CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Ngày nay, với xu hướng thị trường ngày càng năng động các Công ty cũng như doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau một cách gay gắt để tồn tại v à ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN TH Ơ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:
MSSV: 4053528
Lớp: Kế toán tổng hợp K31
Cần Thơ - 2009
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập tại tr ường Đại học Cần Thơ, dưới sự giảng dạy tậntình của quý thầy cô, em đã được học tập những kiến thức vô c ùng quý báu Luận
văn tốt nghiệp của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Ngọc
Khuyên và sự giúp đỡ của các cán bộ tại c ơ quan thực tập.Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần
Thơ đã hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt thời gian qua Đặc biệt, em xin cảm ơn
cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy để em ho àn thành tốtluận văn tốt nghiệp.
Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần
Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi v à giúp đỡ em trong suốt quá tr ình thực tập tại
công ty Một lần nữa, em cũng xin cảm ơn các cô, chú phòng kế toán, những
người trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc t ìm hiểu,
nghiên cứu tài liệu ở công ty.
Sau cùng em xin kính chúc t ất cả quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trịkinh doanh cùng các cô, chú, anh, ch ị tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơdồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công tác và trong đ ời sống.
Ngày 29 tháng 04 năm 2009Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Cẩm Giang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi t hực hiện, các số liệu thu nhập
và kết quả phân tích trong đề t ài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …29 tháng 04… năm 2009Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Cẩm Giang
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Sinh viên Ngô Thị Cẩm Giang trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Thương mại Cần Thơ đã chấp hành tốt nội quy, đãm bảo thời gian thực tập theo
kế hoạch của nhà trường, có tinh thần học hỏi cũng như tích cực nghiên cứu đểhoàn thiện đề tài.
Qua đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phầnThương mại Cần Thơ” đã phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động kinh doanh
của Công ty và đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhrất thực tế.
Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
TL T ổng giám đốc K ế toán trưởng
(Đã ký)
Huỳnh Hữu Lộc
Trang 5BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VI ÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên : …….PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN Học vị: ………….Thạc sĩ Chuyên ngành: ……Quản trị kinh doanh Cơ quan công tác: ….Bộ môn kinh tế, Khoa kinh tế tr ường Đại học Cần Thơ Tên sinh viên: ……Ngô Thị Cẩm Giang Mã số sinh viên: … 4053528 Chuyên ngành: ……Kế toán tổng hợp khóa 31 Tên đề tài: …Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ p hầnThương mại Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Đề tài phù hợp với chuyên ngành của học viên
2 Về hình thức:
Trình bày hợp lý, kết cấu chặt chẽ
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn v à tính cấp thiết của đề tài:
Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đánh giá đ ược hiệu quả hoạt độngkinh doanh từ năm 2006 đến 2008 v à môi trường kinh doanh của đơn vị nơi tácgiả đang thực tập tố nghiệp l à Công ty Cổ phần thương mại Cần Thơ
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn theo báo cáo của Công ty cổ phầnthương mại Cần Thơ mang tính hiện thực hoạt động
5 Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
- Phân tích tình hình hoạt động, các nhân tố ảnh h ưởng đến kết quả hoạtđộng kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty từ năm2006 đấn 2008.
- Phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài tác đ ộng đến hoạtđộng kinh doanh của Công ty.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đ ộng kinh doanh.
Trang 6BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VI ÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên người phản biện:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên sinh viên: ……Ngô Thị Cẩm Giang
Mã số sinh viên: … 4053528
Chuyên ngành: ……K ế toán tổng hợp khóa 31
Tên đề tài: …Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phầnThương mại Cần Thơ………
NỘI DUNG NHẬN XÉT1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề t ài và cácyêu cầu chỉnh sửa, …)
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2009
NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 7MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Lược khảo tài liệu 2
Chương2: PHƯƠNG PHÁP LU ẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 4
2.2 Phương pháp nghiên c ứu 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 7
2.2.3 Phương pháp phân tích s ố liệu 7
2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Công ty 11
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TH ƯƠNG MẠI CẦNTHƠ ….14
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 14
3.2 Lọai hình tổ chức sản phẩm dịch vụ của công ty 15
3.2.1 Loại hình tổ chức của công ty 15
3.2.2 Sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty 16
Trang 83.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 17
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH D OANH TẠICÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 21
4.1 Phân tích tình hình doanh thu 21
4.1.1 Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu 21
4.1.2 Phân tích cơ cấu các khoản doanh thu 22
4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu 24
4.2 Phân tích tình hình Chi phí 26
4.2.1 Phân tích tình hình tăng trưởng chi phí …26
4.2.2 Phân tích cơ cấu các khoản chi phí 28
4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phí 30
4.3 Phân tích tình hình l ợi nhuận 36
4.3.1 Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận 36
4.3.2 Phân tích cơ cấu các khoản lợi nhuận 37
4.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận 39
4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 41
Chương 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÔNG TY 44
5.1 Đánh giá tổng hợp các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 44
5.1.1 Tác động môi trường bên trong Công ty 44
5.1.2 Tác động môi trường bên ngoài Công ty 45
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 48
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
6.1 Kết luận 49
6.2 Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 2006 – 2008 18Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 21
Bảng 3: CƠ CẤU DOANH THU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY 22Bảng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN DOANH THU
QUA 3 NĂM 2006 – 2008 24
Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TH ƯƠNGMẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 26Bảng 6: CƠ CẤU CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY 28Bảng 7: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN GIÁ VỐN H ÀNG
Bảng 11: BẢNG TỔNG HỢP LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 36
Bảng 12: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG LỢI NHUẬN QUA 3
NĂM 2006 – 2008 39
Bảng 13: PHÂN TÍCH CHỈ TI ÊU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTỪ 2006 - 2008 41Bảng 14: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ THÀNH PHỐ CẦN
THƠ (2007) 45
Bảng 15: GDP THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2005 – 2007) 46
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TH ƯƠNGMẠI CẦN THƠ 15Hình 2: SỰ TĂNG TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 19Hình 3: CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2006 – 2008 23Hình 4: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 29Hình 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM2006 – 2008 38
Trang 11DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới.UBND: Ủy ban Nhân dân.
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
HĐKD : Hoạt động kinh doanh.TSCĐ: Tài sản cố định
LN: Lợi nhuận
ĐVT: Đơn vị tính
TP: Thành phố
Trang 12CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Ngày nay, với xu hướng thị trường ngày càng năng động các Công tycũng như doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau một cách gay gắt để tồn tại v àphát triển Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức th ương mại thế giới (WTO), cácCông ty Việt Nam lại phải đối mặt với những thách thức cũng nh ư cơ hội mới.
Điều này đặt ra một câu hỏi là các Công ty Việt Nam cần phải làm gì để đạt được
hiệu quả kinh doanh Một công ty có năng lực l à công ty có kết quả hoạt độngkinh doanh hiệu quả và lợi nhuận cao, do đó việc phân tích hiệu quả quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay Kết quảphân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động củacông ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công
trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là m ột trongnhững lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đốitượng kinh tế khác liên quan đến Công ty và doanh nghi ệp Dựa trên những chỉtiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt
động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinhdoanh Qua đó, hoạt động kinh doanh không ch ỉ là việc đánh giá kết quả mà còn
là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nh ằm hoạch địnhchiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghi ệp
cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các
điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần
nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Từ những cơ sở về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trên, em nh ậnthấy việc phân tích hiệu quả kinh doanh đối với Công ty Cổ phần thương mạiCần Thơ là một đề tài phù hợp Nó góp phần giúp cho công ty hi ểu được khả
Trang 13năng hoạt động và hiệu quả của việc kinh doanh, từ đó có kế hoạch định hướng
chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu 2: Đánh giá sự tác động của môi tr ường kinh doanh đến t ình
hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Mục tiêu 3: Đề xuất các chiến lược cũng như giải pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần th ương mại Cần Thơ, số 56 – 58
Nguyễn An Ninh, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Th ơ1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề t ài cũng chính là thời gian thực tập tại Công ty Cổphần Thương mại Cần Thơ bắt đầu từ 02/02/2009 đến 24/04/2009.
1.3.3 Đối tượng
Các số liệu sử dụng để phân tích đề t ài được lấy chủ yếu trong ba năm từ
2006 đến 2008.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN.
Các chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần th ương mại Cần Thơ (Bảng cânđối kế toán, bảng báo c áo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ li ên quan
trong hoạt động mua bán….)
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính cho Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre" của sinh vi ên Nguyễn Thị Dũng Tâm(2008) Tác giả đã phân tích khái quát tình hình huy động vốn, cho vay trong 3
năm 2005 - 2007 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh
Trang 14Bến Tre Thông qua việc phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa Chi nhánh, đánh giá khả năng quản lý chi phí, sinh l ời của Chi nhánh Dựavào các tỷ số tài chính phân tích báo cáo tài chính qua 3 năm 2005 - 2007 Đề ramột số giải pháp nhằm nâng cao t ình hình tài chính của Chi nhánh Ngân h àng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Bến Tre.
Luận văn “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH
MỘT THÀNH VIÊN XNK HÀO PHÁT” c ủa sinh viên trường Đại học Bình
Dương Đề tài đã phân tích được tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty, nắm được thực trạng khó khăn, thuận lợi của Công ty, đánh giá đ ược
năng lực kinh doanh cũng nh ư phương hướng kinh doanh và đề ra các giải pháp
kinh doanh hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp đề tài “Phân tích tình hình tài chính c ủa doanh nghiệptư nhân Thu Loan II” c ủa sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Son (Năm 2008) Đề t ài
phân tích về tình hình tài chính của doanh nghiệp và sơ lượt về phân tích tìnhhình kinh doanh từ đó để thấy được mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp v à cóbiện pháp cũng như phương hướng khắc phục.
Trang 15CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LU ẬN
2.1.1 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánhgiá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năngcần khai thác ở doanh nghiệp , trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp đểnâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của con người Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh
chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa
phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộngtrừ đơn giản Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tếkhông ngừng tăng lên Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao vàphức tạp, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng
được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, v ì nó luôn đi trước quyết định vàlà cơ sở cho việc ra quyết định Phân tích hiệu quả kinh doanh như là một ngành
khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống to àn bộ hoạt động sản xuất, kinh
doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.
Như vậy, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nh ận biết
bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, l à quá trình nhậnthức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác v à có ý thức, phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp v à phù hợp với yêu cầu của các quy luật
kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.2.1.2 Mục đích
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nghi ên cứu, phân tích, đánhgiá tình hình kinh tế – tình hình tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quảcủa tình hình đó Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch định chính sách v à raquyết định hoạt động kinh doanh của tất cả các loại h ình doanh nghiệp trong nềnkinh tế.
Trang 16Trên cơ sở đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá kết
quả và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả tr ên góc độ nền kinh tế
mà người ta nhận thấy được là năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế, khả năng phát
triển kinh tế nhanh hay chậm, khả năng nâng cao mức sống của ng ười dân của
đất nước trên cơ sở khai thác hết nguồn nhân lực và vật lực cũng như nguồn lực
phát triển kinh tế của đất nước.
Sau khi phân tích kết quả của hoạt động kinh doanh, việc gắn liền hiệu quảkinh doanh của Công ty với toàn xã hội giúp điều chỉnh mối quan hệ cung cầu –nhu cầu để có nhận biết cải tạo chất l ượng sản phẩm, dịch vụ v à quy mô hoạt
động tốt nhất.
2.1.3 Vai trò
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh l à công cụ để phát hiện những khả
năng tiềm tàng trong kinh doanh mà còn là công c ụ cải tiến quy chế quản lý trong
Công ty.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau nh ư thế nào đinữa cũng có nhiều tiềm ẩn, khả năng tiềm t àng chờ được phát hiện Chỉ có thểthông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mới có thể phát hiện đ ược vàkhai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao h ơn Thông qua phân tích , côngty thấy rõ nguyên nhân cũng như nguồn gốc của vấn đề phát sinh v à có giải phápcụ thể để cải tiến quản lý.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các nh à Doanh nghiệpnhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng nh ư hạn chế trong doanh nghiệpmình Chính trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu cùng chiến lược
Trang 17Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng trong đềphòng rủi ro.
2.1.4 Ý nghĩa
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công c ụ quan trọng để phát hiệnkhả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ
được các nguyên nhân, nhân t ố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên
nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trongcông tác tổ chức và quản lý sản xuất Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lýtrong kinh doanh.
Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơsở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong cácchức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để ph òng ngừa và
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các
đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với
doanh nghiệp, vì thông qua phân tích h ọ mới có thể có quyết định đúng đắn trongviệc hợp tác, đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp nữa hay không?
2.1.5 Phương pháp xác định các khoản mục chủ yếu qua bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.
Trang 18Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhận khác
Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần – GVHB + Doanh thu tài chính- CPTC – CPBH – CPQL
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khácLN ròng = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.2.1 Phương pháp thu th ập số liệu.
Phân tích dựa trên các chỉ tiêu số liệu thứ cấp trong bảng cân đối kế toán,Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , các số liệu, chứng từ kế toán tạiCông ty Cổ Phần thương mại Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu.
Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thứ cấpthông qua các báo cáo, tài li ệu của cơ quan thực tập So sánh phân tích tổng hợpcác biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy được hiệu quả hoạt độngcủa Công ty trong những năm qua v à những đề xuất cho những năm tới.
2.2.3 Phương pháp phân tích s ố liệu.2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1.
Đối với mục tiêu 1 là Phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh tại công
ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu hiệuquả hoạt động ta sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh bằng số tương đối và
phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích làm rõ vấn đề: Phương pháp số tương đối
Phương pháp số tương đối hay phương pháp so sánh số tương đối là một
trong những phương pháp so sánh được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinhdoanh Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đ ối chiếu các chỉ tiêu,các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất
tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ ti êu đó Nó cho
Trang 19phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra đ ược những nét riêng củacác hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ s ở đó đánh giá được các mặt pháttriển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để t ìm các giải phápnhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể Vì vậy, để tiến hành so sánhcần phải thực hiện những vấn đề c ơ bản sau đây:
Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, đượcgọi là kỳ gốc so sánh Tuỳ theo mục đích nghi ên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánhcho thích hợp Các gốc so sánh có thể l à:
o Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu
hướng phát triển của các chỉ tiêu.
o Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánhgiá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán v à định mức.
o Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhucầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng nhằm khẳng định vị trí của các doanhnghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc đ ược gọi là chỉ tiêu kỳthực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.
Ðiều kiện so sánh:
Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ
tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất Trong thực tế, chúng ta cần quan
tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh
được giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạchtoán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
o Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
o Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
o Phải cùng một đơn vị đo lường.
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích c ầnphải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng mục tiêu 1 này ta sử dụng:
Trang 20So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu
phân tích mà sử dụng cho phù hợp.
o Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả củaphép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Nóphản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức:
Số tương đối hoànChỉ tiêu kỳ phân tích (thực tế)
thành kế hoạch = Chỉ tiêu kỳ gốc (kế hoạch) x 100%
So sánh mức biến động có điều chỉnh: l à kết quả của phép trừ giữa trị số củakỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đ ã được điều chỉnh theo hệ số.
Tăng (+), Giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch x Hệ số điều chỉnh
o Số tương đối kết cấu: So sánh số t ương đối kết cấu thể hiện ch ênh lệchvề tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốccủa chỉ tiêu phân tích Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu.
o Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ ti êu kinhtế qua một khoảng thời gian n ào đó Nó được tính bằng cách so sánh chỉ ti êu kỳphân tích với chỉ tiêu kỳ gốc Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùytheo mục đích phân tích Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉtiêu kinh tế trong khoảng thời gian d ài Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự pháttriển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có th ể xác định được ảnh
hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần l ượt và liên tiếp các nhân tố đểxác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Khi thực hiện ph ương pháp
này cần quán triệt các nguyên tắc:
o Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ả nh hưởng với chỉ tiêuphân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số l ượng đến nhân tố chất l ượng;
trong trường hợp có nhiều nhân tố số l ượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu
xếp trước đến nhân tố thứ yếu.
oLần lượt thay thế, nhân tố l ượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất;nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố ch ưa được thay thế thì giữnguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay
Trang 21thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính đ ược trừ đi kết quả lần thaythế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thaythế trước của lần thay thế đầu ti ên là so với kỳ gốc).
oTổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối t ượng phân tích(là số chênh lệch giữa kỳ phân tích v à kỳ gốc).
Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước:
oBước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.
Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng
oBước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối t ượng phân
tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế tr ước nó ta
xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của
lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:
Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0- a0.b0.c0= Δa
Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0- a1.b0.c0 = Δb
Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1- a1.b1.c0= Δc
Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Δa + Δb + Δc = ΔQ
Trang 222.2.3.2 Đối với mục tiêu 2.
Đối với mục tiêu 2 là đánh giá sự tác động của môi tr ường kinh doanh đến
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ta sử dụng ph ương pháp so sánh.
Phương pháp này dùng nh ững tác động của tình hình hoạt động kinh doanh bên
trong so sánh với những tác động của môi tr ường bên ngoài thực tế nhằm đưa ranhững nhận định thuận lợi khó khăn cụ thể.
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3.
Đối với mục tiêu 3 là đề xuất các chiến lược cũng như giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh ta sử dụng ph ương pháp so sánh và liên hệ cân
đối để phân tích.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty hình thành nhiều mối liênhệ cân đối Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quátrình kinh doanh Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh, giữa cácnguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn v à khả năng thanh toán, giữa nguồn
huy động và sử dụng vật tư trong sản xuất kinh doanh.
Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây
dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghi ên cứu các mối liên hệvề lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó có thể xác định
ảnh hưởng của các nhân tố.
2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Công ty
- Số vòng quay hàng tồn kho (còn gọi là số vòng quay kho hay số vòng luân
chuyển hàng hoá): Là chỉ tiêu phản ánh quản lý hàng tồn kho của một công ty.Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý h àng tồn kho càng cao bởi vìhàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản,hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho Được tính bằng công thức:
Giá vốn hàng bánVòng quay hàng tồn kho (lần) =
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho đầu năm + H àng tồn kho cuối năm Hàng tồn kho bình quân =
2
Trang 23- Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng
quản lý khoản phải thu Nó cho biết b ình quân khoản phải thu mất bao nhi êungày Công thức xác định kỳ thu tiền b ình quân như sau:
Giá trị khoản phải thuKỳ thu tiền bình quân (ngày) =
Doanh thu hàng năm / 360
- Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng t ài sản cố
định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng Công thức xác định tỷ số này:
Doanh thuVòng quay tài sản cố định (lần) =
Tài s ản cố định ròng=> Tỷ số này càng cao càng tốt
Trong đó, Tài sản cố định ròng = Tài sản cố định - khấu hao
- Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng t ài sản nói
chung mà không phân bi ệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định Nó cho biếtsố doanh thu thực hiện đ ược trên mỗi đồng tài sản Công thức xác định tỷ số n ày:
Doanh thuVòng quay tổng tài sản (lần) =
Giá tr ị tổng tài sản
=> Tỷ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn c àng cao
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu còn gọi là hệ số lãi ròng (ROS): Tỷ số này
phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận r òng và doanh thu nhằm cho biết 1 đồng doanhthu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông Tỷ số này cao haythấp không có nghĩa là tốt hay xấu mà nó còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nóvới số vòng quay tài sản.
Công thức tính như sau:
L ợi nhuận ròng
Doanh thu
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay suất sinh lợi của t ài sản (ROA)):
ROA đo lường khả năng sinh lợi tr ên mỗi đồng tài sản của Công ty, tức nó thể
Trang 24hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra đ ược bao nhiêu lợi nhuậnròng Công thức được xác định như sau:
Lãi ròng
Tổng tài sản=> ROA càng lớn càng tốt
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu còn gọi là suất sinh lợi của vốnchủ sở hữu (ROE): Tỷ số này rất quan trọng đối với các cổ đông Nó đo l ường
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông th ường, nó cho biết trong 1 thờigian nhất định 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhi êu đồng lợi nhuận cho họ.Công thức được xác định như sau:
Lãi ròng
Vốn chủ sở hữu=> ROE càng lớn càng tốt
Trang 25- Năm 1986 theo quyết định số 92/ QĐUBT86 ng ày 27/10/1980 của UBNDtỉnh cho phép công ty Kinh Doanh T ổng Hợp sát nhập vào công ty Nông SảnXuất Khẩu Hậu Giang.
- Năm 1988 Công Ty V ật Liệu Chất Đốt đ ược sát nhập vào công ty NôngSản Thực Phẩm Xuất Khẩu Hậu Giang theo quyết định số 507/ QĐUBT88 ngày01/12/1988 của UBND tỉnh.
- Năm 1990 công ty Nông S ản Xuất Khẩu Hậu Giang đ ược đổi tên thành
Công ty Thương Nghi ệp Tổng Hợp Hậu Giang theo quyết định số230/QĐUBT90
ngày 30/07/1990 của UBND tỉnh.
- Tháng 02 năm 1991 một bộ phận của Công ty Công Nghệ Thực Phẩm sátnhập vào Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Hậu Giang.
- Ngày 20/04/1992 theo quy ết định số 24/QĐUBT92 đ ược UBND tỉnh Cần
Thơ quyết định chuyển các c ơ sở sản xuất kinh doanh v ề Sở Thương Mại và Du
Lịch cần Thơ quản lý.
- Ngày 20/12/1992 theo quy ết định số 1386/QĐUBT92 của UBND tỉnh Cần
Thơ quyết định đổi tên Công ty Thương Nghi ệp Tổng Hợp Hậu Giang th ànhCông Ty Thương M ại Cần Thơ.
- Công Ty Cổ Phần Thương Mại Cần Thơ được thành lập theo giấy chứngnhận ĐKKD số 5703000386 do Sở Kế hoạch v à Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp
ngày 14/01/2008 và đư ợc thay đổi lần thứ 3 v ào ngày 10/11/2008.
Trang 26Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Th ương Mại Cần ThơTên quốc tế: Can Tho Trading Joint Stock Compa nyTên viết tắt: CATRACO
Địa chỉ: Số 56 -58 đường Nguyễn An Ninh , Phường Tân An, Quận Ninh
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của
công ty giữa 02 kỳ Đại hội cổ đông.
Hội đồng quản trị có 03 -11 thành viên, do Đ ại hội đồng cổ đông bầu hoặcmiễn nhiệm Thành viên của Hội đồng quản trị đ ược Đại hội đồng cổ đông bầutheo thể thức bầu cử trực tiếp v à bỏ phiếu kín với hình thức bầu dồn phiếu theo
điều 104 mục 3 khoản của Luật doanh nghiệp, kết quả trúng cử theo nguy ên tắc
loại trừ tính theo tổng số phiếu được bầu từ cao xuống thấp.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINHDOANH
PHÓ TỔNG GIÁM
PHÒNG TỔ CHỨCHÀNH CHÁNH
PHÒNG KẾTOÁN
KHO NHIÊN LIỆUTPT
CỬA HÀNG 56 – 58KHO 84 MẬU THÂN
Trang 27Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng h ình thức biểu quyết tại cuộc họphay lấy ý kiến bằng văn bản Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểuquyết.
Hội đồng quản trị bầu v à bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏphiếu kín; hoặc biểu quyết (nếu cần) cử Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty điều h ành các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, chủ động, linh hoạt có hiệu quả các nguồn vốn v àkhông ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phó Tổng Giám đốc: có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng giám đốc những vấn đề
thuộc lĩnh vực của mình Đồng thời chỉ đạo phòng ban thuộc mình quản lý, giảiquyết những công việc do Tổng giám đốc ủy quyền khi đi vắng.
Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là giúp cho t ổng
giám đốc theo dõi quá trình kinh doanh c ủa công ty, tính xuất nhập hàng hóa điều
chỉnh và cân đối kế hoạch kinh doanh Phân bổ các chỉ ti êu kế hoạch và phát hiệnkịp thời.
Phòng tổ chức hành chánh: quản lý công văn, tài liệu đi và đến Có
nhiệm vụ nhận và chuyển báo cho các phòng ban, các vấn đề nhân sự, tình hìnhtrình độ, lực lượng lao động, tiền lương cho cán bộ - công nhân viên.
Phòng kế toán: quản lý chung việc hạch toán, theo d õi các khoản thu chi,
các sổ sách, chứng từ, quan hệ với các tổ chức tín dụng, báo cáo kết quả kinhdoanh của Công ty.
Kho nhiên liệu TPT (Tân Phú Thạnh): là nơi công ty cho thuê thông qua
hợp đồng có thời hạn.
Kho 84 Mậu Thân: là nơi lưu trữ hàng hóa, tài sản của công ty, là nơi
nhập và xuất hàng, với diện tích khá lớn n ên một phần đã được công ty cho cáccông ty, doanh nghiệp khác thuê hoạt động.
Cửa hàng 56 – 58: là cửa hàng chính của công ty tại Cần Th ơ, địa điểm
đặt tại trụ sở công ty, là nơi mua bán hàng hóa tr ực tiếp cũng như gián tiếp thông
qua hợp đồng với các khách h àng.
3.2.2 Sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty.
o Trước khi lên Công ty cổ phần:
Trang 28- Công ty kinh doanh s ản phẩm sữa Vinamilk, sản phẩm vỏ, ruột xe củaCaosumina, sản phẩm Axít, bình Ắcquy của Pinaco.
- Cho các Doanh nghiệp và các xưởng kinh doanh thuê các kho, TSCĐ vàcác hệ thống cửa hàng.
o Sau khi lên Công ty cổ phần:
Kinh doanh sản phẩm chính của công ty:
- Kinh doanh tổng hợp chủ yếu là các sản phẩm vỏ, ruột xe của Caosumina,sản phẩm Axít, bình Ắcquy của Pinaco.
- Ngoài ra còn kinh doanh m ặt hàng Bia Hà Nội, bia Carlsberg.Dịch vụ kinh doanh:
- Công ty cho thuê kho và các h ệ thống các cửa hàng.
o Hoạt động chính của Công ty.
- Mua bán các loại vỏ xe, ruột xe của Honda v à xe đạp.Các loại bình Ắcquyvà Axit
- Mua bán các loại Bia Hà Nội và Bia Carlsberg
- Cho các Doanh nghiệp và các xưởng kinh doanh thuê các kho, TSCĐ vàcác hệ thống cửa hàng.
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh n ào thì Công ty đều mong muốn kết quảcuối cùng là tốt nhất và lợi nhuận là một yếu tố để phản ánh điều đó Lợi nhuậnkhông chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Côngty mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường Các Công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể
đạt lợi nhuận cao nhất v à có chi phí thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiệ n được kế
hoạch kinh doanh của c ông ty Tuy nhiên để đạt được con số lợi nhuận tối ưukhông phải là một đều đơn giản mà qua suốt quá trình hoạt động kinh tế công typhải luôn đối mặt với những thuận lợi v à khó khăn và những yếu tố có thể làm
thay đổi kết quả kinh doanh, thay đổi sự tăng trưởng cũng như cơ cấu của các
khoản doanh thu hay lợi nhuận mang giá trị cao Trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh, Công ty Cổ phần Th ương mại Cần Thơ đã đạt được những
thành tựu nhất định và sau khi lên cổ phần hóa Công ty đã chứng minh được hiệuquả trong việc kinh doanh của m ình là như thế nào, sự thay đổi sau khi chuyển
Trang 29đổi loại hình kinh doanh có mang về kết quả như mong muốn của công ty hay
không Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gianqua là biến động như thế nào ta xem xét bảng số liệu về các khoản mục hoạt
động của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 như sau:
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồngChênh lệch
2007 so với 20062008 so với 2007Chỉ tiêuNăm 2006Năm 2007Năm 2008
Số tiền(%)Số tiền(%)Doanh
thu 38.626,130 42.263,66 48.626 3.637,53 9,41 6.362,34 15,05Chi phí39.728,03342.483,5248.2272.755,4876,945.743,4813,52LN ròng(1.101,903)(219,86)399882,04380,05618,86281,48
( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua t ình hình kinh doanh của
Công ty đã từng bước được nâng cao đáng kể, lợi nhuận mỗi năm đều tăng mặc
dù vẫn còn nằm trong khoản lỗ nh ưng Công ty đã cải thiện được tình trạng trêncụ thể là lợi nhuận năm 2007 của Công ty tuy lỗ 219,86 triệu đồng nh ưng đã tăng882,043 triệu đồng tức tăng 80,05% so với năm 2006 Tỷ lệ tăng lợi nhuận đángchú ý nhất là vào năm 2008 sau khi công ty lên c ổ phần hóa tăng 618,86 triệu
đồng so với cùng kỳ năm trước có nghĩa là đã tăng vượt mức với tỷ lệ 281,48%
con số này đã mang về cho Công ty một khoản lời là 399 triệu đồng.
Ta xét hai khoản mục có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty đó l àdoanh thu và chi phí Qua b ảng 1 ta thấy sự biến động của chi phí ngày càng caovà có phần vượt trội hơn so với doanh thu đặc biệt l à năm 2006 và 2007 nên đãlàm cho lợi nhuận của công ty thấp v à hậu quả là Công ty phải gánh những khoảnlỗ cao.
- Về doanh thu: Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm , năm 2007 tăng9,41% so với năm 2006 tức là tăng 3.637,53 triệu đồng, năm 2008 doanh thu tăng6.362,34 triệu đồng tức tăng 15,05% con số n ày gần gấp đôi sự tăng trưởng của
năm trước, doanh thu tăng cao chủ yếu do doanh thu bán h àng và doanh thu từ
hoạt động đầu tư cho thuê tài sản tăng cao qua các năm.
Trang 30- Về chi phí: Chi phí tăng tr ưởng tỷ lệ thuận với doanh thu là một khó khăncủa công ty, chi phí tăng cao qua các năm v à tăng trưởng cao hơn doanh thu, năm
2007 tăng 2.755,487 tri ệu đồng tương ứng với tỷ lệ 6,94% v à năm 2008 tăng
5.743,48 triệu đồng tương ứng 13,52% tăng gấp đôi t ình hình tăng trưởng của
năm trước.
Mặc dù phải gánh lấy những khoản chi phí quá cao qua các năm đ ặc biệt là
năm 2006 vượt cao hơn rất nhiều so với doanh thu n ên đã làm cho lợi nhuận thấp
và công ty bị lỗ với số tiền là 1.101,903 triệu đồng, sang các năm 2007, 2008 t ìnhhình chi phí vẫn tiếp tục tăng đáng kể nh ưng tỷ lệ so với doanh thu đ ã có phầngiảm nên đã làm lợi nhuận từng bước được cải thiện, điều này thấy rõ ở năm2008 sự biến động của doanh thu đ ã vượt trội hơn và mang về cho công ty mộtkhoản lợi nhuận cao với số tiền lời 399 triệu đồng.
Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty ta nh ìn vào
hình 2 để xem xét các khoản mục chủ yếu của Công ty.
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận ròng
Hình 2: SỰ TĂNG TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008.
Trang 31Bây giờ ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng của Công ty, qua hình trên tathấy khoản mục chi phí có phần phát triển v ượt trội hơn doanh thu nên đã làmcho lợi nhuận ròng thấp qua các năm.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty mặc d ù còn gặp nhiều khó khăn
và chưa nhanh chóng kiểm soát được tình hình chi phí nhưng với những cố gắng
nổ lực công ty đã từng bước nâng cao được doanh thu và hạ được tỷ lệ chi phíxuống mức thấp nhất để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, với t ình hình
doanh thu tăng cao như hi ện nay là một kết quả tốt, công ty đang mong muốn
tình hình trên ngày càng được phát huy và cải thiện nhằm có thể đứng vững tr ên
thương trường và phát triển hơn nữa trong thị trường năng động hiện nay.
Trang 32chính khác…Không ch ỉ là phản ánh về kết quả mà thông qua con số doanh thu
nhằm giúp cho Công ty nắm đ ược thực trạng kinh doanh của m ình và vị trí hoạt
động trên thị trường kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm v à mở rộng địa bàn
kinh doanh Để biết được doanh thu có ảnh h ưởng như thế nào ta sẽ xem xétthông qua bảng sau:
Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồngChênh lệch
2007 so với 20062008 so với 2007Chỉ tiêu Năm
Số tiền(%)Số tiền(%)Doanh thu
thuần 37.579 41.230 43.725 3.651 9,72 2.495 6,05Doanh thu tài
( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty )
Qua bảng số liệu ta thấy được tổng doanh thu của Công ty ng ày càng tăng qua
các năm, năm 2007 tăng 3.627,53 tri ệu đồng với tỷ lệ 9,41% so với năm 2006,năm 2008 tăng 6.362,34 tri ệu đồng tức tăng 15,05% so với năm 2007 v à tỷ lệtăng này gần bằng 2 lần tỷ lệ tăng doanh thu của c ùng kỳ năm trước Tỷ lệ tăng
tổng doanh thu trên là do mỗi năm các khoản doanh thu đều tăng, năm 2007
Trang 33doanh thu thuần tăng 3.651 triệu đồng với tỷ lệ 9,72% so với năm tr ước và năm
2008 tăng 2.495 triệu đồng với tỷ lệ 6,05% so với năm 2007 Doanh thu tài chính
có biến động đáng kể năm 2007 giảm 254 triệu đ ồng tức giảm 29,4% nh ưng tỷ lệgiảm này đã được khắc phục sang năm 2008 bằng chứng l à đã mang về mộtkhoản doanh thu tài chính 1.376 triệu đồng và tăng 766 triệu đồng so với năm
trước Khoản doanh thu khác cũng đóng một phần không nhỏ bằng giá trị tăng
của nó qua các năm, năm 2007 tăng 131,34% so với năm 2006 và năm 2008 vượtmức với tỷ lệ tăng 732,03% so với năm 2007, với số tiền tăng 3.101,34 triệu
đồng, điều này đã làm cho doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm.
Với tình hình tăng doanh thu như trên là khá tốt đặc biệt là năm 2008 khi thựchiện cổ phần hóa điều n ày đã chứng minh được rằng hiệu quả kinh doanh khi
thay đổi loại hình của Công ty, Công ty đang cố gắng và định hướng phát triển
thị trường nhằm mang về doanh thu tối ưu.
4.1.2 Phân tích cơ cấu các khoản doanh thu.
Mỗi một khoản doanh thu đều có những y êu cầu khác nhau về chi phí, về thunhập Do đó, Công ty cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại doanh thu
đó để kịp thời có những chiến lượt đầu tư cụ thể vào từng loại doanh thu Để xem
xét kỷ hơn ta thông qua bảng số liệu và đồ thị sau:
Bảng 3: CƠ CẤU DOANH THU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY
Trang 342006 2007 2008
Hình 3: CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2006 – 2008
Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản mục doanh thu chủ yếu trong tổng doanh thucủa Công ty Cổ phần Th ương mại Cần Thơ là doanh thu thuần, doanh thu hoạt
động tài chính và doanh thu khác ch ỉ chiếm một lượng nhỏ điều này thể hiện cơ
cấu doanh thu của công ty phụ thuộc chủ yếu v ào doanh thu thuần, con số nàycũng tăng dần qua các năm l à một tín hiệu tốt cho hoạt động của Công ty.
Cơ cấu doanh thu qua các năm đều có sự chuyển dịch khác nhau cụ thể v àonăm 2006 doanh thu thu ần chiếm tỷ trọng 97,29% trong tổng doanh thu, trongkhi đó doanh thu tài chính chỉ chiếm 2,24% và doanh thu khác chiếm 0,47% đều
này cho ta thấy vào năm này Công ty ch ủ yếu đầu tư cho hoạt động kinh doanh
mua bán hàng hóa chưa chú tr ọng vào các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh
doanh, con số này cần được khắc phục hơn Năm 2007 cơ cấu vẫn không thay
thay đổi lớn so với năm 2006 bằng chứng l à doanh thu thuần chiếm tỷ trọng caohơn rất nhiều so với hai khoản mục doanh thu c òn lại, doanh thu thuần 2007
chiếm 97,55% trên tổng doanh thu trong khi đó doanh thu t ài chính chỉ chiếm1,44% và giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, doanh thu khác chiếm 1,01% tr êntổng doanh thu và con số này đã được nâng lên so với năm trước tuy nhiên vẫncòn ở mức độ thấp.
Cơ cấu doanh thu của Công ty thay đổi đáng kể nhất l à vào năm 2008 sau khi
thực hiện cổ phần hóa tỷ lệ doanh thu thuần l à 89,92% con số này có giảm hơn sovới năm trước nhưng vẫn còn cao là một dấu hiệu tốt, đáng chú ý l à khoản mục