1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích - Chương 3 : Phân Tích các Thay Đổi Phúc Lợi ( tiếp theo ) pptx

22 589 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 382,33 KB

Nội dung

Nếu các thay đổi trong mức thoả dụng của tất cả các thành viên trong xã hội được biết đến, tác động biên của một dự án đối với phúc lợi xã hội sẽ có được từ công thức: trong đó dUi là th

Trang 1

Chương 3 : Phân Tích các Thay Đổi

đo đạc chỉ cho phép xếp loại những tập hợp hàng hoá khác nhau Tuy nhiên, nếu

có thể đo được độ thoả dụng, có thể so sánh được độ thoả dụng giữa mọi người với nhau thì chúng ta có thể thiết lập nên một quy tắc phê duyệt hay từ chối các dự

án dựa trên tác động mà dự án đó có đối với độ thoả dụng tổng hợp của những người có vị thế Một quy tắc quyết định như vậy được gọi là tiêu chuẩn phúc lợi

xã hội Để xây dựng được tiêu chuẩn phúc lợi xã hội hỗ trợ cho CBA, chúng ta coi

độ thoả dụng như có thể đo đếm được và quyết định xem giả định nào là cần thiết

để tạo ra quy tắc thực tế hũu dụng

Theo thuật ngữ toán học, phúc lợi xã hội là một hàm của các mức thoả dụng khác nhau của N người trong một xã hội

Trang 2

Đạo hàm từng phần (patrial derivative) của phúc lợi xã hội liên quan đến độ thoả

dụng của một cá nhân i bất kỳ, , chỉ ra tầm quan trọng của người đó trong hàm phúc lợi xã hội

Phần lớn các dự án tạo ra lợi ích ròng cho một số người và mất mát ròng cho một

số người khác Một hàm phúc lợi xã hội mô tả cách thức so sánh giữa lợi ích và mất mát Nếu các thay đổi trong mức thoả dụng của tất cả các thành viên trong xã hội được biết đến, tác động biên của một dự án đối với phúc lợi xã hội sẽ có được

từ công thức:

trong đó dUi là thay đổi trong độ thoả dụng đối với người i

Phúc lợi xã hội là một khái niệm mang tính chủ quan Trong lý thuyết, hàm phúc lợi xã hội mô tả mức độ giàu có tổng thể của toàn xã hội như một hàm của các mức thoả dụng của các thành viên trong xã hội Song có nhiều ý kiến khác biệt về mối quan hệ toán học chính xác và tầm quan trọng tương đối của những người khác nhau (thanh niên, người già, công dân tuân thủ luật pháp và tội phạm)

Mục tiêu tốt hơn cả của bất kỳ một dự án công nào là tăng cường phúc lợi xã hội

Vì thế, tiêu chuẩn đúng đắn để đánh giá một dự án là liệu dự án có tăng giá trị của hàm phúc lợi xã hội.[6] Thật không may, điều này là không tưởng về mặt tác nghiệp Hàm phúc lợi xã hội hiện không tồn tại Ngay cả khi có một hàm phúc lợi

xã hội được tất cả mọi người nhất trí thì không dễ gì quan sát được các hàm thoả dụng cá nhân và không thể đo lường được thay đổi trong độ thoả dụng cá nhân Thế nên, không thể đánh giá các dự án theo tác động của dự án lên độ thoả dụng

cá nhân và phúc lợi xã hội Tuy nhiên, nếu sửa đổi một chút thì điều kiện phúc lợi

xã hội cũng có thể trở nên thực tế hơn

Trang 3

Chúng ta bắt đầu bằng cách giả định tối đa hoá độ thoả dụng Nếu mỗi cá nhân đang tìm cách tối đa hoá độ thoả dụng (giả định kinh tế đầu tiên) thì tồn tại một mối quan hệ hữu ích giữa độ thoả dụng cận biên và lợi ích ròng Một người tối đa hoá độ thoả dụng bị hạn chế về ngân sách sẽ giải quyết được vấn đề

trong đó,

X là một vectơ của các số lượng hàng hoá

U(X) là hàm thoả dụng cá nhân

Trong trường hợp này, λ được hiểu là độ thoả dụng cận biên của thu nhập

Nếu một các nhân đang tối đa hoá độ thoả dụng và thay đổi lượng hàng hoá tiêu dùng, tổng thay đổi trong độ thoả dụng tạo ra sẽ là tổng tác động của các thay đổi trong độ thoả dụng

Trang 4

Thế nên, thay đổi độ thoả dụng do thay đổi trong rổ hàng hoá tiêu thụ gây ra ngang bằng với độ thoả dụng cận biên của thu nhập, λ, nhân với tổng của các tích giữa giá và lượng của thay đổi tiêu dùng Tuy nhiên, đối với bất kỳ người nào, mức thay đổi độ thoả dụng này chính là giá trị của lợi ích ròng của dự án Thế nên, với bất kỳ người nào thì

Chúng ta thu được kết quả là thay đổi trong mức phúc lợi xã hội được mô tả như

trong đó

là tác động cận biên lên phúc lợi xã hội của việc tăng độ thoả dụng của mỗi

cá nhân

là độ thoả dụng biên i của thu nhập của mỗi người

NBi là giá trị quy đổi ra tiền mặt của lợi ích ròng mà một người nào đó nhận được (có thể là Biến đổi Bù đắp hay Biến đổi Tương đương)

Trang 5

Trong khi chúng ta dự đoán giá trị cho những thay đổi trong tiêu dùng mà một dự

án tạo ra là NBi, chúng ta không thể đo được độ thoả dụng thu nhập biên của mỗi

cá nhân theo cách cho phép chúng ta có thể so sánh chúng với các giá trị khác Điều này có nghĩa là chúng ta không thể tuyên bố rằng trên cơ sở đo lường là mỗi một đôla thu nhập thêm Ông X có được có giá trị thấp hơn so với mỗi một đôla thu nhập thêm của cô Y

Tuy nhiên, cách có thể so sánh được là chúng ta lý giải xem việc nhận thêm một đôla có tác động như thế nào đến sự giàu có hay độ thoả dụng của một người Một người có vai trò quan trọng đến mức độ nào đối phúc lợi xã hội

Trong công thức trên, thay đổi trong phúc lợi xã hội ? dW là tổng gia quyền

(weighted sum) của lợi ích ròng của mỗi cá nhân Sức nặng gắn cho lợi ích ròng của mỗi cá nhân là tích của và độ thoả dụng cận biên của thu nhập Trong đó,

là một biểu thức thể hiện tầm quan trọng của lợi ích ròng cá nhân đối với xã hội Kết hợp lại với nhau, hai khái niệm này hợp thành giá trị tương đối mà xã hội gán cho một đơn vị thu nhập gia tăng của mỗi cá nhân Đó cũng là giá trị mà xã hội gán cho cá nhân nhận được một đô la lợi ích ròng từ dự án

Biểu thức là tầm quan trọng tương đối của người i trong hàm phúc lợi xã hội Nói cách khác, đây chính là mức độ quan tâm mà xã hội dành cho người đó Trong một xã hội quân bình tuyệt đối, giá trị này của mọi người có thể đều như nhau Mỗi người sẽ có tầm quan trọng ngang với người khác đối với phúc lợi xã hội Hoặc, mỗi người khác nhau sẽ có giá trị khác nhau Điều này thể hiện ý tưởng cho rằng xã hội quan tâm nhiều hơn đến một số người này hơn một số người khác Có thể trẻ em được đánh giá cao hơn vì chúng có ít khả năng tự chăm sóc cho bản thân chúng hơn hay vì chúng đại diện cho tương lai của xã hội Bác sĩ, lính cứu

Trang 6

hoả và giáo viên được đánh giá cao hơn vì tính chất những dịch vụ mà họ cung cấp Trái lại, tội phạm có thể bị định giá thấp hơn so với những công dân tuân thủ pháp luật

Thế nên, nhìn chung, việc quyết định xem liệu một dự án có tăng phúc lợi xã hội hay không tuỳ thuộc vào việc biết chính xác xem dự án khiến cho độ thoả dụng của mỗi cá nhân thay đổi như thế nào Nếu bạn biết được hàm phúc lợi xã hội, bạn

sẽ biết độ thoả dụng của mỗi cá nhân tác động như thế nào đến phúc lợi xã hội Bạn có thể có một số giả định liên quan đến độ thoả dụng cận biên thu nhập

của mỗi cá nhân Với giá trị được cho trước, bạn chỉ cần biết lợi ích ròng NBi mà mỗi người được hưởng để quyết định được tác động của dự án lên phúc lợi xã hội Đương nhiên, phần lớn các dự án đều ảnh hưởng đến số người đủ đông để khiến cho thậm chí ngay cả phiên bản đơn giản này của phúc lợi xã hội không thể được triển khai Phần sau sẽ bàn đến một số giả định cần thiết cho phân tích CBA

3.6 Một số Giả định Đơn giản hoá Đặc biệt

Nếu các giả định này mang tính thực tế thì các phương pháp thảo luận trong phần trước sẽ cho phép một nhà phân tích quyết định xem tác động của một dự án đối với phúc lợi xã hội và kết quả là đánh giá một cách chính xác liệu xem dự án đó có được mong đợi hay không Thật không may, trong nhiều trường hợp, ngay cả phiên bản đơn giản của điều kiện phúc lợi xã hội như trình bày ở trên cũng đòi hỏi thông tin nhiều hơn và đánh giá khách quan hơn có thể được Ngay cả việc nhất trí được về sức nặng nên gán cho mỗi cá nhân khác nhau cũng sẽ là một việc vô vọng

Trang 7

Giải pháp CBA vận dụng sức nặng giống nhau cho tất cả mọi người Sức nặng xã

hội cho mỗi người là giống nhau Có nghĩa là cho tất cả mọi người Điều này cho chúng ta một phương trình đơn giản cho thay đổi trong phúc lợi xã hội:

Điều này chỉ ra rằng thay đổi trong phúc lợi xã hội ngang bằng vói tổng các tích của độ thoả dụng thu nhập cận biên cá nhân và lợi ích ròng cá nhân

Giảđịnh đơn giản hoá này đáng được đưa ra để thảo luận.[7] Trước tiên, giảđịnh rằng tất cả mọi người đều có tầm quan trọng ngang nhau trong một xã hội quân bình Thứ hai, giảđịnh này góp phần đảm bảo rằng các dự án tăng tổng tài sản sẽđược coi làđáng mong đợi Nguyên nhân là bởi việc tạo ra tài sản có ý nghĩa quan trọng hơn việc dự án sẽ tạo ra tài sản cho ai Cuối cùng, nếu trong thực tế có một số người có vai trò quan trọng hơn một số người khác đối với xã hội thì các chương trình chuyển nhượng tài sản trực tiếp có thểđược sử dụng để hỗ trợ những người có giá trị lớn hơn một cách hiệu quả hơn nếu dự án được thực hiện dưới một dạng khác

Thuật ngữ biểu hiện độ thoả dụng thu nhập cận biên của người i Một giả định thường thấy trong kinh tế là độ thoả dụng thu nhập cận biên giảm dần, ý tưởng cho rằng độ thoả dụng tăng thêm từ một gia tăng nhỏ trong thu nhập giảm dần khi thu nhập tăng Giả định này nhất quán với hành vi né tránh rủi ro như mua bảo hiểm hay đa dạng hoá gói đầu tư Nhìn một cách trực quan hơn, điều này nhất quán với

ý tưởng cho rằng $1000 thu nhập có thêm đối với một người ở trong tình trạng nghèo đói cùng cực là quan trọng hơn so với một người tương đối sung túc Thế nên, đối với bất kỳ người nào, độ thoả dụng thu nhập cận biên giảm dần khi thu nhập tăng dần

Trang 8

Trong khi không thể so sánh độ thoả dụng giữa các cá nhân, nhiều người sẽ lập luận rằng một sự gia tăng trong thu nhập sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là việc tạo ra một biến đối cho một người nghèo một cách cùng cực Nếu mọi người được giả định là

ít nhiều có giống nhau về mặt năng lực hưởng thụ thì một đồng đô la thu nhập có thêm đối với người nghèo sẽ có ý nghĩa lớn hơn so với người giàu Trong trường hợp đó, độ thoả dụng cận biên của người nghèo hơn là lớn hơn, của người giàu hơn là nhỏ hơn Người có thu nhập thấp hơn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong hàm phúc lợi xã hội Hàm ý ở đây có nghĩa là, với những điều kiện khác giống nhau, nên định giá chi phí lợi ích đối với người nghèo cao hơn đối với người giàu Điều này dẫn đến một số đề xuất về loại hình CBA trong đó sức nặng khác nhau được gán cho người có thu nhập khác nhau (trích dẫn) Tuy nhiên, đây không phải là cách tiếp cận chuẩn mực

Vấn đề là ở chỗ, cũng như sức nặng xã hội cho mỗi cá nhân, người ta cũng không nhất trí được về độ thoả dụng thu nhập cận biên cho mỗi cá nhân Thế nên, cách tiếp cận chuẩn một lần nữa lại là coi như độ thoả dụng thu nhập cận biên của mọi người đều như nhau Điều này cho chúng ta một phương trình cho thay đổi phúc lợi xã hội do dự án gây ra như sau:

Trong phiên bản đơn giản này, phúc lợi xã hội còn tăng chừng nào tổng lợi ích ròng của các cá nhân, tổng lợi ích ròng của dự án mang giá trị dương Đơn giản hơn, một dự án là đáng được mong đợi về mặt kinh tế nếu nó có lợi ích ròng

Trang 9

Một dự án là có thể chấp nhận được khi người được lợi từ dự án về lý thuyết có thể bù đắp cho những người chịu thiệt hại do dự án gây ra (Kaldor, 1939, tr 549-550)

Một phiên bản đơn giản hoá, tuy không nhất thiết phải là một phiên bản tương tự của cách phát biểu này là một dự án là có thể chấp nhận được khi lợi ích cho người được lợi lớn hơn thiệt hại gây ra cho những người bị hại hay tổng lợi ích ròng của các cá nhân mang giá trị dương.[8]

Thử nghiệm này là những gì mà các nhà kinh tế muốn nói khi họ nói một cách thực tiễn về hiệu quả kinh tế Tiêu chuẩn này cũng được biết đến như thử nghiệm đền bù tiềm tàng - potential compensation test (PCT) vì người được lợi có khả năng bù đắp cho những người chịu thiệt hại Lý giải ban đầu cho thử nghiệm này

là tách biệt những tính toán hiệu quả ra khỏi suy tính về sự cân bằng Vì chỉ có tính hiệu quả chứ không phải là độ công bằng mới được coi là thuộc lĩnh vực của các nhà kinh tế

Thảo luận Tiêu chuẩn Kaldor Hicks

Thử nghiệm do Kaldor đề xuất giả định rằng xuất phát điểm là hiện trạng KH đo lường lợi ích và chi phí của việc chuyển[9] từ trạng thái hiện tại sang một trạng thái mới Lợi ích được đo bằng WTP và chi phí được đo bằng WTA Giá trị của thay đổi là tổng của các biến bù đắp Biến bù đắp lấy mức thoả dụng gốc làm xuất phát điểm Quyền được hưởng những lợi ích mà dự án đem lại không phải là quyền cố hữu của người hưởng lợi Họ phải trả phí để có được những lợi ích đó Bởi vậy, ta mới có WTP Quyền được tránh không phải chịu những thiệt hại liên quan đến dự án là quyền cố hữu của người chịu thiệt hại Họ phải được đền bù và

ta có WTA KH[10] là tiêu chuẩn phân tích chi phí lợi ích chuẩn Nó bao hàm việc

đo biến bù đắp của một thay đổi phúc lợi xã hội

Trang 10

Hãy tưởng tượng một dự án có tác động đến hai người, giúp họ chuyển từ một thế giới này, thế giới A sang một thế giới khác, thế giới B Như thể hiện trong Bảng W-3A dưới đây, người 1 hưởng lợi từ dự án trong khi người 2 chịu thiệt

Bảng W-3A: Giá trị của Dịch chuyển từ A sang B

Người 1 - được lợi Biến đổi Bù đắp = $100 Biến đổi Tương đương = $120

Người 2 - bị hại Biến đổi Tương đương = $-75 Biến đổi Bù đắp = $-95

KH bổ sung WTP của người được lợi vào WTA của người bị hại Điều này có nghĩa là lợi ích được đo bằng WTP và thiệt hại được đo bằng WTA Bởi vậy, kết quả đo KH giá trị của việc chuyển từ A sang B là $100 ? $95 hay $5 (TQ hiệu đính: người 1 chịu trả $100 để có 1 sự lợi ích $120, còn người 2 chịu nhận $95 bù đắp cho sự thiệt thòi là $-75 Vậy lợi ích ròng cho xã hội là $5)

Lưu ý rằng cũng có thể đo thay đổi phúc lợi bằng tổng các Biến đổi Tương đương Tuy nhiên, cách làm này đưa lại đáp số không nhất quán với kết quả KH Nó sẽ là WTA cho lợi ích và WTP cho thiệt hại Nếu như ở ví dụ trên thì kết quả đó sẽ là

$120-$75 hay $45

Giả định rằng chúng ta dùng KH để đo lường thay đổi tiêu cực như thể hiện trọng Bảng W-3B Thay đổi này là việc chuyển từ trạng thái A sang trạng thái B Lúc

đó, người 1 sẽ là người bị thiệt và người 2 sẽ là người được lợi Lợi ích mà người

2 thu được sẽ được đo bằng WTP vì sự biến chuyển này sẽ là $+75 Thiệt hại của người 1 sẽ được đo bằng WTA Mức thiệt hại sẽ là $120 KH của một biến đổi từ

Trang 11

B sang A sẽ là $75 - $120 hay -$45 Đây là phủ định của giá trị biến đổi tương đương của dịch chuyển từ A sang B Điều này có nghĩa là giá trị tuyệt đối của kết quả phép đo KH (dựa trên Biến đổi Bù đắp) đối với giá trị của biến đổi từ B sang

A bằng với giá trị tuyệt đối của phép đo Biến đổi Tương đương của thay đổi từ A sang B

Bảng W-3B: Giá trị của Thay đổi từ B sang A

Người 1 - bị thiệt Biến đổi Bù đắp = $-100 Biến đổi Tương đương = $-120

Người 2 - được lợi Biến đổi Tương đương = $75 Biến đổi Bù đắp = $95

Đối với một hàng hoá thông dụng thì giá trị WTA của một người sẽ ngang bằng hay lớn hơn WTP của họ Điều này là bởi WTA được đo từ một vị trí phúc lợi cao hơn so với WTP Việc sử dụng WTA giả định rằng mỗi cá nhân có quyền không chấp nhận bị mất mát và luôn mong có được nhiều của cải hơn so với ban đầu Ngoài ra, WTP bị bó buộc trong thu nhập của mỗi cá nhân trong khi WTA thì lại không

Quyết định có nên dịch chuyển hay không phụ thuộc vào nguyên trạng của thế giới Nếu bạn tưởng tượng rằng có hai trạng thái của thế giới, C và D thì kết quả

KH có thể ngụ ý cả hai điều, hoặc việc dịch chuyển từ C sang D là không được mong đợi hoặc việc dịch chuyển từ D sang C là không được mong đợi Xuất phát điểm có thể quyết định kết quả Đây không phải là vấn đề Khuyến nghị chúng tôi đưa ra là lấy hiện trạng làm xuất phát điểm Cách tiếp cận như vậy nhất quán với nhóm các quyền hợp pháp hiện hành Trong một số trường hợp, các quyền theo

Trang 12

luật định là hoàn toàn không rõ ràng Thế nên, xuất phát điểm cũng hoàn toàn không rõ ràng Trong trường hợp có thể coi việc trao quyền là lợi ích của bên nhận quyền và WTP được vận dụng sao cho (hàng hoá hay quyền? tuỳ theo điều bạn muốn nói tới?) có thể được đưa ra bán đấu giá theo quy tắc KH.[11]

Ví dụ: Những cây Bách tùng Cổ đại ở Headwaters Grove[12]

Headwaters Grove là khu vực có rừng bách tùng cổ thụ tư hữu ở vùng bắc

California Giá trị gỗ của cây bách tùng cổ ước tính từ $100 triệu đến $500 triệu Trong khoảng 10 năm, Công ty Gỗ Thái Bình Dương đã trình lên Ban Lâm nghiệp California quy hoạch khai thác gỗ và tiến hành đốn cây lấy gỗ Tuy nhiên, cho đến nay nỗ lực của công ty vẫn bị cản trở bởi các nhóm môi trường Họ đã thành công trong việc ngăn cản không cho công ty khai thác gỗ Điều này cho thấy dù quyền

sở hữu tài sản lập pháp có thể thuộc về ai đi chăng nữa thì các quyền sở hữu tài sản kinh tế có vẻ như vẫn thuộc về các nhóm môi trường

Đây là trường hợp mà chi phí đốn cây, tức là WTA như thể hiện bởi các nhóm môi trường vượt quá giá trị WTP của công ty Thật ra, nếu không phải là tình huống này thì công ty khai thác gỗ có khả năng đưa ra đền bù cho các nhóm liên quan đến môi trường (có thể là bằng tiền mặt hay bằng quyền sở hữu đất/thuê đất) Đổi lại họ sẽ thôi không phản đối việc khai thác khu Headwaters Grove lấy gỗ

Nếu thay vì đó, công ty khai thác gỗ có quyền đốn cây thì phân tích chi phí lợi ích của dự án liên quan sẽ cho kết quả là huỷ bỏ việc đốn gỗ Trong trường hợp này, lợi ích (không đốn cây) sẽ được định giá theo mức WTP của các nhóm môi trường trong khi chi phí, tức là giá trị của lượng gỗ mất đi từ 100 triệu USD đến 500 triệu USD sẽ được định giá tương ứng với mức WTA Trong tình huống này, có thể giá trị WTA vượt giá trị WTP và người ta sẽ quyết định đốn cây Ta sẽ có kết quả trái ngược vì hiện trạng ban đầu của thế giới và các quyền tài sản liên quan đã thay đổi

Ngày đăng: 20/01/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w