Xí nghiệp có nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến theo quy trình công nghệ caovới trang thiết bị, máy móc hiện đại và được xây dựng theo tiêu chuẩn GMP. Phương châm xí nghiệp: Chất lượng
Trang 2Mục lục
1.4.1 Giám đốc 7
1.4.2 Phó giám đốc 7
1.4.3 Tổ KCS 7
1.4.4 Tổ nghiệp vụ 8
1.4.5 Tổ giao nhận 8
1.4.6 Xưởng giết mổ 8
1.4.7 Xưởng chế biến 8
1.5.4 Thành tích xí nghiệp 15
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP1.1 Khái quát về xí nghiệp
Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong là
đơn vị trực thuộc Công ty chăn nuôi và chế biến
- Tên viết tắt: N.F.E
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong toạ lạc tại địa chỉ: 355 Nơ Trang Long,phường 13, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
- Tổng diện tích là 7.789 m2 Xí nghiệp nằm bên cạnh kênh Thử Tắc đổ ra sông SàiGòn
- Được đầu tư, nâng cấp theo quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 08/05/2001
- Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước
- Vốn điều lệ : 1.900.000.000 VNĐ
Lĩnh vực hoạt động:
- Cung cấp thực phẩm tươi sống (heo, gà)
- Cung cấp thực phẩm chế biến từ heo, gà, bò
- Gia công giết mổ
Logo xí nghiệp chế biến thựcphẩm Nam Phong
Trang 4Xí nghiệp có nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến theo quy trình công nghệ caovới trang thiết bị, máy móc hiện đại và được xây dựng theo tiêu chuẩn GMP.
Phương châm xí nghiệp: Chất lượng – Uy tín – An toàn
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong (tiền thân là xưởng chế biến thực phẩmNam Phong được thành lập vào năm 1967) Là đơn vị trực thuộc tổng công ty nôngnghiệp Sài Gòn
- Trước năm 1975, xí nghiệp là một Trại chăn nuôi heo tư nhân
- Sau năm 1975, xí nghiệp Nam Phong được nhà nước tiếp quản và từ năm 1975 –
1980 trở thành Trại chăn nuôi heo thực nghiệm và heo giống thuộc công ty thức ăn giasúc thuộc sở nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh
- Từ năm 1981 – 1987, xí nghiệp tiếp tục là trại chăn nuôi heo nhưng cơ quan chủquản là công ty chăn nuôi heo 2
- Từ tháng 12/1987 – 1993, xí nghiệp thuộc xí nghiệp liên hiệp chăn nuôi heo, cóchức năng giết mổ và chế biến thực phẩm
- Từ năm 1993 – 1997, xí nghiệp trực thuộc xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp
- Từ 1997, xí nghiệp là đơn vị trực thuộc tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn Năm
2000, xí nghiệp được tổng công ty đầu tư xây dựng xưởng chế biến theo tiêu chuẩnChâu Âu với công suất thiết kế là 3.000 kg/ca
- Từ tháng 12/2005, xí nghiệp được tổng công ty giao tiếp nhận trung tâm giết mổgia cầm An Nhơn với diện tích khoảng 1,6 ha Đây là trung tâm giết mổ gia cầm cóquy mô lớn đầu tiên của thành phố với công suất toàn trung tâm là50.000con/ngày/đêm, trong đó của xí nghiệp là 2 dây chuyền bán tự động với côngsuất một dây chuyền là 5.000 – 7.000 con/ca
- Tháng1/2007, theo chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thành phố nhằm sắp xếp lại cácdoanh nghiệp tạo thành các tập đoàn kinh tế mạnh xí nghiệp và 3 xí nghiệp chăn nuôiheo, 1 xí nghiệp thức ăn gia súc được xác nhập hợp thành công ty chăn nuôi và chếbiến thực phẩm Sài Gòn phụ thuộc tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn
Trang 5Xưởng chế biến
PhòngKCS
Xưởng giết mổ
Xưởng đóng gói bao bì
lạp xưởng
Nhà ăn WC
Lối vào Bãi giữ xe
Trang 6: Phòng thay đồ trước khi sản xuất
: Phòng thay đồ trước khi sản xuất
: Phòng tiếp nhận nguyên liệu
(7)(8)(9)
: Phòng pha lóc: Phòng chứa gia vị: Phòng nghiệp vụ kho: Lối vào
: Cửa vuông thông nhau 1m2
: Cửa 2 cánh: Rào chắn vào khu sản xuất
- Xưởng đóng gói lạp xưởng nằm ở vị trí riêng biệt nên thuận lợi cho việc vậnchuyển sản phẩm đem đi phân phối, tiêu thụ
Trang 7 Nhược điểm:
- Khu chế biến lạp xưởng chỉ có 1 lối đi vào, giữa các khâu chế biến được thôngnhau mà không có lối đi riêng của từng khâu, ở khâu sấy là sấy thủ công nên nhiều bụibẩn Do đó việc nhiễm chéo hoàn toàn có thể xảy ra
- Xưởng đóng gói nằm xa xưởng chế biến lạp xưởng nên việc vận chuyển bán thànhphẩm không thuận lợi
1.4 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu tổ chức
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu tổ chức
1.4.1 Giám đốc
- Chịu trách nhiệm chính trong xí nghiệp, trực tiếp phụ trách tổ nghiệp vụ, tổ KCS,xưởng giết mổ
- Điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp
- Hoạch định các chiến lược của xí nghiệp
- Báo cáo, chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của xí nghiệp với công ty
Xưởng giết mổ
Tổ KCS
Tổ nghiệp vụ
Xưởng chế biến
Phó Giám đốc
Trang 8- Kiểm soát, xây dựng quy chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cho sảnphẩm của công ty.
- Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra của xí nghiệp
- Kiểm soát các điều kiện vệ sinh từ khâu chuẩn bị sản xuất, trong quá trình sảnxuất đến việc lưu trữ sản phẩm
- Theo dõi, phân tích, đánh giá, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình chấtlượng sản phẩm cho giám đốc
1.4.4 Tổ nghiệp vụ
- Quản lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, sản xuất và xưởng chế biến
- Tham gia hoặc trực tiếp nghiên cứu chế biến sản phẩm mới, đánh giá chất lượngsản phẩm mới và làm thủ tục đăng ký chất lượng, nhãn hiệu với cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền
- Sửa chữa, vận hành, bảo trì và lên kế hoạch về thiết bị máy móc của công ty
- Sửa chữa nhỏ các công trình phục vụ cho sản xuất kinh doanh
- Hướng dẫn về kỹ thuật đối với các cá nhân đơn vị có trang bị kỹ thuật toàn côngty
- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, vệ sinh
- Quản lý và tổ chức thực hiện các công tác hành chính, nhân sự, kế toán
- Xây dựng kế hoạch sản xuất và đầu tư
1.4.5 Tổ giao nhận
- Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá, sản phẩm theo yêu cầu của xí nghiệp
- Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hoá về chất lượng và số lượng trong quá trìnhvận chuyển
Trang 9Cũng như các công ty cùng nghành, xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phongcũng lựa chọn chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nhằm phân bố rủi ro tối đa cho chínhmình Hiện nay, xí nghiệp đã có trên 50 mặt hàng chế biến trên thị trường.
Sản phẩm của xí nghiệp chia làm 2 nhóm chính:
- Sản phẩm thịt tươi sống gồm thịt heo nguyên mảnh, thịt heo pha lóc, thịt gà, thịtbò
- Sản phẩm chế biến gồm 3 nhóm nhỏ:
+ Sản phẩm theo công nghệ nước ngoài: xúc xích các loại, thăn xông khói, ba rọixông khói, patê,…
+ Sản phẩm truyền thống: lạp xưởng, chả giò các loại, các loại chả,…
+ Sản phẩm sơ chế: thịt xay viên, nem nướng, giò sống,…
Sản phẩm của xí nghiệp có 2 thương hiệu là Nam Phong và Sagrifood
1.5.2 Hệ thống phân phối
Có 2 kênh phân phối chính:
- Gián tiếp: chủ yếu qua các hệ thống siêu thị trên toàn quốc như Metro, Coop
Mart, Big C, Maxi Mart, Lotte,…; các bếp ăn tập thể; các cửa hàng đại lý; các trườnghọc;…
- Trực tiếp: các hệ thống cửa hàng của công ty.Hiện tại công ty có 5 cửa hàng
mang thương hiệu Sagrifood và được sơn màu cam đặc trưng ở các quận trong TP
Hồ Chí Minh như Quận 2, Quận 5, Quận 10 và Quận Bình Thạnh
1.5.3 Các sản phẩm xí nghiệp sản xuất
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong là một xí nghiệp sản xuất trên quytrình khép kín:
Hình 1.3 Mô hình sản xuất khép kín của xí nghiệp
- Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu có hai dạng chính:
Chăn nuôi Giết mổ Chế biến Phân phối
Trang 101.5.3.1 Sản phẩm chế biến
Chả giò xốp
Thành phần: thịt heo, mỡ heo, tôm, bánh
xốp, khoai môn, củ xắn, nấm mèo, hành,
tỏi, đường, muối, bột ngọt, tiêu và các
loại gia vị khác
Hình 1.4 Chả giò xốp
Chả giò rế
Thành phần: thịt heo, mỡ heo, tôm, cua,
bánh rế, khoai môn, củ xắn, nấm mèo,
hành tỏi, muối, đường, bột ngọt, tiêu và
các loại gia vị khác
Hình 1.5 Chả giò rế
Trang 11 Chả lụa
Thành phần: thịt nạc heo, mỡ heo, nước
mắm, muối tinh khiết và các loại gia vị
Thành phần: thịt nạc heo, mỡ heo, lưỡi
heo, nước mắm, đường, muối, tiêu hạt và
các loại gia vị khác
Trang 12Hình 1.9 Giò lưỡi.
Jambon da bao
Thành phần: thịt nạc heo, da heo, đường,
muối, tiêu và các loại gia vị khác
Hình 1.10 Jambon da bao
Pate gan
Thành phần: thịt, mỡ, gan heo, đường,
muối, tiêu và các loại gia vị khác
Trang 13Hình 1.12 Xúc xích heo
Lạp xưởng mai quế lộ
Thành phần: thịt nạc heo, mỡ heo, ruột
heo, muối, đường ruợu và các loại gia vị
khác
Hình 1.13 Lạp xưởng Mai Quế Lộ
Lạp xưởng tôm
Thành phần: thịt nạc heo, tôm, mỡ heo,
ruột heo, muối, đường ruợu và các loại
gia vị khác
Hình 1.14 Lạp xưởng tôm
1.5.3.2 Sản phẩm tươi sống
Sản phẩm thịt tươi sống từ heo
Trang 14Hình 1.15 Sườn non Hình 1.16 Ba rọi
Hình 1.17 Cotlet Hình 1.18 Đùi có da
Sản phẩm thịt tươi sống từ gà
Hình 1.19 Cánh gà Hình 1.20 Chân gà
Trang 15Hình 1.21 Gà thả vườn nguyên con Hình 1.22 Đùi tỏi gà
Sản phẩm thịt tươi sống từ bò
Hình 1.23 Bắp bò Hình 1.24 Thăn bò
Hình 1.25 Đùi bò
1.5.4 Thành tích xí nghiệp
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001: 2000 và HACCP
- Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của UBND thành phố năm 2003, 2004
Trang 16- Cúp vàng thuộc nhóm 10 thương hiệu uy tín chất lượng của hội sở hữu côngnghiệp Việt Nam mang thương hiệu Việt do người tiêu dùng bình chọn năm 2004 và2005.
- Hai huy chương vàng thực phẩm chất lượng an toàn sức khỏe cộng đồng 2005
- Năm 2007, đạt chứng nhận an toàn dịch bệnh do cục thú y Việt Nam
- Năm 2009, đạt chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường docục trưởng cục đăng kiểm Việt Nam
- Năm 2010, đạt chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn
do sở y tế Tp Hồ Chí Minh
- Năm 2009 - 2010, đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao của báo Sài Gòntiếp thị
- Năm 2010, đạt danh hiệu thương hiệu xanh phát triển
1.6 Xử lý chất thải của xí nghiệp
1.6.1 Các loại chất thải
- Các chất rắn như lông, thịt mỡ vụn, phủ tạng còn sót, thức ăn còn tồn trong đườngruột, một ít phân thải ra trong quá trình tồn trữ gia súc chờ giết mổ và trong đườngruột được chặn hốt qua nhiều bể lắng và vận chuyển đi nơi khác xử lý Một số ít huyếtrơi vãi do còn trong quầy thịt
- Nước thải: chủ yếu là lượng nước xịt rửa quầy thịt khi giết mổ, vệ sinh khu vựcgiết mổ, nước rửa chuồng
sở tài nguyên và môi trường ký
Hệ thống xử lý có công suất 20 m3/giờ
P a g e | 16
Thiết bị tuyển nổi
Bể phản ứng
Bể lắngNước thải
Trang 17Hình 1.26 Quy trình xử lý nước thải
Thuyết minh quy trình
Nước thải
Nước thải từ quá trình sản xuất được thu gom về bể thu gom Trước khi vào bểthu gom và điều hòa, nước dẫn qua lưới chắn rác nhằm loại bỏ các chất lơ lửng cókích thước lớn hơn 2 mm ra khỏi nước thải như: da, nội tạng vụn,…Những rác nàynếu không lấy ra sẽ làm hỏng các thiết bị bơm nước thải theo sau, bít các valve, đườngống công nghệ giảm hiệu quả xử lí và tính ổn định của các đơn nguyên xử lý nước thảiphía sau
Bể điều hoà
Bể điều hòa có tác dụng khác nhau như: điều chỉnh lưu lượng, hiệu chỉnh pH,cung cấp khí tạo điều kiện hiếu khí để tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí xuất hiện mùihôi thối,
Thiết bị tuyển nổi
Nước thải từ bể điều hòa được đưa được bơm vào bể tuyển nổi bằng bơm nướcthải nhúng chìm Chúc năng của bể tuyển nổi này là tách dầu mỡ, cặn lơ lửng, vàphosphorus
Bể phản ứng
Sử dụng để hòa trộn các chất với nước thải nhằm điều chỉnh độ kiềm của nướcthải, tạo ra bông cặn lớn có trọng lượng đáng kể và dễ dàng lắng lại khi qua bể lắng Ởđây sử dụng phèn nhôm để tạo ra các bông cặn vì phèn nhôm hòa tan trong nước tốt,chi phí thấp
Trang 18 Bể lắng
Nước thải và bùn hoạt tính được dẫn về bể lắng Tại đây diễn ra quá trình phântách giữa nước thải và bùn hoạt tính Bùn hoạt tính lắng xuống, phần nước thải ở phíatrên được dẫn qua bể khử trùng
- Chlorine: calcium hypochloride là một hợp chất hoá học có công thức: Ca(Cl)2
Nó được sử dụng rộng rãi cho việc xử lý nước có tác dụng làm trong nước tương đốihiệu quả
- PAC: chất keo tụ lắng trong nước do viện công nghệ hoá học Việt Nam chế tạo,với tên đầu đủ là Poly Aluminium Chloride là loại phèn nhôm thế hệ mới tồn tại dạngcao phân tử ( polymer)
- Polymer: một loại hợp chất làm tăng khả năng keo tụ tạo bông của nước thải Nhờ
có polymer mà các bông bùn hình thành sẽ to hơn, vì vậy hiệu quả lắng tốt hơn, nướcthải được xử lý hiệu quả hơn
1.7 Phòng cháy chữa cháy, an toàn lao dộng và vệ sinh công nghiệp
Trang 191.7.1 Phòng cháy chữa cháy
- Bảng nội quy phòng cháy chữa cháy được gắn lớn trước xưởng chế biến
1.7.1.1 Nội dung phòng cháy chữa cháy
Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của đơn vị và đảm bảo an toàn trật tự anninh chung Nay ban giám đốc công ty chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn, xínghiệp chế biến thực phẩm Nam Phong yêu cầu tất cả cán bộ công nhân viên thựchiện tốt nội quy phòng cháy chữa cháy như sau:
Điều 1: Việc phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi cán bộ công nhân viên Điều2: Mỗi cán bộ công nhân viên phải tích cực đề phòng, không xảy ra cháy,
đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện cần chữa cháy kịpthời
Điều 3: Không được mang chất dễ cháy, chất nổ vào nơi làm việc.
Điều 4: - Cấm hút thuốc lá trong kho hoặc những nơi dễ cháy nổ.
- Phải thận trọng trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt hoá chất vàcác chất dễ cháy nổ, độc hại Triệt để tuân thủ các quy định về phòngcháy chữa cháy
Điều 5: - Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kỹ thuật sử dụng điện.
- Cấm câu mắc, sử dụng điện sai quy định
- Sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị điện, ngắt cầu dao khuvực khi ra về
Điều 6: - Không để vật tư, hàng hoá, các dụng cụ khác… áp sát vào bóng đèn,
đường dây điện
Trang 20- Vật tư hàng hoá phải xếp gọn gàng, bảo đảm khoảng cách an toàn vềphòng cháy chữa cháy nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra
và cứu chữa khi cần thiết
- Trên các lối đi, nhất là lối thoát hiểm không được để các chướng ngạivật
Điều 7: Toàn thể các bộ công nhân viên xí nghiệp có trách nhiệm thực hiện tốt
các quy định trong nội dung này Ai quy phạm tùy theo mức độ xử lý
kỹ luật, ai làm tốt sẽ được khen thưởng
- Ngoài người phụ trách không ai được vận hành máy, điều khiển máy
- Trước khi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không cóngười điều khiển
- Cần tắt công tắt nguồn khi mất điện
- Khi muốn điều chỉnh máy phải tắt động cơ và chờ máy dừng hẳn, không dùng tayhoặc gậy làm dừng máy
- Khi vận hành máy cần phải mặc trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp(không mặc quần áo quá dài, không quấn khăn quàng cổ)
- Máy móc liên quan đến điện cần phải được nối đất an toàn, luôn được kiểm trabảo quản để chắc chắn cách nhiệt, cách điện tốt Tất cả các bộ phận truyền động, dâyđai phải có hệ thống che chắn và kiểm tra định kỳ
- Hệ thống điện rõ ràng, đặt đúng nơi quy định
- Trên máy hỏng cần treo biển ghi “máy hỏng”
Trang 21 Nhận xét:
- Xí nghiệp có hệ thống mạng lưới điện an toàn, tránh được các vấn đề chập điện vàcháy nổ
- Xí nghiệp có các trang thiết bị và bảo hộ lao động đầy đủ, an toàn
- Công nhân viên xí nghiệp có ý thức và chấp hành tốt nội quy an toàn lao động
1.7.3 Vệ sinh công nghiệp
1.7.3.1 Quy định chung về nhân viên
- Hằng năm, tất cả các công nhân viên chức được khám sức khỏe định kỳ
- Mặc trang phục riêng khi chế biến
- Nhân viên nam tóc phải cắt ngắn, nhân viên nữ tóc phải búi lên
- Đội mũ, mang găng tay,đi ủng, khẩu trang sạch sẽ
- Móng tay cắt ngắn, sạch sẽ, không đeo đồ trang sức khi tiếp xúc với thực phẩm
- Không ăn uống, hút thuốc trong khu vực sản xuất
- Công nhân nếu bị bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho tổ trưởng trước khi vàođơn vị sản xuất để được phân công thích hợp
Thực hành vệ sinh:
- Công nhân phải đủ bảo hộ lao động trước khi bước vào sản xuất
- Công nhận thay ủng, đồ bao hộ ở phòng thay bảo hộ lao động
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, tiếp xúc với thực phẩm
- Lau khô tay sau khi rửa, không chùi vào quần áo
- Rửa tay bằng xà phòng sau tiếp xúc với thực phẩm sống, đi vệ sinh, đụng vào rác,
…
Trang 22- Rửa tay đúng quy định: làm ướt, xoa đều xà phòng có tính sát khuẩn vào cả gânbàn tay, mu tay , cổ tay, các khe ngón tay và các nếp ngón tay sau đó rửa sạch bằngnước.
- Không để móng tay dài, nếu có vết xước ở bàn tay hay ngón tay cần băng bó bằnggạt không thấm nước, mang găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm
1.7.3.2 Vệ sinh nhà xưởng
Địa điểm và môi trường xung quanh:
- Nằm xa nguồn khói bụi và lây nhiễm như bệnh viện, khu thu gom xử lý chất thải,khu chăn nuôi, nghĩa trang, kho chứa hóa chất,…
- Không bị ngập lụt
- Có nguồn nước và điện ổn định
- Thuận tiện về giao thông, đảm bảo trình độ dân trí
- Được thiết kế theo trục phù hợp với dây chuyền sản xuất
- Có ngăn cách giữa khu sản xuất thực phẩm với phi thực phẩm
- Có tường bao ngăn cách
- Khu sản xuất kính không tạo nơi ẩn náu cho côn trùng và vi sinh vật gây hại
1.7.3.3 Các yêu cầu về phương tiện chế biến
Kết cấu phương tiện chế biến:
Trang 23- Các phương tiện chế biến chủ yếu: thiết bị gia nhiệt, các máy thiết bị chế biến,máy đóng gói, thiết bị bảo quản và phân phối sản phẩm chứa đựng, dụng cụ chế biến.
- Về vật liệu: phải đảm bảo an toàn vệ sinh, bền, dễ làm vệ sinh và khử trùng
- Kết cấu máy và thiết bị: vững chắc, dễ làm vệ sinh, dễ khử trùng
- Dụng cụ: làm bằng vật liệu không hấp thụ
Bố trí phương tiện chế biến:
- Phương tiện chế biến (máy móc, thiết bị) được đặt vị trí phù hợp với dây chuyềnsản xuất
- Khoảng cách giữa các thiết bị với nhau và với tường phải đủ thuận tiện cho thaotác, vệ sinh và bảo trì
- Các dụng cụ dùng trong quá trình chế biến phải tuyệt đối vệ sinh sạch sẽ sau mỗi
ca làm việc
Trang 24CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1 Nguyên liệu chính
2.1.1 Thịt
2.1.1.1 Nguồn cung cấp
Là một xí nghiệp chế biến thực phẩm với mô hình kép kín nên thịt là nguyên liệu
“tự cung tự cấp” tại xí nghiệp
Thịt là nguyên liệu chính, tất cả các sản phẩm đều có nét đặc thù là phải lấynguyên liệu thịt để sản xuất
2.1.1.2 Thành phần của thịt
Thịt và sản phẩm chế biến từ thịt là nguồn protein có giá trị dinh dưỡng và giàunăng lượng Protein thịt có chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu (lisin, valin,methionin…) Ngoài ra, thịt còn cung cấp chất sắt (Fe), chất đồng (Cu), các vitaminnhư A,B1,B2, chất béo… do đó thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt đóng vai trò quantrọng cho sức khoẻ con người
Hình 2.1 Thịt heo
Trang 25Thịt được cấu tạo từ nhiều mô khác nhau, dựa vào giá trị sử dụng của thịt trongthực phẩm người ta chia thành các loại mô như: mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, môxương và máu.
Bảng 2.1 Thành phần acid amin không thay thế trong protein thịt heo.
Bảng 2.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thịt heo
Mỡ 47,5 14,5 37,5 0,7 8 156 0,4 - - - Lợn (1/2 nạc) 60,9 16,5 21,5 1,1 9 178 1,5 0,01 0,53 0,2 2,7Lợn nạc 73 19 7 1 - - - -
-2.1.1.3 Màu sắc thịt
Màu sắc của thịt do một lượng protein chứa sắc tố (chromo protein) ở trong cơ tạo
Trang 26Lượng myoglobin gia tăng theo tuổi của thú Ngoài ra có sự khác biệt về lượngmyoglobin giữa các loại bắp cơ và giữa các loại thú (2mg/g thịt heo, 6mg/g thịt cừu,8mg/g thịt bò).
Myoglobin là một protein tan trong nước có một nhân hem chứa nguyên tử sắt ởtrung tâm và một globin Vai trò sinh lý học của myoglobin là vận chuyển O2 và CO2
cho hoạt động hô hấp của mô bào
Màu sắc quan sát được nhờ vào 3 yếu tố chính:
- Lượng sắc tố của myoglobin
- Dạng hoá học của myoglobin: myoglobin có thể hiện diện ở 3 trạng thái kết hợpvới oxy hoặc mức độ oxy hoá của nguyên tố sắt trong nhân hem của Mb
+ Myoglobin ở dạng khử: sắt ở trạng thái sắt nhị myoglobin, có màu đỏ tía + Myoglobin kết hợp với oxy gọi là oxymyoglobin, sắt ở trạng thái sắt nhị (Fe2+)
Mb có màu đỏ tươi
+ Mb myoglobin: sắt ở trạng thái sắt III (Fe3+) có màu nâu
- Lượng ánh sáng phản chiếu trên bề mặt cắt cơ
Dạng hoá học xác định màu sắc (đỏ hay nâu) và sự phát triển của acid thịt sẽảnh hưởng lớn đến màu sắc thịt bằng cách làm tổn thương trên cấu trúc bề mặt thịt
và từ đó phát triển tỷ lệ phản chiếu của ánh sáng tới
Thịt tươi có màu hồng đỏ Màu thịt của các nhóm cơ có sự khác biệt nhau đáng
kể nhưng màu sắc thịt trong cùng một nhóm cơ tương đồng nhất
Thịt có màu sẫm có thể có nhiều nguyên nhân: số lượng tăng thêm của sắc tốkhi heo càng lớn tuổi các hoạt động sinh lý mạnh, sự hấp thụ oxy bề mặt của cơ ít,
sự nhiễm khuẩn hoặc hàm lượng axit lactic ở cơ thấp sau khi giết mổ và trong quátrình ướp lạnh
Ngược lại thịt có màu hồng tái có thể do sự phân giải nhiều và nhanh glycogencủa cơ thành acid lactic trong thịt sau khi giết mổ
Trang 27 Thịt có màu tái sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xám và bị co rút, thường bịhao mòn trong quá trình chế biến Ngược lại, thịt quá sậm màu thường thời gian
sử dụng thấp do thịt ít tính acid và dễ bị vi sinh vật tấn công
2.1.1.4 Sự biến đổi của thịt trong quá trình bảo quản.
Dựa vào những biểu hiện bên ngoài, người ta chia một cách quy ước những sựbiến đổi ở thịt sau khi giết thành 3 thời kỳ:
- Tê cứng sau khi giết
- Chín tới
- Tự phân
Sự biến đổi tiếp theo của thịt sau ba thời kỳ này đó là sự phân huỷ thối rữa
Sự tê cứng sau khi giết.
Tê cứng sau khi giết của các bắp cơ là kết quả của sự phát triển của quá trình hoásinh phức tạp do enzym mà đặc trưng của nó khác với các quá trình sống Đó chủ yếu
là các quá trình phân giải, bao gồm:
- Phân huỷ glycogen thành acid lactic, pH từ điểm trung hoà thành pH acid
- Phân huỷ glycogen thành các glucid có tính khử (glyco phân)
- Phân huỷ acid creatinphosphoric
- Phân huỷ ATP
- Kết hợp actin với myozyn thành phức chất không tan (tạo độ rắn của mô cơ)
Sự phát triển tê cứng hoàn toàn xảy ra với thời gian khác nhau phụ thuộc vào đặcđiểm động vật và các điều kiện xung quanh
- Vào lúc này: độ rắn của thịt tăng 25%, độ cản cắt tăng lên 2 lần Thịt như thế sẽ
có độ rắn lớn kể cả sau khi nấu
- Thịt ở trạng thái tê cứng sau khi giết: tiêu hoá bởi pepsin kém, hầu như bị mất mùithơm và vị sẵn có ở trạng thái luộc
Trang 28Thịt ở giai đoạn cứng xác chưa thích hợp trong sử dụng chế biến, vì chưa chohương thơm vị ngon, khả năng hydrat hoá làm cho thịt luộc bị cứng, khô quắt, nướccanh luộc thịt bị đục, không có vị ngọt đậm đà
Sự chín tới của thịt:
Chín tới, đó là tập hợp những biến đổi về tính chất của thịt gây nên bởi sự tựphân Kết quả là thịt có được những biểu hiện tốt về hương vị thơm và vị trở nên mềmmại tươi ngon So với thịt ở trạng thái tê cóng thì nó dễ tác động bởi enzym tiêu hoáhơn
Do tác dụng của acid lactic, protein bị đông tụ và mất khả năng kết hợp với nước.Các cơ thịt trở nên mềm dần và có hương vị thơm, ăn dễ tiêu hoá
Nucleoprotein →Acid phosphoric + Hypoxanthin + acid glutamic
Tác dụng của quá trình chín tới:
- Có tính acid nhẹ
- Ức chế được sự phát triển của vi sinh vật gây thối
- Thịt có mùi thơm ngon, dễ tiêu
Actin + miozyn → Actomiozyn (không hoà tan)
- Chín tới (từ trạng thái co rút sang trạng thái suy yếu)
Actomiozyn → Actin + myozyn
Sự tự phân
- Nếu bảo quản thịt chín tới kéo dài trong điều kiện vô trùng ở nhiệt độ dương thấpthì quá trình tự phân trong thịt sẽ kéo dài Thời kỳ này gọi là sự tự phân
- Tự phân đặc trưng bằng sự phân giải các bộ phận thành phần chủ yếu của mô cơ
→ đó là protein và lipid dưới tác dụng của các enzym trong mô làm đứt các liên kếtpeptid của các phân tử protein đồng thời phá huỷ chính protein đó và thuỷ phân chấtbéo
Trang 29- Đặc điểm của thịt sau khi sự tự phân xảy ra: sự phân giải protein kèm theo pháhuỷ các thành phần cấu trúc hình thái học của mô cơ
Do đó:
+ Độ rắn của thịt giảm đi
+ Sự tách dịch thịt tăng lên
+ Thịt có màu sắc hung nâu rõ
+ Thịt trở nên chua và có mùi khó chịu hơn
Nếu để thịt nguội không đúng quy cách, các enzym có sẵn trong thịt phát triểnmạnh phân huỷ protein thành NH3, H2S… Hiện tượng này xảy ra ở nhiệt độ 500C vàthiếu oxy gây ra
- Thịt tự phân có trạng thái cảm quan không tốt:
+ Có mùi chua khó chịu
+ Bề mặt ngoài đôi khi có màu xanh
+ Ở sâu trong khối thịt có mùi hôi, màu sắc đôi khi đỏ hoặc nâu
+ Không có vi sinh vật gây thối
+ Không có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng
Đến giai đoạn nhất định của sự tự phân, thịt sẽ không còn dùng được để làm thựcphẩm
Sự phân huỷ thối rửa
- Một yếu tố bên ngoài hết sức quan trọng làm thay đổi hẳn tính chất của thịt, đó là
sự hoạt động của vi sinh vật:
+ VSV phân huỷ protein
+ VSV phân huỷ lipid
+ VSV phân huỷ các acid amin
Trang 30- Ở những điều kiện thích hợp, vi sinh vật phân huỷ các chất dinh dưỡng của thịtthành các chất đơn giản Chỉ có những vi sinh vật gây thối thì mới có khả năng phânhuỷ thức ăn thành những chất có hại.
2.1.1.5 Vai trò của thịt trong sản xuất lạp xưởng
Thịt là thành phần chủ yếu tạo nên cấu trúc cho sản phẩm Tính chất của sản phẩm
ở dạng sấy khô kết dính Vì protein thịt khi gặp nhiệt độ sấy sẽ biến tính tạo cấu trúcgel kết dính vững chắc các thành phần nguyên liệu
2.1.1.6 Loại thịt sử dụng
pH thịt:
Sau khi giết mổ pH của thịt sẽ bị giảm do quá trình đường phân kỵ khí sinh acidlactic từ glycogen Quá trình này sẽ diễn ra ở mức độ giới hạn nếu kho dự trữglycogen của tế bào cơ bị cạn kiệt, pH là yếu tố quan trọng dưới sự phát triển của visinh vật lây nhiễm trên thịt
Hầu hết VSV phát triển ở pH = 7 và chúng phát triển kém ở pH < 5 hay pH> 9
Cơ có pH cuối cùng cao do thiếu glycogen khi chết cũng bị thiếu glucose sản sinh
do quá trình amylolysis sau khi giết mổ Khi có sự thiếu hụt nguồn cơ chấtcacbohydrate, VSV tấn công ngay lập tức vào các axit amin tạo ra sự hư hỏng nhanhchóng thể hiện ở mùi hôi thối và thay đổi màu Thịt heo có chất lượng tốt khi chỉ số
pH cuối cùng của cơ dài lưng từ 5.8 ≤ pH ≤ 5.85
Trị số pH có liên quan chặt chẽ với khả năng giữ nước hay sự mất nước Sự thayđổi pH trong bất cứ cơ nào đều phải qua sự thay đổi màu sắc và cấu trúc thịt
Trị số pH thấp gắn liền với sự mất nước của thịt trong quá trình chế biến sau này.Khi trị số pH cao thường thịt ít bị mất nước hơn, màu thịt sậm hơn, thịt chắc hơn và có
Trang 31độ mềm hơn Theo giá trị pH thì chia thịt thành 3 loại: thịt bình thường (5,5 ≤ pH ≤6,2); thịt PSE (pH ≤ 5.5); thịt DFD (pH > 6.2).
Theo giá trị pH nên chọn loại thịt bình thường để đưa vào sản xuất:
- Thịt bình thường có đặc điểm sau: bề mặt thịt ấm nhưng không rỉ dịch Kết cấuthịt chặt, màu hồng đỏ, mùi vị ngon
- Nguyên nhân: do quá trình axit hoá thịt diễn tiến bình thường trong 25h sau khigiết mổ
- Quan sát trong quá trình chế biến:
+ Thịt có khả năng giữ nước tốt
+ Thịt có khả năng tạo nhũ, màu và năng suất sản xuất hoàn hảo
Vị trí lấy thịt:
Để có chất lượng sản phẩm tốt nhất thì nên lấy thịt phần bắp cơ của heo để đưavào sản xuất, chế biến Nhưng thực trạng ở xí nghiệp thì có thể sử dụng bất kì vùngthịt nào, mà vùng thịt đó phải là thịt nạc Dựa trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn vềcảm quan, vi sinh và hóa lý
Hình 2.2 Vị trí lấy thịt đưa vào sản xuất
Trang 322.1.1.8 Tiêu chuẩn kiểm tra của thịt trong sản xuất
Theo tiêu chuẩn Việt Nam thịt gia súc, gia cầm và thịt của chim, thú nuôi sau khigiết mổ ở dạng nguyên con, được cắt miếng hoặc được xay nhỏ và được bảo quản ởnhiệt độ thường hoặc nhiệt độ từ 0 đến 40C
Thịt tươi phải được lấy từ thịt gia súc, gia cầm và thịt của chim, thú nuôi sống,khoẻ mạnh được cơ quan kiểm tra thú y có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thựcphẩm
Bảng 2.3 Yêu cầu cảm quan của thịt tươi
1 Trạng thái
- Bề mặt khô, sạch, không dính lông và tạp chất lạ;
- Mặt cắt mịn
- Có độ đàn hồi, ấn ngón tay vào thịt không để lại dấu
ấn trên bề mặt thịt khi bỏ tay ra;
- Tuỷ bám chặt vào thành ống tủy (nếu có)
2 Màu sắc Màu đặc trưng của sản phẩm
3 Mùi Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ
4 Nước luộc thịt Thơm, trong, váng mỡ to
Bảng2.4 Yêu cầu về chỉ tiêu hoá lý của thịt tươi
kiểm tra
1 Độ pH 5,5 - 6,2
2 Phản ứng định tính dihydro sulphua (H2S) âm tính
Trang 333 Hàm lượng amoniac, mg/100 g, không lớn
4 Độ trong của nước luộc thịt khi phản ứng
với đồng sunfat (CuSO4)
cho phép hơiđục
Bảng2.5 Các chỉ tiêu vi sinh vật của thịt tươi
đa
Chỉ tiêu kiểm tra
1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc
trong 1 g sản phẩm 10
6
2 E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 102
3 Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm 0
4 B cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 102
5 Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g
Trang 342.1.2 Tôm
2.1.2.1 Nguồn cung cấp
Tôm nguyên liệu chỉ dành riêng cho
sản xuất lạp xưởng tôm
Nguồn nguyên liệu của xí nghiệp rất phong phú và đa dạng về chủng loại: tôm sú,tôm đất,… Nguồn nguyên liệu được thu nhận từ các tỉnh : Vũng Tàu, Long An, KiênGiang, Tiền Giang,…Tại đây nguồn liệu rất lớn
2.1.2.2 Thành phần của tôm
Thành phần hoá học của tôm gồm có: nước, protein, lipid, chất khoáng, vitamin,các enzyme, hoocmon, hydratcacbon (hàm lượng hydratcacbon trong tôm rất ít chỉ tồntại dạng glycogen)
Thành phần hoá học của tôm khác nhau tuỳ theo giống loài Trong cùng một loàinhưng hoàn cảnh sống khác nhau thì thành phần hoá học cũng khác nhau Ngoài rathành phần của tôm còn phụ thuộc vào tình trạng sinh lý, mùa vụ, thời tiết,…Sự khácnhau về thành phần hoá học và sự biến đổi của chúng ảnh hưởng rất lớn đến giá trịdinh dưỡng của sản phẩm, việc bảo quản tươi nguyên liệu và quá trình bảo quản