1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tiểu Luận Pháp Luật Việt Nam Đại Cương Vị Trí, Cơ Cấu Tổ Chức Của Quốc Hội, Chính Phủ, Toà Án Nhân Dân, Viện Kiểm Soát Nhân Dân, Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân

26 19 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.Quy định tại Điều 69 thể hiện một cách tiếp cận đổi mới về vị trí, vai trò của Quốc hội, thể hiện tinh thần xuyên suốt của Hiến pháp năm 2013 về chủ quyền nhân dân và chủ trương mới của Đảng về tổ chức quyền lực nhà nước theo hướng quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Quy định tại Điều 69 xác định rõ vị trí của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Điều này xuất phát từ sự hình thành của Quốc hội, đó là cơ quan duy nhất do Nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra. Mặc dù trong hệ thống các cơ quan nhà nước, Nhân dân còn trực tiếp bầu ra đại biểu HĐND các cấp, song HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do cử tri ở các địa phương bầu ra, trong khi Quốc hội do toàn thể cử tri toàn quốc bầu ra. Điều đó đã trao cho Quốc hội ưu thế đặc biệt, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, đại diện cho Nhân dân cả nước.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH - 2019

Trang 3

Câu 1: Hãy trình bày vị trí, cơ cấu tổ chức của: Quốc hội, Chính phủ, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, chủ tịch nước?

Quốc hội:

+ Vị trí:

Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lựcNhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.

Quy định tại Điều 69 thể hiện một cách tiếp cận đổi mới về vị trí, vai trò củaQuốc hội, thể hiện tinh thần xuyên suốt của Hiến pháp năm 2013 về chủ quyềnnhân dân và chủ trương mới của Đảng về tổ chức quyền lực nhà nước theo hướngquyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa cáccơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quy định tại Điều 69 xác định rõ vị trí của Quốc hội là cơ quan đại biểu caonhất của Nhân dân Điều này xuất phát từ sự hình thành của Quốc hội, đó là cơquan duy nhất do Nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra Mặc dù trong hệ thống các cơquan nhà nước, Nhân dân còn trực tiếp bầu ra đại biểu HĐND các cấp, songHĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do cử tri ở các địa phươngbầu ra, trong khi Quốc hội do toàn thể cử tri toàn quốc bầu ra Điều đó đã trao choQuốc hội ưu thế đặc biệt, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, đại diện choNhân dân cả nước.

Thông qua việc bầu ra những người đại diện cho mình, Nhân dân cả nướctrao quyền lực của mình cho Quốc hội Việc nhận ủy quyền trực tiếp từ người dânđã làm cho Quốc hội có vị trí đặc biệt so với các cơ quan nhà nước khác Đồngthời, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập quyền làcơ sở để Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam Điều này được thể hiện rõ trong mối quan hệ giữa Quốc hộivới các cơ quan Nhà nước khác.

Trong mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ, kế thừa quy định của các

Trang 4

hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thựchiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội([2]) Chính phủ do Quốchội thành lập, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Chính phủ chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Đồng thời, Quốc hội thực hiện việcgiám sát tối cao đối với hoạt động của Chính phủ.

Các cơ quan nhà nước khác ở Trung ương như Tòa án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước đều do Quốc hội thành lậpbằng cách bầu ra những người đứng đầu những cơ quan này Đồng thời, cũng nhưChính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tổng kiểm toán nhà nước đều phải chịu sự giám sát của Quốc hội, báo cáovà chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

+ Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm: - Ủy ban thường vụ Quốc hội: là cơquan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.- Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban, gồm Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban tư pháp; Uỷ bankinh tế; Uỷ ban tài chính, ngân sách; Uỷ ban quốc phòng và an ninh; Uỷ ban vănhoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Uỷ ban về các vấn đề xã hội; Uỷban khoa học, công nghệ và môi trường; Uỷ ban đối ngoại.

- Đại biểu Quốc hội: Quốc hội có không quá 500 đại biểu đại diện cho ý chí,nguyện vọng của cử tri cả nước, trong đó có những đại biểu hoạt động chuyêntrách và những đại biểu hoạt động không chuyên trách Số lượng đại biểu chuyêntrách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu Quốc hội

- Đoàn đại biểu Quốc hội gồm các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặcthành phố trực thuộc trung ương hợp thành.

- Văn phòng Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban củaỦy ban thường vụ Quốc hội.

Chính phủ:

+ vị trí chức năng:

Trang 5

Đến Hiến pháp năm 2013, với quy định Chính phủ là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” (Điều 94), so với Hiến pháp năm 1992, vị trí của Chính phủ có 2 điểm mới đáng chú ý:

Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Nhà nước ta, Hiến pháp đã chính thức thừa nhận Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp Đây được coi là bước tiến rất quan trọng trong việc tạo cơ sở hiến định nhằm cụ thể hóa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền XHCN, vừa chỉ rõ Chính phủ không chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn tạo cho Chính phủ có đầy đủ vị thế và thẩm quyền độc lập nhất định trong quan hệ với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp; bảo đảm việc thực hiện kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan này

Thứ hai, về vị trí tính chất pháp lý đã đặt nội dung “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” lên trước nội dung “là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.

Cùng với các quy định nêu trên, Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định khác theo hướng làm rõ hơn chức năng, mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác như: bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội “quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội và Chính phủ quyết địnhtrên một số lĩnh vực như trong việc đề xuất và xem xét, quyết định về chỉ tiêu, chính sách; xây dựng luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; tổ chức đàm phán, ký, gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…

Cùng với việc đổi mới quy định về vị trí của Chính phủ, Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế thực hiện quyền lực, phù hợp với tính chất, vai trò của từng thiết chế: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Đối với Chính phủ, Hiến pháp khẳng định nguyên tắc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số, đồng thời xác lập mối quan hệ trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo côngtác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (khoản 2 Điều 95)

Trang 6

Đồng thời, Hiến pháp cũng quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác của Chính phủ và việc xây dựng chính sách, tổ chức thi hành pháp luật, về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước: Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật”, “lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia”, “đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ”; bổ sung thẩm quyền “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” (khoản 5 Điều98)…

Đối với Phó Thủ tướng Chính phủ, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về vị trí và nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Chính phủ: làthành viên Chính phủ (khoản 1 Điều 95), giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công (khoản 3 Điều 95), cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ (khoản 4 Điều 95).

Đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hiến pháp 2013 xác định rõ hơn, cụ thể hơn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn như chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ (khoản 4 Điều 95)

Là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của Bộ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công, tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc (khoản 1 Điều 99); ban hành văn bản pháp luật, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật (Điều 100)…

Về mối quan hệ phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân, Hiến pháp năm 2013 không có quy định trực tiếp về cơ chế phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân Tuy nhiên, để thực hiện

Trang 7

nhiệm vụ “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam”, Chính phủ có trách nhiệm quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức.

+ Cơ cấu tổ chức:

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộtrưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủdo Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, do Quốc hội bầu trong sốđại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ vànhững nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủtrước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự

phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính

phủ về nhiệm vụ được phân công Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó

Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướngChính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủtướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụtrách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạtđộng của Chính phủ.

Tòa án nhân dân:

Trang 8

+ Cơ cấu tổ chức:

- Tòa án ở nước ta được chia làm các cấp như sau: - Tòa án nhân dân tối cao

- Tòa án nhân dân cấp cao

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh -Tòa án quân sự

1 Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC)

– TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án các cấp đãcó hiệu lực bị kháng nghị theo quy định của pháp luật.

– Trong cơ cấu tổ chức của TANDTC, Hội đồng thẩm phán TANDTC (HĐTP)là cơ quan được trao quyền xét xử, ban hành các nghị quyết hướng dẫn Tòa án cáccấp áp dụng thống nhất pháp luật.

– Cơ chế thông qua của HĐTP: xuất phát từ nguyên tắc xét xử tập thể và quyếtđịnh theo đa số của Tòa án nhân dân, phiên họp của HĐTP phải có ít nhất 2/3 tổngsố thành viên tham gia; quyết định của HĐTP phải được quá nửa tổng số thànhviên biểu quyết tán thành.

– Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của HDDTP là quyết định cao nhất, khôngbị kháng nghị.

2 Tòa án nhân dân cấp cao (TANDCC)

– So với hệ thống Tòa án theo quy định của Luật tổ chức tòa án nhân dân năm2002, TANDCC là một cấp Tòa án mới được đưa vào hệ thống tổ chức Tòa ánViệt Nam.

Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa mới được bổ sung tại Luật tổ chức Tòa ánnhân dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015 Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án nhândân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, Có thể nhậnthấy TANDCC thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như TANDTC – TANDCC có chức năng xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm củaTAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnhthổ chưa có hiệu lực pháp luật vị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tốtụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của

Trang 9

TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị khángnghị theo quy định của luật tố tụng.

Trong cơ cấu của TANDCC, Ủy ban thẩm phán TANDCC là cơ quan được traoquyền tổ chức xét xử, thảo luận và góp ý kiến về báo cáo của Chánh án TANDCC.Phiên họp của Ủy ban thẩm phán phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự,quyết định của Ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên

biểu quyết tán thành.

3 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND tỉnh)

– TAND tỉnh thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩmquyền theo quy định của luật tố tụng; phúc thẩm bản án, quyết định của TANDhuyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luậttố tụng; kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND huyện khiphát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới, kiến nghị với Chán ánTANDCC, Chánh án TANDTC để xem xét kháng nghị.

– TAND tỉnh là Tòa án cấp địa phương nên được pháp luật trao cho thẩm quyềnlớn trong việc xét xử, giải quyết các vụ việc.

– Trong TAND tỉnh có các tòa chuyên trách: tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hànhchính, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên được thànhlập để trực tiếp giải quyết các vụ việc.

4 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (TAND huyện)

– Khi xét xử, giải quyết các vụ việc, TAND huyện chỉ có thẩm quyền giải quyếtsơ thẩm các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của luật tố tụng – Ở cấp huyện, các Tòa chuyên trách chỉ được thành lập theo yêu cầu của Chánhán TANDTC, theo yêu cầu và thực tế xét xử ở mỗi TAND huyện.

Trang 10

5 Tòa án quân sự:

Các cấp TAQS gồm có: – TAQS trung ương;

– TAQS quân khu và tương đương; – TAQS khu vực

Khi xác định thẩm quyền theo vụ việc, TAQS chỉ tham gia giải quyết các vụ việchình sự theo sự phân định thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS).Theo đó:

– TAQS khu vực có chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy địnhcủa Bộ luật tố tụng hình sự:

– TAQS quân khu và tương đương có chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sựtheo quy định của BLTTHS; xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết địnhsơ thẩm của TAQS khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; – TAQS trung ương có chức năng phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyếtđịnh sơ thẩm của TAQS quân khu và tương đương chưa có hiệu lực bị kháng cáo,kháng nghị.

Như vậy, TAQS chỉ dừng lại ở mức độ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án,quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo kháng nghị Giám đốc thẩm vàtái thẩm vẫn thuộc chức năng của TANDCC và TANDTC.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổquốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sốngxã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Viện kiểm sát nhân dân:

+ vị trí:

viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy đinhtại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố

tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Trang 11

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để

kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

5 Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (điều 41)

1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất 2 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.

Trang 12

3 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

I VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 42)

1 Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:a) Ủy ban kiểm sát;

b) Văn phòng;c) Cơ quan điều tra;

d) Các cục, vụ, viện và tương đương;

đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;

e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2 Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 43)

1 Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết địnhtheo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.2 Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

Trang 13

a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;

b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;

c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụQuốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;

e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân tối cao.

Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơcấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3 Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điềunày Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.

4 Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.

II VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (điều 44)

1 Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:

Ngày đăng: 21/05/2022, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w