1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Phân tích hạn chế của các loại hình bảo lãnh docx

19 638 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 165 KB

Nội dung

MỤC LỤC I.MỞ ĐẨU 2 II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK 3 1.Lịch sử hình thành 3 2.Các hoạt động chung của ngân hàng Agribank 7 III.HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK 8 A.Giới thiệu chung 8 B.Các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng Agribank 8 C.Rủi ro, hạn chế trong nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng 12 IV.GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 14 A.Giải pháp 14 B.Một số kiến nghị 17 V.KẾT LUẬN CHUNG 19 I.MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vươn ra tầm quốc tế. Hòa chung vào xu thế đó, hệ thống các NHTM cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các NHTM nhà nước là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Chính vì vậy, các ngân hàng đã và đang phát triển rất nhiều các sản phẩm tín dụng mới từ lĩnh vực này và bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ khi là thị trường mà rất nhiều ngân hàng nhắm vào. Do đó, việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng đang bùng nổ mạnh mẽ đem lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng đồng thời cũng đóng vai trò xúc tác cho các hợp đồng kinh tế được kí kết dễ dàng. Có thể chắc chắn các giao dịch thương mại lớn mà có yếu tố nước ngoài tham gia thì đi kèm với các hợp đồng kinh tế bắt buộc phải có thêm hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng để tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng 2. Mục đích nghiên cứu. Khóa luận đề cập nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, các loại hình bão lãnh tại ngân hàng agribank, phân tích hạn chế của các loại hình bảo lãnh. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng Agribank. II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH: Năm 1988, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 4/11/1990, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là thủ tướng chính phủ ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Ngân Hàng Nông Nghiệp là ngân hàng thương mại Đa Năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 1/3/1991, Thống đốc ngân hàng nhà nước có quyết định số 18/NH-QĐ thành lập văn phòng đại diện ngân hàng nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/6/1994, thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại thành phố Quy Nhơn- tỉnh Bình Định. Ngày 22/12/1992, Thống đốc ngân hàng nhà nước có quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp gồm có 3 sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội, Sở giao dịch II tại văn phòng đại diện khu vực Miền Nam và Sở giao dịch III tại văn phòng miền Trung ) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Năm 1993, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám đốc chi nhánh huyện xuất sắc nhất của tỉnh và thành phố. Ngày 30/7/1994 Tại quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng nông nghiệp ngày 16/8/1994 xác định ngân hàng nhà nước Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặc về tổ chức bộ máy ngân hàng nông nghiệp Việt nam cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sau này. Ngày 7/3/1994 Theo quyết định số 90/TTg của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng nông nghiệp hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội Đồng quản trị, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm tổng giám đốc. Ngày 15/11/1996 Được thủ tướng chính phủ ủy quyền, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong năm 1998, Ngân Hàng Nông Nghiệp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định và xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành biện pháp phù hợp giảm nợ thấp quá hạn. Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng thực hiện tốt các hoạt động dự án nước ngoài ủy thác, cho vay các chương trình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất, hợp tác sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của ngân hàng nông nghiệp kế hoạch tăng trưởng. Năm 2001 Là năm đầu tiên ngân hàng nông nghiệp triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Năm 2003, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phát triển với qmô lớn, chất lượng hiệu quả cao với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 7/5/2003 phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Tính đến năm 2004, sau 4 năm thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã lành mạnh hơn qua việc tái cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn đọng. Mô hình tổ chức từng bước hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn. Đến cuối năm 2005, Vốn tự có của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đạt 7.702 tỷ VND, tổng tài sản 190 ngàn tỷ hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên ( chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam ), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo….Đến nay tổng số dự án nước ngoài mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tiếp nhận và triển khai là 68 dự án tổng số vốn 2.486 triệu USD trong đó giải ngân qua ngân hàng nông nghiệp là 1,5 tỷ USD. Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã có quan hệ đại lý tại 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn. Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới của ngân hàng Agribank thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương 20 tỷ USD gấp 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70% với trên 10 triệu hộ gia đình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động. Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank trở thành một tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lón phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữu vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là những người bạn đồng hành, chung thủy, tin cậy của 10 triệu hộ gia đình, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu văn hóa Agribank. Năm 2009 Ngân hàng Agribank vinh dự chào đón Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 – 26/3/2009), vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nghành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trao tặng các bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2010 Agribank là top 10 trong 500 doang nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai nghị định số 59/2009/NĐ-CP của chính phủ về việc tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, năm 2010 HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank để thay thế điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong năm 2010, Agribank được chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là định chế có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng và Nhà nước, chính sách tiền tệ của NHNN, Agribank tích cực triển khai nghị định số 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam Nông” luôn chiếm 70% tổn dư nợ toàn hệ thống. Năm 2010 ngân hàng Agribank chính thức vươn lên ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bức phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt các sản phẩm thanh toán trong nước… Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia, Agribank chính thức công bố thành lập trường đào tạo cán bộ ( tiền thân là trung tâm đào tạo) vào dịp 20/10/2010. Năm 2010 cũng là năm Agribank tổ chức thành công đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010-2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn nghành lần thứ VI. Năm 2011 Thực hiện quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 3/1/2011 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam, Agribank chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011 Agribank được chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của NHNN Việt Nam. Năm 2011 Là năm đầu tư cho “Tam Nông” đạt mức 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần thành công bước đầu của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ. Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất” , được Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam trao tặng cúp “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ”, ghi nhận những thành tích đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát hành thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK: Ngân hàng Agribank cung cấp các loại hình dịch vụ như sau: +Dịch vụ thẻ: - Thẻ thanh toán trực tuyến - Thẻ ghi nợ nội địa - Thẻ ghi nợ quốc tế - Thẻ tín dụng quốc tế - V.v…. +Bảo lãnh: - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh thanh toán - Đồng bảo lãnh - Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn): - Các loại bảo lãnh khác +Chiết khấu: - Chiết khấu tín phiếu - Chiết khấu trái phiếu - Chiết khấu giấy tờ có giá - Chiết khấu hối phiếu nhận nợ, đòi nợ - Chiết khấu, tái chiết khấu Séc +Thanh toán trong nước +Dịch vụ Séc +Dịch vụ chuyển tiền +Thanh toán biên mậu +Mua bán ngoại tệ +Vntopup +Atransfer +ApayBill +Và các dịch vụ khác III. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK: A.Giới thiệu chung về hoạt động bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù. B. Các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng Agribank 1.Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu. Mục đích: Đảo bảo cho việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định đã được trúng thầu. Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng thì chủ thầu (người thụ hưởng) sẽ rút dần thanh toán từ bảo lãnh để trang trải cho chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại một cuộc đấu thầu khác. +Trị giá của bảo lãnh Thông thường có giá trị từ 1- 5% giá trị hợp đồng đấu thầu. + Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ chỉ chấm dứt khi bên được bảo lãnh (người tham gia dự thầu) không trúng thầu hoặc sau khi ký kết hợp đồng hoặc chấp nhận ký kết hợp đồng nếu bên được bảo lãnh trúng thầu. 2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba. Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hoá, xây dựng, thiết kế… Mục đích: Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp không đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết thì đều gây tổn thất cho bên thứ ba. Và bảo lãnh ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba (Đảm bảo cho họ tránh được rủi ro) mặt khác thúc đẩy khách hành nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng. +Trị giá của bảo lãnh Tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng, giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồngtừ 10 – 15 % tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể yêu cầu trên 15% nhưng phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận. Tuy nhiên số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng. +Thời hạn hiệu lực Thư bảo lãnh có giá trị cho đến ngày hoàn thành hợp đồng. Thời hạn hiệu lực được xác định cụ thể theo thoả thuận giữa hai bên. Thời hạn sẽ bắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng như: Hàng hoá đã giao xong, máy móc thiết bị đã được vận hành, công trình đã đưa vào sử dụng… 3.Bảo lãnh thanh toán: Bảo lãnh đảm bảp thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. + Mục đích: Cung cấp sự đảm bảo cho người thụ hưởng có thể nhận được khoản thanh toán một cách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đã cung ứng cho người được bảo lãnh +Trị giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100% giá trị hợp đồng. +Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận. 4. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn): Là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ chức tín dụng, các cá nhân ) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng (người đi vay) không trả được. Việc bảo lãnh này thường rất phức tạp, khối lượng tiền bảo lãnh lớn nên rủi ro của ngân hàng trong trường hợp người đi vay không trả được nợ cũng lớn theo. Vì vậy ngân hàng cần phải xem xét kỹ tính khả thi của dự án, tài sản thế chấp trước khi phát hành thư bảo lãnh. +Trị giá bảo lãnh: Theo thoả thuận, có thể chỉ gồm phần gốc hoặc có tính cả lãi và chi phí, phải quy định rõ lãi và chi phí đã thoả thuận chưa hay còn phải tính tiếp. +Thời hạn hiệu lực: Là thời hạn hoàn trả tín dụng đã thoả thuận, tốt nhất quy định khoảng 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn. 5.Đồng bảo lãnh Là loại bảo lãnh do nhiều ngân hàng cùng đứng ra phát hành bảo lãnh. Trong đó một ngân hàng sẽ được chọn làm ngân hàng phát hành chính, các ngân hàng thành viên sẽ cam kết theo từng phần đóng góp của mình bằng các bảo lãnh đối ứng. (1) Quan hệ hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên được thụ hưởng. (2) Người được bảo lãnh chỉ thị cho Ngân hàng bảo lãnh chính phát hành bảo lãnh. (3) Các ngân hàng thành viên phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh chính. (4) Căn cứ vào các bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng thành viên, ngân hàng phát hành bảo lãnh chính mở bảo lãnh. Người thụ hưởng sẽ được thông báo thông qua ngân hàng thông báo nếu có. (5) Ngân hàng phát hành bảo lãnh chính bồi hoàn cho người thụ hưởng khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. [...]... Người được bảo lãnh bồi hoàn lại cho ngân hàng bảo lãnh chính 6 .Các loại bảo lãnh khác: * Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: Là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp chủ thầu vi phạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhà thầu không bồi thường hoặc bồi thường không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu... hưởng bảo lãnh như thiên tai, hỏa hoạn… 3.Rủi ro đối với người được bảo lãnh Do tính chất cũng như vai trò của bảo lãnh nên bên được bảo lãnh bị ràng buộc trong việc thực hiện các hợp đồng đã kí kết với người thụ hưởng bảo lãnh Bên được bảo lãnh luôn chịu sức ép đền bù về mặt tài chính nếu sự vi phạm của mình được chứng minh trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh Vì vậy mà người thụ hưởng bảo lãnh. .. và hiệu quả của bảo lãnh Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của các khoản bảo lãnh đã được phát hành là vô cùng cần thiết do sau khi phát hành thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thì mức độ rủi ro của ngân hàng sẽ phụ thuộc và khả năng thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng bảo lãnh cũng như với ngân hàng Hơn thế nữa việc thẩm định các khoản bảo lãnh của Agribank... trách nhiệm của người được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ tài chính trên hối phiếu * Bảo lãnh phát hành chứng khoán: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc bên bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành chứng khoán (chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, định giá chứng khoán) và tổ chức phân phối chứng khoán C.Rủi ro, hạn chế trong nghiệp vụ bảo lãnh tại... nhận được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã kí kết Tuy nhiên, trên thực tế, không phải khi nào bên được bảo lãnh cũng như người thụ hưởng bảo lãnh cũng tìm được ngân hàng bảo lãnh như ý Chính vì vậy, người thụ hưởng bị chi phối bởi khả năng tài chính của ngân hàng bảo lãnh Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ sẽ kéo theo sự sụp đổ của ngân hàng bảo lãnh và hậu quả là người thụ hưởng bảo lãnh sẽ... hưởng bảo lãnh Trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được chọn làm ngân hàng bảo lãnh là một ngân hàng mạnh về tài chính, có chính sách tài trợ mạnh mẽ, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ cao, năng lực điều hành của ban lãnh đạo tốt và có uy tín trên thị trường… để đáp ứng điều này cũng có nghĩa là bên được bảo lãnh tìm cho mình một chỗ dựa vững chắc đồng thời người thụ hưởng bảo lãnh sẽ có sự đảm bảo lớn... vụ hoặc vi phạm các điều kiện của hợp đồng +Trị giá bảo lãnh: Thường từ 5 – 10% giá trị hợp đồng +Thời hạn hiệu lực: Do hai bên thoả thuận với nhau * Bảo lãnh hối phiếu: Là một cam kết của ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu của họ đáo hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của họ như đã quy định trên hối phiếu Khi phát hành bảo lãnh hối phiếu... thực hiện chiến lược đó bằng các cách sau: Xúc tiến quan hệ bằng cách gửi tài liệu giới thiệu về ngân hàng, các dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng, quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia tài trợ cho các chương trình xã hội lớn Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, thường xuyên nắm bắt các nhu cầu của khách hàng, tạo mối quan... đích: loại bảo lãnh này áp dụng chủ yếu trong xây dựng và các hợp đồng cung ứng thiết bị đồng bộ để bảo hành thiết bị máy móc… Trong thời gian bảo hành này nếu có sự cố xảy ra đối với sản phẩm phát sinh do chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu được bồi thường từ phía ngân hàng bảo lãnh +Trị giá bảo lãnh: Theo thoả thuận thường bằng 5 – 10% giá trị hợp đồng +Thời hạn. .. ngân hàng bảo lãnh khách hàng cần tính toán cẩn thận hiệu quả kinh tế đảm bảo tính khả thi tránh trường hợp dự án vượt quá khả năng tài chính của mình IV.GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ A.GIẢI PHÁP 1.Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh: Quy trình nghiệp vụ Bảo lãnh hoàn thiện là quy trình bảo lãnh phù hợp với đặc điểm của từng chi nhánh ngân hàng, từng đối tượng khách hàng nhưng vẫn tuân thủ theo các quy định . V.v…. +Bảo lãnh: - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh thanh toán - Đồng bảo lãnh - Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay. bảo lãnh vi phạm hợp đồng. (6) Người được bảo lãnh bồi hoàn lại cho ngân hàng bảo lãnh chính. 6 .Các loại bảo lãnh khác: * Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh

Ngày đăng: 21/02/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w