Các đối tượng trong truy vấn có thể rất khác so với những đối tượng trong bảng gốc do đã bị thay đổi kiểu dáng hiển thị nhờ nút Display trên hộp thoại Layer Control hoặc thực hiện lệnh N
Trang 1I KẾT BẢNG ĐỂ TẠO RA CHỦ ĐỀ
Trong quá trình thu thập dữ liệu cho một Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS), có thể sẽ có rất nhiều bảng khác nhau được tạo ra
Thường thì cần phải liên kết các bảng thông tin riêng biệt này với nhau để tạo ta một truy vấn (query) Trong trường hợp này sẽ có sự kết nối một -một giữa hai bản ghi trong 2 bảng thông tin, mặc dù có thể chúng không cùng số thứ tự
Ví dụ về quá trình kết hợp này, chúng ta sẽ sử dụng bộ dữ liệu thống kê quốc gia về bệnh sốt rét Hai bảng được lựa chọn là
"Population-Malaria_Risk" và "Spray_Insecticide_Impregnation" Hai bảng này là một phần trong số hàng loạt các bảng đã được tạo ra cho dự án kiểm soát bệnh sốt rét với sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu
Cả hai bảng đều chứa những thông tin về 7 tỉnh thực hiện dự án Dữ liệu được sưu tập từ những báo cáo tổng hợp cấp Huyện vào năm 1997
Một bảng chứa dữ liệu dự tính số dân có nguy cơ bị
nhiễm bệnh sốt rét
Bảng khác chứa thông tin về việc phân bổ loại thuốc
nhằm kiểm soát loại côn trùng gây bệnh
Truy vấn sẽ bản đồ hoá kết quả kết hợp, thể hiệ tỷ lệ dân
số được bảo vệ trong số người có nguy cơ nhiễm bệnh
SQL như hình bên phải
Khi tiến hành liên kết này chúng ta tạo ra một SQL rất đơn giản sử dụng lệnh Query > SQL Select Khi chúng ta chọn hai bảng "Population_Malaria_Risk" và
"Spray_Insecticide_Impregnation", MapInfo sẽ tự động chèn mệnh đề kết hợp sau vào Where Condition
Population_Malaria_Risk.Code = Spray_Insecticide_Impregnation.Code
Khi thực hiện lệnh Table > Upade Column, Thematic Mapping và SQL Select với chỉ 2 bảng, MapInfo sẽ tự động đặt điều kiện liên kết cho bạn, dựa trên loại trường và nội dung thích hợp
Trang 2Bạn có thể lưu khai báo SQL cho phiên làm việc sau Kích vào nútSave Template trong hộp thoại SQL và hộp thoạiSave Dialog to Query File (như hình bên trái) sẽ xuất hiện
Chọn đường dẫn và tên của truy vấn theo yêu cầu Bất
kỳ bảng tạm thời nào được tạo ra cũng mất đi khi ta đóng MapInfo
Nếu chỉ cần các kết quả của truy vấn trong phiên làm việc này, hoặc có thể chạy lại truy vấn một cách dễ dàng, sử dụngMap > Layer Control (Ctrl-L)và thêm (Add) bảng vừa được tạo ra Các đối tượng trong truy vấn có thể rất khác so với những đối tượng trong bảng gốc do đã bị thay đổi kiểu dáng hiển thị nhờ nút Display trên hộp thoại Layer Control hoặc thực hiện lệnh Non-visible (không nhìn thấy) trên bảng gốc
Thực hiện lệnhFile > Save Copy As để lưu bảng thành bảng thường xuyên/vĩnh viễn nếu thấy cần thiết
Dù sử dụng phương pháp gì đi nữa thì bước tiếp theo vẫn là tiến hành thao tácMap>Create Thematic Map Chọn Ranges như là một phương pháp
hiển thị chủ đề
Trong bước 2 của Tạo Bản Đồ Chủ Đề, chọn điều
kiện cuối cùng (Expression ) trong menu thả.
Trong hộp thoại Expression, chọn các cột
"Total_Pop_protected" và "Pop_at_Malaria_Risk" Đảm
bảo rằng toán tử '/' phải được đặt giữa hai tên cột (xem
hình bên phải)
Kết quả là ta đã có một Bản Đồ Chủ Đề hiển thị như hình bên trái
Chú ý là có một sự không nhất quán đối với một vài dữ liệu số Tỷ lệ dân
số được bảo vệ không thể vượt quá tổng dân số có nguy cơ nhiễm bệnh sốt rét Ở hai tỉnh Kon Tum và Đắc Lắc, tỷ lệ này đã vượt quá số lượng cho phép
Sự sai sót này đã nêu bật mối quan hệ bên trong tồn tại giữa chất lượng của dữ liệu đầu vào và độ chính xác của sản phẩm đầu ra.Trong trường hợp này cần phải chú ý nhiều đến việc kiểm tra các báo cáo và tổng hợp
sự mất cân xứng của dữ liệu ở cấp tỉnh
Vấn đề về quản lý dữ liệu là vấn đề cốt lõi cần quan tâm đối với GIS Bằng cách to bóng chủ đề, ta có thể bảo toàn sự nguyên vẹn của dữ liệu
Các loại lớp bản đồ chủ đề khác nhau có thể nằm chồng xếp lên nhau
Cũng có thể áp dụng các chủ đềdạng cột, dạng bánh hay dạng điểm, điều đó còn phụ thuộc vào sự lựa chọn dữ liệu
Trang 3Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng các biểu tượngGraduated để hiển thị các cột
"Deaths_1000_Population" (tỷ lệ người chết trên 1000 dân)
Vì màu mặc định là màu đỏ và màu trước đây cũng là màu đỏ, nên tốt
hơn là chọn một màu khác bằng cách tuỳ biến Settings và chỉ định màu
xanh thay thế Có thể thay đổi tiêu đề của Nhãn (Legend) rất dễ dàng
Phải chú ý để không tạo ra quá nhiều bản đồ với quá nhiều thông tin
Cần phải chú ý đến những vấn đề như quy mô, độ bao quát trong việc
thiết kế một bản đồ chủ đề tốt
Chúng ta cần phải chú ý nhiều đến việc sắp xếp không gian bất kỳ khi nào sắp xếp một bản đồ chủ đề Bạn
có thể tiến hành việc này bằng Customizing Ranges trong bước 2 để tạo ra một bản đồ chủ đề Chọn Custom ở đỉnh của menu thả
Nếu bạn mở hộp thoại Layer Control, bạn sẽ nhìn thấy các lớp chủ đề nằm giáp với bảng bố mẹ mà các chủ đề bắt nguồn Chúng ta không thể chỉnh sửa được những chủ đề này nhưng có thể sắp xếp lại hoặc tắt đi (xem hình bên dưới)
II CÁC KIỂU DÁNG ĐỐI TƯỢNG BẢN ĐỒ
Kiểu dáng biểu tượng (đối tượng điểm), đường (đối tượng đường), vùng (đối tượng vùng) và văn bản (đối tượng text) có thể được thay đổi bằng lựa chọn trong menu Options (tuỳ chọn) hoặc toolbox (hộp công cụ) và những phím tương đương trên bàn phím
Loại đối tượng Biểu tượng Toolbox Phím tắt trên bàn phím Options menu
Điểm/Biểu Tượng Alt F8 Options>Symbol Style
Đường/Nhiều đường Shift F8 Options>Line Style
Trang 4Chọn menu hoặc biểu tượng toolbox sẽ hiển thị hộp thoại loại đối tượng phù hợp Kích vào danh sách thả/kéo xuống sẽ hiển thị những biểu tượng để lựa chọn, đường và kiểu dáng, màu sắc vv
Phạm vi ứng dụng của các kiểu dáng
Những thay đổi được tiến hành trong hộp thoại Style nhằm:
Chọn lựa các đối tượng trên cửa sổ bản đồ hiện hành, lớp bản đồ phải đặt editable
Đối với các đối tượng cùng loại (điểm, đường, vùng hay văn bản) sẽ được vẽ đến khi tiến hành thay đổi kiểu dáng mặc định khác
Bạn cũng có thể chỉnh sửa kiểu dáng một đối tường và tất cả các đối tượng tiếp theo được vẽ bằng cách kích vào nút Style trong hộp thoại thông tin về đối tượng
MapInfo có thể thay đổi cả kiểu dáng của những đối tượng được lựa chọn và kiểu dáng mặc định của loại đối tượng đó, điều này trái ngược với khả năng của những cửa sổ thông thường (Kiểu dáng mặc định chỉ có thể thay đổi nếu không đối tượng nào được lựa chọn, điều này gây những bất tiện rất lớn)
Tại sao các kiểu dáng lại không thay đổi?
Kiểu dáng các đối tượng bản đồ được lựa chọn sẽ chỉ thay đổi nếu chúng nằm trong lớp bản đồ
có thể thay đổi được Kiểm tra xem các đối tượng mà bạn đang muốn thay đổi kiểu dáng đã hiển thị các dấu hiệu cho phép chỉnh sửa
Nếu các đối tượng nằm trong lớp bản đồ có thể chỉnh sửa được, check Style override (trang 82) Nếu style override được bật lên cho lớp bản đồ chứa những đối tượng này, những đối tượng sẽ hiển thị với những kiểu dáng cụ thể theo style override, kể cả từng kiểu dáng áp dụng cho từng đối tượng Những thay đổi về kiểu dáng đã được tiến hành nhưng chúng chỉ thể hiện khi style override bị tắt
Kiểu dáng đối tượng Điểm
Danh sách Font chữ cho phép lựa chọn bất kỳ font nào đã được cài đặt trong Windows, bao gồm cả các font chữ đặc biệt của MapInfo Mặc định là các biểu tượng tương thích của MapInfo phiên bản 3.0, đó không phải là font chữ đúng Chữ
N trong danh sách thả font chữ cho biết một biểu tượng không có giá trị, ví dụ: không biểu tượng nào thể hiện kích
cỡ tối đa là 48 điểm, kích cỡ tối thiểu trong danh sách thả là
9 điểm, nhưng bạn có thể đánh vào kích cỡ nhỏ hơn (thường thì kích cỡ có thể tới 4)
Lệnh Rotation, Background và Effect chỉ có tác dụng đối với những loại fonts chữ đúng Lệnh Rotation có góc quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ Các background/Nền khác nhau (None, Halo và Border) không thể tồn tại cùng một lúc - mỗi lần bạn chỉ có thể chọn một trong 3 backgrounds trên trong khi những hiệu ứng (Drop Shadow và Bold) có thể được áp dụng cùng nhau
Trang 5Chúng ta có thể định nghĩa những biểu tượng mới thông qua ứng dụng Symbols MapBasic do MapInfo cung cấp hoặc tạo chúng dưới dạng bitmaps trong
thư mục CustSymb
Loại Đối Tượng Đường
MapInfo chỉ cung cấp một số loại đường Có một số kiểu
đường truyền thống ở cuối danh sách thả (xem hình trên),
nhưng có quá ít loại đối tượng đường và không thể tạo ra
các đối tượng mới là một bất lợi đối với các ứng dụng bản
đồ
Chữ "N" ở đầu mỗi danh sách thả cho biết kiểu đường null, tức là không có đường nào được
vẽ Kiểu Null đặc biệt phù hợp với các kiểu đường liên quan đến đối tượng vùng mà không yêu cầu phải có đường biên
Chú ý các kiểu dáng đường với một biểu tượng ở cuối (mũi tên hoặc hình tròn) Điều này rất
có ích cho việc vẽ các mũi tên hoặc làm nổi bật điểm cuối của các đường nhưng chất lượng các mũi tên thì không được tốt lắm và không có sự lựa chọn nào về loại mũi tên GISNet MapInfo FIP hỗ trợ việc tạo ra các mũi tên trong nhiều loại khác nhau
Kiểu Đối Tượng Vùng
Bỏ chọn hộp phía bên trái của Background trong hộp thoại Region Style sẽ làm cho Background hiện rõ hơn, do đó bạn có thể nhìn thấy những đối tượng gạch chân
III LABELLING
MapInfo có hai chức năng tạo nhãn các đối tượng trên bản đồ sử dụng các giá trị từ dữ liệu biểu bảng gắn kèm với mỗi đối tượng
công cụ Label để tạo nhãn cho từng đối tượng riêng rẽ Nháy chuột trên đối tượng cần tạo nhãn, tại điểm muốn hiển thị nhãn;
chức năng Automatic labelling để toạ nhãn cho tất cả các đối tượng của lớp đó Automatic labelling được bật khi chọn ở phần Label trong hộp thoại Layer Control.
Trang 6Nhãn là một phần của cửa sổ bản đồ, không phải của bảng (table) Cùng một đối tượng có thể được tạo nhãn khác nhau trong các cửa sổ bản đồ khác nhau
Nhãn được gắn trực tiếp với các đối tượng và luôn có thể chỉnh sửa được, không phụ thuộc vào lớp thông tin mà nó gắn với có chỉnh sửa được hay không Nhãn luôn ở trên các đối tượng khác
Định hình nhãn
Trước khi sử dụng công cụ Label hoặc chức năng tạo nhãn tự động, dùng Map>Layer Control (Ctrl-L) để định hình nhãn Trong hộp thoại Layer Control, chọn lớp thông tin chứa các đối tượng dùng tạo nhãn, sau đó chọn Label để hiển thị các lựa chọn tạo nhãn.
LTrường tạo nhãn
Người sử dụng có thể dán nhãn các đối tượng với bất kỳ trường nào đã được định nghĩa trong bảng hoặc một biểu
thức (MapInfo Reference từ trang 194 đến 195) Việc này
cho phép dán nhãn với những thông tin như tên (địa điểm hay tên địa danh) hoặc các từ định danh (ví dụ: số tham khảo, mã đối tượng, số đường phố )
Các hàm ký tự có thể đặc biệt hữu dụng như là phương tiện để bỏ bớt những trường dài hoặc lấy ra những đoạn ngắn từ đầu hay giữa của một trường, ví dụ:
Right$(SamplcID,4) sẽ trả về kết quả là 4 ký tự cuối
cùng của SamplcID Bạn cũng có thể tạo ra các nhãn
bằng cách cộng các chuỗi/trường, ví dụ: Mapsheet + Sitenum để cộng hai trường riêng biệt bằng nét gạch
ngang ( chữ ở giữa được tạo ra đúng nguyên văn) Bạn cũng có thể chèn một dấu ngắt
dòng vào nhãn bằng Chr$(10) Để sử dụng biểu thức cho nhãn, chọn Expression ở cuối
danh sách thả Source Ta cũng có thể chỉnh sửa một biểu thức hiện có bằng cách chọn
Expression một lần nữa.
Các trường đã được gắn mã có thể được sử dụng để viết một số hoặc kiểu viết tắt của mỗi đối tượng trên bản đồ như là một lựa chọn đối với những biểu tượng được cung cấp bởi bản đồ chủ
đề (chương 8) Điều này có thể rất hữu ích trong trường hợp có một số lượng giá trị lớn, như vậy thì các chữ cái từ A đến Z hoặc những mã nhất định có thể có cách xác định các đối tượng tốt hơn sự dư thừa các biểu tượng Các đối tượng cũng có thể được thay thế bằng nhãn bằng các xác định N (không biểu tượng) sử dụng hộp thoại loại đối tượng (object style) và đưa nhãn vào tâm (xem phần dưới)
Hiển thị
Các Nhãn tuỳ biến (các nhãn được tạo ra bằng công cụ Label hoặc các nhãn được kéo ra khỏi
vị trí gốc hoặc các nhãn có kiểu dáng hay nội dung đã được chỉnh sửa) có thể nhìn thấy được Chúng không bị tác động bởi hộp check Visibility trong hộp thoại Layer Control hoặc thiết lập visibility trong hộp thoại Label Options
Có thể bật lên hoặc tắt các nhãn tự động bằng cách chọn nút On hay Off trong hộp thoại Label Options cũng như chọn vào hộp Visible trong hộp thoại Layer Control, hoặc có thể hiển thị
Trang 7chúng trong một vùng nhất định Dấu check màu đỏ trong cột Labelling của hộp thoại Layer Control cho biết các nhãn trên lớp bản đồ được thiết lập chế độ zoom, mà bản đồ đó được phóng to ra ngoài phạm vi các nhãn được hiển thị
Nếu có quá nhiều nhãn thì bản đồ có thể bị rối, vì thế MapInfo cho phép loại trừ các nhãn
thông qua Allow Duplicate Text, Allow Overlaping Text, mà Maximum Labels Bằng
cách này bạn có thể tránh được rất nhiều nhãn chồng chéo, ví dụ các dòng sông được đánh dấu bằng một vài đoạn ngắn Không chọn Overlapping text sẽ tạo ra một bản đồ trống trơn Nhưng nếu mất đi các nhãn cho các đối tượng gần kề nhau thì vẫn có thể được nếu đối tượng
đó chỉ cần có một vài nhãn đại diện chứ không cần một hệ thống các nhãn Maximum labels đặt ra giới hạn trên cùng về số lượng nhãn được thể hiện
Không có tuỳ chọn nào dành cho người sử dụng quyền kiểm soát đối với việc những nhãn nào được hiển thị và những nhãn nào bị bỏ đi Một tuỳ chọn tốt hơn nhằm cho phép cả duplicate
và overlapping, và sau đó đưa các nhãn được tạo ra để sắp xếp chúng một cách gọn gàng
Xem Trước Các Nhãn
Bởi vì các nhãn thường duy trì cùng một kích cỡ sao cho phù hợp với cửa sổ bản đồ, và nhìn chung kích cỡ trên màn hình sẽ lớn hơn kich cỡ trên cửa sổ printout của bản đồ, rất khó có thể xác định được chính xác khoảng cách giữa các nhãn trên cửa sổ bản đồ Lệnh Zoom In thu nhỏ các nhãn sao cho phù hợp với khoảng không gian sẵn có, vì vậy kết quả của lệnh Zoom out thường không thể đoán trước được
Để duy trì chế độ hiển thị bán WYSIWIG của sản phẩm bản đồ cuối cùng, đầu tiên điều chỉnh cửa sổ bản đồ đến hình dạng, hướng ( dọc hoặc ngang) và độ bao phủ của bản đồ Thiết lập kích cỡ tối thiểu có thể chấp nhận được của nhãn cho bản đồ (tốt hơn là nên sử dụng các font chữ như Times, như vậy bạn có thể đóng gói số lượng tối đa các thông tin trong một không gian nhỏ) Đừng lo nếu bản đồ hiển thị với nhiều nhãn chồng chéo
Bây giờ hãy mở cửa sổ Layout chứa một frame cho cửa sổ bản đồ, đảm bảo rằng layout chứa một trang (hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn in bản đồ trên nhiều trang) theo cùng một hướng với bản đồ và thay đổi lại kích cỡ cho khung bản đồ (ấn giữ Shift để hình dạng bản đồ không thay đổi) để fill layout Đặt cửa sổ layout bên cạnh cửa sổ bản đồ và thiết lập hiển thị layout ở
100% hoặc lớn hơn (Layout > Change Zoom)
Sử dụng Layout > Options và thiết lập Show frame contents to Always Điều này sẽ đảm bảo
rằng cửa sổ layout được cập nhật khi có bất kỳ thay đổi nào trên bản đồ Nếu tốc độ chậm thì
có thể chuyển sang Only when Layout Window is Active, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải kích hoạt cửa sổ layout sau khi có một vài thay đổi để xem hiệu ứng
Bây giờ bạn cũng có thể điều chỉnh vị trí của các nhãn trên bản đồ và quan sát hiệu ứng cuối cùng trên cửa sổ layout Khó khăn chính bây giờ là tìm ra các nhãn mà bạn muốn dịch chuyển trong số quá nhiều các nhãn trên cửa sổ bản đồ ( điều này có thể kéo các nhãn sát gần nhau
ra xa nhau và sau đó lần lượt dịch chuyển chúng ra sau) và tìm một phần bản đồ mà bạn đang làm việc trên cửa sổ layout của nó
Kiểu Dáng
Nút Text Style (kiểu văn bản) cho phép thiết lập kiểu font chữ và kiểu dáng (trang 118-119)
để sử dụng cho việc tạo nhãn Mặc dù MapInfo chỉ cho phép hiển thị kích cỡ đến 8 point,
Trang 8nhưng bạn có thể đánh vào kích cỡ nhỏ hơn và kích cỡ trong vòng 5-6 point thường phù hợp cho việc dán nhãn một số lượng lớn các đối tượng có thể sử dụng các kích cỡ nhỏ hơn cho máy in laze có độ phân giải cao
Kích cỡ các nhãn tương ứng với cửa sổ bản đồ cả khi bản đồ được phóng to hay thu nhỏ, không giống như các đối tượng text trên các lớp bản đồ, những đối tượng text này có thể lớn hơn khi chúng ta zoom in (như các nhãn trong MapInfo phiên bản 3.0)
Khi một nhãn được kéo ra khỏi đối tượng đã được dán nhãn, ta có thể vẽ một đường thẳng hoặc một đường mũi tên nối giữa các nhãn và các đối tượng (hoặc các điểm được dán nhãn bằng công cụ Label) Ta cũng có thể thay đổi kiểu dáng các đường nối hoặc đường mũi tên bằng cách sử dụng nút line style (kiểu đường) ở dưới Nhìn chung các đường thẳng nhìn tốt hơn là các đường mũi tên nếu có nhiều đường nhãn
Vị Trí
Các nhãn được đặt vào giữa đối tượng bằng cách kích vào một trong các hộp the Anchor Point Điểm 2 mặc định Label Offset giữa các nhãn và đối tượng được dán nhãn thường không phù hợp với các đối tượng điểm
Chọn hộp Rotate Label with Line làm cho các nhãn theo hướng của các đường đang dán nhãn,
ví dụ các đường lưới theo hướng Y sẽ có đối tượng text chạy theo hướng dọc
Có thể qua các nhãn, giống như những đối tượng text khác hoặc có thể chọn và xoay các nhãn với nhau bằng cách kéo tay xoay nằm dưới cùng bên phải của text
Mất các nhãn?
Nếu bạn có thể dán nhãn và nhận thấy rằng chỉ một vài đối tượng được dán nhãn, chọn hoặc
là Allow Duplicate Text và Allow Overlapping Text (trang 140) Nếu không được hoặc các
nhãn bị hạn chế bởi Maximum Labels, sau đó có thể xoá bớt các nhãn khỏi bản đồ một cách tuỳ ý Khi giá trị được mặc định là maximum labels, các nhãn được hiển thị theo thứ tự trong
đó các bản ghi xuất hiện trên bảng đến tận khi đạt đến số lượng tối đa, sau đó thì không nhãn nàođược hiển thị nữa
Nếu tất cả các nhãn đều bị mất, hãy xem liều zoom range (phạm vi zoom) đã được xác định là Min.Zoom hay Max.Zoom Hãy tìm dấu check màu đỏ trong cột labelling trong hộp thoại Layer Control, điều đó cho thấy bản đồ đã nằm ngoài phạm vi mà labelling cho phép
IV DÙNG BIỂU THỨC ĐỂ TẠO NHÃN
Thường thi người sử dụng muốn tạo ra một nhãn cho một đối tượng từ số liệu trong nhiều cột khác nhau Cách tốt nhất để thực hiện được chức năng này là tạo ra một biểu thức để tạo nhãn
1.Để tạo ra một biểu thức, chọn MAP>LAYER CONTROL>LABEL Trong Label With Section, chọn Expression từ Label với danh sách thả xuống Khi đó bạn đã có thể nhập biểu thức của mình
Trang 92.Bạn nên thay thế tên của các cột dữ liệu thật tại vị trí các tên cột trong ví dụ
3.Có thể thêm một chuỗi ký tự vào nội dung của một cột để phân biệt ý nghĩa của nhãn Chuỗi ký tự này phải nằm trong dấu nháy kép Dấu cộng được sử dụng
để nối/ghép các đối tượng văn bản EXPRESSION:
"Total Sales: "+Amount Ví dụ này sẽ cho kết quả là các từ "Total Sales" theo sau là dấu hai chấm và giá trị từ cột số liệu Amount
4.Có thể tạo ra một nhãn gồm nhiều dòng bằng cách thêm phím xuống dòng vào biểu thức tại điểm mà bạn muốn dòng tiếp theo bắt đầu Phím xuống dòng được thể hiện bằng ký hiệu CHR$ (13) trong biểu thức
EXPRESSION: Name+chr$(13)+Amount
Ví dụ này sẽ in Name cùng giá trị Amount ngay dưới nó
5 Người sử dụng có thể kết hợp cả hai kỹ thuật trên để tạo những nhãn phức tạp
EXPRESSION: "Name: "+chr$(13)+" Sales: "+Amount
Ví dụ này thể hiện phương pháp kết hợp nhiều dữ liệu và phím xuống dòng trong một biểu thức
Kết quả:
Name: Cindy
Sales: 758412
V TẠO BẢN ĐỒ CHỦ ĐỀ HAI THAM BIẾN
Bản đồ chủ đề hai tham biến sử dụng đối tượng điểm hoặc đường để thể hiện hai tham biến
Ví dụ, Một đường tròn tô màu có thể thể hiện một công ty đặc biệt nào đó trong khi kích cỡ của đường tròn đó sẽ thể hiện số lượng đơn đặt hàng của công ty đó Tuy nhiên, cũng có những hạn chế đối với loại bản đồ chủ đề này
1.Chỉ làm việc với các đối tượng điểm
2.Ít nhất một trong những bản đồ này phải dựa trên một tham biến dạng số
3.Loại chủ đề hạn chế trong số 2 Ranged hoặc 1 Ranged và 1 Individual
Trong ví dụ sau, bảng CUSTOMER sẽ được tô bóng bằng tên công ty và sau đó là doanh số bán chia theo khoảng (range)
Bản đồ đầu tiên: Bản đồ chủ đề dạng Individual cho CUSTOMER dựa vào Tên Công Ty
1.Mở bảng mà bạn đang làm việc với (File > Open Table> CUSTOMER TAB)
Trang 102 Tạo ra bản đồ chủ đề đầu tiên cho tên công ty
3 (Xem Trước) chọn OK Thao tác này sẽ để lại các điểm được tô bóng và một legend đơn (xem hình trên)
Bản Đồ Thứ 2:
1.Tạo ra một bản đồ chủ đề thứ 2 (Map>Create Thematic Map
> Ranges) Bản đồ này sẽ được tạo ra trên tham biến số ORD_AMT
2.Bước 3: Kích vào Styles, sau
đó kích vào OPTIONS Trong phần APPLY, chọn tuỳ chọn kích
cỡ
Kích OK và chọn OK tiếp theo để hoàn thành bước 3
Bản đồ chủ đề kết quả hiển thị công ty theo màu và số đơn đặt hàng của công ty theo kích cỡ của đường tròn
VI SỬ DỤNG CHỨC NĂNG VÙNG ĐỆM GIÚP NGƯỜI SỬ DỤNG MAPINFO PROFESSIONAL XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ THÔNG QUA CÁC DỮ LIỆU CÓ LIÊN QUAN.
BẤT KỲ NGƯỜI BÁN LẺ NÀO CŨNG NÓI RẰNG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KHÁCH HÀNG LÀ MỘT NHIỆM VỤ HẾT SỨC QUAN TRỌNG VỚI MAPINFO PROFESSIONAL NGƯỜI SỬ