Tài liệu Những điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về ký kết hợp đồng dân sự; Quá trình ký kết hợp đồng; Cấu trúc của hợp đồng; Phân loại hợp đồng dân sự; Hợp đồng chính và hợp đồng phụ; Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 3NHONG DIEU CAN BIẾT
Trang 6TAP THE TAC GIA TS VU THỊ HỒNG YẾN (Chủ biên)
TS NGUYÊN MINH OANH TS VƯƠNG THANH THÚY Ths Ths Ths Ths Ths Ths Ths Ths Ths Ths
KIEU THI THUY LINH
NGUYÊN VĂN HỢI LÊ THỊ GIANG
CHU THỊ LAM GIANG
HOÀNG NGỌC HƯNG
LÊ THỊ HẢI YẾN NGUYEN THI LONG NGUYEN HOANG LONG
TRAN NGOC HIEP
Trang 7LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Hợp đồng dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ dân sự Việc giao kết hợp đồng dân sự phù hợp với các quy định pháp luật sẽ hạn chế được những rủi ro pháp lý phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời
cũng rút ngắn được thời gian giải quyết khi có tranh chấp
xây ra
Nhằm giúp bạn đọc có được những kiến thức, kỹ năng pháp lý về hợp đồng dân sự để tham gia các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu hằng ngày bảo dam đúng pháp luật, tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Ahững
điều cần biết về ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự của tập
Trang 8phát từ các vấn đề đễ nảy sinh trong cuộc sống Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc
Tháng 7 năm 2016
Trang 9Phần 1
_ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
I QUA TRINH KY KET HOP DONG, DE NGHI GIAO
KET HOP DONG, CHAP NHAN DE NGHI GIAO KET HOP
ĐỒNG, THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Câu hỏi 1: Hợp đồng dân sự được hiểu như thế nào?
Trả lời:
Hợp đồng dân sự là sự tự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Quy trình xác lập hợp đồng được tiến hành qua hai giai đoạn: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng (thương thảo) và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Câu hỏi 2: Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Cách thức nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015, thì đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết
hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề
nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị) Có 3 dấu hiệu nhận biết đề nghị giao kết hợp đồng:
Trang 10+ Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng: Người đề nghị muốn xác lập hợp đồng gì, đối tượng của hợp đồng muốn giao kết là tài sản
giao kết hợp đồng phải hướng đến một bên chủ thể đã được xác định: Chủ thể tiếp nhận này trước đây Bộ luật dân sự năm 2005 quy định là chủ thể
cụ thể, nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người nhận được lời đề nghị là “bên đã được xác định hoặc
công chúng” Như chủ thể tiếp nhận lời đề nghị phải
được xác định cụ thể ngay trong nội dung lời đề nghị + Bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu tính ràng buộc đối với lời đề nghị: Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thò
bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh (khoản 2 Bộ luật dân sự năm 2015)
hạn trả lời, nếu
Câu hỏi 3: Bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng
có thể rút, thay đổi, hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp
đồng không?
Trả lời:
Theo quy định của Điều 389 Bộ luật dân sự năm
2015: Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: (1) thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
nghị trước hoặc cùng với thời điểm bên được đề nghị
nhận được đề nghị nếu đến sau thời điểm này thì người
Trang 11đưa ra lời đề nghị có thể lựa chọn xử sự hủy lời đề nghị giao kết; (2) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh
Điều 390 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu thỏa mãn hai điều kiện: (1) đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và (2) bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Câu hỏi 4: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Các dấu hiệu nhận diện việc chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng?
Trả lời:
Theo quy định của các Điều 392, 393, 394 Bộ luật
dân sự năm 2015, thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo
thói quen đã được xác lập giữa các bên (Điều 393 Bộ luật
dan sw nam 2015)
- Dé nhan biét chap nhan dé nghi giao két hop déng căn cứ vào ba dấu hiệu sau:
+ Bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng (theo khoản 1 Điều 393 Bộ
luật dân sự năm 2015)
+ Việc trả lời được thực hiện trong thời hạn trả lời
Trang 12đề nghị giao kết hợp đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015)
+ Bên được đề nghị không sửa đổi, bổ sung, thay thế hay nêu điều kiện mới cho nội dung lời đề nghị (theo Điều 392 Bộ luật dân sự năm 2015)
Nếu vi phạm một trong ba dấu hiệu trên được coi là
lời đề nghị giao kết hợp đồng mới
Câu hỏi 5: Thời điểm giao kết hợp đồng là gì? Ý nghĩa
của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng?
Trả lời:
Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều 400
Bộ luật dân sự năm 2015
Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng:
-Xác định được thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Thông thường, thời điểm giao kết chính là thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực, thời điểm quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phát sinh (Điều 401 Bộ luật dân
Trang 13sự năm 2015)
~ Là căn cứ xác định giá, lãi suất cơ bản trong các
hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản
Câu hỏi 6: A đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng
mua bán nguyên vật liệu với B, thời gian chờ B trả lời có ký kết hay không sẽ do A định đoạt có đúng không?
Trả lời:
Thời hạn này có thể do A và B thỏa thuận hoặc được
xác định theo quy định của pháp luật là “một thời hạn hợp lý” theo đoạn 2 khoản 1 Điều 394 Bộ luật dân sự
năm 2015
Câu hỏi 7: A nhắn tin cho B thể hiện mong muốn bán
nhà và được B đồng ý, nhưng hợp đồng chưa kịp xác lập
bằng văn bản thì A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Vậy, nội dung tin nhắn của A và B có giá trị pháp
lý không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 395 Bộ luật dân sự nam 2015 thì: trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực
hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị
Câu hỏi 8: Hợp đồng có phải được ưu tiên ký kết tại
nơi cư trú hoặc trụ sở của bên đưa ra lời đề nghị giao kết
hợp đồng?
Trang 14Trả lời:
Theo quy định tại Điều 399 Bộ luật dân sự năm
2015 thì địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
Câu hỏi 9: Hợp đồng dân sự phát sinh luôn hiệu lực
tại thời điểm giao kết hay không?
Trả lời:
Không phải mọi trường hợp đều như vậy, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 còn có số trường hợp “các bên có thỏa thuận khác
hoặc luật liên quan có quy định khác” Ví dụ: Hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất luôn phải lập bằng văn bản
và chỉ phát sinh hiệu lực khi hợp đồng được đăng ký
Câu hỏi 10: Anh Nguyễn Văn H gửi một văn bản tới
cho anh Trần Văn A với mục đích muốn bán đậu cho anh A
Nội dung văn bản như sau: số lượng bán: 50 tấn đậu; giá
8.000 đồng/kg; phương thức giao hàng: giao hàng làm ba
đợt Mỗi đợt giao cách nhau 15 ngày; phương thức thanh
toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng B Ngoài ra, trong văn bản còn nêu rõ: kể từ ngày anh A nhận được
văn bản đề nghị của anh H thì phải trả lời trong vòng 30
ngày 5 ngày sau khi nhận được văn bản của anh H, anh A
ký kết hợp đồng thuê kho bãi với anh Nguyễn Văn L trong 15 ngày với giá thuê là 700.000 đồng/ngày nhằm mục
đích để chứa số đậu mà anh định mua của anh H 10 ngày sau khi nhận được văn bản của anh H thì anh A có gửi văn
Trang 15ra kèm thêm yêu cầu anh H giảm giá đậu xuống còn 5.000 đồng/kg Tuy nhiên, lúc đó anh H mới cho anh A biết là
anh đã bán số đậu nói trên cho người khác vì anh đang cần vốn gấp Vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, văn bản anh H gửi cho anh A có phải là một đề nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao? Văn bản
anh A gửi cho anh H có phải là một trả lời chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng không? Giải thích rõ tại sao? Anh A
có quyền yêu cầu anh H phải bồi thường khoản tiền mà anh đã bỏ ra để thuê kho bãi của anh L hay không? Tại
sao? Trả lời:
Văn bản anh H gửi cho anh A là một đề nghị giao kết hợp đồng vì thỏa mãn các yếu tố của một lời đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể "hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
“hoặc tới công chúng
Dấu hiệu nhận biết đề nghị giao kết hợp đồng của
anh H, đó là:
+ “Văn bản của anh H” gửi anh A đã thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng: Người đề nghị muốn xác lập hợp đồng mua bán tài sản, đối tượng của hợp đồng muốn giao kết là đậu, số lượng bán: 50 tấn đậu; giá 8.000 đồng/kg
+ Đề nghị giao kết hợp đồng của anh H đã hướng
đến một bên chủ thể đã được xác định Trong tình huống
trên, chủ thể tiếp nhận lời đề nghị đã được xác định cụ thể
ngay trong nội dung lời đề nghị, người được đề nghị
chính là anh A
Trang 16
+ Bên đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu tính ràng buộc đối với lời đề nghị: Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được
giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh
- Phương thức: Đề nghị giao kết hợp đồng mà anh H sử dụng là đề nghị gián tiếp thông qua hành vi gửi “văn bản tới anh A”
Văn bản anh A gửi cho anh H không phải là trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 393 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 23 sự frả !ời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề
nghi”
Do vậy, việc trả lời của anh A với anh H phải thỏa mãn các dấu hiệu sau mới được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Anh A là bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng
+ Việc trả lời được thực hiện trong thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
+ Bên được đề nghị không sửa đổi, bổ sung, thay thế hay nêu điều kiện mới cho nội dung lời đề nghị
Tuy nhiên, câu trả lời của anh A đã vi phạm ngay dấu hiệu đầu tiên đó là khơng chấp nhận tồn bộ nội dung của đề nghị mà sửa đổi nội dung về giá của tài sản Trong trường hợp này thì coi đây là một lời đề nghị giao kết hợp đồng mới của anh A gửi cho anh H theo Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015; khi sửa đổi nội dung lời đề nghị ban đầu
Trang 17
anh A là người phải chịu tính ràng buộc của lời đề nghị giao kết hợp đồng mới
Anh A không có quyền yêu cầu anh H bồi thường
thiệt hại phát sinh cho mình Vì theo khoản 2 Điều 386 Bộ
luật dân sự năm 2015: “7rường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường th é bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng
nếu có thiệt hại phát sin!" Quy định này được hiểu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh của bên đề
nghị được đặt ra khi bên được đề nghị chờ câu trả lời
chấp nhận đề nghị và bên được đề nghị thể hiện rõ ý định đồng ý giao kết hợp đồng Còn trong tình huống này, văn bản anh A gửi cho anh H không phải là một trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, mà thực chất là lời đề nghị giao kết hợp đồng mới theo Điều 392 Bộ luật dân sự năm 2015: “K#/ bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi
đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới” nên anh H không phải bồi thường thiệt hại cho anh A
Câu hỏi 11: Gia đình anh L có một con gà chọi rất quý giá được nuôi từ nhiều tháng nay Chị Q là người buôn gà
chọi chuyên nghiệp, được người dân trong vùng cho biết
về con gà chọi quý hiếm của anh L Chị Q đã đến tận nhà anh L để xem gà, nhận thấy gà nhà anh L rất đẹp, oai
phong và có thể bán được giá cao trên thị trường nên chị
thỏa thuận với anh L để mua con gà chọi với giá 3 triệu đồng Chị Q viết giấy mua bán và ký vào cuối tờ giấy, còn
anh L vì muốn suy nghĩ thêm nên hôm sau anh mới ký Chị
Trang 18Q giao cho anh L 1 triệu đồng đặt cọc trước và hẹn anh 5
ngày sau sẽ quay lại để bắt gà Tuy nhiên, 3 ngày sau chi Q
tử vong do bị tai nạn giao thông, nên không về bắt gà
được như đúng thỏa thuận Xin cho biết việc xác định thời
điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong tình huống này sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự năm 2015 như thế nào và hướng xử lý như thế nào?
Trả lời:
- Các thỏa thuận về mua bán gà được chị Q viết vào giấy nên hình thức mua bán là bằng văn bản Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán gà là thời điểm anh L ký vào văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015: “7hời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản
1à thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình
thúc chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản” Do
anh L và chị Q không có thỏa thuận gì khác, pháp luật cũng không quy định hợp đồng này phải công chứng, đăng ký nên theo quy định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật
dân sự năm 2015: “#ơp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác“ Như vậy, Hợp đồng mua bán gà của anh L và chị Q sẽ có hiệu lực từ ngày anh L (người sau cùng) ký vào hợp đồng mua
bán
- Theo quy định của Điều 395 Bộ
2015: “7rường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành
vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thúc, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao
kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị,
it dan su nam
Trang 19trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề ngh/“ Trong trường hợp này chị Q là người đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng do chị Q chết sau khi anh L là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết của chị Q vẫn
có hiệu lực Do nội dung của hợp đồng giữa chị Q và anh
L không gắn liền với nhân thân của chị Q, nên nghĩa vụ
và quyền lợi phát sinh từ hợp đồng sẽ được chuyển giao
cho những người thừa kế theo di chúc (nếu có) hoặc
người thừa kế theo pháp luật của chị Q, việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế phát sinh từ
hợp đồng mua bán nói trên được thực hiện theo pháp
luật về thừa kế quy định tại Bộ luật dan sw nam 2015
Câu hỏi 12: Do cần tiền chữa bệnh cho con gái nên
anh A đăng thông báo bán nhà dán trước cửa nhà và đăng
tin này trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh Anh B là độc giả của tờ báo nói trên, đọc được thông báo của anh A, anh B đã liên lạc theo số điện thoại mà anh A cung cấp
Mặc dù chưa gặp mặt nhưng hai bên đã thỏa thuận về địa
điểm ký kết hợp đồng, đồng thuận về giá bán và các chỉ
phí phát sinh trong quá trình chuyển nhượng sẽ thuộc về bên mua là anh B Tuy nhiên, sau đó 3 ngày, anh A nhận
được thư xin lỗi của bệnh viện với nội dung đã gửi kết quả xét nghiệm nhầm, con gái của anh A không mắc bệnh hiểm nghèo Do không còn nhu cầu khẩn thiết phải bán nhà, anh A gửi thông báo rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng với anh B, nhưng anh B không đồng ý, anh B cho rằng hợp
đồng giữa anh A và anh B đã phát sinh hiệu lực và anh A
không được rút lại lời đề nghị nữa Xin cho biết, căn cứ Bộ
luật dân sự năm 2015 anh A có thể rút lại đề nghị bán nhà
Trang 20của mình không? Tại sao? Thỏa thuận của anh A và anh B đã có giá trị pháp lý chưa? Nếu anh B cho rằng anh A đã vi phạm thỏa thuận và buộc anh A phải bồi thường thiệt hại
thì anh A có phải bồi thường cho anh B không? Tại sao?
Anh A có thể rút lại đề nghị bán nhà của mình không? Tại sao?
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, anh A
không thể rút lại lời đề nghị vì khoản 1 Điều 389 quy định: “Bén dé nghi giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút Jai đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đậy:
4) Bên được đề nghị nhận được thông báo về vỉ;
thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời
điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh
trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được
thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kién do phat sini’
Việc thông báo rút đề nghị của anh A đã thực hiện sau
khi anh B nhận được đề nghị giao kết hợp đồng
Anh A cũng không thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng vì theo quy định tại Điều 390 Bộ luật dân sự năm 2015: “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề
nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được
đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị
trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng" Trên thực tế, dù anh A có nêu rõ điều kiện hủy bỏ lời đề nghị trong thông báo rao bán nhà thì anh A cũng không thể hủy bỏ lời đề nghị đó được Vì theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, anh A chỉ được hủy bỏ lời đề nghị nếu đồng thời thỏa mãn hai điều kiện
Trang 21
cần và đủ bao gồm: (1) trong thông báo rao bán - đề nghị giao kết anh A phải nói rõ điều kiện hủy bỏ; (2) anh B nhận được thông báo về việc hủy bỏ trước khi anh B gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Trường hợp này
điều kiện thứ hai đã không thỏa mãn do anh A đã nhận
được câu trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của anh B, sau đó mới thông báo rút đề nghị giao kết Vì vậy, dù là rút hay hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng anh A đều không thể thực hiện được
Để trả lời câu hỏi thỏa thuận của anh A và B đã có giá trị pháp lý chưa? Nếu anh B cho rằng anh A đã vi phạm thỏa thuận và buộc anh B phải bồi thường thiệt
hại thì anh A có phải bồi thường cho anh B không? Tại sao?
Thời điểm anh A nhận được câu trả lời chấp dung lời đề nghị giao kết hợp đồng của anh B là thời điểm giao kết hợp đồng theo khoản 3 Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều
400 Bộ luật dân sự năm 2015 Quy định tại khoản 1
Điều 401 Bộ luật dan sw nam 2015: “Hop đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có
quy định khác" Tuy nhiên, khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở
năm 2014 quy định hợp đồng mua bán nhà ở giữa các cá
nhân phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng Mặc dù, anh A không thể hủy bỏ lời đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng hợp đồng mua bán
giữa anh A và anh B chưa phát sinh hiệu lực, do chưa được
xác lập bằng văn bản và chưa được công chứng Nếu anh A kiên quyết khơng hồn thiện hình thức của hợp đồng để không phải chuyển giao nhà cho anh B, khiến thỏa
nhận toàn bộ n
Trang 22
thuận của anh A và anh B vô hiệu thì anh A có thể phải bồi
thường thiệt hại nếu anh B chứng minh có thiệt hại xảy ra theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015: “ Bên có lôi gây thiệt hại thì phải bồi thường" khi giao dịch dân sự vô hiệu Như vậy, trong trường hợp
này, anh A có thể phải bồi thường thiệt hại
Câu hỏi 13: Khi đọc tin nhắn điện thoại, anh A nhận được tin nhắn số điện thoại lạ thông báo bán sim số đẹp, nội
dung tin nhắn có thông báo luôn giá cả của từng đầu số
Vốn là người duy tâm, anh A nhắn tin lại đồng ý mua nhưng chủ thuê bao số điện thoại không hồi âm, mặc dù chưa rõ kết quả nhưng anh A ngay lập tức giao bán số
điện thoại đó trên trang facebook cá nhân và nhận được
sự đồng ý giao kết hợp đồng của chị C (vì số điện thoại
trùng với ngày, tháng, năm sinh của chị C) Sau khi nhận
tiền của chị C, anh A mới gọi điện cho số điện thoại đã
nhắn tin với mình và được biết người đó đã bán cho
người khác số sim mà anh A đã chọn Quá tức giận, anh A khởi kiện người bán sim vì cho rằng người này đã vi phạm
và phải bồi thường thiệt hại cho anh A Theo Bộ luật dân sự
năm 2015, nhận định của anh A đúng hay sai?
Trả lời:
Nhận định của anh A là không có căn cứ Do nội
dung tin nhắn của người bán sim nếu được gửi đến nhiều người tại cùng một thời điểm thì nội dung tin nhắn đó không được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng do không hướng đến chủ thể xác định, nhóm cộng đồng
người xác định Vì vậy, người nhắn tin cho anh A không phải chịu sự ràng buộc đối với lời chào mời mua sim
điện thoại của mình Tin nhắn của người bán sim chỉ
Trang 23
được coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật dân sự
năm 2015 Do đó, anh A sẽ không thể yêu cầu người bán sim phải bồi thường thiệt hại cho mình
Câu hỏi 14: Nhà chị A có một con trâu cày rất khỏe, chị B là hàng xóm của chị A nhiều lần qua hỏi mua nhưng chị A không có ý định bán Sau đó, do cần tiền, chị A gọi chị B sang thỏa thuận sẽ bán trâu cho chị B với giá 50.000.000 đồng, chị B đồng ý mua nhưng thỏa thuận hạ
giá xuống 45.000.000 đồng, hẹn 05 ngày sau chị B mới giao đủ tiền và nhận trâu Trong thời gian 05 ngày, chồng
của chị A phải vào viện cấp cứu, vì cần tiền mặt gấp nên
khi chị C ngỏ ý muốn mua với giá 41.000.000 đồng giao
tiền ngay, chị A đã đồng ý bán cho chị C Chị B tức giận khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc chị A phải bán trâu cho
mình và bồi thường thiệt hại Xin cho biết, căn cứ Bộ luật
dân sự năm 2015, chị A có phải bồi thường thiệt hại cho
chị B không? Tại sao? Trả lời:
Trong trường hợp này, mặc dù chị A là người bày tỏ
mong muốn giao kết hợp đồng với chị B trước Nhưng trong quá trình tiếp nhận và trả lời nội dung lời đề nghị giao kết hợp đồng của chị A, chị B đã thay đổi nội dung về giá trong lời đề nghị giao kết hợp đồng ban đầu Do
đó, theo quy định của Điều 392 Bộ luật dân sự năm
2015: “Khí bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đồi đề nghị thì coi
nhữ người này đã đưa ra đề nghị mới và chính chị B mới
phải chịu sự ràng buộc của lời đề nghị giao kết hợp đồng mà không phải là chị A Tuy nhiên, tại thời điểm chị A
Trang 24đồng ý bán trâu cho chị B, hợp đồng mua bán trâu của
chị A và chị B đã phát sinh hiệu lực và vì vậy chị A sẽ phải
bồi thường cho chị B nếu bán trâu cho chị C, do vi phạm
hợp đồng mua bán, và chị B phải chứng minh được có
thiệt hại xảy ra
II CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG, ĐIỀU KIỆN VỀ CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, ĐIỀU KIỆN VỀ Ý CHÍ CỦA CÁC BÊN KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG, ĐIỀU KIỆN VỀ MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CUA HOP BONG, DIEU KIỆN VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG
Câu hỏi 15: Xin cho biết các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015: “2o dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự Điều luật này đã kế thừa toàn bộ nội dung của Điều
121 Bộ luật dân sự năm 2005 Xét theo quy định từ điều luật, hợp đồng dân sự trong mọi trường hợp được coi là giao dịch dân sự Do vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng cũng chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự, những quy định về điều kiệ ệu lực của giao dịch dân sự sẽ được áp dụng khi giao kết và thực hiện
hợp đồng dân sự
có Ì
Câu hỏi 16: Xin cho biết điều kiện về chủ thể của hợp
đồng dân sự được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như
Trang 25Trả lời:
- Điều kiện về chủ thể ký kết hợp đồng: Cá nhân, tổ
chức muốn tham gia một quan hệ pháp luật dân sự thì
cần có các điều kiện nhất định Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng chủ thể xác lập và thực hiện giao dịch dân sự phải là chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
Câu hỏi 17: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng X
được thành lập căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp là 0123456789, người
đại diện theo pháp luật là ông Vũ Ngọc X - Chủ tịch Hội đồng
thành viên công ty Trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, Công ty X có đăng ký các loại hình kinh doanh: xây dựng dân dụng, cầu đường bộ, kinh doanh vật liệu xây
dựng Trong quá trình hoạt động, Công ty X do ông Vũ Ngọc X đại diện đã nhập số lượng lớn dược phẩm từ Ấn Độ và các thực phẩm chức năng để kinh doanh trên thị trường Công ty X có ký hợp đồng bán một lô hàng là sản
phẩm chức năng TOF có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan
cho Công ty cổ phần Dược phẩm A, giá trị lô hàng là 500 triệu đồng Sau khi thanh tốn, Cơng ty cổ phần A phát
hiện ra nguồn gốc xuất xứ của lô hàng không rõ ràng nên
đã yêu cầu Công ty X phải bồi thường Xin hỏi, theo Bộ
luật dân sự năm 2015 thì Công ty X có được phép xác lập
và thực hiện hợp đồng mua bán này không? Trả lời:
- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015: giao dịch dân sự có hiệu lực khi chủ thể có
Trang 26năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
- Căn cứ khoản 1 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015:
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng
của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác
Dựa vào những căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với tình huống thực tế cho thấy, việc Công ty X thực hiện
việc xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán dược phẩm chức năng là không phù hợp với lĩnh vực ngành nghề hoạt động được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Năng lực pháp luật của pháp nhân thương
mại thành lập theo thủ tục cho phép được ghi nhận cụ thể
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, việc xác lập hợp đồng không phù hợp với năng lực pháp luật của pháp nhân là trái pháp luật
Câu hỏi 18: Ông Nguyễn Văn S và bà Ngô Thị T là vợ
chồng, kết hôn hợp pháp và có một người con chung là
Nguyễn Văn C Khi C được 5 tuổi, ông S và bà T chẳng
may qua đời trong một vụ tai nạn giao thông C được
hưởng thừa kế là một căn nhà 3 tầng trị giá 3 tỷ đồng và
hiện đang sống cùng ông bà nội Anh trai của ông
Nguyễn Văn S là ông Nguyễn Văn H (bác ruột của C)
muốn mua lại căn nhà mà C được hưởng thừa kế Xin hỏi
trong trường hợp này, theo Bộ luật dân sự năm 2015, C có
được đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà với ông
Trang 27Trả lời:
- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015: giao dịch dân sự có hiệu lực khi chủ thể
có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 21 Bộ luật dân sự năm
2015: giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do
người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện
- Căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 136,
điểm a khoản 1 Điều 47, Điều 52, Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, nhận thấy Nguyễn Văn C không thể tự mình xác lập hợp đồng mua bán nhà với ông Nguyễn Văn H, mà cần thông qua người giám hộ và trong trường hợp này là ông, bà nội của C
Câu hỏi 19: Trần Vũ C năm nay 13 tuổi Nhân dịp đầu năm mới, được mọi người cho tiền mừng tuổi, C sử
dụng toàn bộ số tiền mừng tuổi trị giá 20 triệu đồng ra
cửa hàng điện thoại di động để mua chiếc điện thoại Iphone 6 Anh V, chủ cửa hàng bán điện thoại di động nhận thấy C còn nhỏ tuổi, nhận thức và hiểu biết hạn chế nhưng vẫn cố ý bán chiếc điện thoại Iphone 6 đã qua sử dụng với mức giá tương đương điện thoại mới chính hãng là 18 triệu đồng Bố mẹ của C sau khi biết chuyện đã tới gặp anh V để trả lại điện thoại và yêu cầu anh V hoàn trả lại số tiền mà C đã thanh toán sau khi mua điện thoại Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự năm 2015, cháu C đã đủ điều kiện để xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán tài sản với anh V
Trang 28chưa? Trả lời:
- Căn cứ khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự năm
2015: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi
khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi
Dựa vào căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với tình huống thực tế, việc mua điện thoại di động trị giá 18
triệu đồng không phải là một giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi nên
giao dịch này cháu C muốn xác lập và thực hiện cần phải có sự đồng ý của cha mẹ cháu C (là người đại diện theo
pháp luật của C), dẫn đến hậu quả pháp lý là anh V phải trả lại tiền cho cháu C, cháu C trả lại điện thoại cho anh V
Câu hồi 20: Anh Nguyễn Hoàng H và chị Trần Lê C là
hai vợ chồng, kết hôn hợp pháp và chung sống được 5
năm thì chị Trần Lê C mắc bệnh tâm thần, không thể nhận
thức và làm chủ hành vi Một hơm thấy chị C lang thang
ngồi chợ, trên cổ có đeo một dây chuyền vàng giá trị, Chị
Vũ Thị A là chủ cửa hàng bán tạp hóa gần đó đã đề nghị
mua lại dây chuyền vàng với giá 100.000 đồng (mặc dù
biết giá trị của sợi dây chuyền cao hơn nhiều lần) Anh H chồng chị C biết chuyện đã đến gặp chị A và yêu cầu trả lại chiếc dây chuyền Trước đó, theo yêu cầu của anh H, căn cứ vào biên bản giám định pháp y tâm thần của Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương, Tòa án nhân dân quận D ra quyết định tuyên bố chị C bị mất năng lực hành vi dân
Trang 29cho chị C Xin hỏi căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, chị C có đủ điều kiện để xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán với chị A không?
Trả lời:
- Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm
2015: khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết
định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
- Căn cứ khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015: giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
- Căn cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật dân sự năm 2015: trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân
sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất
năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với tình huống này, chị C là người đã bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự Chị C không được tự mình tham gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự Mọi giao dịch
dân sự liên quan đến lợi ích của chị C phải được thực
hiện thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp
luật) của chị là anh Nguyễn Hoàng H Hậu quả pháp lý trong trường hợp này, đó là các bên phải trả cho nhau
những gì đã nhận
Câu hỏi 21: Xin cho biết điều kiện về ý chí chủ thể khi
Trang 30ký kết hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự năm
2015 như thế nào?
Trả lời:
Cá nhân, tổ chức được tự định đoạt trong việc ký
kết hợp đồng: tự định đoạt trong việc lựa chọn đối tác,
nội dung hợp đồng, trách nhiệm dân sự khi vi phạm hợp
đồng Tuy vậy, quyền định đoạt của các chủ thể khi tham gia hợp đồng phải thỏa mãn được dấu hiệu quan trọng đó là sự tự nguyện của các bên Điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các chủ thể
tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện Tự
nguyện được hiểu là sự thống nhất giữa mong muốn, nguyện vọng đích thực bên trong của chủ thể với hình
thức thể hiện ra bên ngoài của giao dịch và không bị lừa
dối, ép buộc Những hợp đồng được ký kết mà thiếu sự tự nguyện đều được coi là không đủ điều kiện có hiệu lực, chẳng hạn như: hợp đồng ký kết do giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, người xác lập thực hiện giao kết hợp
đồng trong trạng thái không thể nhận thức và làm chủ hành vi
Câu hỏi 22: Trịnh Văn H là chủ sở hữu chiếc xe ô tô Camry, tri gid 1,2 tỷ đồng Trước đó, anh H đang có khoản
nợ 800 triệu đồng của anh Ngô Công D, là bạn thân của
anh H Do hai người là bạn thân, nên mặc dù khoản nợ đã
đến hạn trả nhưng anh D vẫn chưa yêu cầu anh H trả nợ cho mình Anh H đang có nhu cầu bán chiếc xe ô tô của
mình cho anh Trịnh Đình Q, nhưng lo ngại nếu khi bán xe xong, có tiền anh phải thanh toán khoản nợ cho anh D Anh H và anh Q thống nhất với nhau: thay vì ký hợp đồng
Trang 31mua bán theo lẽ thường, hai bên ký hợp đồng tặng cho tài sản, nhưng vẫn thanh toán tiền mua bán đầy đủ Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự năm 2015, thì việc ký kết hợp đồng tặng cho tài sản giữa anh H và anh Q có vi phạm sự tự
nguyện không? Trả lời:
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015: chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện
- Căn cứ Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015: khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với tình huống này, thì hợp đồng tặng cho tài sản giữa anh H
và Q được xác lập để che giấu hợp đồng mua bán, thực chất có mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của H với
anh D Do vậy, việc ký kết hợp đồng tặng cho tài sản này đã không thỏa mãn được điều kiện tự nguyện về ý chí giữa các chủ thể
Câu hỏi 23: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu X chuyên nhập khẩu và cung cấp thiết bị y tế ký hợp đồng mua bán một lô thiết bị y tế bao gồm: máy siêu âm,
chụp cất lớp PES cho Bệnh viện đa khoa C, giá trị lô hang
Trang 32định giá là 15 tỷ đồng Trước khi ký kết hợp đồng, Công ty
X có cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm cho Bệnh
viện đa khoa C: toàn bộ sản phẩm được nhập mới từ Đức Hợp đồng được ký kết, tuy nhiên sau đó khi kiểm tra lại thông tin trên sản phẩm được liệt kê trong hợp đồng, bên mua sản phẩm phát hiện bên bán đã cố ý đưa thông tin không đúng sự thật về xuất xứ của sản phẩm Toàn bộ sản
phẩm đều đã qua sử dụng, có nguồn gốc từ Trung Quốc
Phía Bệnh viện C có yêu cầu Công ty X hoàn trả lại số tiền đã thanh tốn, nếu khơng sẽ khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu Xin hỏi theo Bộ luật dân sự năm 2015, việc ký kết hợp đồng mua bán có vỉ phạm yếu tố tự nguyện trong việc thể hiện ý chí của các bên không?
Trả lời:
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
- Căn cứ Điều 127 Bộ luật đân sự năm 2015: khi một
bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu Lừa dối trong giao dịch dân sự
là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với trường hợp này, cho thấy: việc cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật về đối tượng của hợp đồng mua bán khiến bên mua đồng ý giao kết hợp đồng là hành vi lừa
Trang 33dối nhằm mục đích thu lợi không chính đáng, và không
phù hợp với sự tự nguyện ý chí trong giao dịch dân sự Bệnh
quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối
lên đa khoa C có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án ra
Câu hỏi 24: Ông Nguyễn Văn A và bà Trịnh Thu H là
vợ chồng, thường trú tại xã N, huyện T, tỉnh N Để phát triển chăn nuôi, ông bà đến ngân hàng chính sách xã hội huyện
T để làm hồ sơ vay vốn nhưng không được vì ông bà
không thuộc diện được vay vốn theo hình thức bảo đảm
tín chấp Ông A được giới thiệu đến gặp anh Phùng Văn B, người cùng quê để vay vốn Khi đề nghị anh B cho vay số tiền 100 triệu đồng, anh B đã đồng ý ngay nhưng ra điều
kiện là ông A muốn vay được số tiền này phải cầm cố Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và chịu mức lãi suất 7%/tháng Bản thân ông A thấy mức lãi suất quá vô lý và không thể chấp nhận được nên đã từ chối Anh B thấy
ông A nhất mực từ chối đã gọi người mang hung khí tới,
đe dọa và buộc ông A ký vào hợp đồng vay nợ Hợp đồng vay nợ giữa ông A và anh B được ký kết Xin hỏi việc giao kết hợp đồng này theo Bộ luật dân sự năm 2015 có hợp
pháp không? Trả lời:
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117, Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 và đối chiếu với tình tiết trong tình huống này, thấy rằng hợp đồng vay tài sản giữa ông A và
anh B đã có dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện trong bày tỏ
ý chí của các chủ thể Anh B đã cố ý đe dọa dùng vũ lực khiến ông A không còn lựa chọn là ký vào bản hợp đồng vay nợ Hợp đồng này được ký kết hoàn toàn không phù
Trang 34hợp với ý chí, mong muốn chủ quan của ông A, đã có sự mâu thuẫn giữa mong muốn đích thực của chủ thể với sự
hiện hữu của hợp đồng Ông A hoàn toàn có quyền khởi
kiện yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố hợp đồng vay tài sản này vô hiệu
Câu hỏi 25: Ơng Hồng Tuấn P, là Chủ tịch Hội đồng
thành viên, đồng thời là đại diện theo pháp luật của Công
ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư bất động sản V Công ty cổ phần xây dựng Q được đề nghị cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng cho dự án bất động sản L do Công ty trách nhiệm hữu hạn V làm chủ đầu tư Hai bên đang trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhưng chưa đi đến thống nhất Trong một bữa tiệc liên hoan, lợi dụng tình trạng không tỉnh táo của ông P do sử dụng rượu, ông
Nguyễn Đình H là Chủ tịch Hội đồng quản trị - đại diện
theo pháp luật của Công ty Q đã thuyết phục ông P ký vào
bản hợp đồng dịch vụ với tiền thù lao và chỉ phí cho việc san lấp mặt bằng vượt trội gấp nhiều lần so với giá dịch vụ trên thị trường Sau khi hợp đồng được gửi tới trụ sở
Công ty trách nhiệm hữu hạn V, ông P phát hiện ra mình
bị lừa dối nên đã yêu cầu bên Công ty Q hủy hợp đồng Xin hỏi việc ký kết hợp đồng giữa Công ty V và Công ty Q
trong trường hợp này theo Bộ luật dân sự năm 2015 có vi
phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng?
Trả lời:
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015: chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện
Trang 35- Căn cứ Điều 128 Bộ luật dân sự năm 2015: người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch
vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch dân sự đó là vô hiệu
- Căn cứ khoản 1 Điều 87 Bộ
pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập,
luật dân sự năm 2015:
thực hiện nhân danh pháp nhân
Dựa vào các căn cứ pháp lý nêu trên, đối chiếu với tình huống này, thấy rằng người đại diện của Công ty
trách nhiệm hữu hạn V đã nhân danh công ty tham gia
giao kết hợp đồng dịch vụ với Công ty cổ phần Q Nội
dung hợp đồng nằm trong phạm vi đại diện của pháp nhân theo quy định pháp luật, do vậy quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng mà người đại diện đã ký kết sẽ
phát sinh với pháp nhân Tuy nhiên, trường hợp này,
người đại diện pháp nhân (ông P) đã ký kết hợp đồng trong tình trạng không thể nhận thức và làm chủ hành vi do tác động của rượu lên hệ thần kinh Hợp đồng này đã được giao kết thực chất nhưng không phù hợp với ý chí
chủ quan, mong muốn đích thực của pháp nhân Pháp nhân là Công ty trách nhiệm hữu hạn V có quyền chứng
minh và yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo
đúng quy định của pháp luật
Câu hỏi 26: Xin cho biết, Bộ luật dân sự năm 2015
quy định mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội
như thế nào?
Trang 36Trả lời:
Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do mục đích và nội
dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái
đạo đức xã hội
Để áp dụng chính xác quy định này, người áp dụng pháp luật phải nắm được những nội dung cơ bản sau:
- Mục đích của giao dịch dân sự là những lợi ích hợp
pháp mà các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham
gia giao dịch
- Nội dung của giao dịch dân sự được hiểu là ý chí của chủ thể khi tham gia giao dịch, đối với các giao dịch
dân sự dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương thì nội
dung của giao dịch chính là ý chí của bên đưa ra hành vi
pháp lý đơn phương Trong các hợp đồng dân sự, nội
dung của giao dịch dân sự chính là tổng hợp các điều khoản các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, những
điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
- Điều cấm của pháp luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung
trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn
trọng
Bất kỳ một giao dịch dân sự nào khi xác lập, nếu có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì đều bị coi là vô hiệu bất kể nó xuất
phát từ mục đích của một bên hay các bên trong giao
dịch
Trang 37Câu hỏi 27: Do mâu thuẫn cá nhân với A từ trước, B đã gặp C và thỏa thuận sẽ trả cho C số tiền 2 triệu đồng để € đánh A Ngay sau đó, C đã tìm và đánh A theo đúng thỏa
thuận với B Trường hợp này, theo Bộ luật dân sự năm 2015 giao dịch dân sự giữa B với C có hiệu lực pháp luật
không? Nếu vô hiệu thì nguyên nhân vô hiệu là gì?
Trả lời:
Trong tình huống trên, giữa B với C đã giao kết một giao dịch dân sự (hợp đồng dân sự) có đối tượng là một
công việc phải thực hiện, theo đó C sẽ đánh A, tức là sẽ
thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe của A Theo
quy định của pháp luật hiện hành, giao dịch dân sự này
sẽ vô hiệu vì mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật dân sự Pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy ín, nhân phẩm, tài sản
của mọi cá nhân trong xã hội Chính vì vậy mọi hành vi xâm phạm đến những giá trị nói trên đều bị pháp luật cấm không được thực hiện Ngoài ra, B và C sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành
Câu hỏi 28: Trước khi chết, ông X có lập di chúc sẽ cho con trai của mình là anh Y được hưởng toàn bộ di sản của ông với điều kiện anh Y phải bỏ vợ của mình là chị Z để lấy cô W vì lý do chị Z không thể sinh con trai nối dõi cho gia đình anh Y Sau khi ông X chết, di chúc của ông X
có hiệu lực pháp luật không? và anh Y nếu không bỏ vợ
có được nhận di sản của ông X để lại không?
Trả lời:
Hành vi lập di chúc của ông X là một dạng của giao
Trang 38dịch dân sự thể hiện dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương Trong trường hợp này, giao dịch dân sự do ông X thực hiện sẽ vô hiệu vì nội dung của giao dịch trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam Vì
vậy, anh Y sẽ không được hưởng di sản của ông X để lại theo nội dung di chúc Tuy nhiên, anh Y có thể hưởng di
sản của ông X theo quy định pháp luật vì anh Y thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của ông X, trừ trường hợp anh Y là người không được quyền hưởng di sản thừa kế nếu như
anh Y có một trong những hành vi quy định tại khoản 1
Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015
Câu hỏi 29: H đã có hành vi mượn xe máy Wave 110 của B rồi đem xe máy đến tiệm cầm đồ bán cho chủ tiệm
cầm đồ là T với giá 3 triệu (do không có giấy tờ sở hữu)
Khi bị B đến tiệm đòi lại tài sản, T lấy lý do là mình không
biết đấy là xe H đã mượn của B nên mới mua, vì vậy nhất quyết không trả lại tài sản Xin hỏi, theo Bộ luật dân sự năm 2015, Hợp đồng mua bán xe máy giữa H và T có hiệu
lực pháp luật không? Tại sao?
Trả lời:
Tình huống trên có một giao dịch dân sự là hợp
đồng mua bán chiếc xe máy Wave 110 giữa H và T giá 3 triệu Do H không phải là chủ sở hữu xe máy (H mượn xe
máy của B) nên H không có quyền định đoạt tài sản, còn
T đã cố tình mua chiếc xe máy không có giấy tờ chứng mỉnh chủ sở hữu Trường hợp này, T được coi là người
chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình Hợp đồng mua bán xe máy giữa H với T vô
hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật H có hành vi
Trang 39mượn tài sản và cố tình bán tài sản không phải của mình,
còn T có hành vi cố tình mua một tài sản do phạm tội mà có, do vậy, H và T sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Câu hỏi 30: Anh Lầu A K có thỏa thuận bán cho anh
Lò Văn B 20 kg hoa anh túc do K trồng được ở nhà với giá
20 triệu đồng Hai bên đã thực hiện hợp đồng ngay sau khi giao kết Trên đường đi bán hoa anh túc, Lò Văn B đã bị công an huyện C, tỉnh L bắt giữ và tịch thu số hoa đó Sau khi bị xử lý và tịch thu, B có đến nhà K yêu cầu K trả
lại cho mình 20 triệu đồng là số tiền đã bỏ ra dé mua 20 kg
hoa anh túc nói trên Theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015, hợp đồng mua bán hoa anh túc giữa Lầu A K và Lò
Văn B có hiệu lực pháp luật không? B có quyền đòi lại 20
triệu đồng từ K không?
Trả lời:
Xét thấy trong trường hợp nêu trên, hợp đồng mua
bán tài sản với đối tượng hàng hóa là 20 kg hoa anh túc
với giá 20 triệu đồng giữa Lầu A K và Lò Văn B Do hoa
anh túc là loại tài sản pháp luật dân sự cấm giao dịch, chính vì hợp đồng mua bán này sẽ bị vô hiệu do vi
phạm điều cấm của pháp luật dân sự Căn cứ vào khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015, anh B có quyền đồi lại từ K số tiền 20 triệu đồng Nhưng hành vi của K và L có yếu tố cấu thành tội phạm nên sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình
Trang 40Câu hỏi 31: Ông Nguyễn Văn A có tặng cho con trai của mình là anh Nguyễn Văn B một mảnh đất 200m2 và
ngôi nhà trên đất với mục đích để sau này anh B sẽ làm
nơi thờ tự, hương hỏa cho tổ tiên Hợp đồng tặng cho này
đã được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của
ông A và chưa được anh B đi đăng ký chuyển nhượng
quyền sử dụng đất Nay, do anh B nhiều lần có hành vi
chửi mắng, đánh đập ông A nên ông A không muốn cho
anh B nhà và quyền sử dụng đất của mình nữa Vậy, theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 ông A có quyền lấy lại nhà và quyền sử dụng đất không? Nếu có thì căn cứ vào cơ sở pháp lý nào?
Trả lời:
Giữa ông Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn B đã
giao kết một hợp đồng tặng cho bất động sản có đối tượng gồm quyền sử dụng 200m2 đất và nhà ở gắn liền
trên đất thuộc sở hữu hợp pháp của ông A Hợp đồng này đã được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của ông A Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự
năm 2015 về tặng cho bất động sản:
“4 Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn
bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu bất
động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật
2 Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”
Căn cứ vào quy định này có thể thấy, đối với hợp