1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các đặc điểm đặc trưng, ưu thế và hạn chế của các loại chú ý

12 748 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 93 KB

Nội dung

Trang 1

Bài Làm

Trong các hiện tượng tâm lý, chú ý là một hiện tượng tâm lý độc lập,cũng không phải là một thuộc tính tâm lý của cá nhân Chú ý là một hiệntượng tâm lý luôn xuất hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặttrong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho chúng diễn ra với nhữngsắc thái khác nhau Vì thế, chú ý là một biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâmlý Dựa theo những tiêu chí khác nhau mà ta có thể phân chú ý thành nhiều

loại và mỗi loại thì lại có những đặc trưng ưu thế hạn chế riêng nhưng chúng

luôn cùng tồn tại và có thể chuyển hóa cho nhau Để đạt được mục đích

cao trong hoạt động thì nhất thiết phải có những hiểu biết và có kiến thức đểvận dụng những loại chú ý vào trong hoạt động thực tiễn Vì vậy, nhằm làmrõ và có cách hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này nhóm chúng em xin chọn đề tài:

“Phân tích các đặc điểm đặc trưng, ưu thế và hạn chế của các loại chú ý”

1.Khái niệm, vai trò và các thuộc tính của chú ý.

Chú ý là sự tập chung của của hoạt động tâm lý vào một hoặc một sốđối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất Tronghoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người thì chú ý giữ mộtvai trò rất quan trọng

Chú ý là điều kiện để hoạt động nhận thức diễn ra dưới các cấp độkhác nhau Chú ý giúp ta tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làm tăng hiệuquả của hoạt động nhận thức Đồng thời, trong hoạt động thực tiễn, sự chú ýđến các thuộc tính căn bản nhất của sự vật, hiện tượng giúp ta cân nhắc đếncác thuộc tính ấy một cách tốt nhất Qua đó, tổ chức hoạt động thực tiễn phùhợp với đặc điểm của hoàn cảnh và nhiệm vụ đề ra trước mỗi con người Ngoài ra chú ý còn thể hiện một cách gián tiếp các đặc điểm tâm lý củamỗi cá nhân như: nhu cầu, hứng thú… Vì thế, thông qua chú ý, con người tựthể hiện, tự bộc lộ bản thân mình.

Trang 2

một thành tố cơ bản không thể thiếu Đồng thời trong hoạt động tố tụng hìnhsự và tố tụng dân sự thì người cán bộ tư pháp có thể sử dụng chú ý để phục vụcho mục đích công việc của mình và đạt kết quả cao trong hoạt động.

Chú ý được đặc trung bởi các thuộc tính Thứ nhất, khối lượng chú ý,được đo bằng số lượng đối tượng mà chú ý có thể hướng tới trong mộtkhoảng thời gian rất ngắn Thứ hai, phân phối chú ý, chính là năng lực chú ýđồng thời tới một số đối tượng nhất định Thứ ba, tập trung chú ý, được hiểulà khả năng con người tập trung cao độ vào một hoặc một số đối tượng cầnthiết Thứ tư, là sự bền vũng của chú ý, là khả năng duy trì lâu dài chú ý tớimột hoặc một số đối tượng Thứ năm, sự di chuyển chú ý, là sự dịch chuyểnchú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách có chủ định Như vậy,ta thấy rằng, các phẩm chất của chú ý có mối liên hệ qua lại mật thiết lẫn nhauvà tạo nên đặc trưng cho trạng thái tâm lý ở mỗi cá nhân.

2.Đặc điểm đặc trưng, ưu thế và hạn chế của các loại chú ý

Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thểchia chú ý thành 3 loại: Chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sauchủ định Còn căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới ta có thể phân chiachú ý thành chú ý bên ngoài và chú ý bên trong.

2.1) Chú ý không chủ định.

Là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có sự tác độngkích thích của chính đối tượng đó Như một tiếng nổ lớn có thể thu hút chú ýmọi của mọi người, hay một tấm biển quảng cáo với nhiều màu sắc mới đượcdựng lên ở bên đường có thể thu hút sự chú ý của người đi đường Như vậychú ý không chủ định là trạng thái chú ý không định trước, không theo kếhoạch và mục đích nào cả Không do bản thân chủ động, không do yếu tố bêntrong gây nên, chú ý không chủ định luôn được tạo nên do các yếu tố, nguyênnhân bên ngoài , hoặc do các đặc điểm nào đó của đối tượng tác động vào conngười ở tại một thời điểm nhất định

a)Đặc điểm đặc trưng cơ bản.

Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích: Bởi nó

Trang 3

ngẫu nhiên của các yếu tố bên ngồi, khơng có sự định trước cho lên loại chúý này không có mục đích hướng tới Sự hình thành chú ý không chủ định chỉdo bởi sự tác động gây kích thích của chính của chính đối tượng đó.

Chú ý không chủ định có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặcđiểm sau đây của kích thích:

Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường Vật kích thích càng mới, càng

dễ gây ra chú ý không chủ định Ngược lại, vật kích thích càng rập khuôn baonhiêu, càng mau làm mất chú ý không chủ định bấy nhiêu Như dẫn chứng đãnêu ở trên: nếu tấm biển quảng cáo nhiều màu sắc bên đường được dụng lênban đầu có thể thu hút chú ý của người đi đường bởi màu sắc của nó nhưngkhi người đi đường đã quen với sự có mặt của tấm biển thì sự chú ý khôngchủ định se không thể xảy ra được nữa Bởi tính mới mẻ bất ngờ yếu tố gâytò mò đã mất đi và thay vào đó là một loại chú ý khác.

Cường độ kích thích Theo quy luật về cường độ với thần kinh, thì kích

thích càng mạnh hưng phấn nó gây ra càng lớn Do vậy, dễ tạo ra chú ý khôngchủ định nhưng nếu kích thích quá mạnh thường gây ra phản ứng đau (chóitai, chói mắt…) như nếu tiếng nổ càng lớn bao nhiêu thì càng dễ gây sự chú ývới mọi người Tuy nhiên cần nhấn mạnh, ở người các phản ứng (độ hưngphấn thần kinh) và chú ý phụ thuộc vào cường độ kích thích một cách tươngđối Đó là vì còn có ảnh hưởng của các hiện tượng tâm lý và sinh lý thần kinhkhác như: hứng thú, nhu cầu, xúc cảm…đối với phản ứng, chú ý.

Độ hấp dẫn của vật kích thích là một đặc điểm tổng hợp của hai đặc

điểm trên, thể hiện ở mức độ phù hợp với người bị tác động, dễ gây “tò mò”cho người đó Đối tượng càng hấp dẫn thì càng dễ gây ra sự chú ý và ngượclại.

Ngoài ra còn phụ thuộc vào sự bắt đầu và kết thúc của một kích thích.

Đặc điểm nổi bật nữa của chú ý không chủ định là không cần có sự nỗ

lực tập chung chú ý Như đã phân tích ở trên, chú ý không chủ định không

do bản thân gây nên mà đó là kết quả của sự tác động của chính đối tượng đó.Do vậy, chú ý không chủ định không phụ thuộc vào sự nỗ lực ý chí.

Trang 4

Về ưu thế: Dễ hình thành chú ý, nó được hình thành một cách ngẫu

nhiên, không cần sự lỗ lực, tập trung chí óc, do đó mà không gây lên sự căngthẳng mệt mỏi quá tải cho thần kinh và trí óc con người giúp giải tỏa tâm lý,giảm bớt căng thẳng thần kinh, giúp cho con người hoạt bát và học hỏi đượcnhiều hơn, kích thích khả năng sáng tạo Trong thực tế thì chú ý không chủđịnh được ứng dụng vào rất nhiều hoạt động như quảng cáo, tiếp thị,marketing…hay trong học tập và rất nhiều lĩnh vực khác của đời sống hằngngày Và trong hoạt động thường ngày của con người thì không thể thiếuđược chú ý không chủ định.

Về hạn chế: Con người không thể kiềm chế, không làm chủ được chú ý

cho nên trong nhiều hoạt động thì chú ý không chủ định gây nên sự mất tậptrung, bất ngờ, bị động có khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tainạn, quá trình nhận thức không trọn vẹn, khó cải tạo thế giới khách quan Phụthuộc vào tính mới mẻ, sinh động của vật kích thích do vậy chú ý không chủđịnh mang tính không ổn định, thoáng qua Nhiều khi gây ra phản ứng tháiquá gây sốc, đau nhói…….

2.2) Chú ý có chủ định.

Chú ý có chủ định là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lênmột đối tượng nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu của hoạt động Nhưhọc sinh tập trung nghe giảng để tiếp thu bài, người thợ máy tập trung chuyênmôn để sửa chữa Qua đó ta có thể thấy chú ý có chủ định hoàn toàn khácbiệt so với chú ý không chủ định.

a) Đặc điểm đặc trưng cơ bản.

Đặc điểm nổi bật của chú ý có chủ định là tính mục đích Đây là

Trang 5

thấy hành động chú ý tập trung vào bài giảng của học sinh nhằm mục đíchtiếp thu bài trên lớp tốt hơn, nó khác với hành động chú ý của người đi đườngvào một tấm biển quảng cáo mới dựng lên với nhiều màu sắc có thể đơn giảnlà thỏa mãn trí tò mò, hiếu kỳ.

Đặc điểm nổi bật thứ hai của của chú ý có chủ định là phải có sự nỗlực của ý chí Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản của chú ý không chủ định

và chú ý có chủ định Khi chú ý nhằm một mục đích nhất định thì nhất thiếtcần phải có sự nỗ lực ý chí Khác với chú ý không chủ định không cần sự nỗlực ý chí thì vẫn duy trì được tập trung vào đối tượng, còn với chú ý có chủđịnh nếu không có sự tập trung ý chí thì sẽ không duy trì được sự tập trung ýthức lên đối tượng Vì vậy nhờ có sự nỗ lực chú ý mà duy trì được sự tậptrung chú ý trong một thời gian dài mà không bị phân tán Như trong ví dụtrên thì trong hành động đến lớp nghe giảng của học sinh, nếu không có sự nỗlực của ý chí thì sẽ khó mà duy trì được sự tập chung chú ý trong một thờigian dài để tiếp thu bài giảng được tốt.

Đặc điểm thứ ba của chú ý có chủ định thể hiện ở tính tổ chức của

chú ý Nói cách khác trong chú ý có chủ định có sự sắp xếp tổ chức trình tự

của chú ý trong hoạt động.

Điểm nổi bật nữa của loại chú ý này đó là sự phụ thuộc của nó vào

một loạt những yếu tố: Sự tập chung chú ý trong hoạt động trí tuệ sẽ được

duy trì dễ dàng hơn nếu trong quá trình nhận thức đồng thời có sự tham giacủa hành động thực tiễn Việc duy trì chú ý có chủ định còn phụ thuộc vàoquang cảnh nơi là việc, trạng thái tâm lý của cá nhân.

b) Ưu thế và hạn chế.

Ưu thế: Chú ý có chủ định luôn xác định được mục đích hoạt động, do

Trang 6

trung nghe giảng luôn mang lại những tri thức, kinh nghiệm và đạt được kếtquả học tập tốt….

Nhờ có chú ý có chủ định mà con người có thể làm chủ chú ý, không bịphụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài như độ mới lạ của đối tượng, cườngđộ, mức độ kích thích, làm chủ và rèn luyện bản thân, hạn chế những mặt tiêucực của chú ý không chủ định Giúp cho việc tăng cường trí nhớ, rèn luyệnbản thân, thể hiện gián tiếp được tâm lý cá nhân như nhu cầu, hứng thú…

Chú ý có chủ định có tính tổ chức, hệ thống, có sự sắp sếp trình tự củachú ý trong hoạt động, do đó kết quả đạt được sau quá trình chú ý luôn caohơn, đem lại tri thức đúng đắn, giúp cho quá trình cải tạo thế giới khách quantốt hơn

Hạn chế: Do có sự nỗ lực của ý chí cho nên gây ra sự căng thẳng thần

kinh với các căn bệnh như stress, tâm thần, loạn trí….

Chú ý có chủ định ngoài nhờ tính có mục đích, có sự nỗ lực của ý chíthì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và nhân tố chủ quankhác… do vậy dễ bị chi phối và ảnh hưởng.

2.3) Chú ý sau chủ định.

Chú ý sau chủ định vốn là chú ý có chủ định nhưng sau đó do có hứngthú với hoạt động mà chủ thể không cần sự nỗ lực của ý chí mà vẫn có thể tậptrung ý thức lên đối tượng hoạt động Như một học sinh phải viết một bài vănđể nộp thì ban đầu rõ ràng cần phải hình thành chú ý có chủ định với sự tậptrung ý chí cao nhưng rồi khi viết bài, mạch văn được triển khai, hứng thúđược khơi dậy thì lúc đó sẽ không cần sự nỗ lực ý chí mà theo hứng thú họcsinh đó vẫn có thể tập trung vào việc viết văn của mình một cách hiệu quảnhất.

a) Đặc điểm đặc trưng cơ bản.

Chú ý sau chủ định chỉ xuất hiện sau khi đã hình thành chú ý có chủđịnh, thực chất đó là chú ý chủ định phát triển đến bậc cao, là loại chú ý hoànthiện nhất, cao nhất.

Trang 7

tham gia của ý chí Việc viết văn của học sinh ban đầu là do yêu cầu của giáoviên và khi đó thì chú ý có chủ định đã hình thành và đặt tiền đề cho chú ýsau chủ định nếu việc viết văn tạo được những hứng thú cho học sinh đó Vàlúc đó thì tất nhiên không cần thiết phải có sự tham gia của ý chí.

b) Ưu thế và hạn chế

Ưu thế: Đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá nhân những

hứng thú đặc biệt, do vậy chú ý được duy trì không cần có sự tham gia của ýchí, vì thế nó không gây nên sự căng thẳng trí óc.

Do có sự thoải mái tâm lý trong chú ý nên kết quả đạt được sau quátrình chú ý này sẽ khả quan hơn, hiệu quả cao hơn các loại chú ý khác Dovậy trong mọi lĩnh vực đời sống đều cần loại chú ý này.

Do có hứng thú đặc biệt với đối tượng chú ý mà loài chú ý này khôngcần sự nỗ lực của ý chí cho nên nó có tính bền vững nhất, là loại chú ý caonhất.

Hạn chế: Chú ý sau chủ định chỉ xuất hiện trong những trường hợp

hoàn cảnh nhất định: Chỉ xuất hiện sau khi đã có chú ý có chủ định, phụ thuộcvào đối tượng mà mình có yêu thích hay không…chú ý sau chủ định khôngthể xuất hiện theo ý muốn của chủ thể.

Do có tính bền vững mà dễ gây lên hiện tượng tập trung quá mứckhông để ý hay quan tâm đến đời sống, sự vật hiện tượng xung quanh, điềunày cũng không tốt.

Trang 8

biết vận dụng đúng đắn từng loại, biết phát huy những ưu điểm và hạn chếnhững mặt xấu của từng loại nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạtđộng.

2.4) Chú ý bên ngoài.

Là loại chú ý hướng vào các sự vật, hiện tượng của thế giới kháchquan Như sự chú ý vào màu sắc của cây cối, âm thanh của chim hót….

a)Đặc điểm đặc trưng

Phải sử dụng các loại giác quan của cơ thể: Thị giác, thính giác, vị

giác… Hướng vào các sự vật ở thế giới khách quan: tức là hướng vào nhữngsự vật hiện tượng ở bên ngoài, xung quanh đời sống của chúng ta.

Cần phải có sự tác động của các yếu tố gây nên chú ý bên ngoàigồm các kích thích từ bên ngoài thế giới khách quan của con người như:

Các kích thích có cường độ mạnh như âm thanh mạnh, ánh sángchói… Các kích thích này luôn gây được sự chú ý… Một bản nhạc rock tođược bật nên chắc chắn sẽ gây sư chú ý của mọi người đang trong lớp học… Các kích thích có sự mới lạ cũng gây nên chú ý… Ví dụ một bạn trai tựdưng một hôm cạo trọc đầu đến lớp học gây nên sự chú ý của các bạn học Đặc biệt, trật tự sắp sếp, cấu tạo của kích thích có thể ảnh hưởng tíchcực lên chú ý của con người, đây là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa to lớnđối với thực tiễn Ví dụ: trong biểu diễn thể dục thẩm mĩ, sự sắp xếp đội hìnhđẹp sẽ gây được sự chú ý cho ban giám khảo.

b) Ưu thế và hạn chếƯu thế

Do con người luôn luôn tồn tại trong thế giới khách quan nên sẽ luôntồn tại loại chú ý này, nó dễ dàng được hình thành.

Loại chú ý này dễ dàng nhận biết một cách trực tiếp từ cơ thể conngười với thế giới khách quan.

Hướng con người ta hoà nhập vào thế giới khách quan, giúp hiểu sâusắc hơn về thế giới khách quan, tìm ra được những tri thức cho bản thân, gópphần cải tạo thế giới khách quan….

Trang 9

Do cần sử dụng các giác quan nên trong trường hợp có những ngườigiác quan không được tốt thì sự chú ý theo kiểu này khơng được hồn thiện.

Do chú ý loại này cần các kích thích nên có những sự vật hiên tườngbản thân chúng không có những điều kiện kích thích rõ ràng thì chú ý theokiểu này sẽ khiến các sự vật hiện tượng bị bỏ qua.

Trong một số trường hợp gây nên sự kích thích thái quá gây lên nhữngcảm giác đau, nhói cho các cơ quan cảm giác.

2.5) Chú ý bên trong.

Là loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhân đối với hành động củamình, đối với thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân đó Như hồitưởng lại những gì đã có trong quá khứ, những suy tư về những việc phảilàm…

a) Đặc điểm đặc trưng

Đối tượng của chú ý bên trong là những cảm xúc (vui, buồn ), nhữnghồi tưởng (hồi tưởng về quá khứ), những suy tư của cá nhân (mình phải tựlàm gì).

Có tính chất bí mật, tức là nếu không thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói,hành động, cử chỉ, nét mặt, thì không ai biết trừ bản thân cá nhân đó.

Chỉ tồn tại ở con người , còn ở động vật không tồn tại loại chú ý này,do động vật không có ý thức đối với cuộc sống nội tâm của nó Ví dụ: conchó không thể suy nghĩ về tương lai của mình rồi sẽ ra sao,

Là cơ sở để điều chỉnh hành động của cá nhân Ví dụ: bạn cảm thấy yêuquý một ai đó thì bạn sẽ thích đến gần nói chuyện,

Bị tác động từ thế giới khách quan bên ngoài.

b) Ưu thế và hạn chếƯu thế

Tạo ra một không gian yên tĩnh trong nội tâm con người để bộc lộnhững cái nhìn về thế giới khách quan, có thể lãng quên thực tại, xua tan đinhững mệt mỏi của đời sống

Trang 10

Kết nối thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai) của con người trongthế giới bên trong của con người để hoàn thiện và cải tạo bản thân…

Hạn chế

Nếu con người ta quá tập trung vào loại chú ý này sẽ dẫn đến xa rờicuộc sống bên ngoài (thế giới khách quan) với các căn bệnh như trầm cảm…

Do loại chú ý này ở bên trong con người nên việc hiểu sâu sắc nhữngđối tượng của chú ý này (mà không thể hiện ra bên ngoài) là tương đối khókhăn.

Chú ý bên trong và chú ý bên ngoài có quan hệ chặt chẽ và thường điđôi với nhau Điều đó dễ hiểu vì khi chú ý làm một việc gì, con người thườngkết hợp giữa nhận thức cảm tính, hành động và suy nghĩ, tư duy có lúc đemhết tình cảm và lòng tin vào việc mình đang làm Tuy nhiên, cũng có nhữngviệc, những lúc mà chú ý bên ngoài và chú ý bên trong hoàn toàn độc lập vớinhau Có những việc mà chỉ đòi hỏi sự tập trung chú ý bên ngồi mà khơngcần đến những chú ý bên trong Ngược lại, cũng có những việc mà con ngườicần phải sử dụng chú ý bên trong là chủ yếu Lúc này, chú ý bên ngoài và chúý bên trong luôn kìm hãm lẫn nhau Vì thế, sẽ rất khó khăn nếu như cùng mộtlúc tập trung chú ý tới những hiện tượng bên ngoài và hiện tượng bên trong.Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải biết khi nào vận dụng chú ý bên trong, khinào vận dụng chú ý bên ngoài, khi nào kết hợp cả hai loại chú ý này để đemlại hiệu quả hoạt động cao nhất có thể, hạn chế mức thấp nhất những khuyếtđiểm của từng loại chú ý.

3.Kết luận.

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Giáo trình Tâm lý học đại cương – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân.

2/ Giáo trình Tâm lí học đại cương – NXB Đại học sư phạm.3/ Giáo trình Tâm lí học – NXB Đại học Quốc gia.

Ngày đăng: 25/12/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w