1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo " Vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong tố tụng hình sự" pptx

6 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 96,96 KB

Nội dung

Xây dựng pháp luật tạp chí luật học - 43 vấn đề đình chỉ điều tra đình chỉ vụ án trong Tố tụng hình sự Vũ Gia Lâm * ình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là những quyết định tố tụng mà các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Theo chúng tôi, để phân biệt giữa đình chỉ điều tra đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành có thể dựa trên ba phơng diện cơ bản, đó là: Thời điểm ra quyết định; thẩm quyền ra quyết định căn cứ ra quyết định. Nếu xét trên ba phơng diện này thì vấn đề đặt ra là các quy định có liên quan trong luật tố tụng hình sự của Nhà nớc ta đ thật sự rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ đảm bảo tính thống nhất giữa các chế định luật tố tụng hình sự, giữa luật tố tụng hình sự với luật hình sự đ đáp ứng đợc với yêu cầu thực tiễn hay cha? Nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), Bộ luật hình sự (BLHS) cũng nh tham khảo những tình huống thực tế xuất hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chúng tôi thấy trong quy định của BLTTHS về các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vẫn còn nổi lên một số vấn đề khúc mắc cần nghiên cứu, xem xét, khắc phục để sớm hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật nói chung đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập quy định của BLTTHS về các quyết định đình chỉ điều tra đình chỉ vụ án trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đi sâu vào căn cứ ra các quyết định đó. 1. Quyết định đình chỉ điều tra Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thể ra quyết định đình chỉ điều tra để chấm dứt hoạt động điều tra đối với vụ án hoặc đối với từng bị can. Điều 139 BLTTHS quy định căn cứ để ra quyết định đình chỉ điều tra nh sau: 1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trờng hợp sau đây: a) Có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này. b) Đ hết thời hạn điều tra mà không chứng minh đợc bị can đ thực hiện tội phạm. 2 3. Trong trờng hợp đợc quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan Nhà nớc hoặc tổ chức x hội xử lí. Theo quy định trên thì cơ quan điều tra có thể ra quyết định đình chỉ điều tra khi có một trong ba căn cứ đ nêu. Tùy từng trờng hợp cụ thể mà có thể ra quyết định đình chỉ điều tra ở các thời điểm khác nhau. Chẳng hạn, nếu đ hết thời hạn điều tra mà không chứng minh đợc bị can đ thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra; nếu xác định đợc các căn cứ còn lại thì có thể ra quyết định đình chỉ điều tra vào chính thời điểm đ phát hiện các căn cứ đó mà không cần xem xét đến vấn đề thời * Giảng viên Khoa t pháp Trờng đại học luật Hà Nội Đ ĐĐ Đ Xây dựng pháp luật 44 - tạp chí luật học hạn điều tra. Theo chúng tôi, quy định trên là tơng đối rõ ràng. Nhng nếu đặt các quy định trên trong mối tơng quan với một số quy định khác tại BLHS BLTTHS lại thấy là các quy định đó cha đầy đủ, cha đảm bảo sự thống nhất giữa hai bộ luật này cũng nh cha có sự thống nhất với các chế định khác của BLTTHS. Điều này thể hiện cụ thể nh sau: Tại đoạn 2 khoản 1 Điều 48 BLHS có quy định: "Nếu trớc khi hành vi phạm tội bị phát giác, ngời phạm tội đ tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì cũng có thể đợc miễn trách nhiệm hình sự". Nh vậy, nếu vụ án đ đợc khởi tố để điều tra thì sẽ xảy ra hai trờng hợp: Thứ nhất, ngời đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự; thứ hai, ngời đó có thể đợc miễn trách nhiệm hình sự. Nhng vấn đề đặt ra ở đây là có miễn trách nhiệm hình sự cho họ hay không lại không chỉ dựa vào lời tự thú của họ một cách đơn thuần mà chủ yếu phụ thuộc vào việc cơ quan điều tra có làm rõ đợc những điều kiện mà pháp luật quy định làm căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự hay không? muốn làm rõ đợc những điều kiện đó thì rõ ràng phải bằng cách tiến hành các hoạt động điều tra. Vậy khi tiến hành điều tra đ xác định đợc các điều kiện cần thiết để miễn trách nhiệm hình sự có cơ sở chắc chắn để khẳng định họ là đối tợng cần đợc miễn trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra có quyền ra quyết định đình chỉ điều tra hay không? Trên thực tế còn tồn tại một số quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có ngời cho rằng truy cứu trách nhiệm hình sự hay không là quyền của viện kiểm sát chứ không thuộc quyền của cơ quan điều tra. Vì viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hiện quyền công tố nhà nớc truy cứu trách nhiệm hình sự là hình thức thực hiện quyền công tố nói trên. Do vậy, chỉ viện kiểm sát mới có quyền quyết định miễn hay không miễn trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội. Quan điểm khác cho rằng hình thức thực hiện quyền công tố nhà nớc chính là quyết định truy tố ngời phạm tội (bằng bản cáo trạng) khi đ kết thúc điều tra. Nếu không khởi tố, điều tra xác định trớc những điều kiện cần đủ để khẳng định ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho x hội phải chịu trách nhiệm hình sự thì họ không thể bị đề nghị truy tố bị truy tố ra trớc tòa án để xét xử đợc. Do đó, khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra xác định họ thuộc trờng hợp đợc miễn trách nhiệm hình sự thì có đề nghị truy tố ngời đó hay không? Theo chúng tôi sẽ vô lí không cần thiết nếu cơ quan điều tra lại đề nghị truy tố trong trờng hợp này. Việc một ngời có thể đợc miễn trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đ thực hiện là do luật định, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định trờng hợp cụ thể đó mà thôi nếu việc xác định ở thời điểm hoạt động của cơ quan nào thì cơ quan đó có quyền quyết định miễn hoặc không miễn trách nhiệm hình sự. Do vậy, nếu xét về khía cạnh phù hợp hay không phù hợp giữa quy định của BLHS với quy định của BLTTHS cũng nh hớng dẫn trong Thông t liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ t pháp hớng dẫn thi hành chính sách đối với ngời phạm tội tự thú, chúng tôi nghiêng về ý kiến thứ hai hơn, tức là trong trờng hợp đó cơ quan điều tra Xây dựng pháp luật tạp chí luật học - 45 cũng có quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho ngời phạm tội ra quyết định đình chỉ điều tra. Vì thế, theo chúng tôi nên sửa đổi khoản 3 Điều 139 BLTTHS bằng cách bỏ hai từ đoạn 1 nh vậy, điều luật này sẽ đợc quy định nh sau: 3. Trong trờng hợp đợc quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan nhà nớc hoặc tổ chức x hội xử lí. Việc vụ án đợc khởi tố theo yêu cầu của ngời bị hại (Điều 88 BLTTHS) nhng khi tiến hành điều tra, ngời này lại rút đơn yêu cầu khởi tố đ gây lúng túng cho cơ quan điều tra vì luật không quy định đây là căn cứ để ra quyết định đình chỉ điều tra. Trờng hợp lí do rút đơn yêu cầu khởi tố của ngời bị hại là chính đáng, hoàn toàn tự nguyện vụ án cũng không ở vào trờng hợp "cần thiết" tiến hành tố tụng nh quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS thì việc vẫn tiếp tục tiến hành điều tra sẽ không đảm bảo đợc quyền lợi của ngời bị hại, làm mất ý nghĩa của chế định "khởi tố theo yêu cầu" nhng nếu ra quyết định đình chỉ điều tra thì lại không có cơ sở pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng bị động trong hoạt động của cơ quan điều tra, làm chậm quá trình giải quyết vụ án vì thờng thì cơ quan điều tra phải báo việc rút đơn yêu cầu của ngời bị hại cho viện kiểm sát để viện kiểm sát quyết định. Theo chúng tôi, nên giải quyết vấn đề này nh sau: Đối với vụ án đợc khởi tố theo yêu cầu của ngời bị hại mà ngời này rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra việc rút yêu cầu là chính đáng, hoàn toàn tự nguyện thì cơ quan điều tra có quyền ra quyết định đình chỉ điều tra nếu việc ra quyết định đó phù hợp với mục đích của quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của ngời bị hại không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS. Muốn vậy, Điều 88 BLTTHS phải đợc sửa đổi, bổ sung cho thống nhất xác lập quyền hạn cụ thể cho cơ quan điều tra trong trờng hợp này. Chúng tôi đề nghị bổ sung khoản 2 Điều 88 BLTTHS với nội dung nh sau: 1 2. Trong trờng hợp ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố trớc ngày mở phiên tòa thì vụ án phải đợc đình chỉ. Trong trờng hợp cần thiết, tuy ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố nhng cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Và để phù hợp với Điều 88 đ đợc bổ sung thì cần thêm vào Điều 139 BLTTHS một trờng hợp nữa làm căn cứ để cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra. Theo chúng tôi, nên quy định thêm vào khoản 1 Điều 139 BLTTHS trờng hợp ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố khi đang tiến hành điều tra vụ án. Khoản 1 Điều 139 BLTTHS sẽ có nội dung nh sau: 1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trờng hợp sau đây: a) Có một trong các căn cứ quy định tại điều 89 Bộ luật này. b) Đ hết thời hạn điều tra mà không chứng minh đợc bị can đ thực hiện tội phạm. c) Ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra. 2. Quyết định đình chỉ vụ án của viện kiểm sát Theo quy định tại Điều 142 BLTTHS, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án bản kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can, viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau đây: Truy tố Xây dựng pháp luật 46 - tạp chí luật học bị can trớc tòa bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trờng hợp cần thiết, viện trởng viện kiểm sát có thể gia hạn thêm nhng không quá 30 ngày. Khoản 1 Điều 143b BLTTHS quy định căn cứ để ra quyết định đình chỉ vụ án nh sau: 1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 89 của Bộ luật này hoặc Điều 16, khoản 1 Điều 48 khoản 3 Điều 59 Bộ luật hình sự. Theo chúng tôi, quy định trên là cụ thể, rõ ràng, xác định các căn cứ để viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án nhng vẫn cha tập trung. Mặc dù khoản 2 Điều 88 đ quy định trờng hợp ngời bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trớc khi mở phiên tòa thì vụ án phải bị đình chỉ nhng cũng cha xác định rõ cơ quan nào ra quyết định đình chỉ. Nếu ngời này rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn truy tố của viện kiểm sát không ở vào "trờng hợp cần thiết" thì đơng nhiên viện kiểm sát có quyền ra quyết định đình chỉ. Do đó, theo chúng tôi, khoản 1 Điều 143b cần đợc bổ sung thêm căn cứ đình chỉ vụ án nh sau: 1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 89 của Bộ luật này hoặc Điều 16, khoản 1 Điều 48 khoản 3 Điều 59 BLHS hay trờng hợp ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố trớc khi viện kiểm sát truy tố. 3. Quyết định đình chỉ vụ án của tòa án Trong phần này, chúng tôi đề cập quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Giai đoạn xét xử sơ thẩm bắt đầu từ thời điểm tòa án nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng từ viện kiểm sát chuyển sang. Trong thời hạn luật định, tòa án thực hiện hai công việc quan trọng là chuẩn bị xét xử tiến hành mở phiên tòa để xét xử vụ án. Theo quy định tại Điều 151 Điều 173 BLTTHS về thời hạn chuẩn bị xét xử về việc ra bản án, quyết định của tòa án thì quyết định đình chỉ vụ án có thể đợc đa ra trong hai thời điểm: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tại phiên tòa. Quyền hạn ra quyết định đình chỉ vụ án đợc giao cho các chủ thể khác nhau có thể là thẩm phán (trớc khi mở phiên tòa), có thể là hội đồng xét xử (tại phiên tòa). Theo chúng tôi, cơ sở khoa học cho quy định của BLTTHS về quyền hạn của các chủ thể có quyền quyết định đình chỉ vụ án, thời điểm ra quyết định đình chỉ vụ án còn cha đầy đủ, rõ ràng khiến cho việc áp dụng còn gặp khó khăn. a. Quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Giai đoạn chuẩn bị xét xử đợc tính từ sau khi nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng đến trớc ngày mở phiên tòa xét xử. Theo quy định tại Điều 151 BLTTHS, thẩm phán đợc phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của ngời tham gia tố tụng, tiến hành những hoạt động cần thiết khác cho việc mở phiên tòa. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ ra các quyết định tố tụng cần thiết đợc quy định đối với các trờng hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng là khác nhau. Trong thời hạn đó, thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ ra đợc quyết định cần thiết (Điều 151 BLTTHS), trong đó có thể là quyết định đình chỉ vụ án. Mặc dù quy định về thẩm quyền nghiên cứu hồ sơ nh trên là cha chặt chẽ, dễ dẫn đến sự hiểu lầm là trong mọi trờng hợp chỉ có thẩm phán đợc phân công chủ tọa phiên tòa mới có quyền nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án trớc khi xét xử Xây dựng pháp luật tạp chí luật học - 47 còn những thẩm phán khác (trong trờng hợp hội đồng xét xử sơ thẩm gồm nhiều thẩm phán) không có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ. Thực tế, nếu không nghiên cứu hồ sơ trớc khi xét xử thì không thể xét xử có hiệu quả đợc. Việc quy định cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định đình chỉ vụ án là khẳng định vị trí của ngời thẩm phán đó trong thành phần hội đồng xét xử. Vấn đề là thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án dựa vào những căn cứ nào? Theo chúng tôi, quy định về căn cứ để thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án tại Điều 155 BLTTHS hiện hành chỉ bao gồm các trờng hợp quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 89 BLTTHS là cha đầy đủ vì các lẽ sau: Thứ nhất: Trong thời hạn nghiên cứu hồ sơ, thẩm phán phải nghiên cứu, xem xét tất cả các tài liệutrong hồ sơ, cân nhắc, xác định các điều kiện cần thiết để ra các quyết định sao cho phù hợp. Thẩm phán có thể phát hiện ra những trờng hợp có đủ điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát đ không phát hiện ra hoặc không sử dụng làm căn cứ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án trong các giai đoạn tố tụng trớc đó. Ví dụ: Do sự chuyển biến của tình hình mà ngời phạm tội hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho x hội nữa (đoạn 1 khoản 1 Điều 48 BLHS); trớc khi tội phạm bị phát giác, ngời phạm tội đ tự thú, khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội của mình đồng bọn (nếu có), đ cố gắng hết sức để hạn chế những hậu quả xấu cho hành vi phạm tội gây ra (đoạn 2 khoản 1 Điều 48 BLHS). Theo chúng tôi, trong những trờng hợp nói trên, thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án. Thứ hai: Nếu vụ án đợc khởi tố theo yêu cầu của ngời bị hại mà họ rút yêu cầu khởi tố trớc khi mở phiên tòa thì vụ án bị đình chỉ trừ trờng hợp cần thiết phải khởi tố (khoản 2 Điều 88 BLTTHS). Do vậy, nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà ngời bị hại rút yêu cầu thì đó là căn cứ để thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án. Nhng thực tiễn lại đặt ra vấn đề phức tạp là ngời bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố bao nhiêu lần? Giả sử họ đ rút yêu cầu khởi tố ở giai đoạn truy tố (không đợc viện kiểm sát chấp nhận), đến giai đoạn xét xử họ lại rút yêu cầu cầu khởi tố việc rút yêu cầu đó là chính đáng hoàn toàn tự nguyện thì tòa án có chấp nhận để đình chỉ vụ án không? Theo chúng tôi, quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của ngời bị hại chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho ngời này, do vậy họ có thể rút yêu cầu khởi tố bất cứ lúc nào (trong tất cả các giai đoạn tố tụng nh khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm). Họ rút yêu cầu ở bất kì giai đoạn tố tụng nào thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng đều phải xem xét để quyết định chấp nhận hay bác bỏ việc rút yêu cầu, nếu việc rút yêu cầu của họ không đợc chấp nhận trong giai đoạn này họ có thể thực hiện quyền đó ở giai đoạn tiếp sau miễn là việc rút yêu cầu đó thực hiện trớc khi mở phiên tòa sơ thẩm. Thứ ba: Điều 156 BLTTHS quy định viện kiểm sát rút quyết định truy tố trớc khi mở phiên tòa đề nghị tòa án đình chỉ vụ án khi thấy có căn cứ quy định tại Điều 89 BLTTHS hoặc khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Nhng vấn đề đặt ra là ai sẽ là ngời ra quyết định này thì lại không có quy định cụ thể. Theo hớng dẫn tại phần III Thông t liên ngành số 01/TTLN của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề xem xét việc rút truy tố, tại mục 1 có ghi: "Trớc khi mở phiên tòa, nếu viện kiểm sát rút toàn Xây dựng pháp luật 48 - tạp chí luật học bộ quyết định truy tố thì hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án, nếu rút một phần thì hội đồng xét xử chỉ xét xử phần không bị rút truy tố ". Theo chúng tôi, hớng dẫn nh trên là cha thực tế vì thời điểm trớc khi mở phiên tòa là thời điểm chuẩn bị xét xử, công việc chủ yếu do thẩm phán thực hiện. Trong trờng hợp cha có quyết định đa vụ án ra xét xử thì không có cơ sở để triệu tập hội đồng xét xử đợc. Giả sử đ có quyết định đa vụ án ra xét xử thì việc triệu tập hội đồng xét xử để chỉ giải quyết vấn đề đó là không cần thiết. Hơn nữa, luật tố tụng hình sự không cấm việc gặp gỡ trao đổi giữa thẩm phán nghiên cứu hồ sơ với kiểm sát viên sẽ giữ quyền công tố tại phiên tòa. Thiết nghĩ, nếu cần đình chỉ vụ án theo quyết định rút truy tố của viện kiểm sát thì chỉ cần có sự nhất trí giữa thẩm phán và kiểm sát viên là đủ, do vậy nên quy định thẩm phán có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án trong trờng hợp này. Ngoài ra, có sự bất hợp lí trong quy định tại Điều 155 BLTTHS. Sự bất hợp lí này không rơi vào quy định về đình chỉ vụ án mà ở trong quy định về căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Chúng tôi muốn đề cập vấn đề này vì nội dung của Điều 155 lại quy định về hai quyết định đình chỉ tạm đình chỉ vụ án mà thẩm phán có thể đa ra. Về quyết định tạm đình chỉ vụ án, Điều 155 BLTTHS quy định: "Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 135 ". Điều 135 BLTTHS quy định 3 căn cứ để cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, đó là: a) Bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y; b) Cha xác định đợc bị can; c) Không biết rõ bị can đang ở đâu. Nếu đa cả 3 trờng hợp nói trên làm căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì không chính xác, trờng hợp b không thể có trong giai đoạn xét xử đợc vì nếu cha xác định đợc bị can thì sẽ không có vấn đề truy tố đối với bị can đó. Theo chúng tôi, chỉ có thể sử dụng căn cứ quy định tại Điều 135 BLTTHS làm căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ vụ án ở hai trờng hợp a c mà thôi. Vì những lẽ trên, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 155 BLTTHS nh sau: Điều 155: Quyết định đình chỉ tạm đình chỉ vụ án: Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ: - Bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y; - Không biết rõ bị can đang ở đâu. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 89 Bộ luật này hoặc trờng hợp ngời bị hại rút yêu cầu khởi tố; viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trớc khi mở phiên tòa hay xác định trờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật này. b. Quyết định đình chỉ vụ án tại phiên tòa Theo quy định tại Điều 173 BLTTHS về việc ra bản án quyết định của tòa án thì hội đồng xét xử có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án thành văn bản sau khi thảo luận thông qua tại phòng nghị án (Xem tiếp trang 54) . - 43 vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong Tố tụng hình sự Vũ Gia Lâm * ình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là những quyết định tố tụng mà. về các quyết định đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và đi sâu vào căn cứ ra các

Ngày đăng: 21/02/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w