CHUYÊN ĐỀ 1 QUẢN LÝ DỮ LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC; CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM, CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG, AN NINH MẠNG, BÁO CHÍ VÀ
Trang 1UBND TỈNH GIA LAI
SỞ TƯ PHÁP
TÀI LIỆU
HỘI NGHỊ TẬP HUẤN ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ
LÀM CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Gia Lai, tháng 11 năm 2020
Trang 2MỤC LỤC
Trang
CHUYÊN ĐỀ 1 - QUẢN LÝ DỮ LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC; CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM, CÁC HÀNH
VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG, AN
NINH MẠNG, BÁO CHÍ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN, BẢO
VỆ DỮ LIỆU SỐ TRÊN MÔI TRƯỜNG INTERNET
3
Phần 1 - QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ TRONG HOẠT
I Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước 3
II Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường Internet, mạng xã hội 4
B - QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ CỦA
I Giới thiệu Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quản
II Các nhiệm vụ cần tham mưu để thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP tại
Phần 2 - CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ CÁC HÌNH THỨC XỬ
LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG, AN NINH MẠNG VÀ BÁO CHÍ 10
II Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền
Phần 3 - CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN 15
CHUYÊN ĐỀ 2 - GIỚI THIỆU TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ
BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH GIA LAI; HƯỚNG DẪN THIẾT
LẬP, QUẢN TRỊ, KHAI THÁC, VẬN HÀNH TRANG TIN/CHUYÊN
MỤC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN CỔNG/TRANG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN/CẤP
XÃ
23
I Giới thiệu chung về “Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh
II Hướng dẫn quản trị, thiết lập, khai thác, vận hành trang tin/chuyên mục phổ
biến, giáo dục pháp luật trên Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND cấp
Trang 3CHUYÊN ĐỀ 1
QUẢN LÝ DỮ LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC; CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM, CÁC HÀNH VI
VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG,
AN NINH MẠNG, BÁO CHÍ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN, BẢO VỆ DỮ LIỆU SỐ TRÊN MÔI TRƯỜNG INTERNET
Phần 1 QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
A - MỘT SỐ KHÁI NIỆM
I QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1 Dữ liệu, cơ sở dữ liệu, dữ liệu số:
- Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh
hoặc dạng tương tự
- Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai
thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử
* Một số Văn bản quy định về cơ sở dữ liệu:
+ Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp
dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
+ Quyết định số 4223/QĐ-BNV ngày 30/11/2016 của Bộ Nội vụ về ban hành Danh mục chuẩn thông tin và Quy định kỹ thuật về dữ liệu dùng cho phần mềm, cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã
- Dữ liệu số là dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh
hoặc dạng tương tự được biểu diễn bằng tín hiệu số Dữ liệu số mang thông tin số
và được chia sẻ dưới dạng thông điệp dữ liệu Trong Nghị định này, dữ liệu được hiểu là dữ liệu số
2 Kết nối dữ liệu số
- Kết nối khai thác là kết nối giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với
nhau để truy vấn và nhận dữ liệu
- Kết nối cập nhật là kết nối giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để
khai thác dữ liệu từ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và bổ sung, cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin
3 Chia sẻ dữ liệu số: Là các dịch vụ cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân khai thác hoặc thu nhận dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân qua các hệ thống thông tin Trong hệ thống thông tin, dịch vụ chia sẻ dữ liệu là giao
Trang 4diện tương tác của phần mềm phục vụ tiếp nhận kết nối và trao đổi các thông điệp
dữ liệu với các hệ thống bên ngoài
II BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN TRÊN MÔI TRƯỜNG INTERNET, MẠNG XÃ HỘI
1 Mạng Internet, không gian mạng
- Mạng Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập
công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm
dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet
- Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không
bị giới hạn bởi không gian và thời gian
2 Tài khoản số: Là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền sử
dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng
3 An toàn thông tin: Bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật
đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy An toàn, thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng
4 An ninh mạng: Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
5 Mạng xã hội (social network): Là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng
đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ
và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác
* Hiện nay, có một số mạng xã hội phổ biến như:
- Facebook là mạng xã hội được rất nhiều người sử dụng, có thể nói là phổ
biến nhất hiện nay Người dùng có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email
- Youtube là trang mạng xã hội chia sẻ video
- Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên điện thoại,
máy tính
- Zalo là mạng xã hội của Việt Nam
Trang 5B - QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
I GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH SỐ 47/2020/NĐ-CP NGÀY 09/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (VIẾT TẮT LÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 47/2020/NĐ-CP)
1 Sự cần thiết phải ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nghị quyết đã xác định các nội dung:
- Chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số Hoàn thiện pháp luật, chính sách về dữ liệu, quản trị dữ liệu, tạo thuận lợi cho việc tạo dựng, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu bảo đảm an toàn,
an ninh mạng trong nước, tiến tới kết nối với khu vực ASEAN và quốc tế Xây dựng hành lang pháp lý cho định danh số và xác thực điện tử quốc gia; thiết lập khung danh tính số quốc gia
- Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh bền vững; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; hệ thống hạ tầng dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đô thị thông minh
- Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp Đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công
- Xây dựng cơ sở dữ liệu số của Chính phủ và các cấp chính quyền, tạo điều kiện để mọi công dân có thể cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của bộ máy nhà nước Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng Internet ở các cơ quan nhà nước
Do đó, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy chia sẻ dữ liệu để phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết
2 Một số điểm nổi bật của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP
a) Xác định vị trí và tầm quan trọng của dữ liệu số trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
Lần đầu tiên có một văn bản quy phạm pháp luật đặt trọng tâm vào vấn đề dữ liệu trong Chính phủ điện tử Nếu như các văn bản pháp luật trước đó như Luật Công nghệ thông tin và Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản dưới luật khác chủ yếu đề cập chủ yếu đến hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thì Nghị định số 47/2020/NĐ-CP xác định dữ liệu là trọng tâm, là nội dung bên trong và là yếu tố cốt lõi trong xây dựng Chính phủ điện tử Thêm vào đó, Nghị định này nhấn mạnh “dữ liệu số” thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số
Trang 6Nghị định số 47/2020/NĐ-CP quy định, làm rõ các nội dung về quản lý dữ liệu trong cơ quan nhà nước để xây dựng hạ tầng dữ liệu trong Chính phủ điện tử bền vững và nhất quán Cụ thể:
- Quy định quy trình, yêu cầu để xác lập danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành địa phương đã được quy định tại Luật CNTT Các
cơ sở dữ liệu này sẽ tạo thành hệ thống các cơ sở dữ liệu lõi trong cơ quan nhà nước
có mối quan hệ, thống nhất với nhau Các CSDL quốc gia sẽ là các cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu chủ (master data) để các cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước tham chiếu tạo sự nhất quán và đồng bộ trong toàn hệ thống các CSDL trong cơ quan nhà nước CSDL quốc gia xác định phạm vi dựa trên dữ liệu và mục đích chứ không chỉ dựa trên tên của lĩnh vực
- Dữ liệu xây dựng phải được xây dựng tạo thuận lợi chia sẻ cho bên ngoài được xác định ngay từ khi xây dựng thay vì chỉ tập trung xây dựng phục vụ nhu cầu nội bộ làm hạn chế chia sẻ dữ liệu - là nguyên nhân dẫn tới sự cát cứ, trùng lặp Các
hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước khi được xây dựng phải được xác định các hạng mục xây dựng cấu trúc dữ liệu, chia sẻ dữ liệu cũng như khai thác dữ liệu được chia sẻ ngay từ khi triển khai; hạng mục duy trì, kết nối chia sẻ cũng phải được xác định rõ ràng
Xác định được vai trò của dữ liệu đối với phát triển Chính phủ số, Nghị định
đã đặt vấn đề Chính phủ cũng như các bộ, ngành địa phương phải có chiến lược về
dữ liệu để định hình phương hướng và tầm nhìn khi triển khai xây dựng dữ liệu với
sự dẫn dắt của Chiến lược dữ liệu quốc gia Đây là nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tới
b) Dữ liệu là yếu tố trọng tâm để phát triển Chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trong quy định về nguyên tắc, Nghị định số 47/2020/NĐ-CP đã khẳng định:
Dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước được chia sẻ phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp Đồng thời, Nghị định cũng đưa ra quy định để thực thi nguyên tắc thu thập dữ liệu một lần
“Once-Only”: khi dữ liệu đã được cơ quan nhà nước thu thập và quản lý, chia sẻ thì
cơ quan nhà nước sẽ không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp lại Nội dung này được đề cập trong cả nguyên tắc chung của Nghị định cũng như nguyên tắc quản lý dữ liệu Thêm vào đó, công dân, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước đang quản lý dữ liệu cá nhân của mình chia sẻ cho cơ quan nhà nước khác
để hạn chế phải cung cấp lại dữ liệu tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp và đơn giản hóa thủ tục hành chính
c) Tiếp cận về quản lý, kết nối và chia sẻ phù hợp với định hướng hiện đại, theo xu hướng công nghệ mới hiện nay
Một trong những điểm mới trong Nghị định số 47/2020/NĐ-CP là các quy định được dựa trên các cách thức tiếp cận về dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, sử dụng công nghệ mới trong bối cảnh hiện nay Cụ thể:
- Sử dụng dịch vụ chia sẻ dữ liệu làm nền tảng cơ bản cho hoạt động kết nối,
Trang 7chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước Thay vì triển khai kết nối theo hướng “bắt tay trực tiếp”, “xin - cho” thì Nghị định đưa vào các quy định theo hướng chia sẻ dữ liệu là “phục vụ” cho các cơ quan khác qua “dịch vụ chia sẻ dữ liệu” theo “đăng ký, yêu cầu” Dịch vụ chia sẻ dữ liệu được triển khai qua giao diện API của hệ thống thông tin, là cách thức thông dụng, phổ biến hiện nay Việc xác định chia sẻ dữ liệu qua dịch vụ cũng là tiền đề để triển khai các giải pháp mới hướng tới xây dựng đám mây dữ liệu của Chính phủ số trong tương lai
- Việc chia sẻ dữ liệu cũng qua hai hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định và chia
sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù đáp ứng tất cả các trường hợp cha sẻ dữ liệu thực tế Chia sẻ dữ liệu mặc định được ưu tiên triển khai và xác định: coi dữ liệu như “hàng hóa” được chuẩn hóa thay vì “tự cung tự cấp” để cung cấp rộng rãi cho các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho lưu thông dữ liệu trong Chính phủ điện tử
- Lần đầu tiên, Nghị định đã đưa ra chính sách để thực hiện các công việc Quản trị dữ liệu Đây là nội dung rất cần thiết khi dữ liệu ngày càng đóng vai trò và trọng tâm trong ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm dữ liệu ngày càng bền vững, tin cậy và được làm giàu Để thực hiện quản trị dữ liệu, các cơ quan nhà nước
sẽ phải thực hiện các nội dung công việc như kiểm kê, đánh giá chất lượng dữ liệu hàng năm, tích hợp dữ liệu phục vụ ra quyết định, xây dựng chiến lược dữ liệu để
có tầm nhìn dài hạn về phát triển dữ liệu
d) Đơn giản hóa quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số, tạo hành lang pháp
lý minh bạch và thuận lợi cho dữ liệu lưu chuyển từ nơi có đến nơi cần
Để giải quyết vướng mắc và thúc đẩy quá trình chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, Nghị định đã quy định rõ việc cung cấp, chia sẻ và sử dụng dữ liệu trong cơ quan nhà nước Quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu có một số điểm sau:
- Quá trình kết nối và chia sẻ dữ liệu là quá trình chuẩn bị sẵn sàng, đăng ký
và cấp quyền khai thác các dịch vụ dữ liệu (chia sẻ dữ liệu mặc định) và được chuẩn hóa phù hợp với đa mục đích khai thác khác nhau Chỉ khi dịch vụ dữ liệu chưa có sẵn thì các cơ quan mới cần trao đổi và chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù Điều này giúp các dịch vụ dữ liệu ngày càng tinh gọn và hiệu quả, thuận lợi cho việc quản
lý, vận hành, duy trì và tiết kiệm kinh phí
- Việc đăng ký và đáp ứng chia sẻ dữ liệu cũng như quản lý, đáp ứng các yêu cầu chia sẻ dữ liệu được thực hiện trực tuyến dựa trên các hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cũng như tăng cường tính minh bạch, có kiểm soát của quá trình chia sẻ dữ liệu Xử lý vướng mắc cũng có quy định rõ ràng cho các cơ quan khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện
- Mỗi cơ quan chỉ định một cán bộ chuyên trách về dữ liệu để cung cấp thông tin, tiếp nhận và xử lý các vấn đề về kết nối, chia sẻ dữ liệu và các vấn đề khác về
dữ liệu
- Thực hiện kết nối, chia sẻ và sử dụng cũng có quy định rõ về thời hạn sử dụng dữ liệu, tạm ngừng, chấm dứt chia sẻ dữ liệu để làm căn cứ xử lý các vấn đề này sinh khi sử dụng, khai thác dữ liệu
Trang 8đ) Thiết đặt nền tảng cho chính phủ mở, quy định dữ liệu mở làm cơ sở để thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo của xã hội, cộng đồng
Chính phủ mở là một nấc phát triển của Chính phủ điện tử khi Chính phủ cung cấp dữ liệu cho cộng đồng để thực hiện chủ trương “Nhà nước kiến tạo phát triển” Lần đầu tiên, một văn bản pháp lý đưa nội dung “Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước” đánh dấu một mốc quan trọng để thực thi chủ trương này đồng thời cũng thể hiện sự tích cực của Việt Nam khi sẵn sàng cung cấp dữ liệu mở cho cộng đồng, người dân, doanh nghiệp Quy định pháp lý về dữ liệu mở cũng là một nội dung khá mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới khi công bố dữ liệu mở của các nước chủ yếu được triển khai dưới dạng sáng kiến
Nội dung quy định về dữ liệu mở được xây dựng trên cơ sở tương thích với các quy định thông dụng phổ biến trên thế giới như: dữ liệu mở phải toàn vẹn, phản ánh đầy đủ thông tin cần cung cấp, cập nhật, máy có thể đọc được, ở định dạng mở, miễn phí, tự do sử dụng
Nghị định cũng quy định các cơ quan nhà nước phải xây dựng một kế hoạch
và triển khai cung cấp dữ liệu mở theo kế hoạch đã xây dựng Kế hoạch phải đảm bảo có yêu cầu tối thiểu và phù hợp với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp Cơ chế triển khai dữ liệu mở cũng tạo cơ hội cho người dân, doanh nghiệp trong xã hội, cộng đồng tham gia ý kiến phản hồi, đóng góp mở rộng dữ liệu mở
II CÁC NHIỆM VỤ CẦN THAM MƯU ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
SỐ 47/2020/NĐ-CP TẠI CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
Triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, ngày 20/8/2020, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 1717/UBND-KGVX triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện một số nội dung sau:
- Quán triệt, tổ chức thi hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP đến từng đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý
- Thực hiện rà soát và báo cáo danh mục cơ sở dữ liệu của ngành, địa phương mình gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh
- Các đơn vị, địa phương có xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu chỉ định một cán
bộ làm đầu mối để phụ trách quản lý, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị, địa phươngkhác trong tỉnh (đầu mối cấp đơn vị, địa phương về dữ liệu) Thông tin về cán bộ đầu mối phải được đăng tải trên Cổng dữ liệu hoặc Cổng thông tin điện tử của tỉnh để phục
vụ mục đích liên hệ, tổ chức triển khai trao đổi dữ liệu
-Rà soát, tổng hợp, đánh giá cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đã và đang thực hiện bảo đảm tuân thủ quy định phục vụ kết nối, khả năng chia sẻ và sử dụng bởi các cơ quan bên ngoài theo quy định tại khoản 1 và 2, Điều 9 của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP Trong trường hợp dữ liệu không đảm bảo sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau thì cần đưa vào kế hoạch hoàn thiện, nâng cấp dữ liệu để sử dụng cho việc chia sẻ rộng rãi
Trang 9- Rà soát các dự án công nghệ thông tin đang triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu thì thực hiện điều chỉnh dự án cho phù hợp Đối với các dự án đang triển khai nhưng không xây dựng cơ sở dữ liệu: Phải đảm bảo có các thành phần, môđun
để kết nối, sử dụng dữ liệu do các hệ thống bên ngoài cung cấp Bổ sung các nội dung về quản lý, vận hành và duy trì phục vụ cung cấp chia sẻ dữ liệu Đối với các
cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đang hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu thì xác định các nội dung công việc đưa vào kế hoạch thực hiện khi nâng cấp bảo đảm khả năng tiếp nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu (khoản 3, Điều 55 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP)
- Các đơn vị, địa phương chỉ đạo đầu mối phụ trách về kết nối, chia sẻ dữ liệu
có trách nhiệm: Lập danh sách dịch vụ chia sẻ dữ liệu kèm thông tin mô tả theo quy định tại khoản 3, Điều 24 của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, thực hiện đăng tải, công
bố theo quy định tại Điều 25 của Nghị định và duy trì đảm bảo tính cập nhật của thông tin được đăng tải
- Rà soát cập nhật các quy chế dữ liệu hiện có (nếu đã xây dựng) để đảm bảo phù hợp các nội dung quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP; thời điểm xây dựng và ban hành quy chếphù hợp với tiến độ triển khai các dự án xây dựng cơ sở
dữ liệu đã và đang triển khai
- Xây dựng kế hoạch và triển khai cung cấp dữ liệu mở, thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 17 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, tổ chức triển khai một số nhiệm
vụ về cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước như sau:
+ Rà soát và xây dựng danh mục dữ liệu mở của cơ quan cấp tỉnh
+ Xây dựng và ban hành kế hoạch cung cấp dữ liệu mở trong phạm vi đơn vị, địa phương mình Phấn đấu mỗi đơn vị, địa phương cung cấp và duy trì cung cấp ít nhất một bộ dữ liệu mở
- Về kiểm tra đánh giá duy trì dữ liệu: Đưa vào nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá duy trì dữ liệu hàng năm Các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá duy trì nội bộ Kết quả gửi báo cáo về cho Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản 4, Điều 16 của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP
- Ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ trước mắt là các nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị định này; nhiệm vụ chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu đã xây dựng
để đảm bảo khả năng chia sẻ dữ liệu và thúc đẩy khai thác, sử dụng dữ liệu vào các hoạt động chỉ đạo điều hành
- Đối với các sở, ngành đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền GIS (hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh đang giao Sở Thông tin và Truyền thông vận hành, quản lý) hoặc các cơ sở dữ liệu khác đã xây dựng, khi cập nhật, bổ sung… nếu có liên quan phải tận dụng lại các cơ sở dữ liệu này
- Xây dựng phương án kết nối và sử dụng dữ liệu; tổ chức hệ thống thông tin tương thích để sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia; cơ sở dữ liệu của bộ, ngành và các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
Trang 10Phần 2
CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ CÁC HÌNH THỨC
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, AN NINH MẠNG VÀ BÁO CHÍ
I CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM, HÌNH THỨC XỬ LÝ
1 Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
1.1 Các hành vi bị nghiêm cấm
Luật Công nghệ thông tin năm 2006, quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng
- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích:
+ Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
+ Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những
bí mật khác đã được pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
+ Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó
1.2 Xử lý vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin
- Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Trang 112 Trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
- Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ
an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin
- Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo
- Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân
- Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc
2.2 Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng: Người nào có
hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
3 Trong lĩnh vực An ninh mạng
3.1 Các hành vi bị nghiêm cấm
Luật An ninh mạng năm 2018 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi:
+ Hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
+ Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm
Trang 12ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội
- Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính,
hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác
- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng
- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi
- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này
3.2 Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng: Người nào có hành vi vi
phạm quy định của Luật An ninh mạng năm 2018 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
4 Trong lĩnh vực Báo chí
4.1 Các hành vi bị nghiêm cấm
- Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có nội dung:
+ Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
+ Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
+ Gây chiến tranh tâm lý
- Đăng, phát thông tin có nội dung:
+ Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
Trang 13với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế
- Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc
- Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân
và bí mật khác theo quy định của pháp luật
- Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần
bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng
- Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam
- Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa
- Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng
- Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật
4.2 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí
- Cơ quan báo chí, tổ chức tham gia hoạt động báo chí vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền và bị áp dụng biện pháp thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình; đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí
- Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, mở chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thông tin có nội dung gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Luật Báo chí
Trang 14- Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, nhà báo, tác giả tác phẩm báo chí và cá nhân khác có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí vi phạm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định, còn phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
II QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG, AN NINH MẠNG, BÁO CHÍ
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định là: Nghị định số
119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (viết tắt là Nghị định số 119/2020/NĐ-CP) (có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 thay thế cho Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013) và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (viết tắt là Nghị định số 15/2020/NĐ-CP)
Đồng thời, trong 02 Nghị định nói trên, Chính phủ cũng quy định thẩm quyền xử phạt, trong đó có UBND cấp huyện và UBND cấp xã (quy định tại khoản 1, khoản
2, Điều 40 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP; điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 120 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
Xem nội dung chi tiết tại địa chỉ đường dẫn liên kết (link):
- Nghị định số 119/2020/NĐ-CP:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?clas s_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=201192
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP:
http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=140561
- Phổ biến quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, an ninh mạng và báo chí: http://pbgdpl.gialai.gov.vn/
Trang 15Phần 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN
I CÁC VĂN BẢN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN
- Luật An toàn thông tin mạng năm 2015
- Luật An ninh mạng năm 2018
- Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020
- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới
- Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 19/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về
an toàn thông tin đến năm 2020
- Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020
- Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục
vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam
- Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
II BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MÁY VI TÍNH
1 Đảm bảo an toàn thông tin về mặt vật lý
- Nguy cơ về khía cạnh vật lý: Nguy cơ mất an toàn thông tin về khía cạnh
vật lý là nguy cơ do mất điện, nhiệt độ, độ ẩm không đảm bảo, hỏa hoạn, thiên tai, thiết bị phần cứng bị hư hỏng, các phần tử phá hoại như nhân viên xấu bên trong và
kẻ trộm bên ngoài
- Giải pháp khắc phục: Trang bị thiết bị lưu điện; lặp đặt hệ thống điều hòa
nhiệt độ và độ ẩm; luôn sẵn sàng các thiết bị chữa cháy nổ; không đặt các hóa chất gần hệ thống; thường xuyên sao lưu dữ liệu; sử dụng các chính sách vận hành hệ thống đúng quy trình, an toàn và bảo mật
Trang 162 Các bước thiết lập máy tính mới an toàn
Các nguy cơ mất an toàn thông tin có thể lập tức ảnh hưởng đến chúng ta ngay sau khi sử dụng máy tính vừa mua hoặc vừa cài đặt lại
Do đó cần có một số lưu ý để thiết lập máy mới an toàn chống lại các nguy cơ
bị tấn công như sau:
Bước 1: Tạo các mật khẩu mạnh
Ngay trong các bước đầu tiên của việc thiết lập cấu hình máy tính Các tài khoản của người sử dụng cần được tạo ra với mật khẩu có độ phức tạp nhất định
Các mật khẩu dễ nhớ như “123456”, “abcdef” tuyệt đối không được sử dụng vì đây là các mật khẩu yếu rất dễ đoán
Một mật khẩu an toàn thường bao gồm các loại ký tự sau: ký tự hoa, ký tự thường; ký tự chữ số; ký tự đặc biệt ($#%”#%)
Bước 2: Tháo gỡ các chương trình không cần thiết
Các máy tính mới thường được nhà sản xuất cài đặt sẵn các chương trình quảng cáo, giới thiệu hoặc bản dùng thử của các phần mềm Các phần mềm này có thể chứa sẵn các nguy cơ mất an toàn thông tin
Do đó, người dùng cần tháo bỏ các chương trình không cần thiết trên máy tính của mình ngay trong quá trình thiết lập ban đầu
(Sử dụng chức năng Programs and Features
để liệt kê các phần mềm đã được cài sẵn trong các máy mới)
Bước 3: Kích hoạt chức năng tường lửa bảo vệ cá nhân trên máy tính
Mật khẩu không nên đặt