Nghiên cứu - Trao đổi Số 5/2007
MOT SO Y KIEN CỦA V.I LÊNIN VE CONG TACLUUTRUVA _ VIEC CONG BO TAI LIEU LU'U TRU’
ông văn, giấy tờ là công cụ, là phương
tiện điều hành hoạt động của các cơ quan, tổ chức Do vậy, không những mỗi quốc gia đều tìm mợi cách để giữ gìn, bảo quản và sử dụng có
hiệu quả những tài liệu này
bằng những văn bản pháp luật mà bản thân nhiều nguyên thủ quốc gia cũng hết sức quan tâm đến vẫn đề này
Ngay sau khi Cách mạng
Tháng Mười vừa thành công,
chính quyền Xô viết vừa thành lập, mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng V I Lênin vận rất quan tâm đến việc bảo quản tài liệu Lênin đánh giá cao giá trị của tài liệu lưu trữ, coi dé như một bằng chứng lịch sử quan trọng, nhất định phải giữ gìn cẩn thận, không để bị phá huỷ hoặc cắt giấu Ngày 8/12/1917, trong một
bức thư gửi G.1 Blagônvốp V
Ð Bôn Tsơ Bruêvích, Lênin nhắn mạnh: "Cần phải có
những biện pháp đặc biệt nhằm phòng ngừa việc thủ tiêu giấy tờ, chạy trến và giấu tài liệu vv " (V.! Lê nin, tập 50,
tr.23)
Không những chỉ quan tâm
đến việc bảo quản và giữ gìn an toàn tài liệu mà Lênin đặc biệt chú ý tới việc sử dụng những tài liệu sao cho có hiệu quả nhất Một trong những
ThS Trần Thị Kim Ngân
Vụ Thư ký Văn phòng TW Đảng cách sử dụng phổ biến nhất,
hiệu quả nhất là công bố tài liệu Lênin coi việc công bố tài liệu là thiết thực, là quan trọng và có sức thuyết phục hơn cả chứ không nên chỉ nói suông
Trong thư đề ngày 18/9/1918
gửi Ban biên tập Báo "Sự thật- cơ quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản Bônsêvích Nga, khi nói về cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn và về các Uỷ ban nông dân nghèo, Lênin nói:
“Việc công bố một tài liệu thực tế như vậy của địa phương trên báo là một việc hết sức quan trọng (chứ không thì quá ư nhiều lý luận chung chung)’
(V.I Lênin, tập 50, tr 239)
Lênin đặc biệt chú trọng đến vai trò của việc công bố tài liệu, nhất là trong việc chống lại các luận điệu nhảm nhí, xuyên tạc và cơ hội của Cauxky Lênin đã cho xuất bản tác phẩm “Nhà nước và Cách mạng” Trong bức thư gửi IA A Bécdin, V.V Vôrốpxki và A A lópphê ngày 20/9/1918, Lênin yêu cầu: "2 Xuất bản càng sớm càng tốt cuốn "Nhà nước và Cách mạng” của tôi bằng tiếng Đức 3 Ít nhất cũng viết cho cuốn đó Lời nói đầu của Nhà xuất bản, đại loại như sau: "Nhà xuất bản cho là đặc biệt cần phải xuất bản quyền
sách này đúng vào lúc này, vì
chủ nghĩa Mác đang hoàn toàn
bị xuyên tạc, chính ở những vẫn đề được nói đến trong những tác phẩm gần đây nhất của Cauxky, ông ta đã thay thế quan đểm chuyên chính vô sản bằng một thứ chủ nghĩa xã hội tự do tằm thường theo tỉnh thần Bécstanh và theo tinh thần những phần tử cơ hội chủ
nghĩa khác" (V.! Lên, tập 50,
tr241-242)
Lênin không những đánh giá cao vai trò quan trọng của
việc công bố tài liệu, mà còn hết sức: quan tâm đến kỹ thuật công bố các tài liệu đó, từ việc truyền đạt văn bản, đến việc xây dựng các công cụ tra cứu cho các tài liệu công bó Ta có thể tìm thấy những điều này qua một số bức thư của Lênin
gửi cho các cộng sự của mình
Lênin cho rằng, việc truyền đạt trung thực nguyên bản tài liệu là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, tránh
tình trạng khi xuất bản, do vô
tình hay cố ý, nhiều nhà xuất bản đã tự ý sửa đi từ, ngữ, nội dung của nguyên bản làm sai lệch ý tưởng của tác giả tài liệu Trong thư gửi Hiệp hội quốc tế về thông tin của giới báo chí
công nhân ở Mỹ, Pháp và Anh,
trước ngày 10/11/1917, có
đoạn: “Tôi sẵn sảng trả lời
những câu hỏi của đồng chí, nếu đồng chí đảm bảo hoàn
(Xem tiếp trang 27)
Trang 2
Nhìn ra thế giới
cố chống lại Trong công văn của quan quận Đằng nêu rõ, chế độ pháp luật của Nhà nước cốt là đề “uốn nắn lòng dân, xoá bỏ điều ta, tay trừ tục xấu" Bởi thế, quan quận Đẳng sai quan lại yết thị pháp luật bằng văn bản rõ ràng, đồng thời
tuyên bé “thị hành pháp luật đối với những kẻ bị tố cáo không phục tùng luật lệ", tức là phải tố giác và nghiêm trị những quan lại lắp liếm cho kẻ xấu không chấp hành pháp luật Nội dung của công văn đã phản ảnh cuộc đấu tranh quyết liệt lúc bay giờ giữa thế lực phục hồi của chủ nô và thé lực chống phục hồi của chính quyền phong kiến nhà Tần, nói lên việc chấp hành đường lỗi pháp
gia của Tần Thủy Hoàng trong những hoạt động
trần áp thế lực phục hồi của tầng lớp chủ nô Những ghi chép trên thẻ tre đều được ghi theo thứ tự từng năm, kể từ năm đầu thời Chiêu Vương nhà Tần, cho đến năm thứ 30 đời Tần Thủy Hoàng, lược thuật các cuộc chiến tranh xây ra sau ngày nhà Tần thống nhất Trung Hoa
Đặc biệt, các thẻ tre còn ghi chép khá đầy đủ về cuộc đời của một người có tên là “Hữ, sinh
năm thứ 45 thời Chiêu vương (262 năm trCn),
khoảng 40 - 50 tuổi, từng được bổ nhiệm giữ các chức vụ có liên quan đến pháp luật như lệnh sử
ở An Lực (nay là vừng Vân Mộng, tỉnh Hồ Bắc),
lệnh sử ở Yên (nay là Nghi Thành, tỉnh Hồ Bắc), v.v Cũng vì lẽ đó mà trong mộ của người đàn ông này, những thẻ tre nói về pháp luật được tùy
táng với số lượng lớn như vậy Những ghi chép đó không những phản ánh thân thế của người chôn trong mộ, mà quan trọng hơn là đã góp phần đoán định niên đại của ngôi mộ, giúp các nhà nghiên cứu xác định được những thẻ tre này thuộc đời Tần
Ngoài những thẻ tre nói trên, hiện vật đào được ở Thụy Hỗ Địa lần này còn gồm hơn 300 hiện vật là đồ đồng, đồ gốm, đồ sơn, bút lông để viết lên thẻ tre, lộng quyển, nghiên mực, dao đồng và vỏ gỗ v.v trong đó có khá nhiều là những hiện vật đời Tần được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc
(TS Nghiêm Ky Héng - Dai hoc Quéc
gia Tp Hé Chí Minh tông hợp từ tai liệu của
Nhà xuất bàn Văn vật Trung Quốc)
*, Thẻ tre ghỉ điều khoản pháp luật đời Tan với quy
định về thông nhất việc đo lường "Đầu không đúng
lượng, non từ nửa thung trở lên, phạt bằng tiên một
chiếc áo giáp” (chữ trên thẻ đầu bên trái)
Số 5/2007
MỘT SÓ Ý KIÉN
(Tiếp theo trang 11)
toàn chính thức và chính xác rằng câu trả lời
của tôi sẽ được đăng lại mà không bị sửa đổi gì cả, nghĩa là đồng chí có quyền không công bố câu trả lời của tôi, nhưng nếu đồng chí công bố nó thì không có quyền sửa đổi một tý gì trong
nguyên bản của tôi” (V.! Lênin, tập 50, trang 6,7)
Bạn đọc bao giờ cũng đến với các án phẩm
xuất bản qua tiêu đề của nó đầu tiên Một tiêu đề
nêu bật được nội dụng bang một cách triển bay
ngắn gọn, hấp dẫn, chắc chắn sẽ thu hút được người đọc hơn Do vậy, việc xây dựng các công cụ tra cứu khoa học cho các ấn phẩm xuất bản sao cho khoa học là điều quan trọng và Lênin đặc biệt quan tâm Lênin nói :
“V, Ð thân mến
Tôi gửi cho đồng chí cuốn sách nói về việc thi hành các đạo luật Đồng chí hãy đặt nhan đề rõ hơn, nổi hơn, kêu hơn Và hãy cho xuất bản sớm hơn" (Trích thư gửi V Ð Bôn Tsơ Bruêvích,
ngày 11/12/1918 - V.I Lênin, lập 50, trang 288)
Lời giới thiệu cũng hết sức được quan tâm, trong thư gửi la A Bécdin, ngày 01/11/1918, Lênin viết: “Trong bản dịch tiếng Đức cuốn “Nhà nước và Cách mạng" người ta đã để lọt một lỗi rất đáng tiếc: lời bạt không đề ngày, tháng Vậy mà tất cả vấn đề là ở chỗ phải cho thấy rằng lời bạt được viết sau Cách mạng tháng Mười, cụ
thể: 30/11/1917 Liệu có thể dán thêm vào đó
một tờ giấy nhỏ nói về điểm ấy được không?”
(V.L Lênin, tập 50, trang 266-267)
Dù thời gian đã lùi xa, nhưng những quan điểm khoa học ấy của Lênin trong van dé bảo vệ và sử dụng tài liệu vẫn còn có ý nghĩa hết sức quan trọng không những đối với nước Nga, với Liên Xô trước đây, mà còn có ý nghĩa đối với ngành lưu trữ của nhiều quốc gia khác, đối với những người làm công tác lưu trữ nói chung và
những người làm công tác công bó, giới thiệu tài
liệu lưu trữ nói riêng Hiện nay, thực hiện Nghị
quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, những người làm công tác lưu trữ càng thấy rõ hơn trách nhiệm nặng nề của mình đối với xã hội trong việc “bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu
lưu trữ”./