1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG NGUỒN của PHÁP LUẬT dân sự VIỆT NAM ví dụ và PHÂN TÍCH các NGUỒN cụ THỂ đó

11 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 43,28 KB

Nội dung

Nguồn của pháp luật dân sự Về định nghĩa, nguồn của pháp luật dân sự bao gồm những văn bản pháp luật dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục nhất đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

=====000=====

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM.

VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN CỤ THỂ ĐÓ.

Sinh viên thực hiện: Ngô Thúy Quỳnh Anh

Mã SV: 2114210008 Lớp A4, Quản trị kinh doanh quốc tế, Khóa 60 Lớp tín chỉ: PLU111(GD2-HK1-2122)K60QT.BS Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Thủy

Bắc Ninh - 01/2022

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

II Ví dụ và phân tích các nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam 3

NỘI DUNG

Trang 3

I MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA

1 Khái niệm pháp luật dân sự

Pháp luật dân sự là tổng thể các quy định của pháp luật về dân sự Các quy định này điều chỉnh ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm đảm bảo sự ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này được thể hiện rõ trong Điều 1 của Bộ luật dân sự 2015

Pháp luật dân sự có phạm vi và đối tượng được điều chỉnh rất rộng nên có rất nhiều quy định Nhìn một cách tổng thể, các quy định này có thể được chia thành hai nhóm, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân gia đình, thừa

kế, kinh doanh, thương mại, dân sự mà được gọi chung là quan hệ dân sự

2 Nguồn của pháp luật dân sự

Về định nghĩa, nguồn của pháp luật dân sự bao gồm những văn bản pháp luật dân

sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục nhất định, tập quán và án lệ có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Một văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn của luật dân sự phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Văn bản phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Văn bản phải chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự

- Việc ban hành phải theo trình tự, thủ tục do luật định

Phân loại nguồn của pháp luật dân sự:

- Luật thành văn (luật viết) là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, là nguồn chiếm ưu thế và quan trọng nhất của luật dân sự Luật thành văn luôn có hiệu lực bắt buộc thi hành Tuy nhiên, có luật luôn phải được bắt buộc thi hành; có luật chỉ bắt buộc thi hành, nếu các chủ thể của quan hệ pháp luật không bày tỏ ý chí khác đi

Căn cứ vào hình thức của văn bản, cơ quan ban hành và hiệu lực pháp luật của văn bản, luật thành văn có thể được chia thành các loại sau:

+ Hiến pháp

+ Bộ luật dân sự

Trang 4

+ Các luật, bộ luật liên quan

+ Các văn bản dưới luật

- Ngoài ra, tập quán và án lệ cũng được thừa nhận chính thức là nguồn của luật dân sự

II VÍ DỤ VÀ PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

1 Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là “xương sống, trụ cột” của hệ thống pháp luật, là cơ sở xây dựng các văn bản pháp luật khác Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, căn cứ vào quy định của Hiến pháp, các ngành luật cụ thể hoá bằng các quy định để tác động tới các quan hệ mà nó có nhiệm vụ điều chỉnh Hiến pháp là nguồn đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam, mặc dù Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề chung nhất của luật dân sự

Trong Hiến pháp năm 2013, Chương II và Chương II có những quy định liên quan nhiều nhất đến luật dân sự:

Chương II – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Hiến pháp quy định những quyền về chính trị–xã hội, quyền dân sự cơ bản của công dân bao gồm quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở; quyền thừa kế, quyền bình đẳng về năng lực pháp luật của cá nhân; các quyền nhân thân

và quyền tài sản khác

Ví dụ: Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.”

Chương III – Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ và môi

trường

Ví dụ: Khoản 2 Điều 57 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.”

Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ

Trang 5

giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.”

2 Bộ luật dân sự (BLDS)

BLDS là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của luật dân sự BLDS năm

2015 được thông qua vào ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 Bộ luật gồm 6 phần, 27 chương và 689 điều với nhiều chế định tiến bộ, thể hiện đầy đủ tính chất luật chung, nhằm định hướng việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, khắc phục tình trạng tản mạn, không đầy đủ của pháp luật trong lĩnh vực dân sự, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống

BLDS đã thể chế hoá Cương lĩnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các nghị quyết của Đảng và cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự, giúp bảo đảm dân chủ, công bằng, ổn định, đoàn kết trong nội bộ nhân dân và phát huy vai trò tác dụng của pháp luật dân sự trong việc đẩy mạnh các quan hệ dân sự vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Nội dung chủ yếu của BLDS năm 2015:

- Phần thứ nhất: Những quy định chung

Phần này gồm 10 chương với 157 điều (từ Điều 1 đến Điều 157) Nội dung chủ yếu của phần này là phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, mối quan hệ giữa Bộ luật dân sự với luật khác có liên quan và điều ước quốc tế, cơ chế pháp lý giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp không có quy định của pháp luật, xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, tài sản, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu

Đây là nền tảng của các quy định cụ thể trong toàn Bộ luật, mang tính chất chung, xuyên suốt Những quy định này được cụ thể hoá trong tất cả các phần của BLDS nhằm bảo đảm tính thống nhất về nội dung, tránh tình trạng trùng lặp không cần thiết

- Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

Phần này gồm 4 chương, 115 điều (từ Điều 158 đến Điều 273), quy định nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, bảo vệ và giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt

BLDS cụ thể hoá quy định về chế độ sở hữu mà Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, tạo

cơ sở pháp lí cho các quy định cụ thể ở các phần tiếp theo của BLDS và các văn bản pháp

Trang 6

luật khác về quan hệ tài sản Những quy định ở phần này thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm được quyền sở hữu của các chủ thể, khuyến khích phát triển tài sản,

mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh

Ví dụ: Khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013: “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.”

Điều 171 BLDS năm 2015

- Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

Đây là phần có dung lượng điều luật lớn nhất với 6 chương, 334 điều (từ Điều 274 đến Điều 608), quy định những căn cứ phát sinh, thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng, một số hợp đồng thông dụng, hứa thưởng và thi có giải, thực hiện công việc không có ủy quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Do đối tượng của nghĩa vụ dân sự rất đa dạng, phức tạp, cho nên các quy định trong phần này của BLDS chủ yếu là những quy định khung có tính chất định tính Những nguyên tắc cơ bản được áp dụng là những định hướng cho việc xác lập, thực hiện nghĩa vụ và xuyên suốt phần này của BLDS

Những nguyên tắc cơ bản và các quy định trong phần này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng; góp phần đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh giao lưu dân sự trong nước cũng như với ngoài nước đồng thời giải phóng mọi lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

- Phần thứ tư: Thừa kế

Phần này gồm 4 chương, 53 điều (từ Điều 609 đến Điều 662) quy định về quyền thừa kế, thời điểm, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế, người quản lý di sản, từ chối nhận

di sản, thời hiệu thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán, phân chia di sản BLDS quy định những nguyên tắc cơ bản của thừa kế là bình đẳng, quyền tự định đoạt của người có di sản để lại và của người hưởng di sản Với các nguyên tắc và quy định về thừa kế, quyền của người để lại di sản, người thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ

Ví dụ: Điều 610 BLDS 2015: Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Trang 7

Điều 615 BLDS 2015: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

- Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Phần này gồm 3 chương, 24 điều (từ Điều 663 đến Điều 687) quy định thẩm quyền và pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng đối với

cá nhân, pháp nhân, đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có yếu tố nước ngoài Theo

đó, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo Khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015

- Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành

Phần này gồm 2 điều (Điều 688 và Điều 689) Trong đó, Điều 688 nhằm phân định về cách thức áp dụng giữa BLDS năm 2015 và BLDS năm 2005, Điều 689 quy định về hiệu lực thi hành của BLDS năm 2015, cụ thể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 BLDS năm 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực

3 Luật và các bộ luật liên quan

Khi BLDS được ban hành với tư cách là nguồn chủ yếu quan trọng thì các đạo luật khác có giá trị như là nguồn bổ trợ Vì vậy, các luật như Luật hôn nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật trẻ em, Luật về bảo vệ và phát triển rừng là nguồn của luật dân sự và được áp dụng theo Khoản 2, 3, 4 Điều 4 BLDS năm 2015

4 Nghị quyết của Quốc hội

Đây là văn bản do Quốc hội ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật Kể từ khi ban hành BLDS, Quốc hội đã ban hành những nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với luật dân sự, trong đó:

- Nghị quyết ngày 28/10/1995 về việc thi hành BLDS Nghị quyết liệt kê những văn bản pháp luật hết hiệu lực khi Bộ luật Dân sự bắt đầu có hiệu lực và quy định phạm vi áp dụng

Bộ luật Dân sự để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực

- Nghị quyết số 58 ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự về nhà ở giai đoạn trước ngày 01/7/1991, nội dung có tính đến mọi mặt xã hội đối với vấn đề nhà ở

5 Các văn bản dưới luật

6

Trang 8

+ Pháp lệnh: Là văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Trước đây, khi chưa ban hành BLDS thì pháp lệnh là loại nguồn quan trọng phổ biến của luật dân sự, tuy không còn hiệu lực đến này Các pháp lệnh sau này có thể được ban hành để hướng dẫn cụ thể những quy định của BLDS hoặc quy định những lĩnh vực chưa đủ điều kiện để ban hành luật

+ Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, chỉ thị của các

bộ, các cơ quan ngang bộ Các loại văn bản này được áp dụng giải quyết cho các quan hệ tương ứng ở một số lĩnh vực cụ thể; có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích những quy định của BLDS

+ Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, các báo cáo tổng kết của Toà

án nhân dân tối cao Các văn bản này được ban hành để giúp các toà án cấp dưới giải quyết tranh chấp, kịp thời khắc phục những lỗ hổng trong luật dân sự, hướng dẫn giải quyết những

vụ việc cụ thể khi hệ thống các văn bản pháp luật dân sự thiếu và không đồng bộ Ngoài ra, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hàng năm tổng kết thực tiễn xét xử, ban hướng dẫn giải quyết các vụ, việc hình sự, kinh tế nhằm thống nhất việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự

Ví dụ: Thông tư số 173 (1972) về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Thông tư số 81 (1981) giải quyết các tranh chấp về thừa kế

6 Án lệ

Khoản 2 Điều 6 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp không thể áp dụng tương

tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng” Qua đó, BLDS

2015 đã chính thức thừa nhận án lệ là một nguồn bổ trợ được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự trong hoạt động xét xử của toà án

Theo Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, “án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ được quy định theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP

Án lệ có thể khắc phục được những hạn chế về tính chi tiết hoá và sự dự liệu những tình huống đa dạng trong thực tiễn trong hầu hết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việc ghi nhận án lệ là nguồn bổ trợ cho hoạt động xét xử của toà án sẽ khiến cho các

7

Trang 9

văn bản pháp luật không phải sửa đổi liên tục, ngay cả khi chúng thiếu các quy định điều chỉnh các tranh chấp hay các quy định vốn có không rõ ràng và không thống nhất với nhau

Ví dụ: Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật

Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong

trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường

7 Tập quán

Theo Điều 5 BLDS năm 2015: Áp dụng tập quán

“1 Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự

2 Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.”

Ví dụ: Theo quy tắc toán học một chục được hiểu là mười nhưng trong mua bán hàng hóa nhất là nông sản ở một số địa phương miền Nam thường dùng đơn vị chục thì được tính là

12 (mua một chục quả cam thì được 12 quả cam )

Qua đó, BLDS 2015 đã thừa nhận tập quán là một trong những loại nguồn được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự

Ví dụ: Khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 quy định: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.”

Khoản 3 Điều 404 BLDS năm 2015: “Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.”

Trang 10

KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận, chúng ta đã hiểu thêm về nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam Như chúng ta đã biết, luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự Do đó, phạm vi điều chỉnh của luật dân sự là vô cùng rộng, tác động đều hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong cuộc sống Ngoài ra, luật dân sự cũng là nền tảng cở pháp lý, quy định pháp lý chung để xây dựng các quy phạm, luật chuyên ngành

Vì vậy, việc tìm hiểu kĩ về những nguồn cụ thể của pháp luật dân sự Việt Nam không chỉ giúp các bạn sinh viên nói riêng nắm được kiến thức tốt hơn trong quá trình học tập tại trường, mà còn giúp người đọc nói chung có thêm kiến thức về pháp luật, vai trò của các văn bản quy phạm pháp luật Từ đó, người đọc có thể biết cách tìm thông tin, nguồn, văn bản về pháp luật dân sự để giải quyết những tình huống quan hệ dân sự trong thực tiễn, biết áp dụng pháp luật vào đời sống, vận dụng luật pháp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của bản thân

Ngày đăng: 19/05/2022, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w