BÀI TỔNG hợp CHƯƠNG 3 văn hóa tổ CHỨC đời SỐNG tập THỂ học phần cở sở văn hóa VIỆT NAM

56 16 0
BÀI TỔNG hợp CHƯƠNG 3 văn hóa tổ CHỨC đời SỐNG tập THỂ học phần cở sở văn hóa VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Danh sách thành viên nhóm 3 bao gồm:

1.Nguyễn Thị Thùy Vy (Nhóm trưởng) – 47.01.756.1482.Lê Thị Hương Qui – 47.01.756.105

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2021

MỤC LỤC

1.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc1.2 Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng

1.3 Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội1.4 Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp

1.5 Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: Thôn và Xã

1.6 Tính cộng đồng và tính tự trị - hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt

1.7 Làng Nam Bộ

2.1 Từ Làng đến nước và việc quản lí xã hội

2.2 Nước với truyền thông dân chủ của văn hóa nông nghiệp

GIỚI THIỆU

Tổ chức đời sống tập thể bao gồm những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của cả cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là ba lĩnh vực: quốc gia – nông thôn – đô thị.

Đó là bức tranh chung của mọi nền văn hóa Đối với một nền văn hóa gốc nông

nghiệp điển hình như Việt Nam thì tổ chức nông thôn là lĩnh vực quan trongnhất Nó chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diệnmạo xã hội lẫn tính cách con người Nắm vững những đặc thù của tổ chức nông

thôn tức là nắm được chìa khóa văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng của người Việt Nam Sau làng thì đến nước Ở Việt Nam truyền thống, tổ chức đô thị có vai trò mờ nhạt nhất Bởi vậy, chương này sẽ nghiên cứu hai vấn đề theo thứ tự sau: Tổ chức nông thôn – Tổ chức quốc gia.

Trang 3

1 TỔ CHỨC NÔNG THÔN

Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống Cho nên nét đặc trưng số một của làng

xã Việt Nam là tính cộng đồng: Làng xã Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ đồng

thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau.

1.1 Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc

Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC.Ở Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạttên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá, Lê Xá,…

Ví dụ: Các làng theo họ như:

Trường Tiểu học Ngô Xá – xã Ngô Xá - huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ

Trang 4

Bên cạnh đó có 6 làng Trần Xá sau:

+xã Trần Xá, tổng Cao Đôi, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (Trần Xá, Nam Hưng, huyện Nam Sánh, tỉnh Hải Dương),

+xã Trần Xá, tổng Ba Đông, huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng+xã Trần Xá, tổng Trần Xá, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam Thượng (Trần Xá,huyện Lý Nhân),

+tổng Trần Xá, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam Thượng

+xã Trần Xá, tổng Thượng Bá,i huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ (thuộc xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

+xã Trần Xá, tổng Dũng Liệt, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơ,n xứ Kinh Bắc (nay là làng TrầnXá, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).

10 miền quê ở miền Bắc có tên Đặng Xá Trong đó có 2 thôn ở Hưng Yên, 2 xã và 1 thôn ở Hà Nội, 1 thôn ở Thái Bình, 1 thôn ở Bắc Ninh, 1 thôn ở Hà Nam và 1 thôn ở Nam Định.

Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại giađình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình

quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường) Ở

nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại giađình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài – loại nhà này có

thể dài tới trên 30 mét, với số lượng thậm chí tới hơn trăm người

Trang 5

Nhà dài của người Ê Đê

Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu lẫn nhau

- Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất: Sẩy cha

còn chú, sẩy mẹ bú dì;

- Hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần: Nó lú nhưng chú nó khôn;

- Dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị: Một người làm quan,

cả họ được nhờ.

Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian Nó là cơ sở của tính tôn ti Người Việt có hệ thống tôn ti trực tiếp rất chi li,

phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ (gọi là cửu tộc): Kị/ Cố - Cụ - Ông – Cha –

TÔI – Con – Cháu – Chắt – Chút Tôn ti gián tiếp (con chú con bác, anh

em họ) cũng được quy định rất nghiêm ngặt; các cụ thường dạy con

cháu: Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú; Bé bằng củ khoai, cứ

vai mà gọi,…

Trang 6

Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tình yêu thương, đumg bọc lẫn nhau.Tuy nhiên, vì tính tôn ti nên dẫn đến mặt trái là óc gia trưởng Tổchức nông thôn theo huyết thống đi theo hướng ngày càng xemtrọng vai trò của gia đình hạt nhân, nuôi dưỡng tính tư hữu

1.2 Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm, Làng

Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau.Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm LÀNG, XÓM.

Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao.

Ở Việt Nam thì khác:

+Thứ nhất, để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần đẻ nhiều mà còn làm đổi công cho nhau.

+ Thứ hai, để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp…), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả.

Những câu ca dao thể hiện tình nghĩa xóm làng:

+ Bán anh em xa, mua láng giềng gần Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên

tắc Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

+Người xưa đã nói chớ quên, Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau.Giữ gìn tình nghĩa tương giao,

Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.

Trang 7

… (giao tiếp với các bạn)

Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng

ngang, theo không gian Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ

muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tôn trọng, bình

đẳng với nhau Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc;

trong lịch sử, nền dân chủ nông nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản của phương Tây.

Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đố kị, cào bằng

1.3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội

Ở nông thôn, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, tuy nhiên vẫn

có bộ phận nhỏ dân cư sinh sống bằng các nghề khác Những người

trong các ngành nghề giống nhau liên kết với nhau tạo thành một tổ chức gọi là PHƯỜNG.

Một số phường đặc trưng của Việt Nam như phường gốm làm sành sứ (gốmBát Tràng), phường nề làm nghề xây cất, phường chài làm nghề đánh cá,phường vải làm nghề dệt vải, rồi những phường nón, phường giấy, phường

Trang 8

Làng nghề đúc đồng ở phường Thủy Xuân, TP Huế xưa kia là làng Dương Xuân, hầu hết dân làng làm nghề đúc đồng nên từ lâu quen gọi là Phường Đúc.

Mua bán hải sản tại bến cá Mỹ Á, phường Phổ Quang – phường chài (TX Đức Phổ, tỉnh

Quảng Ngãi)

Trang 9

Phường nón ở TP Huế. Nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng.

Bạch Thổ Phường – Làng Gốm Bát Tràng ngày nay, thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm,

Trang 10

chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, thú vui, đẳng cấp:

Hội tư văn liên kết các quan văn cùng làng, hội văn phả liên kết các

nhà nho trong làng không ra làm quan, hội bô lão liên kết các cụ ông,

hội chư bà liên kết các cụ bà đi chùa, hay hội võ phả liên kết những

người theo nghề võ,… rồi còn có hội chọi gà, hội cờ tướng, v.v; và

ngày nay phải kể đến là hội nhà văn, hội nhà báo Việt Nam.

Các bô lão chung vui ở Lễ hội đình Làng cổ Túy Loan – thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Trang 11

Cờ tướng – một nét văn hóa độc đáo của người Việt

Phường và hội rất gần nhau, nhưng phường thì mang tính chất chuyên môn sâu hơn và bao giờ cũng giới hạn trong quy mô nhỏ.Đặc trưng của phường hội là tính dân chủ – những người cùng phường hội có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

1.4: Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp

Đây là hình thức tổ chức có lẽ xuất hiện muộn sau này Nó tạo nên cái đơn vị gọi là GIÁP Đứng đầu giáp là ông cai giáp (câu đương); giúp việc cho cai giáp là các ông lềnh – lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba (từ chữ lệnh mà ra).

Đặc điểm của giáp là:

(a) chỉ có đàn ông tham gia;

(b) mang tính chất “cha truyền con nối”, cha ở giáp nào thì con cũng vào giáp ấy Trong nội bộ giáp phân biệt ba lớp tuổi chủ yếu: ti ấu (từ nhỏ đến 18 tuổi), đinh (hoặc tráng: đinh = đứa; tráng = khỏe mạnh) và lão.

Vinh dự tối cao của thành viên hàng giáp là lên lão Thông thường tuổi lên lão là 60 Tuy nhiên, nhiều làng có lệ riêng quy định tuổi lên lão là 55 hoặc 50 Thậm chí có làng còn hạ tuổi lên lão xuống 49 (bởi lẽ 49 thường là tuổi hạn, tổ chức lên lão sớm cho chắc chắn) Lên lão là lên ngồi chiếu trên, được cả giáp, cả làng trọng vọng Ở các dân tộc miền núi, nơi hầu như không chịu ảnh hường của văn hóa Trung Hoa, từ ngàn xưa cho đến tận ngày nay già làng, hội đồng già làng vẫn nắm toàn bộ quyền hành Ở vùng người Việt (miền xuôi), quyền hành thực sự trong làng đã được chuyển giao cho lớp trẻ hơn; tuy nhiên, truyền thống trọng lão vẫn được duy trì – người ta vẫn kính lão đắc thọ; kính già, già để tuổi cho Khi làng có việc, các cụ già tùy theo tuổi tác, được ngồi ngang hàng với các quan viên chức sắc; quy định phổ biến là các cụ già 60 tuổi ngang với tú tài, 70 tuổi ngang với cử nhân, 80 tuổi ngang với tiến sĩ Có nơi tôn xưng gọi các cụ già là quan lão Vị trí do tuổi tác mang lại gọi là xỉ tước (xỉ = răng, gãy răng là dấu hiệu của tuổi già) hoặc thiên tước (tước vị trời cho).

Giáp là một tổ chức mang tính hai mặt – nó vừa được tổ chức theo chiều dọc (theo lớp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng làng) Cho nên, một mặt, giáp mang tính tôn ti, nó là một môi trường tiến thân bằng tuổi tác: Sống lâu lên lão làng; mặt khác, giáp lại cũng có tính dân chủ: tất cả mọi

Trang 12

thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ đến tuổi ấy thì sẽ có địa vị

Về dân cư thì xã có hai loại:

Dân chính cư (còn gọi là nội tịch), là dân thôn, dân chính cư được hưởng

nhiều quyền lợi dân ngụ cư rất nhiều.

Dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi khác đến, những người

dân này chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư không muốn làm như: làm thuê, làm mướn, làm mõ, trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân chính cư Dân ngụ cư thường bị khinh rẻ, coi thường Dân ngụ cư muốn thành dân chính cư thì phải: cư trú ở làng hơn ba đời để chứng minh rằng con cháu đã yên tâm với cuộc sống ở đây, có một ít điền sản (đất đai) vì không thể dễ dàng đem theo như tiền bạc.

Có sự khác biệt sâu sắc giữa dân chính cư và dân ngụ cư là do đây là sản phẩm của cơ chế văn hóa nông nghiệp Nó hạn chế việc người dân bỏ làng đi ra ngoài cũng như hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng.

Dân chính cư được chia làm 5 hạng:

Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm cao; Chức dịch gồm những người đang làm việc trong xã;Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp;

Đinh gồm trai đinh trong các giáp Trai định là nguồn nhân lực sung sức

nhất của làng Quân đội của nhà nước chủ yếu lấy từ trai định các làng.

Ti ấu là hạng trẻ con của các giáp.

Ba hạng đầu gồm chức sắc , chức dịch và lão lập thành bộ phận quan viênhàng xã Quan viên lại được chia thành ba nhóm theo lứa tuổi là kỳ mục ,kỳ dịch , và kỳ lão:

Kỳ mục là quan trọng nhất, có nhiệm vụ bàn bạc và quyết định các công việc của xã Kỳ mục còn được gọi là hội đồng kỳ mục, do tiên chỉ và

Trang 13

thứ chỉ đứng đầu Ở miền nam sau này, hội đồng kỳ mục được gọi là hội tề do hương cả đứng đầu.

Kỳ lão gồm những người cao tuổi nhất, có vai trò làm tư vấn cho hội đồng kỳ mục.

Kỳ dịch, hay còn gọi là lý dịch, thường do hội đồng kỳ mục cử ra,nhiệm vụ thực thi quyết định của hội đồng kỳ mục Đứng đầu nhóm lý

dịch này là lý trưởng (còn gọi là xã trưởng); dưới đó có phó lý (giúp việc), hương trưởng (lo việc công ích), trương tuần (còn gọi là xã tuần lo việc an ninh).

Phương tiện quản lý chủ yếu là hai cuốn sổ: sổ đinh (quản lý nhân lực)

và sổ điền (quản lý về kinh tế).

Cách thức tổ chức bộ máy hành chính xã thôn Việt Nam như vậy đã được hình thành dần dần như một sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển văn

- Định nghĩa: Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác Đây là một đặc trưng dương tính, hướng ngoại.

- Tính cộng đồng của văn hóa làng Việt được hình thành trên nền tảng của hai mối quan hệ: láng giềng và huyết thống.

+ Quan hệ láng giềng: Sự hình thành làng xã gắn với việc phát triển của sản xuất

nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước Do phương thức sản xuất nông

nghiệp lúa nước đòi hỏi phải định cư, quần tụ thành làng, từ đó hình thành mốiquan hệ láng giềng gắn bó.

Trang 14

+ Quan hệ huyết thống: làng Việt được hình thành trên cơ sở của sự quần tụcác gia đình có cùng huyết thống, gắn bó, cưu mang, đùm bọc nhau cà về vật chất

-Định nghĩa: “Tính tự trị là một đặc điểm lớn của làng xã Việt Nam truyền

thống, đó là “tự điều chỉnh - tự điều khiển của làng xã trong quá trình vận

Trang 15

động của kinh tế xã hội Tự điều chỉnh, tự điều khiển là ít chịu sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền bên trên, là sự vận hành đa tuyến của xã hội dân sự” (Phan Đại Doãn, Một số vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004)

- Sản phẩm của tính cộng đồng chính là một tập thể làng xã mang “tính tự

trị”: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập

với triều đình phong kiến Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín với “luật

pháp” riêng ( hay còn gọi là hương ước) và “tiểu triều đình” riêng

(trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp vànhiều làng xưng bốn cụ cao tuổi nhất là tứ trụ - trong triều đình thì tên gọi này

chính là để gọi bốn chức quan cột trụ trong triều đình phong kiến) Đây là một

đặc trưng âm tính, hướng nội.

=> Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống: “ Phép vua thua lệ làng” (hay mà

thời nay mọi người hay đọc thành “phép vua thua lệ nàng”, nhưng câu đúng của nó chính là “phép vua thua lệ làng”).

-Phạm Văn Đồng từng nhận định: “Trong lịch sử lâu đời của dân tộc, làng vừa có tính đẳng cấp phong kiến (= tôn ti), vừa có tính cộng đồng (= dân chủ) rất

đáng quý Lúc bấy giờ câu nói “Phép vua thua lệ làng” có cái đạo lí chân chính

của nó thể hiện một dạng dân chủ mà phải biết nhìn với con mắt lịch sử thì mới thấy hết ý nghĩa độc đáo”.

Trang 16

- Trải qua các triều đại, nhà nước phong kiến luôn tìm cách nắm chặt bộ máy xã thôn nhưng thất bại Từ đời Trần Thái Tông đến đời Lê Thánh Tông đều phải lùi bước Năm 1904 ở Nam kì và 1921 ở Bắc kì, thực dân Pháp ban bố những nghị định nhằm cải tổ bộ máy hành chính cấp xã nhưng cũng không tránh khỏi việc thất bại Cho nên, năm 1927, chính quyền thực dân phải ban bố một nghị định có chiếu cố nhiều hơn đến cơ cấu cổ truyền và năm 1941 thì vai trò của dân làng trong việc tổ chức bộ máy hành chính địa phương lại được nới rộng hơn nữa.

=> Có thể nói, tính tự trị cao độ của làng xã Việt Nam là một thực tế hiển nhiên mà nhà nước phong kiến đành bất lực.

Trang 17

Sau 5 năm rưỡi giữ chức Toàn quyền Đông Dương, Paul Doumer trong cuốn hồi kí của mình đã rút ra kết luận: “Theo tôi, duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kĩ mà chúng ta đã thấy, là một điều tốt Theo cách tố chức này thì mỗi làng xã sẽ là một nước cộng hòa nhỏ, độc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương Đó là một tập thể được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỉ luật, và rất có trách nhiệm đối với chính quyền cấp trên về cá nhân những thành viên của nó”.

*Chốt lại: Tính cộng đồng và tính tự trị chính là hai đặc trưng bao trùm nhất,quan trọng nhất của làng xã; chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề.

1.6.3 Biểu tượng truyền thống:

*Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến nước – cây đa:

- Làng nào cũng có một CÁI ĐÌNH Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi

công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân…

(Tòa đại đình của Đình La Xuyên, Ý Yên, Nam Định)

Trang 18

(Đình làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh)

- Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các hội hè, ăn uống

(do vậy mà có từ đình đám), nơi biểu diễn chèo tuồng.

(Lễ hội truyền thống Đình Làng Thổ Khối, phường Cự Khối,quận Long Biên, Hà nội)

Trang 19

(Quang cảnh đình lễ hội làng Mai, thuộc xã Thanh Mai, huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội)

-Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo: Thế đất, hướng đình được xem là

quyết định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ cho dân làng.

+Theo tín ngưỡng dân gian, làng ở Việt Nam thờ Thần làng và Thành hoàng “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, thường thì mỗi làng chỉ có một Thành hoàng (nhưng cũng có khi một làng thờ hai, ba vị hoặc hai ba làng

thờ một vị) Chẳng hạn, làng Bình Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) lại thờ tới hai vị

Thành hoàng là Lạc Long Quân và Linh Lang Đại vương Các làng Bảo Tháp, Cứu Sơn, Yên Việt, Hương Vinh, Hiệp Sơn (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình), làng Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) cùng thờ Lê Văn Thịnh Các làng Lũng Khê, Thanh Tương, Tam Á, Đề Cầu huyện Thuận Thành; làng Đại Trung huyện Tiên Du, Bắc Ninh cùng thờ Sỹ Nhiếp ).

Trang 20

(Lễ hội rước Thành hoàng ở làng Diềm, Bắc Ninh)

-Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: Nói đến làng là nghĩ đến

cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân thương nhất: “Qua đình ngả nón trông

đình, đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”…

=> Trong làng, tất cả sinh hoạt tinh thần và vật chất công cộng đều tập trung chung quanh cái “nhà chung” gọi là Đình làng, hay là cái Đình:

Mình về còn nhớ núi non Nhớ khi kháng chiến thuở còn Việt Minh Mình đimình có nhớ mình Tân Trào Hồng Thái mái đình cây đa (Việt Bắc – Tố Hữu)

Trang 21

“Trúc xinh trúc mọc đầu ĐìnhEm xinh em đứng một mình cũng xinh.”

(Ca dao)- Nhà văn hóa Pháp P.Giran viết:

“Cái Đình là nơi thờ thần bảo hộ mỗi làng, chính là trung tâm đời sống công cộng của đoàn thể; chính ở đấy có những hội đồng kỳ mục, chính ở tại đấy họ giải quyết các vấn đề hành chính và tư pháp nội bộ; chính ở tại đấy có những cuộc tế lễ, tóm lại tất cả hành vi sinh hoạt xã hội Việt Nam đều diễn raở đây”.

Có người cho rằng đình có nguồn gốc Trung Hoa Thực ra, nó chỉ là một tên gọi mới, phổ biến trong người Việt miền xuôi để chỉ một khái niệm cũ, một kiến

trúc truyền thống rất lâu đời mà cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại vời tên

gọi nhà rông Nhà rông và đình chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng một khái

niệm, chúng có cùng chức năng và kiểu kiến trúc, là hậu thân của những ngôi nhà làng thời Hùng Vương với sàn cao và mái cong hình thuyền mà ta vẫn thấy khắc trên các trống đồng Đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh) làm vào thế kỉ XVIII vần theo lối nhà sàn.

-Do ảnh hưởng của trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi nghi dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần

tụ lại nơi BẾN NƯỚC (ở những làng không có sông chảy qua thì có GIẾNG nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ, chuyện trò.

“Hôm qua tát nước đầu ĐìnhBỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Trang 22

-CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng

khói hương nghi ngút – đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề; Sợ thần sợ cả lây da Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ

chân gặp gỡ chỉ những người đi làm đồng, những khách qua đường… Nhờ khách

qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với thế giới bên ngoài.

Trang 23

“Cây đa, bến nước, sân đình,Đi xa ta nhớ nghĩa mình mình ơi.”

(Ca dao)

“Trăm năm dù lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ con đò khác đưa.Cây đa bến cũ còn lưa,

Trang 24

Cây đa bến chờ

Mặn nồng là thế, hững hờ được sao!– Cây đa rụng lá đầy đình

Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.”(Ca dao)

*Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là luỹ tre: “Tre già măng mọc” (Tục ngữ)

“Làng tôi có lũy tre xanh

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.Bên bờ vải, nhãn, hai hàngDưới sông cá lội từng đàn tung tăng”.

(Ca dao)

“Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng

Tre non đuôi én đan tràng được chăng?”.(Ca dao)

- Hình ảnh luỹ tre ấy đã gắn bó với bao đời người Việt, đó là đặc trưng để nhận biết một nền văn hóa thuần nhất không thể xen lẫn với nền văn hóa khác Chính vì thế, dù đi đâu về đâu, đã là người Việt không ai lại không nhớ đến lũy tre xanh đầu làng, với đàn trâu và lũ trẻ.

- Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng rễ

Trang 25

không qua (chính vì vậy mà tiếng Việt gọi rặng tre là luỹ, thành luỹ) => Thể

hiện rõ đặc trưng của tính tự trị.

- Luỹ tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc.

- Cùng với hình ảnh lũy tre, cổng làng cũng là một biểu tượng của rất nhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành

và phát triển của làng Cùng với luỹ tre dày đặc, cổng có vai trò bảo vệ làng khỏi

nạn trộm cướp

Trang 26

* Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sảnsinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt Nam.

1.6.3 Tính cộng đồng nhấn mạnh vào SỰ ĐỒNG NHẤT:

-Do đồng nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ) cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như

anh chị em trong nhà: tay đứt ruột xót, chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ,…

- Do đồng nhất (giống nhau) cho nên người Việt Nam luôn có “tính tập thể” rất

cao, hoà đồng vào cuộc sống chung.

- Sự đồng nhất (giống nhau) cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ

-bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo

nghề nghiệp, theo giáp.

Trang 27

-Bên cạnh những mặt tích cực thì mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở

người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu : Người Việt Nam luôn

hoà tan vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết xung đột theo lối hoà ca làng Điều

này khác hẳn với truyền thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.

=> Theo mình, ý thức về con người cá nhân của người Việt Nam có thể như hồi

kia thì là như vậy, nhưng không hẳn là bị thủ tiêu Hồi xưa, chúng ta đề cao tính

cộng đồng hơn là tính cá nhân nhưng nó vẫn dần dần lớn hơn, ý thức về con người

cá nhân của người Việt Nam ta vẫn đang từ từ khẳng định và chúng ta chắc hẳn có

Trang 28

Như trong bài Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ cái tôi đầy mạnh mẽ, cá tính của mình rằng :

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tý con con !”

Hay như trong thơ Xuân Diệu, ông đã thể hiện con người cá nhân của mình qua câu thơ: “Tôi là con chim đến từ núi lạ,

Ngứa cổ hát chơi”.

(Theo tập Gửi hương cho gió)

-Sự đồng nhất (giống nhau) còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dẫm, ỷ

lại vào tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì thuyền nổi Cùng với đó là tưtưởng cầu an (an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên

có việc gì thường chủ trương đóng cửa bảo nhau.

- Thứ ba đó chính là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để cho

tất cả đều đồng nhất, giống nhau): Xấu đều hơn tốt lỏi, Khôn độc không bằng ngốc

đàn, Chết một đống còn hơn sống một người…

Ngày đăng: 22/05/2022, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan