Hệ thống thông tin địa lý GIS quản lý vị trí địa lý gắn liền với các sốliệu riêng rẽ khác liên quan đến nó.Một hệ thống thông tin địa lý có thể là hệthống thông tin lớn chạy trên
Trang 1bộ tài nguyên và môi trờng cục địa chất và khoáng sản việt nam
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) 6
I Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 6
II Số liệu không gian và phi không gian trong GIS 7
1 Số liệu không gian: 7
2 Số liệu phi không gian 8
III Hệ toạ độ trong GIS 8
CHƯƠNG II TỔ CHỨC THÔNG TIN VÀ HỆ TOẠ ĐỘ TRONG MAPINFO 10
I Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo 10
1 Tổ chức thông tin theo các tập tin 10
2 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng (Layer) 11
3 Sự liên kết giữa dữ liệu thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ 12
II - Hệ toạ độ trong MapInfo 12
1 Phép chiếu và lưới chiếu bản đồ 12
2 Lưới chiếu bản đồ và hệ toạ độ trong MapInfo 13
3 Các tham số xác định hệ tọa độ 14
4 Các loại toạ độ 16
5 Các hệ toạ độ thường được sử dụng ở Việt Nam 17
CHƯƠNG III GIỚI THIỆU THỰC ĐƠN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MAPINFO 19
I Làm quen với phần mềm MapInfo 8.0 19
II Làm quen với thực đơn của hệ thống 21
III Các thanh công cụ của MapInfo 32
1 Thanh công cụ chính (Main tools box): 32
2.Thanh công cụ vẽ (Drawing tools box): 33
3 Điều khiển tắt/bật các hộp công cụ 34
CHƯƠNG IV CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG MAPINFO 36
I Khai báo cho hệ thống 36
Ở đây ta chỉ xem xét 3 nút lệnh chính trên hộp hội thoại này, đó là: System Setings; Map Window và Legend Window: 36
II Làm việc với bảng (Table) 41
1 Mở một Table 41
2 Tạo cửa sổ bản đồ tổng hợp từ các Table 43
3 Tạo các biểu đồ của Table 43
4 Duyệt qua (Browing) một Table 45
5 Đóng các Table 45
6 Ghi lại Table lên đĩa 46
III Làm việc với cơ sở dữ liệu trong bảng 46
1 Tạo một Table mới (New Table) 46
2 Cơ sở dữ liệu trong MapInfo 48
3 Biên tập cấu trúc của Table 49
4 Tạo bản sao và ghi lại các Table thành một tên khác 49
5 Đổi tên của Table 51
6 Thêm bản ghi vào Table 51
Trang 37 Ghép nối các Table 51
8 Xoá một Table 52
9 Đóng gói một Table 52
IV Cập nhật và chiết xuất thông tin 53
1 Cập nhật thông tin cho Table 53
2 Xuất một lớp (Export) dang dạng khác 54
3 Tổng hợp đối tượng thông qua các trường dữ liệu thuộc tính 55
4 Liên kết lớp thông tin bản đồ với thông tin thuộc tính 56
CHƯƠNG V BẢN ĐỒ MAPINFO VÀ CÁC LỚP THÔNG TIN 59
I Các thủ tục chung tạo ra bản đồ MapInfo 59
II Hộp hội thoại điều khiển lớp thông tin 59
III Nhập dữ liệu vào bản đồ 66
1 Thực hiện địa mã hóa (Geocoding) 67
2 Tạo điểm trên bản đồ từ các Table có các cột toạ độ X, Y 69
3 Dùng hộp công cụ Drawing Tools để vẽ các đối tượng mới 69
4 Nhập dữ liệu từ các phần mềm khác thông qua Import 70
IV Chọn các đối tượng trên bản đồ (Selection) 72
1 Chọn các đối tượng bằng công cụ chọn trên hộp công cụ Main 73
2 Chọn trên cửa sổ Browser: 73
3 Loại bỏ sự chọn đối tượng 74
4 Chọn đối tượng thông qua Query 75
V Đăng ký ảnh vào bản đồ 81
1 Đăng ký hình ảnh vào bản đồ theo tọa độ các điểm khống chế đã biết 81
2 Đưa hình ảnh vào bản đồ MapInfo không có tọa độ các điểm khống chế 82
3 Thay đổi chất lượng ảnh đã được đưa lên bản đồ MapInfo 83
4 Sửa chữa lại toạ độ cho bản đồ ảnh đã đăng ký 83
CHƯƠNG VI BIÊN TẬP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢN ĐỒ 85
I Các thao tác biên tập chính 85
1 Vẽ đối tượng mới 85
2 Xoá đối tượng đã có 85
3 Sao chép hoặc cắt và dán các đối tượng 86
4 Dịch chuyển vị trí đối tượng 86
5 Biên tập các đỉnh của đối tượng 86
6 Làm trơn các đối tượng bản đồ 87
7 Chuyển đối tượng đường về vùng 87
8 Chuyển đối tượng vùng về đường 87
II Biên tập trực tiếp vị trí địa lý và thay đổi thuộc tính của các đối tượng 88
1 Đối tượng điểm 88
2 Đối tượng đường 89
3 Đối tượng vùng 89
4 Đối tượng chữ 91
III Biên tập, sửa chữa các đối tượng theo các đối tượng khác 92
1 Tổng hợp (Combine) các đối tượng cùng dạng vùng hoặc cùng dạng đường thành một đối tượng mới 92
2 Cắt các vùng và đường theo vùng khác 94
3 Tách các vùng và đường theo vùng khác 94
4 Tạo điểm nút các vùng và đường theo vùng hoặc đường khác tại nơi giao nhau 95
5 Tạo ra vùng vành đai 95
Trang 4III Thiết lập các tham số cửa sổ bản đồ 97
1 Xác định các tham số cho cửa sổ bản đồ hiện thời 97
1 Thay đổi tỷ lệ hiển thị của sổ bản đồ 98
1 Tạo lưới tọa độ 99
2 Tạo thước tỷ lệ của bản đồ 100
3 Vẽ đối tượng đường bằng chương trình ứng dụng Cogolinle 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới, hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời vào đầu thập kỷ 70của thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của tiến bộ côngnghệ máy tính Ở Việt Nam, trong xu thế phát triển chung của nền Công NghệThông Tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng được nghiên cứu, phát triển
và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành khác nhau.Các phần mềm GIS đã và đang được áp dụng ở Việt Nam chủ yếu là các phầnmềm nhập ngoại như ARC/INFO, MAPINFO, GIS-OFFICE, PAMAP,ILWIS Ngoài ra còn có một số phần mềm có các chức năng của công nghệGIS do các cơ quan trong nước viết từ những năm 1990 trở lại đây
Việc áp dụng GIS trong ngành địa chất từ tính tự phát đã từng bước pháttriển và dần trở thành chiến lược chung của ngành Trong đó một trong nhữngphần mềm GIS được lựa chọn để sử dụng ở giai đoạn hiện nay là MapInfo dophần mềm này được áp dụng rộng rãi ở nước ta nói chung và trong ngành địachất nói riêng đã từ những năm 90 Ngoài ra đây cũng là phần mềm nhỏ gọn,
dễ sử dụng, phổ biến, cài đặt và nâng cấp Cũng như phần lớn các phần mềmnhập ngoại mang tính chuyên ngành khác, tài liệu hướng dẫn về MapInfo, đặcbiệt là tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt ít phổ biến trên thị trường Đây cũng
là một trở ngại cho các nhà địa chất khi muốn làm quen và sử dụng chươngtrình MapInfo
Tài liệu này cố gắng giới thiệu những chức năng cơ bản nhất của phầnmềm MapInfo 8.0, đồng thời tập trung vào các lệnh, các công cụ thường dùngtrong việc biên tập, quản lý các loại bản đồ
Để biên soạn bộ tài liệu này nhóm tác giả chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
sử dụng vốn có, đọc file trợ giúp (bằng tiếng Anh) của chương trình, tra cứutrên Internet (cũng rất ít tài liệu hướng dẫn), tham khảo các sách đã xuất bảntrong nước về các phiên bản cũ cũng như tham khảo một vài giáo trình tự biênsoạn của các lớp đào tạo ngắn hạn Nguồn tư liệu này rõ ràng chưa thật phongphú cộng với trình độ và kinh nghiệm sử dụng của các tác giả còn có hạn chế,vì vậy tài liệu chắc sẽ có những phần chưa đáp ứng được hết yêu cầu củangười dùng Nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báunhằm hoàn thiện hơn nữa tài liệu cho những phiên bản kế tiếp
Trang 6CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
I Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Có thể hiểu GIS (Geographical Infomation System) là một tập hợp có tổchức của phần cứng máy tính, phần mềm ứng dụng, dữ liệu địa lý và các thủtục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu thập, lưu trữ , quản lý, phân tích
và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn dềtổng hợp thông tin cho mục đích đặt ra
GIS khác với hệ thống đồ hoạ máy tính đơn thuần Các hệ đồ hoạ máytính thông thường không quan tâm nhiều đến các thông tin thuộc tính phi đồhoạ, trong khi đó hệ GIS gắn chặt các thông tin này với các đối tượng đồ hoạđược quản lý Đối với GIS thì các thực thể địa lý nhìn thấy được cũng quantrọng như các thông tin thuộc tính không thấy được về các thực thể này Vìvậy hệ thống tin địa lý quản lý vị trí địa lý gắn liền với các số liệu riêng rẽkhác liên quan đến nó
Hệ GIS cũng khác với các hệ trợ giúp thiết kế bằng máy tính CAD(Computer Aided Design) Sự khác nhau chủ yếu giữa hai hệ thống là cácthông tin của CAD không bắt buộc phải gắn với thế giới thực, do vậy trongcác hệ thống này không có các hệ tọa độ địa lý liên quan đến trái đất Tọa độtrong các hệ thống CAD/CAM chỉ mang tính tọa độ hình học đơn thuần trongkhi đó các hệ tọa độ địa lý gắn liền với trái đất là bắt buộc đối với hệ GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản lý vị trí địa lý gắn liền với các sốliệu riêng rẽ khác liên quan đến nó.Một hệ thống thông tin địa lý có thể là hệthống thông tin lớn chạy trên các máy tính lớn Mainframe, Mini hoặc là một
hệ thống nhỏ chạy trên các máy vi tính hay các trạm làm việc (Workstation)Khả năng của hệ thống thông tin địa lý rất phong phú và tuỳ thuộc vàocác ứng dụng cụ thể của nó trong thực tế - nhìn chung nó giải quyết được cácvấn đề sau:
- Vị trí (Location): GIS quản lý và cung cấp vị trí của các đối tượng theoyêu cầu bằng các cách khác nhau như tên địa danh, mã vị trí hoặc toạ độ
- Điều kiện (Condition): GIS thông qua phân tích các dữ liệu về khônggian cung cấp các sự kiện tồn tại hoặc xảy ra tại một địa điểm nhất định hoặcxác định các đối tượng thoả mãn điều kiện đặt ra
- Xu thế (Trend): GIS chỉ ra xu thế thay đổi của đối tượng thông quaphân tích các dữ liệu trong một vùng lãnh thổ theo thời gian
- Kiểu mẫu (Patern): GIS cung cấp mức độ sai lệch của các đối tượng sovới kiểu mẫu và nơi xắp đặt chúng đã có từ các nguồn khác
Trang 7- Mô hình hoá: GIS cung cấp và xác định những gì xảy ra nếu có sự thayđổi dữ liệu hay nói cách khác nó xác định xu thế phát triển của các đối tượngCác thành phần của hệ thống thông tin địa lý (GIS) gồm: phần cứng,phần mềm, cơ sở dữ liệu và người sử dụng
II Số liệu không gian và phi không gian trong GIS
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý (GIS) có thể chia làm 2loại số liệu cơ bản: số liệu không gian và số liệu phi không gian Mỗi loại cóđặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu trữ, hiệu quả, xử lý và hiểnthị
1 Số liệu không gian:
Số liệu không gian là những mô tả số của bản đồ Chúng bao gồm toạ
độ, qui luật và các ký hiệu dùng đề xác định một bản đồ cụ thể GIS dùng các
số liệu không gian để tạo ra một bản đồ - hiển thị nó ra màn hình hoặc in ragiấy thông qua máy in
Số liệu không gian mô tả về đặc tính hình học của các đối tượng địa lýnhư hình dạng, kích thước, vị trí.v.v tồn tại trên thế giới thực của chúng Vìtính đa dạng và phức tạp về đặc tính hình học của các đối tượng địa lý trênthực tế cho nên người ta phải thực hiện việc trừu tượng hoá và qui chúng vềcác đối tượng hình học cơ bản (điểm, đường, vùng, chữ) để thể hiện trên bảnđồ cũng như lưu trữ trong cơ sở dữ liệu
Số liệu không gian có thể ở dạng vector hoặc ảnh (Raster ):
- Số liệu vector là những toạ độ của các điểm hoặc các qui luật tính toántoạ độ các điểm và nối chúng thành các đối tượng trong một hệ toạ độ xácđịnh
- Số liệu ảnh (Ratser) là số liệu được tạo bởi những chấm điểm xếp theo
ô lưới dưới dạng ma trận với độ phân giải xác định Độ lớn của chấm điểmphụ thuộc vào độ phân giải và tỷ lệ nghịch với độ chính xác của thông tin.Các đối tượng địa lý trên mặt đất nằm trong tọa độ không gian, nhưngkhi thể hiện trên bản đồ chúng được chuyển về mặt phẳng và được quản lýtheo các cặp tọa độ (X,Y) Mỗi điểm có một giá trị (X,Y), mỗi đường đượclưu trữ thành một chuỗi có xắp xếp các giá trị (X,Y) và các vùng cũng được
ưu trữ thành một chuỗi có xắp xếp các giá trị (X,Y) như đường nhưng tạo ramiền khép kín
Trong GIS, thông thường các đối tượng không gian được tổ chức vàquản lý thành từng lớp (layer) để tạo ra bản đồ Một lớp đối tượng không gianthường mang một đặc tính thông tin nào đó, ví dụ: lớp các đối tượng địa hình,lớp đối tượng đất đá, lớp các đối tượng khoáng sản vì vậy các đối tượngtrên cùng một lớp cũng có chung một tính chất thông tin Các lớp thông tin
Trang 8nhưng được tập hợp lại thành một cơ sở dữ liệu và chồng lên nhau tạo thànhmột bản đồ hoàn chỉnh
2 Số liệu phi không gian
Số liệu phi không gian còn được gọi là dữ liệu thuộc tính, là những môtả đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định Sốliệu phi không gian mô tả các thông tin về các đối tượng không gian trên bảnđồ và chúng cũng được xắp xếp theo một cấu trúc xác định (các bảng) trong
cơ sở dữ liệu
GIS quản lý cả 2 loại số liệu nói trên và một trong những chức năng đặcbiệt của GIS là khả năng liên kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ với
dữ liệu thuộc tính
III Hệ toạ độ trong GIS
Để quản lý và chồng xếp các lớp thông tin cần có hệ tọa độ Thôngthường các lớp thông tin được tạo ra từ các mảnh bản đồ khác nhau, nhưngkhi quản lý trong cơ sở dữ liệu, chúng được ghép nối lại thành mảnh bản đồlớn bao phủ cả khu vực quản lý Việc phân chia các mảnh bản đồ như vậyđược gọi là phân mảnh bản đồ theo tọa độ khung
Các hệ tọa độ thông dụng trong các phần mềm GIS có thể như sau:
- Hệ tọa độ địa lý: Quả đất có hình hơi dẹt, độ dẹt này gần bằng 1/300 bán kính của nó Những yếu tố liên quan đến tọa độ địa lý gồm:
+ Tâm quả đất
+ Các cực (2 cực: Bắc và Nam cực tại 2 đầu dẹt của quả đất)
+ Trục quả đất: đi qua tâm và 2 cực
+ Mặt phẳng xích đạo và đường xích đạo: Mặt phẳng xích đạo cắt qua tâm và vuông góc với trục trái đất, chia trái đất làm hai phần bằng nhau là Nam bán cầu và Bắc bán cầu Đường giao giữa mặt phẳng xích đạo với bề mặt trái đất gọi là đường xích đạo
+ Vĩ tuyến: Các đường trên bề mặt trái đất song song với đường xích đạo– càng về 2 cực đường vĩ tuyến càng nhỏ dần
+ Kinh tuyến: Các mặt phẳng cắt dọc trái đất theo trục gọi là mặt phẳng kinh tuyến Đường giao nhau giữa mặt phẳng kinh tuyến với bề mặt trái đất gọi là đường kinh tuyến
+ Kinh tuyến gốc: là đường kinh tuyến quốc tế được qui định có giá trị 0
đi qua đài thiên văn Grinwich, thủ đô nước anh
Như vậy thông qua hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến có thể xác định tọa
độ địa lý của mọi điểm trên mặt đất bằng các giá trị kinh độ và vĩ độ
Trang 9- Các lưới chiếu bản đồ: được thể hiện qua phép chiếu các vị trí đốitượng trên mặt đất về mặt phẳng Các lưới chiếu bản đồ có các đặc điểm sau:+ Luôn có biến dạng về hình dạng, diện tích, độ dài hoặc phương vị+ Các lưới chiếu khác nhau sẽ có các biến dạng khác nhau
+ Các tính chất của các lưới chiếu mang tính cục bộ, nghĩa là nó phù hợpvới các ứng dụng cụ thể
Chi tiết về toạ độ và các hệ toạ độ thường dùng ở Việt Nam sẽ đượctrình bày trong chương sau
Trang 10CHƯƠNG II TỔ CHỨC THÔNG TIN VÀ HỆ TOẠ ĐỘ TRONG MAPINFO
I Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo
1 Tổ chức thông tin theo các tập tin
MapInfo là một phần mềm hệ thông tin địa lý GIS cho máy tính để bàn(Desktop Solution) Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo tập hợpcác File cùng tên nhưng khác phần mở rộng về thông tin đồ họa hoặc phi đồhọa chứa các bản ghi dữ liệu Cơ cấu tổ chức thông tin của MapInfo được tổchức theo các tập tin chính sau:
+ * Tab - Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là File ở dạngvăn bản mô tả khuôn dạng của File lưu trữ thông tin
+ * Dat - Chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của tập tinnày có thể là * wks , dbf, xls nếu chúng ta làm việc với các thông tin nguyênthủy là các số liệu từ Lotus 1-2-3, dBase/ FoxBase, Excel, Access
+ * Map - Bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý
+ *.id - Bao gồm các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng địa lý
và dữ liệu thuộc tính
+ *.ind - Chứa các thông tin về chỉ số Tập tin này chỉ có khi cấu trúccủa Table đã có ít nhất một trường (Field) dữ liệu đã được chọn làm chỉ sốhóa (Index) Thông qua các thông tin của File này chúng ta có thể thực hiệntìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng Find củaMapInfo
Ngoài ra còn có thể có một số tập tin khác kèm theo
Chúng ta chỉ có thể truy nhập vào các chức năng của phần mềm MapInfokhi đã mở ít nhất một Table Khác với các phần mềm thông thường khác làcác thông tin chỉ gói gọn trong 1 tập tin, MapInfo cần ít nhất 2 tập tin để quản
lý thông tin đối với dữ liệu thuộc tính hoặc ảnh và 4 tập tin đối với các dữ liệuđịa lý Những tập tin đó phải cùng tên nhưng có phần mở rộng khác nhau nhưđã liệt kê trên Trong tập hợp các tập tin này thì MapInfo lấy tập tin *.Tab làmđại diện và khi mở tập tin *.Tab thì thực chất là MapInfo đã mở đồng thời cáctập tin khác kèm theo
Khi chúng ta muốn tổ chức quản lý và lưu trữ tổng hợp các Table hoặccác cửa sổ thông tin khác nhau của MapInfo vào chung một tập tin và các mốitương quan giữa các đối tượng đó phải được bảo tồn như khi tạo lập, tập tinquản lý chung đó được gọi là trang làm việc( Workspace) và nó có phần mởrộng ngầm định là *.wor
Trang 112 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng (Layer)
Các thông tin bản đồ phần mềm GIS thường được tổ chức quản lý theotừng lớp đối tượng (lớp thông tin) Hãy hình dung rằng trong máy tính củachúng ta một bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên nhau.Mỗi lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của bản đồ tổng thể Lớp thôngtin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý đốitượng địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đíchnhất định trong hệ thống
Trong MapInfo chúng ta có thể coi mỗi một Table là một lớp đối tượng(Layer) gồm ít nhất 4 tập tin: *.tab, *.dat (*.xls, *.dbf ), *.Map và *.Id.Cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phầnmềm MapInfo xây dựng các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máytính Điều đó sẽ giúp chúng ta thành lập các bản đồ máy tính linh hoạt hơntheo các cách tập hợp lớp thông tin khác nhau trong hệ thống và dễ dàng thêmvào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượngkhi không cần thiết
Các đối tượng bản đồ chính mà MapInfo sẽ quản lý thể hiện chúngthành các loại bản đồ máy tính khác nhau gồm:
+ Đối tượng vùng (Region) - thể hiện các đối tượng khép kín hình học
và bao phủ một vùng diện tích nhất định Chúng có thể là các đa giác(Polygons), hình elip (Ellipse) và hình chữ nhật (Rectangle) Ví dụ: Lãnh thổđịa giới một xã, hồ nước
- Đa giác: MapInfo quản lý các đa giác vùng theo toạ độ từng đỉnh của
+ Đối tượng điểm (Point) - thể hiện vị trí dạng điểm của các đối tượngđịa lý, ví dụ như điểm độ cao, điểm lấy mẫu v.v MapInfo quản lý đối tượngđiểm theo toạ độ X, Y của điểm
Thuộc tính chủ yếu của điểm gồm: Font của điểm (Symbol Font), kích
cỡ điểm, kiểu điểm trong từng font, màu của điểm
+ Đối tượng đường (Line) - thể hiện các đối tượng hình học khôngkhép kín và chạy dài theo một khoảng cách nhất định Chúng có thể là các
Trang 12đoạn thẳng (Line), các đường gấp khúc (Polyline - đường đa tuyến) và cáccung (Arc) Ví dụ: đường phố, sông suối, v.v
- Đoạn thẳng (Line - nối 2 điểm): MapInfo quản lý đối tượng này theotoạ độ X, Y của 2 điểm đầu và cuối của đoạn thẳng
- Đường đa tuyến (Polyline): MapInfo quản lý đối tượng này theo toạ độ
X, Y của từng đỉnh
- Cung (Arc): MapInfo quản lý đối tượng này theo toạ độ X, Y tâm củacung, bán kính theo trục X, bán kính theo trục Y, góc tiếp tuyến đầu cung vàgóc tiếp tuyến cuối cung
Thuộc tính của đường gồm: kiểu đường, màu của đường, độ đậm (lựcnét) của đường
+ Đối tượng chữ (Text) - thể hiện các đối tượng không phải là địa lý củabản đồ như nhãn, tiêu đề, tên địa danh, ghi chú v.v Đây là đối tượng đặcbiệt hơn so với các đối tượng khác MapInfo quản lý Text theo toạ độ X, Ycủa đỉnh góc bên trái phía trên của hình chữ nhật ngoại tiếp với đối tượngText, từ đây MapInfo tính toán theo co chữ (đơn vị chấm điểm - point) để cốđịnh đối tượng Text Như vậy đối với kích cỡ Text khác nhau hoặc đối vớiFont khác nhau thì chữ sẽ được co dãn, định vị khác nhau tính từ 1 điểm cốđịnh là đỉnh trên, góc bên trái của hình chữ nhật ngoại tiếp với đối tượng TextThuộc tính của chữ gồm: Font chữ, kích cỡ chữ, kiểu chữ (đậm, nghiêng,gạch dưới ), màu của chữ
3 Sự liên kết giữa dữ liệu thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ
Một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS so với các thông tintrong các hệ đồ họa máy tính khác là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rờigiữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Trong cơ cấu tổ chức
và quản lý của cơ sở dữ liệu MapInfo sẽ được chia làm hai thành phần cơ bản:
cơ sở dữ liệu thuộc tính (bảng dữ liệu thuộc tính) và cơ sở dữ liệu bản đồ (cácđối tượng trên bản đồ) Các bản ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lýđộc lập với nhau nhưng được liên kết với nhau thông qua một chỉ số ID, đượclưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bản ghi nói trên Các thông tin thuộctính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và chúng ta có thểtruy cập tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả hai loại dữ liệu Như vậyứng với mỗi đối tượng trên bản đồ là 1 dòng trong bảng dữ liệu thuộc tínhchứa thông tin mô tả về đối tượng này
II - Hệ toạ độ trong MapInfo
1 Phép chiếu và lưới chiếu bản đồ
Phép chiếu bản đồ trong GIS là một ánh xạ của các đối tượng địa lý từmặt cầu, đượccoi là thể hiện hình dạng của Trái đất thực sang mặt phẳng Khi
Trang 13chúng ta chuyển các đối tượng địa lý từ thế giới thực sang mặt phẳng của tờbản đồ hay của màn hình máy tính chúng luôn luôn bị biến dạng Phép chiếubản đồ là một phương pháp nhằm làm giảm bớt sự biến dạng của các đốitượng bản đồ khi chuyển chúng từ mặt cầu sang mặt phẳng bản đồ Có nhiềuphép chiếu khác nhau và chúng có các tính chất khác nhau, phù hợp cho từngvùng lãnh thổ khác nhau trên Trái đất Nếu cùng một vùng lãnh thổ mà chúng
ta thể hiện nó trên bản đồ với các lưới chiếu khác nhau thì hình ảnh thu đượccủa nó cũng khác nhau Lưới chiếu bản đồ được gắn liền với hình dạng vàkích thước cụ thể của Trái đất
Hiện nay hầu hết các nước và các châu lục đều có một hệ tọa dộ riêngcủa mình Tại Việt Nam ta các bản đồ UTM trước đây được xuất bản dựa trên
cơ sở lưới chiếu UTM và kích thước quả đất theo Ellipsoid Everest, các bảnđồ Gauss sau này được xuất bản dựa trên cơ sở lưới chiếu Gauss và kíchthước quả đất theo Ellipsoid Krasovsky Lưới chiếu bản đồ cần được xác địnhkhi:
Tạo mới một lớp thông tin;
- Nhập (Import) dữ liệu đã có từ khuôn dạng DXF
- Chạy các ứng dụng của GIS đòi hỏi dộ chính xác địa lý theo lướichiếu bản đồ cho trước
2 Lưới chiếu bản đồ và hệ toạ độ trong MapInfo
Trong GIS chúng ta hiểu thuật ngữ hệ tọa độ bao gồm một tập hợp cáctham số cho phép ta xác định được chính xác vị trí của các đối tượng trên mặtđất Một trong các tham số đó trong GIS là phép chiếu bản đồ Khi xác định
hệ tọa độ trong MapInfo chúng ta phải xác định rõ loại tọa độ, kích thước quảđất và lưới chiếu bản đồ
Hệ tọa độ gắn với trái đất thực được sử dụng trong GIS thông dụngnhất bao gồm các loại cơ bản sau:
- Hệ tọa độ địa lý: Kinh tuyến và Vĩ tuyến trong hệ tọa độ này mọiđiểm trên trái đất đều được xác định bằng giá trị giao điểm của các đườngkinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điển đó Kinh tuyến gốc có giá trị Lo=0 đượcquy ước là đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Greenwich của Thủ đôLondon nước Anh Đường vĩ tuyến gốc có giá trị Bo=0 là đường xích đạo.Đường kinh tuyến có giá trị từ 0o đến 360o và đường vĩ tuyến có giá trị từ 0o
đến 90o độ nếu các điểm ở phía Bắc đường xích đạo và từ 0o đến -90o đối vớicác điểm ở phía Nam đường xích đạo
- Hệ tọa độ địa tâm không gian: X, Y, Z: Trong hệ tọa độ này điểm gốctọa độ là điểm trọng tâm của Trái đất, trục Z trùng với trục xoay của Trái đất,
trục X đi qua giao điểm của đường kinh tuyến gốc với đường xích đạo và trục
Trang 14Y nằm trong mặt phẳng xích đạo và xoay 90 độ về phía đông so với trục X.Mọi điểm trong không gian đều được xác định bởi 3 giá trị X, Y, Z.
- Hệ tọa độ mặt phẳng bản đồ X, Y: Trong hệ tọa độ này trục X là hìnhchiếu của đường kinh tuyến trung ương và trục Y là hình chiếu của đườngxích đạo trên mặt phẳng Mọi điểm trên mặt phẳng được xác định bởi 2 giá trị
n - Số thứ tự của múi bản đồ;
N - Số thứ tự của mảnh bản đồ
Chúng ta có thể biên tập hoặc thêm mới một hệ tọa độ vào hệ thốngMapInfo bằng cách dùng các trình soạn thảo văn bản dạng ASCII để biên tậphay xác định các tham số của hệ tọa độ trong File MapInfor.Prj
Hệ tọa độ có thể là hệ tọa độ cục bộ không gắn với Trái đất (Non-earth)hoặc hệ tọa độ gắn với Trái đất (Earth System)
Trong công nghệ GIS đòi hỏi các đối tượng quản lý phải gắn với hệ tọa
độ thực, có nghĩa là mọi đối tượng phải gắn với vị trí thực của chúng trên mặtđất Chỉ có các lớp thông tin trong hệ Earth Coordinates chúng ta mới có thểthực hiện:
- Chồng xếp các lớp thông tin của thế giới thực;
- Chuyển đổi các hệ tọa độ tự động;
- Xác định vị trí thực của các đối tượng
Các bản đồ trong hệ Non-earth Coordinates chỉ thể hiện các đối tượngtheo hình dạng của chúng và không được gần với vị trí thực tế chúng takhông thể thực hiện việc chuyển đổi giữa các hệ tọa độ
3 Các tham số xác định hệ tọa độ
Hệ tọa độ trong MapInfo (trừ hệ tọa độ địa lý) thông thường được xácđịnh bởi các tham số sau đây:
- Tên của hệ tọa độ
- Tên lưới chiếu bản đồ
- Tên Ellipsoid quả đất
- Đơn vị tọa độ
- Kinh tuyến trung ương
Trang 15- Vĩ tuyến gốc
- Hệ số tỉ lệ
- Dịch chuyển của trục X
- Dịch chuyển của trục Y
Ví dụ trong MapInfo 8.0 hệ tọa độ Gauss, múi 18 hệ tọa độ HANOI-72
có thể được ta định nghĩa trong tập tin quản lý các hệ tọa dộ của phần mềmnhư sau:
" HANOI-72", 8; 1001, 7, 105, 0, 1, 500000;0
Trong đó:
" HANOI-72 ": Tên hệ tọa độ
8: Số hiệu phép chiếu Gauss;
1001: Số hiện quả cầu Krasovsky (Datum);
7: Mã đơn vị tọa độ là mét;
105: Giá trị kinh tuyến trung ương (L0);
0: Giá trị vĩ tuyến gốc (B0);
1: Hệ số tỉ lệ đường kinh tuyến trung ương (m);
50000 Dịch chuyển của trục Y (Y0)
0 Dịch chuyển của trục X (X0)
Khi muốn tạo ra một hệ tọa độ mới thì chúng ta phải biên tập lại File
MapInfo.prj của hệ thống theo các tham số nêu trên bằng các trình biên tậpASCII Biên tập xong chúng ta ghi lại và gọi chương trình MapInfo
Các hệ toạ độ thường dùng ở Việt Nam hiện nay ( hệ toạ độ Pulkovo
1942, HN-72, VN-2000, WGS-84, Indian 1960, Indian for Thailand andVietnam) là phép chiếu Gauss hoặc UTM đều là phép chiếu hình trụ, nằmngang, đồng góc
Đối với phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM trong Hệ VN-2000 cócông thức sau:
XUTM = ko XG
YUTM = ko ( YG – 500.000 ) + 500.000
Trong đó: ko = 0.9996 cho múi 6o , ko = 0.9999 cho múi 3o
XUTM, YUTM là toạ độ phẳng của lưới chiếu UTM
XG , YG là toạ độ phẳng của lưới chiếu Gauss
Việc lựa chọn kinh tuyến trục và độ rộng của múi chiếu có ảnh hưởng
Trang 16Ở Việt Nam theo hệ toạ độ VN-2000 chọn kích thước của Elipxoid làkích thước Elipxoid WGS-84 có tham số chính sau:
Bán trục lớn a = 6.378.137,0 m
Độ dẹt f = 1/ 298,257223563
Tốc độ góc quay quanh trục = 7292115,0 10- 11 rad/ s
Hằng số trọng trường trái đất GM = 3986005 108 m3 s -2
Số hiệu của múi chiếu và kinh tuyến trung tâm của múi chiếu được quyđịnh nhưsau:
Số hiệu múi chiếu Kinh tuyến trung tâm Số hiệu múi chiếu Kinh tuyến trung tâm
4 Các loại toạ độ
1 Toạ độ địa lý : Vị trí một điểm trên trái đất được xác định bằng giá trị
vĩ độ : B, kinh độ: L Đơn vị sử dụng là độ, phút, giây Đây là toạ độ cầu(Spherical)
2 Toạ độ vuông góc: Vị trí một điểm trên trái đất được biểu diễn trêngiấy bằng toạ độ phẳng X, Y Đơn vị sử dụng thông thường là mét Đây là toạ
độ phẳng (Cartesian) Có hai loại toạ độ thuận và toạ độ nghịch
Hệ toạ độ thuận Hệ toạ độ nghịch
Trang 17Hệ toạ độ nghịch được sử dụng trong bản đồ vì góc phương vị được xácđịnh từ phương Bắc và thuận chiều kim đồng hồ Khác với hệ toạ độ thuậngóc quay được xác định theo chiều nghịch kim đồng hồ và tia xuất phát làtrục hoành Điểm cần chú ý trong bản đồ trục tung được ký hiệu là X, trụchoành có ký hiệu là Y, ngược với hệ toạ độ thuận trục tung có ký hiệu là Y,trục hoành có ký hiệu là X Ký hiệu này đảm bảo cho mọi công thức hoàntoàn thoả mãn trong cả hai hệ toạ độ thuận, nghịch.
5 Các hệ toạ độ thường được sử dụng ở Việt Nam
1 Toạ độ None–Earth: Đây là hệ toạ phẳng không liên quan đến phépchiếu và ít dùng cho các tờ bản đồ Toạ độ này được sử dụng trong phạm vikhông lớn, lúc đó bề mặt trên trái đất được coi là phẳng
2 Toạ độ Pulkovo 1942 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu Gauss kíchthước Elipxoid là kích thước Krasovsky với bán trục lớn a = 6378.245,00 m ;b=6356.863,0188 m ; f= 1/ 298,300
Trong MapInfo có mã số kích thước của Elipxoid và định vị Elipxoid là 1001
3 Toạ độ HN-72 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu Gauss kích thướcElipxoid là kích thước Krasovsky với bán trục lớn a = 6378.245,00 m ;b=6356.863,0188 m ; f= 1/ 298,300 nhưng tham số định vị Elipxoid khácvới hệ toạ độ Pulkovo
Trong MapInfo chưa có mã số kích thước của Elipxoid và định vị Elipxoid
4 Toạ độ WGS- 84 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múichiếu 6o có hệ số k=0.9996 Kích thước của Elipxoid WGS -84 có bán trụclớn là a = 6.378.137,0 m ; b = 6356.752,0 ; Độ dẹt f = 1/ 298,257223563 Trong MapInfo có mã số kích thước của Elipxoid và định vị Elipxoid là 104
5 Toạ độ VN-2000 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múichiếu 6o có hệ số k=0.9996, múi chiếu 3o có hệ số k=0.9999 Kích thước củaElipxoid WGS-84 có bán trục lớn là a = 6.378.137,0 m ; b = 6356.752,0 ;
Độ dẹt f = 1/ 298,257223563
Nhưng tham số định vị Elipxoid khác với hệ toạ độ WGS-84
Trong MapInfo chưa có mã số kích thước của Elipxoid và định vị Elipxoid
6 Toạ độ Indian – 1960 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiéu UTM, vớimúi chiếu 6o hệ số k=0.9996 Kích thước của Elipxoid Everest có bán trụclớn là a = 6377.276,3452 m ; b = 6358.075,4133 ; f= 1/ 300,80170
Trong MapInfo có mã số kích thước của Elipxoid và định vị Elipxoid là 131
7 Toạ độ Indian for Thailand and Vietnam Hệ toạ độ này sử dụngphép chiếu UTM, với múi chiếu 6o hệ số k=0.9996 Kích thước của ElipxoidEverest giống với kích thước của Indian – 1960 có bán trục lớn là a =
Trang 18b = 6358.075,4133 ; f= 1/ 300,80170
Nhưng khác yếu tố định vị của Indian -1960
Trong MapInfo có mã số kích thước của Elipxoid và định vị Elipxoid là 40
Ta có sơ đồ để mô tả các hệ toạ độ trên như sau:
Pukovo 1942
( 1001)
WGS – 84 ( 104 )
Indian 1960 ( 131 )
HN-72
( mượn 1001)
VN-2000 ( mượn 104 )
Indian for Thailand and Vietnam
( 40 )
Những hệ toạ độ trong ô kẻ nét liền đậm có thể chuyển đổi qua lại vớinhau trong chương trình MapInfo Những hệ toạ độ trong ô kẻ nét đứt vànhạt chỉ chuyển đổi từ hệ toạ độ B, L sang hệ toạ độ X,Y và ngược lại, hoặcchuyển từ múi chiếu này qua múi chiếu khác, kinh tuyến trung tâm này sangkinh tuyến trung tâm khác, trong nội bộ hệ toạ độ đó của chương trìnhMapInfo
Trang 19CHƯƠNG III GIỚI THIỆU THỰC ĐƠN VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN
CỦA MAPINFO
Nội dung của chương này là giới thiệu qua các chức năng trong hệ thốngthực đơn của MapInfo 8.0 và nêu vắn tắt ý nghĩa của từng mục thực đơn.Trong các chương sau sẽ trình bày chi tiết các lệnh và các chức năng thườngdùng nhất của MapInfo
I Làm quen với phần mềm MapInfo 8.0
Chúng ta có thể khởi động gọi phần mềm MapInfo trực tiếp từ biểutượng thực đơn của chương trình Sau vài giây, trên màn hình sẽ hiển thị ra 1Logo của phần mềm và sau đó là một cửa sổ hộp hội thoại nhanh (Quick StartDialog) như sau:
Hộp hội thoại này có các chức năng sau:
- Restore Previous session (khôi phục lại tình trạng làm việc trước đây):
Nếu chọn chức năng này và sau đó bấm chọn OK thì trên màn hình sẽ hiển thịtoàn bộ nguyên trạng thông tin mà trước đó chúng ta thoát khỏi chương trìnhMapInfo
Trang 20- Open Last Used Workspace (mở trang làm việc sử dụng lần cuối cùng):
Nếu chọn chức năng này và sau dó bấm chọn OK chúng ta sẽ thực hiện mở lạitrang làm việc đã sử dụng lần cuối cùng trước khi thoát ra khỏi MapInfo
- Open a Workspace (mở một trang làm việc đã có): Nếu chọn chức năng
này và sau đó bấm chọn OK màn hình sẽ hiện ra hộp hội thoại mở file củamôi trưường Windows khi đó chúng ta sẽ thực hiện chọn tên của trang làmviệc và chọn nút Open để mở trang làm việc đã chọn
- Open a Table (mở một bảng thông tin đã có): Nếu chọn chức năng này
và sau đó bấm chọn OK màn hình sẽ hiện ra hộp hội thoại mở file của môitrưường Windows khi đó chúng ta sẽ thực hiện chọn tên của Table và chọnnút Open để mở Table đã chọn
Nếu không muốn truy nhập vào các chức năng trên của hộp hội thoạinhanh thì chúng ta có thể bấm chọn nút Cancel để trở về màn hình trắng củachương trình MapInfo
Trong màn hình này chúng ta thấy:
- Thanh tiêu đề của chưương trình ở vị trí trên cùng
- Tiếp theo là thanh thực đơn chính của chương trình
- Tiếp theo là biểu tượng thực đơn chính của chương trình
- Phía dưới màn hình là thanh trạng thái
Thanh tiêu đề Thực đơn chính
Các biểu tượng thực đơn chính
Thanh trạng thái
Hai hộp công cụ
Trang 21- Hai hộp công cụ (Main và Drawing).
II Làm quen với thực đơn của hệ thống
+ Thực đơn File:
- New Table: Tạo ra một lớp thông tin mới
- Open Table: Mở một lớp thông tin đã có
- Open DBMS Table: Mở 1 Table bằng cách kết nối và truy xuất cơ sở
dữ liệu từ xa Chức năng này chỉ nổi lên khi có sự kết nối với cơ sở dữ liệu từxa
- Open Workspace: Mở một trang làm việc đã có
- Close Table: Đóng các lớp thông tin đang mở
- Close All: đóng tất cả lớp thông tin đang mở
- Close DBMS Connection: Đóng kết nối với cơ sở dữ liệu từ xa
- Save Table: Ghi lại một lớp thông tin đang mở khi được sửa đổi nộidung Chức năng này chỉ hiện lên khi đã có 1 table bị thay đổi nội dung
- Save Copy As: Ghi một Table đang mở vào đĩa với tên khác hoặc đến
vị trí khác Chức năng này chỉ hiện lên khi có ít nhất 1 table đã được mở
- Save Query: Ghi lại 1 Table Query Chức năng này chỉ hiện lên khi đã
Trang 22Mỗi lần lựa chọn MapInfo sẽ tạo ra một Table Query chứa các đối tượngđược chọn ở lần đó và đánh số thứ tự tăng dần (Query1, Query2 )
- Save Workspace: Ghi lại một trang làm việc vào đĩa từ
- Save Window As: Ghi hình ảnh của một cửa sổ thông tin đang mở vàođĩa từ dưới dạng File ảnh
- Revert Table: Trở lại trạng thái sau lần ghi cuối cùng của một lớp đang
mở Chức năng này chỉ hiện lên khi đã có 1 Table bị thay đổi nội dung
- Run MapBasic program: Chạy một ứng dụng viết trong ngôn ngữMapBasic
- Page Setup: Thiết lập trang giấy của thiết bị in
- Print: Thực hiện in các thông tin ra thiết bị in
- Danh sách các lớp thông tin đã mở từ trước
- Exit: Thoát ra khỏi chương trình MapInfo
+ Thực đơn Edit
- Undo: Loại bỏ tác dụng của lệnh trước đó Chức năng này chỉ hiện lênkhi đã có 1 thao tác lệnh nào đó với các table đã mở
- Cut: Cắt bỏ các đối tượng đã chọn và đưa vào bộ nhớ đệm Chức năngnày chỉ hiện lên khi có 1 table ở chế độ sửa chữa được và phải có ít nhất 1 đốitượng được lựa chọn
- Copy: Sao chép các đối tượng đã chọn vào bộ nhớ đệm Chức năngnày chỉ hiện lên khi có ít nhất 1 đối tượng của 1 lớp được chọn
- Paste: Dán các đối tượng đang lưu trong bộ nhớ đệm vào Layer đang ởchế độ sửa được Chức năng này chỉ hiện lên khi đã thực hiện 1 lệnh Cut hoặcCopy và có 1 table đang ở chế độ sửa chữa được
- Clear: Xoá các đối tượng đã chọn và bản ghi thuộc tính của đối tượng.Chức năng này chỉ hiện lên khi đã chọn đối tượng của 1 lớp ở chế độ sửachữa được
Trang 23- Clear Map Obiects Only: Chỉ xóa các đối tượng bản đồ đã chọn Chức
năng này chỉ hiện lên khi đã chọn đối tượng của 1 lớp ở chế độ sửa chữa
- Reshape: Hiện các đỉnh của đối tượng dạng line, polyline, region đãchọn tại layer đang ở chế độ sửa được Chức năng này chỉ hiện lên khi khi đãchọn 1 đối tượng dạng vùng (Region) hoặc đường đa tuyến (Polyline) củalớp sửa chữa được
- New Row: Thêm một bản ghi mới vào lớp thông tin biên tập
- Get lnfo: Hiển thị hộp thông tin về đối tượng đã chọn
+ Thực đơn Tools
- Crystal Report: Tạo một báo cáo từ các dữ liệu thuộc tính
- Tool Manager: Hộp quản lý các công cụ của MapInfo hoặc các ứngdụng viết bằng Mapbasic
- Universal Translator: Công cụ chuyển đổi các file của các chương trìnhkhác (Autocad, Microstation) về MapInfo
+ Thực đơn Objects
- Set Target: Đánh dấu các đối tượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu.Chức năng này chỉ hiện lên khi khi đã chọn đối tượng dạng vùng (Region)hoặc đường đa tuyến (Polyline) của lớp sửa chữa được
Trang 24- Clecar Target: Loại bỏ việc chọn đánh đấu mục tiêu của các đối tượng.Chức năng này chỉ hiện lên khi đã thực hiện lệnh “Set Target” ở trên
- Combine: Nối các đối tượng cùng kiểu (cùng là đường hoặc cùng làvùng) đã chọn thành một đối tượng mới Chức năng này chỉ hiện lên khi đãchọn ít nhất 2 đối tượng cùng kiểu là đường hoặc là vùng của lớp sửa chữađược
- Split: Phân tách đối tượng mục tiêu theo đối tượng dạng vùng đã chọnthành các đối tượng mới Chức năng này chỉ hiện lên khi đã đánh dấu các đốitượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu bằng lệnh “Set Target” và ít nhất 1đối tượng dạng vùng được chọn
- Erase: Xóa một phần của đối tượng mục tiêu theo theo đối tượng dạng
vùng đã chọn Phần bị xoá nằm trong các đối tượng dạng vùng Chức năng
này chỉ hiện lên khi đã đánh dấu các đối tượng đã chọn thành đối tượng mụctiêu bằng lệnh “Set Target” và ít nhất 1 đối tượng dạng vùng được chọn
- Erase Outside: Xóa một phần của đối tượng mục tiêu theo đối tượng
dạng vùng đã chọn Phần bị xoá nằm ngoài ranh giới các đối tượng dạng vùng này Chức năng này chỉ hiện lên khi đã đánh dấu các đối tượng đã chọn thành
đối tượng mục tiêu bằng lệnh “Set Target” và ít nhất 1 đối tượng dạng vùngđược chọn
- Overlay Nodes: Tạo điểm nút (đỉnh) cho đối tượng mục tiêu dạng vùng
hoặc đường tại vị trí giao nhau với các đối tượng khác được chọn Chức năng
này chỉ hiện lên khi đã đánh dấu các đối tượng đã chọn thành đối tượng mụctiêu bằng lệnh “Set Target” và ít nhất 1 đối tượng dạng vùng hoặc đườngđược chọn
- Buffer: Tạo ra đối tượng đệm bao quanh đối tượng được chọn Chứcnăng này chỉ hiện lên khi 1 đối tượng dạng vùng hoặc đường được chọn vàphải có 1 lớp bản đổ được đặt ở chế độ sửa chữa được
- Convex Hull: Nối tất cả các đỉnh lồi nhất của các đối tượng đang đượcchọn thành một vùng Chức năng này chỉ hiện lên khi 1 đối tượng dạng vùnghoặc đường được chọn và phải có 1 lớp bản đổ được đặt ở chế độ sửa chữađược
- Enclose: Đóng vùng cho các đối tượng dạng đường đang được chọnnếu các đường này tạo thành vùng khép kín Chức năng này chỉ hiện lên khiđã lựa chọn các đối tượng dạng Polyline và 1 lớp bản đổ được đặt ở chế độsửa chữa được
- Check Region: Kiểm tra đối tượng dạng vùng và đánh dấu những nơitự cắt (vặn vỏ đỗ)
- Smooth: Làm trơn đối tượng dạng đường đã chọn Chức năng này chỉ
hiện lên khi đã lựa chọn các đối tượng dạng Polyline cuả lớp sửa chữa được
Trang 25- Unsmooth: Loại bỏ sự làm trơn của đối tượng đã bị tác dụng của chức
năng Smooth Chức năng này chỉ hiện lên khi đã lựa chọn các đối tượng dạng
Polyline đã được Smooth của lớp sửa chữa được
- Convert to Regions: Chuyển đối tượng đường thành đối tượng vùng.Chức năng này chỉ hiện lên khi đã chọn đối tượng đường của lớp sửa chữađược
- Convert to Polylines: Chuyển đối tượng vùng thành đối tượng đường.Chức năng này chỉ hiện lên khi đã chọn đối vùng đường cuả lớp sửa chữađược
+ Thực đơn Query
Màn hình thực đơn của chức năng này như sau:
:
- Select: Cho phép chọn các đối tượng theo các chỉ tiêu cho trước Chứcnăng này chỉ hiện lên khi có ít nhất 1 table đã được mở
- SQL Select: Cho phép chọn các đối tượng theo các chỉ tiêu cho trước
và thực hiện đồng thời việc tổng hợp các dữ liệu thuộc lính cho các dữ liệuđược chọn theo ngôn ngữ SQL Chức năng này chỉ hiện lên khi có ít nhất 1table đã được mở
- Select All from : Cho phép chọn tất cả các đối tượng trong một lớp
đối tượng cho trước đang mở nằm trên cùng trong cửa sổ bản đồ Chức năngnày chỉ hiện lên khi có ít nhất 1 table đã được mở
- Unselect All: Loại bỏ sự chọn toàn bộ các đối tượng đang được chọn.Chức năng này chỉ hiện lên khi đã có ít nhất 1 đối tượng được chọn
- Find: Tìm kiếm các đối tượng theo một chỉ tiêu cho trước Chức năngnày chỉ hiện khi ít nhất một bảng được mở phải có trường được đánh chỉ số
- Find Selection: Tìm và hiển thị các đối tượng dang chọn vào cứa số
bản đồ hiện thời trên màn hình Chức năng này chỉ hiện lên khi đã có ít nhất 1
đối tượng được chọn
- Calculate Statistics: Hiến thị cửa sổ tính toán thống kê.
Trang 26+ Thực đơn Tabl e:
- Update Column: Cập nhật giá trị của các trường dữ liệu trong Table;thực hiện liên kết các đối tượng trong các Table theo trường dữ liệu thuộc tínhchung và theo phân bố không gian
- Append Rows to Table: Ghép nối các bản ghi của hai Table có cùngcấu trúc dữ liệu thành một Table mới Chức năng này đòi hỏi phải có ít nhất 2Table được mở
- Geocode: Thực hiện địa mã hóa các đối tượng trong Table
- Create Points: Tạo ra đối tượng điểm dựa vào các trường tọa độ củachúng – Bảng được mở phải có 2 cột chứa toạ độ X và Y
- Combine Objects using Column: Tổng hợp các đối tượng theo giá trịcủa các trường dữ liệu
- Import: Nhập các file đồ hoạ từ các khuôn dạng (Format) khác vào
- Raster: Thực đơn quản lý Và thực hiện các thao tác về các Table hìnhảnh trong hệ thống thực đơn này cho phép ta thay đổi tính chất của File ảnhgốc và đăng ký hình ảnh vào trong cửa sổ bản đồ hiện thời
+ Thực đơn Option
Trang 27Trong này có các mục sau:
- Line Style: Thay đồi thuộc tính thể hiện của các đối tượng đường
- Region Style: Thay đổi thuộc tính thể hiện của các đối tượng vùng
- Symbol Slyle: Thay đổi thuộc tính thể hiện của các đối tượng điểm
- Text Style: Thay đổi thuộc tính thể hiện của các đối tượng chữ
- Toolbars: Điều khiển sự hiển thị của các hộp công cụ
- Show Theme Legend Window: Hiển thị cửa sổ ghi chú của bản đồchuyên đề
- Show Statistics Window: Hiển thị cửa sổ thống tin thống kê
- Show Mapbasic Window: Hiển thị cửa sổ câu lệnh của Mapbasic
- Hide Status bar: Tắt/hiện thanh trạng thái của hệ thống.
- Custom Colors: Định nghĩa thêm màu mới và chọn màu cho hệ thống.
- Preferences: Xác định các tham số chung cho hệ thống.
+ Thực đơn Window
Trang 28- New Map Window: Mở cửa sổ thông tin bản đồ (Mapper).
- New Graph Window: Mở cửa sổ thông tin biểu đồ (Graph)
- New Layout Window: Mở cửa sổ tạo trang trình bày (Layout)
- New Rcdistrict Window: Mở cửa sổ thông tin phân nhóm (Redistrict)
- Redraw Window: Vẽ lại màn hình
- Tile Windows: Sắp xếp và trải đều các cửa sổ thông tin đang mở trong
MapInfo.
- Cascacle Windows: Sắp xếp các cửa sổ thông tin đang mở theo lớp
- Arrange Icons: Sắp xếp các biểu tượng của hệ thống vào màn hình hiệntại
- Danh sách các cửa sổ thông tin đang mở
+ Thực đơn Help
- MapInfo Help Topics: Gọi thông tin trợ giúp của hệ thống theo các chủ
- About MapInfo: Hiển thị các thông tin về hãng
Khi chúng ta thực hiện mở các cửa sổ thông tin trong thực đơn Windowthì trên thanh thực đơn sẽ tự động hiện ra các thực đơn về chúng tương ứngnhư:
1 - Thực đơn Map (chỉ xuất hiện khi có cửa sổ bản đồ và cửa sổ này phải
đang ở trạng thái active) gồm:
Trang 29- Layer Control: Gọi hộp hội thoại quản lý các lớp của bản đồ được mở
tại cửa sổ trên cùng (Active Window).
- Create 3D Map: Tạo bản đồ mô hình hoá 3 chiều
- Create Thematic Map: Tạo ra các bản đồ chuyên đề
- Modify Thematic Map: Biên tập lại các bản đồ chuyên đề đã có
- Create Legend: Tạo chú giải cho bản đồ hiện thời
- Change View: Thay đổi tầm nhìn của cửa sổ bản đồ.
- Clone View: T'ạo ra mội cửa sổ bản đồ mới giống hệt cửa sổ cũ
- Previous View: Trở lại tầm nhìn trước đó
- View Entire Layer: Hiển thị toàn bộ các đối tượng của 1 hoặc tất cả các
lớp thông tin trong một cửa sồ bản đồ xác định.
- Clear Custom Labels: Loại bỏ các nhãn đối tượng do người dùng tựthêm
- Save Cosmetic Objects: Ghi lại các thông tin nằm trong lớp trung giancủa bản đồ vào 1 lớp đã có trên bản đồ vào hoặc lớp mới
- Clear Cosmetic Objects: Loại bỏ các thông tin nằm trong lớp trung giancủa bản đồ
- Set Clip Region: Hiển thị cửa sổ thông tin của đối tượng đã trong 1
vòng đã chọn.
- Clip Region On: Phân tách đối tượng đã chọn thành một cửa sổ thông
Trang 30- Digilizer Setup: Cài đặt bàn số hóa
- Option: Xác định các tham số liên quan đến cửa sổ bản đồ.
+ Thực đơn Browser:
- Pick Fields: Chọn các trường dữ liệu
- Options: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ xét duyệt
+ Thực đơn Graph.
- Formating: Định dạng cho các khung trang trí của đồ thị
- General Option: Tuỳ chọn chung để thay đổi cách hiển thị biểu đồ, đồthị
- Series Option: Thay đổi hiển thị của đồ thị được chọn
- Grid & Scale: Thay đổi các thông số hiển thị (hiển thị các trục,tỷ lệ,nhãn, con số, đường lưới) của đồ thị
- Title: Thay đổi các tiêu đề của đồ thị
Trang 31- 3D View Angle: Thay đổi góc nhìn đối với đồ thị dạng 3 chiều
- Save As Template: Ghi đồ thị hiện thời thành dạng đồ thị mẫu
+ Thực đơn Redistrict
- Assign Selected Objects: Gán các đối tượng đã chọn cho nhóm
- Set Target District from Map: Xác định nhóm mục tiêu từ cửa sổ thôngtin bản đồ
- Add District: Thêm một nhóm
- Delete Target District: loại bỏ nhóm mục tiêu
- Options: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ phân nhóm.
+ Thực đơn Layoul.
- Change Zoom: Thay đổi tỷ lệ hiển thị của trang trình bày
- View Actual Size: Hiển thị trang trình bày theo kích thưước thực
- View Entire Layout: Hiển thị toàn bộ nội dung của trang trình bày vàomột cửa sổ trình bày
- Previous View: Trở 1ại tỷ lệ hiển thị trước của trang trình bày
Trang 32- Bring to Front: Chuyển đối tượng của trang trình bày về phía trước
- Send to back: Chuyển đối tượng của trang trình bày về phía sau
- Align Objects Căn các đối tượng của trang trình bày
- Create Drop Shadows: Tạo bóng cho các đối tượng trong trang trình
bày đã chọn
- Options: Xác định các tham số điều khiển của cửa sổ trang trình bày
III Các thanh công cụ của MapInfo
Trong MaplnfoMapInfo có hai thanh công cụ chủ yếu và chúng hiển thịđồng thời với màn hình thực đơn khi chúng ta gọi khởi dộng phần mềm:
1 Thanh công cụ chính (Main tools box):
Trong hộp công cụ chính này ý nghĩa của các biểu tượng theo thứ tự từtrên xuống dưới và từ trái qua phải như sau:
- Biểu tượng công cụ chọn đối tượng
- Biểu tượng công cụ chọn các đối tượng theo một cửa sổ
- Biểu tượng công cụ chọn các đối tượng theo một vòng tròn
- Biểu tượng công cụ chọn các đối tượng theo một đa tuyến kín
- Biểu tượng công cụ chọn các đối tượng trong một vùng đa tuyếnkhép kín có sẵn
- Biểu tượng công cụ bỏ lựa chọn tất cả các đối tượng
- Biểu tượng công cụ chọn biểu đồ, đồ thị
- Biểu tượng công cụ phóng to bản đồ.
- Biểu tượng công cụ thu nhỏ bản đồ.
Hộp công cụ
chính (Main
Tols Box)
Hộp công cụ vẽ (Drawing
Tools Box)
Trang 33- Biểu tượng công cụ thay đổi tầm nhìn của cửa sổ bản đồ.
- Biểu tượng công cụ dịch chuyển màn hình
- Biểu tượng công cụ hiển thị cửa sổ thông tin đối tượng
- Biểu tượng công cụ hiển thị tự dộng nhãn đối tượng
- Biểu tượng công cụ nhân bản cửa sổ thông tin bản đồ
- Biểu tượng công cụ điều khiển các lớp thông tin
- Biểu tượng công cụ đo khoảng cách trên màn hình
- Biểu tượng công cụ điều khiển hiển thị cửa sổ ghi chú (Legend)
- Biểu tưượng công cụ điều khiển hiển thị cửa sổ thống kê
- Biểu tượng công cụ đặt nhóm đối tượng đã chọn thành nhóm đốitượng mục tiêu
- Biểu tượng công cụ gán đối tượng District đã chọn
- Biểu tượng công cụ hiển thị đối tượng đã phân tách thànhcửa sổ độc lập
- Biểu tượng công cụ phân tách đối tượng chọnthành đối tượng độc lập
2.Thanh công cụ vẽ (Drawing tools box):
Trong hộp công cụ này ý nghĩa của các biểu tượng theo thứ tự từ trênxuống dưới và từ trái qua phải như sau:
- Biểu tượng công cụ tạo đối tượng điểm (Point).
- Biểu tượng công cụ tạo đối tượng đường thẳng (Line).
- Biểu tượng công cụ tạo đối tượng đường đa tuyến (Polyline).
- Biểu tượng công cụ tạo đối tượng cung tròn (Arc).
- Biểu tượng công cụ tạo đối tượng vùng (Region).
- Biểu tượng công cụ tạo vòng ellip.
- Biểu tượng công cụ tạo hình chữ nhật
- Biểu tượng công cụ tạo hình chữ nhật tròn góc
- Biểu tượng công cụ tạo đối tượng chữ (Text)
- Biểu tượng công cụ tạo các khung cửa sổ (Frame) trên trang trìnhbày
- Biểu tượng công cụ điều khiển bật/tắt các điểm nút của đối tượng
- Biểu tượng công cụ tạo thêm điểm nút cho đối tượng
Trang 34- Biểu tượng công cụ xác định tham số thuộc tính thể hiện của đốitượng điểm.
- Biểu tượng công cụ xác định tham số thuộc tính thể hiện của đốitượng đường
- Biểu tượng công cụ xác định tham số thuộc tính thể hiện của đốitượng vùng
- Biểu tượng công cụ xác định tham số thuộc tính thể hiện của đốitượng chữ
3 Điều khiển tắt/bật các hộp công cụ
Thông thường khi khởi động gọi phần mềm MaplnfoMapInfo thì các hộpcông cụ trên đã hiện ra trên màn hình máy tính (đó là lựa chọn ngầm định của
hệ khống) Nếu chúng ta muốn tắt chúng đi khỏi màn hình thì có thể nháy đúpchuột vào nút điều khiển của cửa sổ hộp công cụ hoặc bấm chuột vào nút điềukhiển rồi sau đó chọn Close (tương tự nhưư các cửa sổ trong môi trườngWindows) Chúng ta cũng có thể chọn điều khiển từ thực đơn của hệ thống,vào thực đơn Options rồi chọn Toolbar khi đó màn hình hiện ra hộp hội thoạisau:
Ta chọn tên của hộp công cụ cần bật hoặc tắt rồi sau đó đánh dấu hoặcloại bỏ đánh dấu các lựa chọn vào hộp kiểm tra (Check box) Show hoặcFloating nếu chúng ta muốn di chuyển hộp công cụ đó Chúng ta cũng có thểđặt cố định các lựa chọn (điều khiển các hộp công cụ thành các giá trị ngầmđịnh của hệ thống bằng cách đánh dấu ô Save as Default)
Chọn ô Color Button dể đặt màu cho các nút biểu tượng công cu
Chọn ô Large Button dể đặt độ lớn cho các nút biểu tượng công cụ
Trang 35Chọn ô Show Tooltips để hiển thị chú giải nội dung cho các nút biểutượng công cụ Chọn ô Save as Default để ghi lại các lựa chọn trên cho cácbiểu tượng công cụ thành các giá trị ngầm định.
Sau khi chọn xong các lựa chọn điều khiển nhấp chọn OK để thực hiện.Nhấp Cancel để loại bỏ và nhấp nút Help để gọi trợ giúp Có thể chọn các hộpcông cụ trên màn hình và di chuyển nó đến vị trí mà chúng ta muốn hoặc tắt
nó bằng cách nhấp đúp vào biểu tượng đóng cửa sổ
Trang 36CHƯƠNG IV CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG MAPINFO
I Khai báo cho hệ thống
Khi máy đã được cài MapInfo thi việc cần thiết là cần phải khai báo cho
hệ thống Các khai báo này chỉ cần thực hiện một lần cho đến khi cài lạiMapInfo và chúng mang tính toàn cục, có nghĩa trở thành giá trị ngầm địnhcho MapInfo khi mỗi lần khởi động Để khai báo cho hệ thống ta vàoOption>Preference, khi đó hiện hộp hội thoại sau:
Ở đây ta chỉ xem xét 3 nút lệnh chính trên hộp hội thoại này, đó là: System Setings; Map Window và Legend Window:
a) System Setings: Khai báo thông số chung nhất cho hệ thống, sẽ hiện hộp hội thoại sau:
Trang 37- Copy to Clipboard: Cho phép khai báo các loại dữ liệu có thể đưa vàovùng nhớ đệm để chuyển đến các ứng dụng khác gồm:
+ Copy Text to clipboard: Cho phép đưa dữ liệu dạng chữ vào bộ nhớđệm
+ Copy Bitmap to clipboard: Cho phép đưa dữ liệu dạng ảnh Bitmap vào
bộ nhớ đệm
+ Copy Metafile to clipboar: Cho phép đưa dữ liệu dạng Metafile vào
bộ nhớ đệm
- Color Defaults: Chọn màu ngầm định cho MapInfo
+ Monitor Setting: Thiết lập chế độ màu giống như màu màn hình – Bảnđồ hiện ở dạng màu tuỳ vào màn hình là đơn sắc hay màn hình màu + Black & White: Thiết lập chế độ màu đơn sắc (trắng/đen) – bản đồluôn hiện ở dạng đơn sắc
+ Color: Thiết lập chế độ màu đa sắc – Trong trường hợp này bản đồ in
ra vẫn là bản đồ màu đa sắc dù chúng không hiện được màu đa sắc trên mànhình đơn sắc
Trang 38- Aspect Ratio Adjustment: Điều chỉnh hiển thị cửa sổ trong đó mụcUse custom screen size cho phép định ra kích thước cho của sổ với Width -khai báo chiều rộng và Height - khai báo chiều cao, đơn vị là inches.
- Paper & Layout units: Cho phép khai báo đơn vị độ dài trên trang sẽ in
ra giấy và trên trang trình bày (Layout)
- Number of Undo Objects: Số các đối tượng tối đa cho phép dùng lệnhUndo trong thực đơn Edit – Số đối tượng vượt con số khai báo ở đây nếu bịthay đổi thì lệnh Undo không có tác dụng Có thể khai báo từ 0 đến 800)
- Pre-Version 4 Symbols: Hiện các symbol trước phiên bản 4.0 trong đó
ô Display using True Type font cho phép vẽ các symbols dạng vector từ
“MapInfo Symbols” font
- Date Window for 2-digit Years: Chuyển số năm dạng 2 số thành 4 số+ Turn date windowing off (use current century): Sử dụng thế kỷ hiệnthời
+ Set date window to: Vào số từ 0-99 Số của thế kỷ sẽ tự động thêmdằng trước số năm (19 hoặc 20)
Ví dụ nhập vào 50, Số năm từ 00-49 trở thành 2000-2049
Trang 39- Highlight Control: thay đổi dạng hiển thị cho các đối tượng được chọnhoặc được đánh dấu thành đối tượng mục tiêu
+ Selected objects: Khai báo màu, kiểu cho các đối tượng đườnghoặc vùng được chọn bằng các nút tương ứng
+ Target objects: Khai báo màu, kiểu cho các đối tượng đườnghoặc vùng được đánh dấu thành đối tượng mục tiêu
- Warn prior to loss of: Hiện cảnh báo có thể mất các đối tượng nếu chưađươc ghi
+ Cosmetic Objects: Nếu ô này được đánh dấu cảnh báo có thể mất cácđối tượng trên lớp cosmetic
+ Map Labels: Nếu ô này được đánh dấu cảnh báo có thể mất các nhãnđã được tạo
+ Thematic Layers: Nếu ô này được đánh dấu cảnh báo có thể mất cáclớp bản đồ chuyên đề đã được tạo
- When resizing Map window: Dạng hiển thị bản đồ khi thay đổ kíchthước của cửa sổ:
+ Fit Map To New Window: Tự động phóng to/ thu nhỏ bản đồ cho vừacửa sổ khi thay đổi kích thước cửa sổ
+ Preserve Current Scale: Giữ nguyên tỷ lệ khi thay đổi kích thước cửasổ
- Move duplicate nodes in: Di chuyển đồng thời các đỉnh trùng nhau+ None of the layers: Không cho phép chuyển đồng thời các đỉnh trùngnhau của 2 đối tượng
+ The same layer: cho phép chuyển đồng thời các đỉnh trùng nhau của 2đối tượng cùng lớp nếu ta di chuyển đỉnh của một đối tượng
- Apply Clip Region Using: Các chế độ dấu các đối tượng ngoài vùng đãchọn khi thực hiện lệnh Set Clip To Region
+ Window Device Clipping (all objects): Chế độ dấu tất cả các đối tượng
+ Window Device Clipping (no points, text): Chế độ dấu các đối tượngtrừ điểm hoặc chữ
+ Erase Outside (no points, text): Chế độ dấu và cắt bỏ các đối tượngtrừ điểm hoặc chữ
- Distance/Area using: Dạng độ dài/diện tích được tính toán
Trang 40+ Spherical: Độ dài/diện tích được tính thông qua toạ độ kinh vĩ
+ Cartesian: Độ dài/diện tích được tính theo toạ độ Đề Các
- Metric distance & area units: Khai báo đơn vị ngầm định độ dài vàdiện tích theo hệ mét (đơn vị sẽ là km và km2) Hiệu ứng này chỉ có tác dụngđối với cửa sổ mới
- Scroll Bars: Cho phép hiện thanh cuộn tại mép cửa sổ bản đồ
- Show InfoTips: Cho phép hiển thị thông tin ngắn gọn của đối tượng đãđược tạo nhãn khi đưa chuột tới
- Show Coordinates in Degrees Minutes Seconds: Cho phếp hiện giá trịtoạ độ theo độ-phút-giây
nếu đơn vị toạ độ được khai báo là Degreé
- Enable Hardware Acceleration for 3DMap Window: Tăng tốc độ phầncứng để hiển thị bản đồ 3 chiều
- Snap Tolerance: Khai báo độ dung sai cho chế độ Snap (Bắt dínhđiểm), đơn vị khoảng cáh là chấm điểm (Pixel) trên màn hình
- Handler for New Grids: Điều khiển cho lưới mới khi tạo bản đồ chuyên
đề ảnh Grid Tại đây sẽ liệt kê các khuôn dạng Grid (lưới) mà đã được càitrong máy, nếu không cài gì đặc biệt thì luôn là lưới khuôn dạng của MapInfoc) Legend Window: Khai báo các ngầm định cho cửa sổ ghi chú:
Tại hộp thoại trên có các mục khai báo:
- Title Pattern: Gán các tiêu đề chính trên đầu mỗi khung ghi chú, thayđổi kiểu chữ bằng nút bên cạnh
- Subtitle Pattern: Gán các tiêu đề con, thay đổi kiểu chữ bằng nút bêncạnh