1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp

52 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 229,76 KB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài: Tìm hiểu Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing)và các ứng dụng cho doanh nghiệp

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN 11

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VÀ GIỚITHIỆU ĐỀ TÀI. 12

1.1 Giới thiệu chung về hệ thống thông tin quản lý 12

1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý 12

1.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin 12

1.1.3 Vai trò HTTTQL trong tổ chức 13

1.2 Giới thiệu đề tài “Tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây” 13

1.2.1 Lý do chọn đề tài 13

1.2.2 Một số ứng dụng mô hình điện toán đám mây 14

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 16

2.1 Điện toán đám mây 16

2.2 Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây 20

2.2.1 Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service) 20

2.2.2 Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) 21

2.2.3 Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS - Software as a Service) 21

2.3 Các mô hình triển khai điện toán đám mây 22

2.3.1 Đám mây riêng (Private cloud) 22 2 Báo cáo đồ án môn học Cơ sở công nghệ thông tin

Trang 3

2.3.2 Đám mây chung (Public cloud) 23

2.3.3 Đám mây lai (Hybrid cloud) 23

Chương 3: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀO BÀI TOÁN CỤ THỂ 25

3.2.2 Phương pháp để giải bài toán 29

Chương 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH 31

5.2 Ảnh hưởng của điện toán đám mây 38

5.3 Xu hướng phát triển của điện toán đám mây trong tương lai 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

3 Báo cáo đồ án môn học Cơ sở công nghệ thông tin

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Các dịch vụ Cloud computing 20

Hình 2 Public, Private và Hybrid Clouds 24

Hình 3 Đánh giá Google Drive và các ứng dụng đám mây khác 31

Hình 4 Các nền tảng bảo mật dữ liệu phi cấu trúc năm 2021 32

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 - Cloud computing so với các phương pháp trước 25

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

chữ viết tắt

2 Amazon Amazon Elastic Compute Điện toán đám mây linh hoạt

3 API Application Programming Giao diện lập trình ứng dụng Interface

4 AWS Amazon Web Services Dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi Amazon

7 CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm 8 CSP Content Security Policy Chính sách bảo mật nội dung

10 Iaas Infrastructure as a Service Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ

11 IBM International Business Một tập đoàn công nghệ máy Machines tính đa quốc gia có trụ sở tại

Trang 7

15 IOS iPhone operating system Hệ điều hành di động được

18 IT Information Technology Công nghệ thông tin 19 MIS Management Information Hệ thống thông tin quản lý

20 PaaS Platform as a Service Nền tảng dưới dạng dịch vụ 21 PDF Portable Document Format Định dạng tài liệu di động 22 SaaS Software as a Service Phần mềm dưới dạng dịch vụ

26 URL Uniform Resource Locator một tham chiếu đến tài nguyên web

Trang 8

29 UX User Experience Trải nghiệm người dùng 30 VIB Vietnam International Ngân hàng TMCP Quốc tế

Commercial Joint Stock Bank Việt Nam

Trang 9

Lời mở đầu

Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp mọi người dùng máy vi tính ở khắp mọi nơi, có thểlà cho công việc, nghiên cứu hoặc trong bất kỳ lĩnh vực nào Khi việc sử dụng máy tínhtăng, các nguồn tài liệu và tài nguyên cần lưu trữ trong máy tính mà chúng ta dùngcũng đồng thời tăng lên Đối với các công ty, việc khai thác và lưu trữ các nguồn tàinguyên như vậy cần tới một hệ thống khổng lồ Kể cả với doanh nghiệp dù lớn haynhỏ, các nguồn tài nguyên lớn như vậy trở thành một yếu tố rất lớn tác động đến kinhdoanh Chưa kể tới những vấn đề khác như việc cộng tác nhanh chóng, chia sẻ tiện lợi,hay với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng CNTT như máy hỏng, treo ổ cứng, lỗi phầnmềm, gây tốn thời gian và tạo ra thất thoát về mặt tiền bạc đối với doanh nghiệp.Điện toán đám mây là phương pháp cho tình trạng này.

Điện toán đám mây là một cuộc dịch chuyển cách mạng trong đó việc tính toán sẽ được chuyển từ máy tính cá nhân và thậm chí cả các máy chủ ứng dụng doanh nghiệp, cá nhân đến một ‘đám mây’ Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người dùng truy cập và sử dụng các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó mà không cần phải có các kiến thức về công nghệ đó, cũng như không cần quá đào sâu đến các cơ sở hạ tầng của công nghệ đó Nhiều nhà cung cấp điện toán đám mây đã xuất hiện và đang phát triển một cách vượt bậc trong đó phải kể đến: Google, Microsoft, Yahoo, IBM và Amazon, hay các công ty nhỏ hơn như SmugMug, một trang web lưu trữ hình ảnh trực tuyến, có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để lưu trữ tất cả các dữ liệu và thực hiện một số dịch vụ của mình.

Đề tài nghiên cứu được chia ra thành những phần như sau:

Chương I - Giới thiệu về giới thiệu đề tài: Giới thiệu phổ quát và đưa ra những điểm chính nhất của đề tài.

Chương II - Tổng quan về điện toán đám mây: Đưa ra những kiến thức bao quát nhất về điện toán đám mây hiện nay.

Trang 10

Chương III - Ứng dụng các phương pháp vào bài toán cụ thể: Ứng dụng của điện toán đám mây vào trong Google Drive để giải quyết những vấn đề đang gây khó khăn hiện

Chương IV - Kết quả mô hình: Phân tích hiệu quả cũng như kết quả đã đạt được của điện toán đám mây vào những vấn đề hiện nay.

Chương V - Kết luận và hướng phát triển trong tương lai: Những điều đúc kết được thông qua mô hình của Google Drive.

Trang 11

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN

Trang 12

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNGTIN QUẢN LÝ VÀ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.

1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thông tin quản lý

1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý (MIS) là việc sử dụng công nghệ thông tin,

con người và các quy trình kinh doanh để ghi lại, lưu trữ và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra thông tin mà những người ra quyết định có thể sử dụng để đưa ra các quyết định hàng ngày Mục đích của MIS là trích xuất dữ liệu từ các nguồn khác nhau và thu thập thông tin chi tiết thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

1.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin

• Phần cứng: Đề cập đến các loại máy bao gồm máy tính, CPU, các thiết bị hỗ trợ, bao gồm thiết bị đầu vào và các thiết bị đầu ra đầu ra, các thiết bị lưu trữ và thiết bị truyền thông.

• Phần mềm: Là chương trình cho phép phần cứng xử lý dữ liệu là các lệnh mã máy có khả năng đọc để điều khiển các mạch trong phần cứng hệ thống nhằm mục đích tạo ra thông tin hữu ích từ dữ liệu.

• Cơ sở dữ liệu: là dữ kiện được dùng cho các chương trình nhằm tạo ra các thông tin hữu ích Dữ liệu được lưu trữ dạng máy có thể đọc được trên đĩa, băng đến khi máy tính cần đến chúng.

• Viễn thông và mạng máy tính:

- Mạng viễn thông: loại hình mạng dựa trên quan hệ hình cây, theo đó mạng được kiểm soát bởi một máy tính trung tâm (ở mức cao nhất) cùng với tất cả thiết bị khác như thiết bị đầu cuối, máy vi tính hay máy in (ở các mức thứ cấp tiếp theo)

Trang 13

- Mạng máy tính: là sự kết hợp các máy tính với nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng và phương tiện truyền thông theo một cấu trúc nào đó nhằm thu thập, trao đổi và phân phối tài nguyên cho nhiều người sử dụng

•Con người: là yếu tố quan trọng, tạo nên sự thành bại hệ thống thông tin, gồm: người dùng, bảo trì, vận hành, người duy trì dữ liệu, hỗ trợ mạng máy tính.

• Các thủ tục: Là các chính sách phân phối của các hệ thống thông tin trên máy tính

1.1.3 Vai trò HTTTQL trong tổ chức

• Hỗ trợ hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ: Hệ thống thông tin quản lý cho phép người dùng lưu trữ lượng lớn các thông tin cần thiết như thông tin về nhà cung cấp, khách hàng, chi phí, giá bán, thông tin sản phẩm,… phục vụ cho hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm thời gian.

•Hỗ trợ ra quyết định cho công ty: Hệ thống thông tin đầy đủ hỗ trợ các nhà quảnlý có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh

của công ty Từ đó, có thể đưa ra những đề xuất, quyết định chính xác hơn

• Hỗ trợ khả năng cạnh tranh: Hệ thống thông tin giúp các công ty làm việc hiệu quả hơn, hạ giá thành, hạ giá thành Do đó, có thể tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường Ngoài ra, hệ thống thông tin giúp rút ngắn và kết nối công ty với các nhà cung cấp và khách hàng.

Nhìn chung, hệ thống thông tin quản lý là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hơn nữa, tạo ra nhiều giá trị, cùng với đó là nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường Do đó hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng, vô cùng cần thiết với các công ty hiện nay.

1.2. Giới thiệu đề tài “Tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây”

1.2.1 Lý do chọn đề tài

Trang 14

Dù điện toán đám mây hiện trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rãi nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất đối với điện toán đám mây là một khái niệm khó định nghĩa Từ “đám mây” nghe có vẻ xa vời và khó hình dung: Máy chủ trên đám mây (cloud server) là nơi lưu trữ và lưu trữ dữ liệu Đám mây được lưu trữ ở đâu? Sự không rõ ràng này dẫn đến các vấn đề bảo mật: chủ doanh nghiệp không biết liệu dữ liệu lưu trữ trên máy chủ đám mây có an toàn hay không, có nguy cơ bị đánh cắp hay không.

Tuy nhiên, tất cả những suy nghĩ trên đều xuất phát từ việc người dân/doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về điện toán đám mây Như một thuật ngữ thường được nhắc đến, điện toán đám mây không phải là một xu hướng Nó thực sự là một công nghệ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong nhiều năm Nhiều công ty trên thế giới đã chuyển sang triển khai và sử dụng máy chủ đám mây vì những lợi ích đặc biệt của chúng Vì thế nên, nhóm quyết định thực hiện đề tài “Tìm hiểu điện toán đám mây” để có thể có giải đáp được những trở ngại cũng như tiếp cận gần hơn với mô hình này.

1.2.2 Một số ứng dụng mô hình điện toán đám mây

Ứng dụng chống vi-rút

Phần mềm được lưu trữ trên đám mây và giám sát từ xa hệ thống/ hệ thống của tổ chức Phần mềm chống vi-rút này xác định các rủi ro bảo mật và khắc phục chúng.

• Ứng dụng lưu trữ và sao lưu dữ liệu

Bảo vệ dữ liệu theo truyền thống rất phức tạp và cũng rất khó khăn, đôi khi không thểkhôi phục dữ liệu đã mất Nhưng điện toán đám mây đã giúp lưu trữ thông tin - dữ liệu,tệp, hình ảnh, âm thanh và video - và truy cập thông tin đó thông qua kết nối

• Ứng dụng quản lý

Điện toán đám mây cung cấp nhiều công cụ quản lý đám mây để giúp quản trị viênquản lý tất cả các loại hoạt động trên đám mây, chẳng hạn như: Cung cấp tài nguyên,

Trang 15

tích hợp dữ liệu, kiểm soát việc quản trị đối với các nền tảng, ứng dụng và cơ sở hạ tầng.

Ưu điểm của việc sử dụng đám mây trong giáo dục là nó cung cấp một môi trường lớphọc ảo mạnh mẽ, khả năng truy cập dễ dàng, lưu trữ dữ liệu an toàn và tính mở, phạm

vi tiếp cận nhiều hơn đối với học sinh và yêu cầu phần cứng tối thiểu cho các ứng dụng.

• Ứng dụng Giải trí

Giải trí trên nền tảng đám mây cung cấp nhiều ứng dụng giải trí khác nhau như âm nhạc, video, trò chơi trực tuyến Và nó có thể tiếp cận bất kỳ thiết bị nào, dù là ti-vi, thiết bị di động hay bất kỳ thiết bị nào khác Đó là một hình thức giải trí mới được gọi là giải trí theo yêu cầu.

Trang 16

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

2.1. Điện toán đám mây

2.1.1 Định nghĩa

Theo Wikipedia, điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn được biết với tên gọi điện toán máy chủ ảo, đây là một mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

Thuật ngữ "đám mây" đề cập đến các máy chủ được truy cập qua Internet, cũng như phần mềm và cơ sở dữ liệu chạy trên chúng Máy chủ đám mây được thiết lập tại các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới Chạy các ứng dụng phần mềm trên máy tính của riêng họ Người dùng có thể truy cập bất kỳ tài nguyên nào trên đám mây, không bắt buộc có máy chủ vật lý hay các thiết bị hỗ trợ, chỉ cần kết nối với hệ thống internet là có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.

Mặt khác, điện toán đám mây còn được hiểu là quá trình cung cấp tài nguyênmáy tính thông qua Internet tuỳ theo mục đích và nhu cầu của người dùng, tuỳ theohạn mức sử dụng mà người dùng sẽ chi trả Người dùng không cần trực tiếp sở hữuvà toàn quyền sử dụng cũng như bảo trì những máy chủ vật lý và trung tâm dữ liệu,người dùng có thể truy cập các dịch vụ công nghệ như lưu trữ, cơ sở dữ liệu và nănglượng điện toán khi cần thiết - được nhà cung cấp lưu trữ trong trung tâm dữ liệu từ xa(hoặc chính sách bảo mật nội dung - CSP) CSP cung cấp các tài nguyên này chongười dùng đăng ký hàng tháng hoặc thanh toán dựa trên mức sử dụng.

2.1.2 Cách thức hoạt động

Điện toán đám mây hoạt động bằng cách cho phép các thiết bị khách truy cập dữ liệu qua internet, từ máy chủ, cơ sở dữ liệu và máy tính từ xa.

Kết nối mạng internet liên kết giao diện người dùng (bao gồm thiết bị khách đang truy cập, trình duyệt, ứng dụng phần mềm mạng và đám mây) với những cơ sở dữ liệu, máy chủ và máy tính - có chức năng như một kho lưu trữ, lưu trữ dữ liệu được truy cập bởi giao diện người dùng.

Trang 17

Thông tin liên lạc giữa người dùng và cơ sở dữ liệu được quản lý bởi một máy chủ trung tâm Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp người sử dụng chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp Người dùng có thể truy cập những dịch vụ đám mây thông qua các trình duyệt hoặc những ứng dụng từ nhà cung cấp, bất kể người dùng đang sử dụng thiết bị nào, họ chỉ cần kết nối bằng Internet là sẽ truy cập được.

2.1.3 Đối tượng sử dụng

Đám mây cho phép người dùng truy sử dụng hầu hết các thiết bị để truy cập một tệp và ứng dụng, vì quá trình tính toán và lưu trữ diễn ra trên các máy chủ trong trung tâm dữ liệu, thay vì cục bộ trên thiết bị của người dùng Điều này lý giải cho việc một người dùng có thể đăng nhập lại tài khoản mạng xã hội như Instagram hay Facebook, mặc dù điện thoại cũ của họ đã bị hỏng Tất cả dữ liệu cũ bao gồm ảnh, video và những cuộc trò chuyện cũ đều sẵn có Những nhà cung cấp email như Gmail, Microsoft Office 365 hoạt động theo cách tương tự.

Đối với các doanh nghiệp, việc thay đổi hình hình thức lưu trữ từ truyền thống sang điện toán đám mây giúp giảm thiểu một số chi phí Điều này có ảnh hướng lớn đến các doanh nghiệp nhỏ không đầu tư một cơ sở lưu trữ, chia sẻ dữ liệu nội bộ của riêng họ, nhưng thay vào đó có thể thuê ngoài thông qua đám mây với chi phí hợp lý Đám mây cũng có thể giúp các công ty hoạt động dễ dàng hơn ở phạm vi quốc tế, bởi vì nhân viên và khách hàng có thể truy cập các tệp và ứng dụng giống nhau từ bất kỳ đâu.

2.1.4 Ưu, nhược điểm

2.1.4.1 Ưu điểm

•Tiết kiệm chi phí: Sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây có thể giảm chi phí, vì các

Trang 18

tổ chức không phải chi số tiền lớn để mua và bảo trì thiết bị, Điều này làm giảm chi phí đầu tư vốn - vì họ không phải đầu tư vào phần cứng, cơ sở vật chất, tiện ích hoặc xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để đáp ứng các hoạt động kinh doanh đang phát triển của họ Ngoài ra, các công ty không cần các đội CNTT lớn để xử lý các hoạt động của trung tâm dữ liệu đám mây vì họ có thể dựa vào chuyên môn của đội ngũ nhân viên thuộc nhà cung cấp của họ • Tính di động: Lưu trữ thông tin trên đám mây đồng nghĩa với việc người dùng có thể truy cập từ mọi nơi bằng mọi thiết bị chỉ cần có kết nối internet Điều đó có nghĩa là người dùng không phải mang theo ổ USB, ổ cứng ngoài để truy cập dữ liệu của họ Người dùng có thể truy cập dữ liệu của công ty thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác, cho phép nhân viên từ xa cập nhật thông tin về đồng nghiệp và khách hàng Người dùng có thể dễ dàng xử lý, lưu trữ, truy xuất và phục hồi tài nguyên trên đám mây Ngoài ra, người dùng có thể tiết kiệm thời gian và công sức khi những việc nâng cấp hay cập nhập đều được tự động bởi nhà cung cấp.

• Sao lưu và khôi phục: Tất cả các người dùng đều lo lắng về việc mất dữ liệu khi lưu trữ dữ liệu trên tất cả các thiết bị Tuy nhiên, lưu trữ dữ liệu trên đám mây đảm bảo rằng người dùng luôn có thể truy cập dữ liệu của họ ngay cả khi thiết bị của họ, chẳng hạn như máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh, không hoạt động được Với các dịch vụ dựa trên đám mây, các tổ chức có thể nhanh chóng khôi phục dữ liệu của mình trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như thiên tai hoặc mất điện.

• Tiết kiệm dung lượng thiết bị: Điện toán đám mây cho phép các cá nhân tiết kiệm không gian lưu trữ trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của họ Nó cũng cho phép người dùng nâng cấp phần mềm nhanh hơn vì các công ty phần mềm có thể cung cấp sản phẩm của họ qua web thay vì thông qua các phương pháp truyền thống, hữu hình liên quan đến đĩa hoặc ổ đĩa flash Ví dụ: khách hàng của Adobe có thể truy cập các ứng dụng trong Creative Cloud của nó thông qua đăng ký dựa trên Internet Điều này cho phép người dùng tải xuống các phiên bản mới và các bản sửa lỗi cho chương trình của họ một cách dễ dàng.

18 Báo cáo đồ án môn học Cơ sở công nghệ thông tin

Trang 19

2.1.4.2 Nhược điểm

• Vấn đề bảo mật: đây luôn là mối quan tâm lớn đối với người dùng, đặc biệt là khi liên quan đến hồ sơ y tế nhạy cảm hoặc thông tin tài chính Khi dựa vào đám mây, các tổ chức có nguy cơ vi phạm dữ liệu, hack API và giao diện, thông tin xác thực bị xâm phạm và các vấn đề xác thực Mặc dù các quy định hiện nay bắt buộc các dịch vụ điện toán đám mây phải tăng cường các biện pháp bảo mật, nhưng đó vẫn là một vấn đề vẫn đang được nhiều người quan tâm đến Mã hóa bảo vệ thông tin quan trọng, nhưng nếu khóa mã hóa đó bị mất, dữ liệu sẽ biến mất.

• Đường truyền kết nối mạng: vì mọi thứ liên quan đến mây hầu như đều cần kết nối Internet nên nếu kết nối chập chờn hay chậm chạp, vốn là tình trạng rất phổ biến ở Việt Nam thì việc sử dụng các dịch vụ sẽ rất khó khăn Ở môi trường doanh nghiệp, điều này có nghĩa là họ phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc chờ ứng dụng đám mây tải xong, trong lúc đó thì thiệt hại có thể sẽ rất nghiêm trọng.

•Downtime - thời gian chết: không một nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào có thểđảm bảo với bạn rằng máy chủ của họ sẽ chạy 100% liên tục và không bao giờ phải ngừnglại, dù cho có sự cố Máy chủ do các công ty điện toán đám mây bảo trì cũng có thể trởthành nạn nhân của thiên tai, lỗi nội bộ và mất điện.

• Thiếu nguồn lực và chuyên môn: khi tất cả các tổ chức dần chuyển sang làm quen với các công nghệ hỗ trợ đám mây, các tổ chức đang phải vật lộn để bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng về các thiết bị và nhân viên có kỹ năng và kiến thức phù hợp.

2.1.5 Phân loại

Công nghệ điện toán đám mây ngày một phát triển với sự đa dạng và tạo nhiều bướctiến trong ngành công nghiệp máy tính Những nhà phát triển, bộ phận CNTT của cácdoanh nghiệp hay những người dùng cá nhân có nhu cầu và cả những yêu cầu cao hơn sovới lúc trước Và để đáp ứng được những yêu cầu của các đối tượng người dùng khácnhau, nhiều chiến lược triển khai và mô hình lần lượt ra đời Tuỳ theo mục đích sử dụng,quy mô triển khai mà các từng loại dịch vụ cung cấp cho người dùng

19 Báo cáo đồ án môn học Cơ sở công nghệ thông tin

Trang 20

những cấp độ kiểm soát, tính linh hoạt và khả năng quản lý khác nhau Người dùng sẽ quyết định được dịch vụ nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của mình nếu như nắm rõ được những điểm khác biệt giữa chúng.

2.2. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây

Hình 1 Các dịch vụ Cloud computing

Nguồn: Viettel IDC

2.2.1 Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)

IaaS là hình thức cung cấp cho người dùng quyền truy cập dựa trên yêu cầu cơ sởhạ tầng máy tính, bao gồm hệ điều hành, mạng, lưu trữ và các thành phần cơ sở hạ tầngkhác Hoạt động giống như một máy ảo tương đương với các máy chủ vật lý, IaaS giúpngười dùng giảm bớt nhu cầu mua và bảo trì các máy chủ vật lý, đồng thời mang lại sự linhhoạt trong việc mở rộng và thanh toán cho mức tài nguyên họ sử dụng IaaS là một lựachọn phổ biến cho các doanh nghiệp muốn tận dụng lợi thế của đám mây và có quản trịviên hệ thống có thể giám sát việc cài đặt, cấu hình và quản lý hệ điều hành, công cụ pháttriển, mà họ muốn sử dụng Với tính linh hoạt của nó, IaaS cũng

Trang 21

được sử dụng bởi các nhà phát triển, nhà nghiên cứu và những người khác muốn tùy chỉnh cơ sở hạ tầng cơ bản của môi trường máy tính của họ.

Vì IaaS được cho mức cơ bản nhất của điện toán đám mây, nên người dùng cómức kiểm soát rất thấp đối với những tài nguyên hiện hữu trong đám mây Đầu nhữngnăm 2010, IaaS là một trong những mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất, tuynhiên, với tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ của SaaS và PaaS, IaaS được đánhgiá thấp hơn cho dù nó là mô hình đám mây cho nhiều loại khối lượng công việc Mộtsố ví dụ điển hình về IaaS: Amazon EC2, Windows Azure, Rackspace,

2.2.2 Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

PaaS cung cấp một nền tảng máy tính trong đó cơ sở hạ tầng như hệ điều hành và phần mềm khác được nhà cung cấp cài đặt và duy trì, cho phép người dùng tập trung vào việc phát triển và triển khai ứng dụng trong môi trường đã được thử nghiệm và chuẩn hóa.

PaaS thường được các nhà phát triển phần mềm và nhóm nhà phát triển sửdụng vì nó giảm bớt sự phức tạp của việc thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng máytính,không tốn kém và không phải mất thì giờ làm những công việc liên quan tới muatài nguyên hay bảo trì chúng PaaS có thể là một lựa chọn tốt cho các nhà phát triểnkhông có nhu cầu tùy chỉnh cơ sở hạ tầng bên dưới của họ hoặc những người muốntập trung sự chú ý của họ vào phát triển hơn là DevOps và quản trị hệ thống.

Các nhà cung cấp PaaS phổ biến bao gồm nền tảng Lightning của Salesforce, AWS Elastic Beanstalk và Google App Engine.

2.2.3 Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

Nhà cung cấp SaaS là các ứng dụng dựa trên đám mây mà người dùng truy cập theo yêu cầu từ internet mà không cần cài đặt hoặc bảo trì phần mềm Là một người dùng SaaS, bạn chỉ việc suy nghĩ xem mình sẽ sử dụng phần mềm đó như thế nào chứ không phải lo lắng về việc duy trì hay quản lý những cơ sở hạ tầng.

Trang 22

Các ứng dụng SaaS phổ biến trong các doanh nghiệp và người dùng nói chung vì chúng thường dễ áp dụng, có thể truy cập từ mọi thiết bị và có các phiên bản ứng dụng miễn phí, cao cấp và doanh nghiệp Giống như PaaS, SaaS loại bỏ cơ sở hạ tầng cơ bản của ứng dụng phần mềm để người dùng chỉ tiếp xúc với giao diện mà họ tương tác.

Hiện nay, SaaS là một trong những giải pháp tiêu biểu cho phần lớn các phần mềm liên quan tới thương mại - với những đặc điểm đa dạng, không hạn chế sự lựa chọn, từ cái chung nhất, cơ bản nhất như trong phòng ban, hay là một phần mềm yêu cầu mạnh mẽ cho một doanh nghiệp lớn, thậm chí SaaS còn được góp phần trong những phần mềm AI (trí tuệ nhân tạo) Đa số những người dùng SaaS sẽ phải chi ra một khoản phí thường niên hoặc theo tháng, những cũng có những ngoại lệ là có thể chi trả dựa trên mức sử dụng thực tế của người dùng.

Một số ví dụ điển hình là GitHub, Google Docs, Slack và Adobe Creative Cloud.

2.3. Các mô hình triển khai điện toán đám mây

2.3.1 Đám mây riêng (Private cloud)

Các đám mây riêng đề cập đến dịch vụ đám mây được sở hữu và các tổ chức sử dụng chúng và chỉ dành riêng cho nhân viên và khách hàng của tổ chức quản lý Các đám mây riêng cho phép các tổ chức kiểm soát tốt hơn môi trường máy tính và dữ liệu được lưu trữ của họ, điều này có thể cần thiết cho các tổ chức trong các ngành được quản lý cao.

Các đám mây riêng đôi khi được coi là an toàn hơn các đám mây công cộng vìchúng được truy cập thông qua các mạng riêng và cho phép tổ chức giám sát trực tiếpbảo mật đám mây của họ Họ bắt buộc phải chọn khi công việc liên quan đến các bímật kinh doanh, sở hữu trí tuệ, những dữ liệu mật liên quan tới tài chính hay y tế, Các nhà cung cấp này đôi khi cung cấp dịch vụ của họ dưới dạng các ứng dụng có thểđược cài đặt trên các đám mây riêng, cho phép các tổ chức giữ cơ sở hạ tầng và dữ liệucủa họ trên cơ sở đồng thời tận dụng các cải tiến mới nhất của đám mây công cộng.

Trang 23

2.3.2 Đám mây chung (Public cloud)

Các đám mây công cộng đề cập đến các dịch vụ điện toán đám mây (chẳng hạn như các máy ảo, lưu trữ, hoặc các ứng dụng) được cung cấp công khai bởi một nhà cung cấp thương mại cho các doanh nghiệp và cá nhân Tài nguyên đám mây công cộng được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp thương mại mà người dùng truy cập thông qua internet.

Nhiều công ty chuyển một phần cơ sở hạ tầng điện toán của họ sang đám mâycông cộng vì các dịch vụ đám mây công cộng có khả năng phục hồi, dễ dàng mở rộngvà thích ứng linh hoạt với nhu cầu khối lượng công việc liên tục thay đổi Tuy nhiên,chúng không phải lúc nào cũng phù hợp với các tổ chức trong các ngành được quản lýcao, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe hoặc tài chính, vì môi trường đám mây côngcộng có thể không tuân thủ các quy định của ngành về dữ liệu khách hàng.

Người dùng có thể truy cập những tài nguyên này một cách miễn phí hoặc mua gói được định giá dựa trên mức sử dụng Một số đám mây công cộng quen thuộc như Google Cloud, Amazon Web Services (AWS), IBM Cloud, Microsoft Azure và Oracle Cloud có thể tiếp cận hàng triệu người dùng Những năm gần gây, thị trường điện toán đám mây công cộng đã phát triển mãnh mẽ trên toàn cầu và được cho là một xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

2.3.3 Đám mây lai (Hybrid cloud)

Đám mây lai là sự phối hợp tài nguyên từ các nền tảng điện toán đám mây, một hoặc nhiều đám mây công cộng với đám mây riêng tư được điều chỉnh sao cho phù hợp với tổ chức hoặc cơ sở hạ tầng CNTT của công ty Trong đó, hai đám mây này sẽ hoạt động độc lập và chỉ giao tiếp với nhau bằng kết nối đã được mã hóa riêng cho mục đích truyền tải dữ liệu Bằng cách này, các công ty có thể lưu trữ dữ liệu được bảo vệ trong đám mây riêng tư trong khi sử dụng tài nguyên điện toán của đám mây công cộng Đám mây lai giúp bảo mật tốt hơn, không bị lộ dữ liệu của công ty, vì thông tin nhạy cảm không bao giờ được lưu trữ trên đám mây công cộng Bên cạnh đó, đám mây lai đảm bảo được khối lượng công việc lớn, đáp ứng một cách hiệu quả các mục tiêu về kỹ thuật và kinh doanh của mình.

Trang 24

Hình 2 Public, Private và Hybrid Clouds

Nguồn: Tech-Quantum

Trang 25

Chương 3: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀO

BÀI TOÁN CỤ THỂ

3.1. Ứng dụng

3.1.1 Cơ sở áp dụng

So sánh ‘Cloud computing’ với những phương pháp trước đó

Bảng 1 - Cloud computing so với các phương pháp trước

Cloud Computing

Khả • Nếu một máy chủ bị lỗi, năng không có dữ liệu nào bị khôi mất và tránh được thời gian không có khả năng phục hồi tốt vàkhông thể đảm bảo hiệu suất máy chủluôn ở mức cao.

• Có năng lực hạn chế và dễ bị ảnh hưởng bởi thời gian ngừng hoạt động.

Tính • Dịch vụ lưu trữ đám mây • Nếu người dùng hết dung lượng linh cung cấp mức độ linh hoạt lưu trữ, giải pháp duy nhất là mua hoạt và khả năng mở rộng nâng hoặc thuê một máy chủ khác và khả cao so với các trung tâm dữ

năng liệu truyền thống.

mở • Không gian ảo theo yêu • Nếu thuê thêm nhân viên, người rộng cầu của điện toán đám mây dùng sẽ cần phải trả tiền cho các có không gian lưu trữ giấy phép phần mềm bổ sung và không giới hạn và nhiều tài các giấy phép này được tải lên nguyên máy chủ hơn theo cách thủ công trên phần

Trang 26

• Máy chủ đám mây có thể cứng văn phòng của người dùng. tăng hoặc giảm quy mô tùy

thuộc vào mức lưu lượng truy cập mà trang web của tự được quản lý bởi các nhà

độngcung cấp chuyên nghiệp, ở

• Các trung tâm dữ liệu truyền thống yêu cầu quản trị nội bộ nặng nề, điều này có thể gây tốn kém và mất thời gian cho doanh nghiệp/người dùng.

• Có thể cần nhân viên CNTT có chuyên môn để đảm bảo giám sát và bảo trì thường xuyên các máy trả tiền cho những gì được

sử dụng - tương tự như phát triển của doanh nghiệp Nếu cách người dùng thanh toán quá trình này chậm lại, người cho các tiện ích như: điện, dùng sẽ phải trả tiền cho những

sử dụng.

Ngày đăng: 09/05/2022, 18:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN - báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN (Trang 11)
2.2. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây - báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp
2.2. Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây (Trang 20)
Hình 2. Public, Private và Hybrid Clouds - báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp
Hình 2. Public, Private và Hybrid Clouds (Trang 24)
Bảng 1- Cloudcomputing so với các phương pháp trước - báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp
Bảng 1 Cloudcomputing so với các phương pháp trước (Trang 25)
Chương 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH - báo cáo đồ án môn học cơ sở công nghệ thông tin đề tài tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) và các ứng dụng cho doanh nghiệp
h ương 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w