Tóm tắt: Thế kỉ XX XXI chứng kiến sự “trỗi dậy” của các vùng lãnh thổ như Trung Hoa, Ấn Độ hay các quốc gia đạo Hồi là cụm từ được nhắc rất nhiều trên các trang báo thế giới về các phương diện như kinh tế, văn hoá, chính trị… dường như đã quá quen thuộc với mọi người. Song bên cạnh những tiềm lực mà quốc gia khu vực được kì vọng cao cho sự tăng trưởng ta có thể nhìn thấy rõ, thì trong những năm gần đây còn một chủ đề “nóng” đã mang đến cho các nhà chính trị, kinh tế một góc nhìn khách quan về tầm vóc và sự phát triển đó cũng là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm mang ra bàn cân hay có những nhận, định đánh giá cho sự tăng trưởng mang đến tính cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá, hiện đại hoá. Đó là sự “ trỗi dậy” của Đông Nam Á một khu vực tiềm năng để đầu tư và phát triển với súc mạnh nội tại từ các quốc gia thành viên theo nhiều khía cạnh và đặc trưng phát triển phù hợp với nội lực và ngoại lực của khu vực đã tạo nên sự tăng trưởng không ngừng về mọi vặt của các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đông Nam Á Sự trỗi dậy của một khu vực” nhằm đi sâu tổng quan đánh giá toàn diện tiềm lực và nhìn nhận khách quan về sự tăng trưởng không ngừng, những thách thức qua các chiều cạnh của một khu vực còn non trẻ đã, đang và sẽ gặp phải trong quá trình thúc đẩy phát triển. Nhưng đã tạo ra một bước chuyển dịch tương đối, đối với những đòi hỏi về thay đổi toàn cầu trong nửa đầu thế kỉ XXI.