cầu của công việc Mục đích công việc:
- Hỗ trợ công việc cho kế toán trưởng.
- Đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, đạt hiệu quả trong công việc.
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ
phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định hiệu quả bán hàng.
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo và
điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ chính của kế toán bán hàng
- Giám sát chặt chẽ hàng hóa tiêu thụ trên tất cả các phương diện: số lượng, chất
- Cập nhật ghi chép, phản ánh kịp thời khi phát sinh xuất nhập hàng.- Sắp xếp, lưu trữ, bảo quản hóa đơn.
- Ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, chi tiết hàng hóa, thành phẩm xuất
- Cuối ngày vào bảng kê chi tiết hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán.
+ Kết quả của công việc:
- Biết cách kiểm tra số liệu nhanh nhất, liên kết với phân hệ kế toán khác để khớp số
- Biết định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh.- Biết xử lý số liệu và cách sắp xếp, lưu trữ hóa đơn, chứng từ.
- Hoàn thành tốt các công việc được giao.
+ Các yêu cầu cho vị trí công việc:
- Trình độ: Cử nhân chuyên nghành kế toán.
- Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm kế toán bán hàng trên 1 năm - Kỹ năng:
Sử dụng phần mềm tin học tốt, biết sử dụng phần mềm bán hàng là một lợi thế Có tinh thần trách nhiệm, trung thực và cẩn thận
Trang 28 Giao tiếp tốt để có quan hệ với khách hàng tốt 3.1.2 Trình tự tiến hành
+ Lưu đồ/Sơ đồ quy trình công việc
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình công việc
+ Diễn giải:
Bước 1: Khi có khách hàng đặt mua hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp, nhân viên bán hàng tiến hành gửi bản chào giá cho khách hàng.
Bước 2: Sau khi khách hàng nhận được báo giá của doanh nghiệp, hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất giá cả phù hợp Khách hàng gửi đơn đặt hàng cho doanh nghiệp thể hiện rõ mã sản phẩm, số lượng và quy cách sản phẩm
Bước 3: Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, nhân viên bán hàng tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa còn trong kho có đủ so với đơn đặt hàng không, có đúng với mẫu mã, quy cách yêu cầu.
Bước 4: Sau khi kiểm tra xong, tiến hành bàn giao sản phẩm cùng giấy tờ liên quan như: Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận…
- Trường hợp khách hàng không hài lòng về chất lượng sản phẩm, khách hàng có thể trả lại hàng hóa cho doanh nghiệp Khi đó, kế toán tiến hành nhập lại số lượng hàng hóa không đúng quy cách bị trả lại.
Báo giá Đơn đặt hàng Hóa đơn bán Phiếu thu
Trang 293.1.3 Kết quả công việc
+ Liên quan đến loại chứng từ kế toán:
- Hóa đơn thuế GTGT- Phiếu thu
- Giấy báo có- Bảng kê hàng hóa
+ Liên quan đến bút toán:
Các bước thực hiện khi nhập hóa đơn bán hàng trên phần mềm
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm, chọn xử lý -> xử lý số liệu kế toán -> ok Bước 2: chọn chứng từ -> chứng từ kế toán chủ yếu -> chọn theo năm hiện hành Bước 3: Ấn nhập -> điền ngày hóa đơn, chọn chứng từ phiếu thu, chọn đối phát
sinh tượng nợ, đối tượng phát sinh có, diễn giải.
Bước 4: vào chi tiết chọn đối tượng xuất bán, số lượng, đơn giá - > enter -> lưu Bước 5: chọn thuế VAT -> Bổ sung thuế -> điền các thông tin tài khoản thuế,
ngày hóa đơn, số hóa đơn, tên công ty, mã số thuế, thuế suất -> chấp nhận -> lưu chứng từ.
Nghiệp vụ 1 (Phụ lục 1): Ngày 08/02/2020, bán hàng cho Công ty TNHH STOLLE
Châu Á Thái Bình Dương, chưa thanh toán với giá chưa thuế như sau: Thép không gỉ 304, số lượng: 2.920kg, đơn giá: 49.504,868đ Hóa đơn GTGT số 0000285, thuế suất 10%.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 131STOLLE 159.000.000 Có TK 5111 144.545.455 Có TK 3331 14.454.545
Trang 30Hình 3.1a: Nghiệp vụ 1
Hình 3.1b: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ 1
Nghiệp vụ 2 (Phụ lục 2): Ngày 08/02/2020, bán hàng cho Công ty TNHH SX TM
XNK YOUNG JIN, chưa thanh toán với giá chưa thuế như sau:
Thép không gỉ 304, số lượng: 1.170,51857kg, đơn giá: 52.182đ Hóa đơn GTGT số 0000288, thuế suất 10%.
Trang 31Nợ TK 131 JIN 67.188.000 Có TK 5111 61.080.000 Có TK 3331 6.108.000
Hình 3.2a: Nghiệp vụ 2
Hình 3.2b: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ 2
Nghiệp vụ 3 (Phụ lục 3): Ngày 12/02/2020, bán hàng cho Công ty TNHH Một thành
viên Cơ khí sản xuất Xây dựng Trung Nguyên, đã thanh toán bằng tiền mặt với giá chưa thuế GTGT như sau:
Góc Inox 40*40 sus 304, Số lượng: 137,5kg, đơn giá: 49.145đ.
Trang 32 Thép không gỉ dây 1.5 ly, số lượng: 63kg, đơn giá: 3.812.697đ
Tấm Inox sus 304 cắt từ cuộn 8*1500*6000, số lượng: 108,53kg, đơn giá:47.520đ
Hộp Inox 304, số lượng 27,808kg, đơn giá 53.881đ Hóa đơn GTGT số 0000322, thuế suất 10%.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1111 18.948.385 Có TK 5111 17.225.804 Có TK 3331 1.722.581
Hình 3.3a: Nghiệp vụ 3
Trang 33Hình 3.3b: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ 3
Nghiệp vụ 4 (Phụ lục 4): Ngày 02/03/2020, bán hàng cho Công ty TNHH Xây dựng
Sản xuất thương mại Phương Thuận Phát, chưa thanh toán với giá chưa thuế như sau: Thép không gỉ hộp 40*80*1.18 ly, số lượng:670kg, đơn giá 52.773đ
Thép không gỉ, số lượng:2.940,759kg, đơn giá: 34.295đ Thép không gỉ 304, số lượng: 1.986,192kg, đơn giá: 50.521đ Thép không gỉ 201, số lượng: 4.306,99kg, đơn giá: 34.925đ
Thép không gỉ dạng cuộn 304, số lượng: 1.400kg, đơn giá: 49.077đ Hóa đơn GTGT số 0000339, thuế suất 10%.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 131 473PTP 501.253.580 Có TK 5111 455.685.072 Có TK 3331 45.568.508
Trang 34Hình 3.4a: Nghiệp vụ 4
Hình 3.4b: Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ 4
Nghiệp vụ 5 (Phụ lục 5): Ngày 28/03/2020, bán hàng cho Công ty TNHH TPR Việt
Nam, thanh toán bằng tiền gửi với giá chưa thuế như sau:
Thép không gỉ 304 (láp 3*450mm), số lượng 5.000 cây, đơn giá: 23.000.000đ Hóa đơn GTGT số 0000371, thuế suất 0%
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 131TPR 23.000.000 Có TK 5111 23.000.000