Dư luận xã hội là một loại thiết chế xã hội đặc biệt với nghĩa là dư luận xã hội bao gồm cả các bộ máy tổ chức truyền thông đại chúng với các quy định liên quan. Dư luận xã hội có khả năng tạo ra những hệ giá trị, những quy tắc và những chuẩn mực có thể tạo dựng, kiến tạo, củng cố, duy trì, ủng hộ, phê phán, xoá bỏ những hệ giá trị, quy tắc và chuẩn mực cũ lạc hậu lỗi thời. Cán bộ lãnh đạo quản lý cần có kỹ năng khai thác đồng thời hai loại khả năng này, đặc biệt là khả năng kiến tạo xã hội của dư luận xã hội. Trong công cuộc đổi mới hiện nay cần tạo ra dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dư luận xã hội là nguồn thông tin công cộng rất cần cho việc phát hiện vấn đề và những phương án giải quyết vấn đề.Nói về vai trò của Dư luận xã hội trong hoạt động quản lý, V.I. Lênin chỉ rõ: “chúng ta chỉ có thể lãnh đạo tốt nếu chúng ta biết thể hiện chính xác những gì mà nhân dân lo nghĩ’ Như vậy, dù muốn hay không muốn, phần lớn các chính trị gia, các nhà nghiên cứu triết học đều nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của DLXH trong việc quản lý, điều hành xã hội. Theo chuyên gia phân tích về quản trị truyền thông, trong điều kiện Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân nên cần nhận thức và sử dụng có hiệu quả dư luận xã hội với tính chất như là một công cụ đặc biệt của quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Hiện nay, kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội của cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các địa phương, đặc biệt là cấp huyện cần được coi là một tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý. Thậm chí, việc quan tâm, tiếp cận và nắm bắt dư luận xã hội thực chất là thước đo về mức độ “gần dân, bám sát thực tiễn” của cán bộ.Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý, nên tôi đã chọn “Vấn đề nắm bắt dư luận xã hội trong quá trình quản lý của cán bộ chủ chốt cấp huyện hiện nay”, làm bài thu hoạch hết môn.