Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của gia đình. Liên hệ thực tiễn.

25 24 0
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của gia đình. Liên hệ thực tiễn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của gia đình Liên hệ thực tiễn MÃ MÔN HỌC MÃ LỚP LLCT120405 21 2 32 NHÓM THỰC HIỆN CHARLES FOURIER GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022 21 DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2021 2022 Nhóm Charles Fourier Thứ 5 tiết 03, 04 Tên đề tài Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lêninvề vị trí và chức năng của gia đình.

Liên hệ thực tiễn.

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120405_21_2_32NHÓM THỰC HIỆN: CHARLES FOURIER

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2021-2022

Nhóm Charles Fourier Thứ 5 tiết 03, 04

Tên đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của giađình Liên hệ thực tiễn.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

2 MỤC TIÊU BÀI TIỂU LUẬN 6

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG 7

CỦA GIA ĐÌNH 7

1.1 Khái niệm về gia đình 7

1.2 Vị trí của gia đình 8

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội 8

1.2.2 Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên 9

1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội 9

1.3 Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình 10

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người: 10

1.3.2 Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình 10

1.3.3 Chức năng giáo dục 11

1.3.4 Chức năng thõa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, duy trì tình cảm gia đình 12

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 13

2.1 Liên hệ thực tiễn về vị trí của gia đình ở Việt Nam hiện nay 13

2.1.1 Gia đình là tế bào của xã hội 13

Trang 4

2.1.2 Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá

nhân của mỗi thành viên 14

2.1.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội 15

2.2 Liên hệ thực tiễn về chức năng của gia đình ở Việt Nam 16

2.2.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 16

2.2.2 Chức năng kinh tế và tổ chức gia đình 17

2.2.3 Chức năng giáo dục 18

2.2.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm – sinh lý , duy trì tình cảm gia đình 21

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một xã hội được xem là thực sự phát triển khi mà các cá nhân, tập thể trong xã hội đó hoàn thiện về cả tư duy lẫn nhận thức Điều này không thể không thể không kể đến sự đóng góp của gia đình Gia đình chính là một phần của xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội” Điều này luôn được chúng ta khẳng định và trong mọi hoàn cảnh thì quan điểm này cũng luôn đúng Cũng như tế bào là thành phần chính cấu tạo nên mô cơ thì sự liên kết của gia đình sẽ tạo nên một xã hội Theo Ăngghen, các mô hình gia đình trong lịch sử luôn gắn với phương thức sản xuất và chế độ xã hội nhất định Sự vận động, biến đổi của gia đình phụ thuộc vào sự vận động và biến đổi của xã hội Gia đình “là sản vật của một chế độ xã hội nhất định, hình thức đó sẽ phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó” Gia đình chính là nơi đảm bảo vật chất, tinh thần để nuôi dưỡng mỗi cá nhân và là một trong những giá trị cốt lõi của xã hội Đối với sự phát triển của bất kỳ xã hội nào thì sự phát triển của nền tảng gia đình sẽ luôn quyết định đến sự thình vượng, giàu mạnh của xã hội đó Ngoài ra, gia đình không chỉ là một nơi chứ đựng đầy tình cảm mà còn là một tổ chức kinh tế phong phú, phức tạp, nhiều biến động Qua đó có thể thấy vị trí, chức năng của gia đình là vấn đề đáng được quan tâm tới và đó cũng chính là lý

do mà nhóm Charles Fourier chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

về vị trí và chức năng của gia đình” làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kỳ, từ đó có cái

nhìn và nhận thức đúng hơn về vị trí và chức năng của gia đình đặc biệt là trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Trang 6

2 MỤC TIÊU BÀI TIỂU LUẬN

- Về mặt Lý thuyết:

Trình bày được những kiến thức cơ bản về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vị trí, chức năng của gia đình: Khái niệm về gia đình, vị trí của gia đình, các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

- Về mặt liên hệ thực tiễn:

Làm rõ được chức năng xã hội của gia đình ở Việt Nam hiện nay

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nhóm hướng đến là toàn bộ các gia đình ở Việt Nam và mở rộng với thực tiễn trên thế giới Đặt trong phạm vi từ quá khứ đến hiện tại, qua mỗi vùng lãnh thổ, mỗi một địa phương, mỗi thành phần dân tộc khác nhau để cụ thể hoá những định hướng ấy thành các tiêu chí cụ thể nhất định để vận dụng liên hệ thực tiễn hiện nay.

Trang 7

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

CỦA GIA ĐÌNH

1.1 Khái niệm về gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và

phát triển của xã hội và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều quan điểm về gia đình Tùy theo phương pháp và cách tiếp cận, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về gia đình.

Theo C.Mác và Ăngghen, khi đề cập đến vấn đề gia đình, đã cho rằng: “Quan hệ

thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình của lịch sử: hằng ngày tái tạo đời sống củabản thân mình, con người tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệgiữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.” Theo C.Mác và Ăngghen

Cơ sở hình thành của gia đình là những mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân-quan hệ chiều ngang ( vợ chồng), nhân-quan hệ huyết thống- nhân-quan hệ chiều dọc (cha,mẹ - con cái… ( cha mẹ- con cái), Quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi - con nuôi) Những mối liên hệ này tồn tại sự gắn bó, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và tránh nhiệm của mỗi người, được quy định bởi pháp lý hoặc đạo lý.

Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của mỗi gia đình.

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẻ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Trang 8

Gia đình là tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo

nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Cha mẹ có trách

nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.

Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, một vợ một chồng thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.

Tóm lại, Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình vì mục tiêu xây dựng gia đình bền vững

1.2 Vị trí của gia đình

1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội.

Theo như, Ph Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định

trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưngbản thân sự sản xuất đó có hai loại Một là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm,quần áo, nhà ở và công cụ để sản xuất ra những thứ đó Mặt khác là sản xuất ra bảnthân con người, là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó những con ngườicủa một thời đại lịch sử nhất định và của một đất nước nhất định đang sống, là do hailoại sản xuất quyết định: một mặt là do sự phát triển của lao động và mặt khác là dotrình độ phát triển của gia đình”.

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người và tư liệu sinh hoạt thì xã hội không tồn tại và phát triển được Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt

Trang 9

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới yên tâm cống hiến cho xã hội.

1.2.2 Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân củamỗi thành viên.

Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.

Gia đình là một môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển thành những công dân tốt cho xã hội Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình Hồ chủ tịch

nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”

Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm, con người mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực phấn đấu để trở thành công dân tốt.

1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội.

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi con người sinh sống, ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ ở trong mối quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, những con người khác ngoài các thành viên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng là quan hệ giữa các thành viên trong xã hội Không có cá nhân ngoài gia đình và cũng không có cá nhân ngoài xã hội

Trang 10

Gia đình là môi trường để con người học được và thực hiện quan hệ xã hội.

Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Thông tin, hiện tượng thông qua lăng kính gia đình, tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách, Xã hội nhận thức đầy đủ, toàn diện mỗi cá nhân khi xem xét họ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội Có những vấn đề quản lý xã hội cần thông qua gia đình đẻ tác động đến cá nhân Vì vậy, ở bất kì xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của xã hội văn minh đều quan trọng xây dựng và quản lý gia đình.

1.3 Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người:

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người mà còn, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động cho xã hội, thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.

Việc thực hiện chức năng tái sản xuất con người diễn ra trong từng gia đình, nhưng không là việc riêng của con người mà là vấn đề xã hộ Khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp.

1.3.2 Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được là chỗ ở, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất sức lao động cho xã hội.

Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu của mỗi thành viên của gia đình.

Trang 11

Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng để duy trì sự sống của gia đình về lao động cũng như các sinh hoạt khác Đó là sử dụng hợp lý các khoản chi tiêu trong gia đình nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần Cũng như vận dụng quỹ thời gian để tạo môi trường lành mạnh để nâng cao sức khỏe, duy trì sở thích, sắc thái của mỗi người.

Sự tồn tại của kinh tế gia đình còn phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, tay nghề, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội.

Thực hiện tốt tổ chức đời sống gia đình không những đảm bảo hạnh phúc gia đình, hạnh phúc từng cá nhân mà còn góp phần vào sự tiến bộ xã hội.

1.3.3 Chức năng giáo dục.

Song song với chức năng tái sản xuất con người, gia đình còn có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm với xã hội.

Gia đình có ý nghĩa qua trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi con người

Nội dung của giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ … phương pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng, song chủ yếu bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyền thống.

Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, cho nên giáo dục gia dình con bao hàm cả tự giáo dục.

Trang 12

Giáo dục gia đình là một bộ phận và sự quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục nhà và xã hội, trong đó giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng được coi là thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung

Thực hiện chức năng nuôi dưỡng, giáo dục đòi hỏi mỗi người làm cha làm mẹ cần có kiến thức căn bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biệt là phương pháp giáo dục.

1.3.4 Chức năng thõa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, duy trì tình cảm gia đình.

Là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm: thỏa mãn tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm sinh lý; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em.

Đây là chức năng có tính văn hóa – xã hội của gia đình Chức năng này kết hợp với cách chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính, tuổi tác, sự căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác … thì môi trường gia đình là nơi giải quyết có hiệu quả nhất.

Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về tinh thần chứ không đơn thuần là vật chất Việc duy trì tình cảm giữa các thành viên trong gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đình bị rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.

Tóm lại: gia đình, thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có của mình, có

vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau Việc phân chia chúng là tương đối Cần tránh tư tưởng coi trọng chức năng này coi nhẹ chức năng kia, hoặc tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình Mọi quan điểm tuyệt đối hóa, đề cao quá hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

Ngày đăng: 28/05/2022, 18:10

Hình ảnh liên quan

PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓMTRONG NHÓM - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của gia đình. Liên hệ thực tiễn.
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓMTRONG NHÓM Xem tại trang 27 của tài liệu.
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓMTRONG NHÓM - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí và chức năng của gia đình. Liên hệ thực tiễn.
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓMTRONG NHÓM Xem tại trang 27 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan