1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số ý kiến về vấn đề phân loại các loại văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ ch...

3 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 171,88 KB

Nội dung

Trang 1

MOT SO Y KIEN VÈ\ VÁN ĐÈ PHÂN LOẠI

CÁC LOẠI VĂN BẢN HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, TỎ CHỨC

rong suốt một thời gian dài (ừ 1963 đến 2004), những vẫn đề về công tác văn bản được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất là Nghị định 142CP ngày 28/9/1963 của Hội đồng Chính

phủ ban hành Điều lệ về công tác công văn, giấy lờ và công tác lưu trữ Những năm gần

đây, Nhà nước đã từng bước

quan tâm tới việc ban hành văn

bản quy phạm pháp luật quy

định về lĩnh vực văn bản Một

loạt văn bản sau được ban hành:

- Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật ngày

12/11/1996,

- Pháp lệnh Lưu trữ Quốc

gia ngày 04/4/2001;

- Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật ngày 16/12/2002; - Nghị dinh 110/2004/ND- CP ngày 08⁄4/ 2004 của Chính phủ về công tác văn thư (từ đây gọi tắt là Nghị định 110);

- Luật ban hành văn bản

quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm ngày 03/12/2004;

- Nghị định 161/2005/NĐ-

CP ngày 27/12/2005 của Chính,

phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thí hành một số điều của

Luật ban hành văn bản quy

phạm pháp luật (từ đây gọi tắt là

Nghị định 161);

Kiéu Mai

Văn phòng Chính phủ

- Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật,

- Nghị định số 91/2006/NĐ-

CP ngày 06/9/2006 của Chính

phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành

văn bản quy phạm pháp luật

của Hội đồng nhân dân và Uỷ

ban nhân dân (từ đây gọi tắt là Nghị định 91), - Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPVP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản

Các văn bản nêu trên đã

điều chỉnh rất nhiều nội dung về

lĩnh vực văn bản Trong đó có

nội dung về phân loại các loại

văn bản hình thành trong hoạt

động của các cơ quan, tổ chức Theo Nghị định số 110, có

04 hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các

cơ quan, tổ chức bao gồm:

1 Văn bản quy phạm pháp luật: Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Ban

hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16/12/ 2002, văn bản

quy phạm pháp luật có khái

niệm là văn bản do cơ quan nhà

nước có thẫm quyền ban hành

theo thủ tục, trình tự luật định,

trong đó có quy lắc xử sự

chung, được Nhà nước bảo

đảm thực hiện nhằm điều chỉnh

các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: _ - Hiển pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; - Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Lệnh, Quyết định của Chủ tchnước, ˆ - Nghị Quyết, Nghị định của Chính phủ, - - Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; - Quyết định, Chỉ thị, Thông

tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang Bộ,

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tôi cao,

- Quyết định, Chỉ thị, Thông

tư của Chánh án Toà án nhân

dân tối cao, Viện trưởng Viện'

Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Nghị quyết, Thông tư liên

tịch giữa các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền với các tổ chức chính trị - xã hội; - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Quyết định, Chỉ thị của Uỷ bạn nhân dân; 2 Văn bản hành chính: gồm Quyết định (cá biệt), Chỉ thị

(cá biệt), Thông cáo, Thông

báo, Chương trình, Kế hoạch, Phương án, Đề án, Báo cáo, Biên bản, Tờ trình, Hợp đồng, Công văn, Công điện, Giấy

Trang 2

chứng nhận, Giấy uỷ nhiệm, Giấy mời, Giấy giới thiệu, Giấy nghỉ phép, Giầy đi đường, Giấy biên nhận hồ sơ, Phiếu gửi, Phiêu chuyên

3 Văn bản chuyên ngành: các hình thức văn bản chuyên ngành dò Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận

thông nhất với Bộ trưởng Bộ

Nội vụ

4 Văn bản của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trưng ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định Như vậy, theo Nghị định 110 thì văn bản hành chính không có loại Nghị quyết cá biệt, Nghị định cá biệt, Lệnh cá biệt

Tuy nhiên, theo Nghị định 161

và Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật Ban hành văn quy phạm pháp luật thì một số loại Nghị quyết, Nghị định, Lệnh, Quyết định sau đây không phải

là văn bản quy phạm pháp luật:

- Nghị quyết của Quốc hội

về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh; - Nghị quyết của Chính phủ về chương trình xây dựng Nghị quyết, Nghị định; - Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh chương trình xây dựng Nghị quyết, Nghị định; - Nghị định của Chính phủ

về phê chuẩn đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương,

- Nghị quyết của Quốc hội về

miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê

duyệt kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và các chức vụ khác,

- Quyết định phê duyệt đề án khoán biên chế và kinh phí 18 quản lý hành chính của cơ quan, đơn vị; -_ Quyết định về thành lập co quan, đơn vị,

- Quyết định giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan đơn

VỊ;

- Quyết định thành lập các Ban Chỉ đạo, Hội đồng, Uỷ ban

lâm thời để thực hiện nhiệm vụ

trong một thời gian xác định;

- Lệnh công bố Luật, Pháp -

lệnh của Chủ tịch nước

Theo Nghị định số 91 thì

những văn bản sau đây cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật:

- Nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng

nhân dân và các chức vụ khác;

- Nghị quyết về việc phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu cử

các chức vụ khác;

- Nghị quyết về phề chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn

thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên quy định chính thống về phân loại các

loại văn bản hình thành trong

hoạt động của các cơ quan, tổ

chúc Tuy nhiên, việc phân loại

như trên vẫn chưa thật sự rõ ràng, chưa rành mạch, và chưa đầy đủ Thể hiện: Thứ nhất, Nghị định 110 quy định có 4 hình thức văn bản là: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành, văn bản của các tổ chức chính trị, tỗ chức chính trị - xã hội Trong 4 hình thức van ban này thì 3 hình thức có

tên gọi thể hiện bản chất của

văn bản (quy phạm pháp luật, hành chính, chuyên ngành), còn lên gọi của hình thức văn bản

cuối cùng không thể hiện bản chất của văn bản mà lại mang

tinh chat là văn bản của loại cơ

quan nào (cụ thẻ là văn bản của

t6 chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội),

Thứ hai, trong 4 hình thức

văn bản đó, duy nhất có khái niệm thế nào là văn bản quy

phạm pháp luật được quy định

tại Điều 1 của Luật ban hành

văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996, và Điều 1 của

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật ngày

16/12/2002, còn khái niệm thế nào là văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành, văn bản của

các tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định

Thứ ba, Nghị định 110 đã

liệt kê, văn bản hành chính gồm cụ thể những loại văn bản gi,

nhưng không quy định văn bản

chuyên ngành và văn bản của

tổ chức chính trị, tổ chức chính

tri - xã hội gồm bao nhiêu loại

văn bản và cụ thể là văn bản gì

mà lại giao cho các cơ quan chủ

quản quy định Tính đến nay, có rat it co’ quan đã có quy định về vẫn đề đó Điều này gây nên

không ít khó khăn và không

thống nhất trong công tác soạn

thảo văn bản thuộc lĩnh vực

này :

Thứ tự, theo Nghị định 110, các loại văn bản trong hình thức văn bản hành chính được liệt kê

nhưng chưa đầy đủ

Thứ năm, Nghị định 161 và

Nghị định 91 đã quy định một số

Trang 3

loại văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng cũng không khẳng định đó là thể loại văn bản nào Chúng ta

có thể suy ra, nếu không phải là

văn bản quy phạm pháp luật thì

có thể là văn bản cá biệt trong hình thức văn bản hành chính

Nhưng đó chỉ là suy diễn, không có cơ sở pháp lý đề khẳng định

Vậy, khi soạn thảo các loại văn bản có nội dung như Nghị định

161 và Nghị định 91 nêu trên thì

sử dụng hình thức văn bản nào cho đúng?

Văn bản quy phạm pháp luật đã quy định phân loại các loại văn bản hình thành trong

hoạt động của các cơ quan, tổ

chức như đã nêu trên Nhưng, trong tài liệu dùng để giảng dạy ở một số cơ sở đảo tạo của

nước ta (tài liệu đào tạo tiên

công vụ của Học viện Hành

chính quốc gia xuất bản năm 2006) lại không căn cứ vào các

quy định mà đã chia văn bản thành 6 loại (không gọi là sáu

hình thức} sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật: Khái niệm theo Điều 1 của

Luật Ban hành văn bản quy

phạm pháp luật năm 1996 và

Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật ban hành văn bản

quy phạm pháp luật năm 2002

- Văn bản cá biệt: Là

những quyết định quản lý được các cơ quan có thẩm quyền

quản lý hành chính nhà nước

ban hành trên cơ sở những quy

định chung và quyết định quy

phạm của cơ quan cập trên

hoặc của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thẻ

- Văn bản hành chính thông thường: Là những văn

bản mạng tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản

quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ

thể, phản ánh tình hình, giao

dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong các cơ quan, tổ chức

- Văn bản chuyên ngành:

Là một hệ thống văn bản mang tính đặc thù thuộc thẳm quyền ban hành của một số cơ quan nhà nước nhất định theo quy

định của pháp luật Những cơ

quan, tổ chức khác khí có nhu cầu sử dụng hệ thống văn bản

này thì phải theo quy định của

các cơ quan đó, không được

tuỳ tiện thay đổi nội dung và

hình thức của nó

- Van ban kỹ thuật: Là văn bản được hình thành từ hoạt động khoa học kỹ thuật như

kiến trúc, xây dựng, địa chát,

thuỷ văn và được nhà nước

uỷ quyền cho một số cơ quan quản lý nhà nước phê chuẩn

mang ra áp dụng

- Các loại văn bản đi kèm:

là những văn bản được ban

hành kèm theo một văn bản

khác, có thể là một văn bản quy

phạm Các loại văn bản đi kèm

gồm quy định, quy chế, nội

dung, chương trình, định mức Theo sách công tác hành chính - văn phòng trong cơ quan nhà nước của tác giả Tạ

Hữu Ánh do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm

2002, thi van ban quan ly nhà nước được phân thành 4 loại

(không gọi là hình thúc) chủ yêu sau! - Van ban quy pham phap luật - Văn bản cá biệt (áp dụng pháp luật - Văn bản hành chính thông thường - Văn bản chuyên môn nghiệp vụ

Với sự phân loại văn bản khác nhau như trên, tôi cho

rằng, đã đến lúc những cơ quan chức năng cần nghiên cứu một

cách toàn diện các loại văn bảni đã hình thành trong hoạt động

của các cơ quan, tổ chức đề quy định một cách đúng đấn, cụ thé va thống nhất việc phân loại

văn bản, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức có căn cứ

pháp lý khi soạn thảo văn bản

và tạo sự thống nhất trong hệ

thống pháp luật của Việt Nam

Đồng thời, trong tài liệu giảng

dạy về vấn đề này ở các cơ sở

đào tạo cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật Cụ thể, cân nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 110 về nội dung phân loại văn bản theo hướng:

- Phù hợp với Nghị định 161 và Nghị định 91 Xác định rõ ràng các loại văn bản quy định trong Nghị định 161, Nghị định 91 thuộc hình thức (hoặc thuộc loại) văn bản nào

- Quan niệm thế nào là hình thức văn bản, cần có khái niệm chung về hình thức văn bản và khái niệm về từng hình thức văn bản - Xác định có bao nhiêu hình thức văn bản - Trong mỗi hình thức văn bản có những loại (hoặc hình thức) văn bản nào

Trên đây là một số ý kiến về

việc phân loại các loại văn bản

hình thành trong hoạt động của

các cơ quan, tô chức Hy vọng rằng, trong thời gian gần nhát, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ

có những văn bản quy phạm

pháp luật quy định một' cách

toàn diện, thống nhất về lĩnh

vực văn bản nói chung và phân

loại văn bản nói riêng /

Ngày đăng: 29/05/2022, 07:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w