giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhntvn- cn tp.hcm

63 83 0
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhntvn- cn tp.hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

-1- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ". -2- Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại: 1.1.2.1.Chức năng trung gian tín dụng: - Ngân hàng thương mại là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế v. v ) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Như vậy, có thể nói ngân hàng thương mại là nhịp cầu nối liền những chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng. các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừa tiêu thụ được sản phẩm nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư, hàng hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá nhân phát sinh nhu cầu tiêu dùng nhưng thu nhập lại chưa có hay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dang cần nhập vật tư, nguyên vật liệu nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm) 1.1.2.2- Chức năng trung gian thanh toán: Trên cơ sở khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, thay mặt cho khách hàng, NHTM trích tiền trên tài khoản trả cho người được hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản theo ủy nhiệm của khách hàng. 1.1.2.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính- ngân hàng: Thông qua chức năng này, NHTM đóng vai trò trung gian giúp cho các giao -3- dịch , đầu tư tiền tệ của các tổ chức, cá nhân được diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế. 1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM: 1.1.3.1. Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn- nghiệp vụ nợ: Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các nguồn vốn của NHTM gồm có: a/Vốn điều lệ và các quỹ: Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng và phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tùy tính chất sở hữu của mỗi NHTM mà vốn điều lệ được ngân sách nhà nước cấp phát hoặc do các cổ đông đóng góp, nguồn vốn này chủ yếu được dùng để trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu, thành lập công ty con hoặc hùn vốn, liên doanh… Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng( tài chính, trợ cấp mất việc làm), quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác( khen thưởng, phúc lợi)… Vốn điều lệ và các quỹ được gọi là vốn tự có của ngân hàng, được xem là yếu tố tài chính quan trọng, nó vừa cho thấy quy mô của ngân hàng, là tấm đệm chắn đỡ hoạt động kinh doanh cũng như quyết định quy mô huy động vốn, quy mô tài sản có. b/Vốn huy động: đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Nguồn vốn huy động gồm có: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi… c/Nguồn vốn đi vay: khi vốn tự có và vốn huy động không đủ đáp ứng nhu -4- cầu kinh doanh khi NHTM có thể đi vay từ ngân hàng nhà nước, các NHTM khác hay vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế… d/Nguồn vốn khác: vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước, vốn tiếp nhận để cho vay ủy thác, vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt… 1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn- nghiệp vụ có: Thiết lập dự trữ: các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu mang tính thường xuyên của khách hàng cũng như bản thân ngân hàng. Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác hoặc những chứng khoán có tính thanh khoản cao. Cấp tín dụng: sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, bao gồm các nghiệp vụ cho vay; chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá; cho thuê tài chính; bảo lãnh; bao thanh toán… Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư như góp vốn, liên doanh, mua cổ phần, chứng khoán và các giấy tờ có giá… nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng. Sử dụng vốn cho các mục đích khác như mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác. 1.1. 3.3. Nghiệp vụ trung gian( dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác) Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí như: · Dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ ủy thác. · Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng. · Nhận quản lý tài sản quý giá theo yêu cầu của khách hàng. -5- · Kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ. · Mua bán hộ chứng khoán, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty, xí nghiệp. · Tư vấn về tài chính, đầu tư… Các nghiệp vụ trên của NHTM không thể tách rời, độc lập với nhau mà chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. 1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong NHTM: 1.2.1. Doanh thu: Hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận. Muốn thu được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý tốt các khoản mục tài sản Có, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư, cũng các hoạt động trung gian khác. Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm: a/- Thu từ hoạt động nghiệp vụ: thu lãi cho vay, tiền gửi, nghiệp vụ cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ chiết khấu, bảo lãnh và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. b/- Thu từ các hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ; nghiệp vụ ủy thác, đại lý; dịch vụ bảo hiểm, tư vấn; nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng; cho thuê tài sản và thu dịch vụ khác. c/- Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích trong chi phí; thu các khoản vốn đã được xử lý tài sản cố định; thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật. d/- Thu khác. 1.2.2. Chi phí a/- Chi phí hoạt động kinh doanh -6- · Chi phí phải trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay. · Chi phí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo quy chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hiện hành. · Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo quy định. · Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của tổ chức tín dụng và theo các quy định hiện hành của Nhà nước. · Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, vận chuyển, điện nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, tiền mua bảo hiểm tài sản, chi hoa hồng, đại lý môi giới, ủy thác và các dịch vụ khác. · Chi nộp thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động kinh doanh( trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, lệ phí sân bay, các loại thuế và lệ phí khác. · Chi phí khác: chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác phải có hóa đơn hoặc chúng từ theo quy định của bộ tài chính gắn với kết quả kinh doanh. Mức chi theo quy định hiện nay không vượt quá 7% tổng chi phí trong 2 năm đầu đối với tổ chức tín dụng mới thành lập, sau đó không quá 5% tổng chi phí. · Chi bảo hộ lao động, chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phí cho lao động nữ theo chế độ quy định, chi phí tiền ăn giữa ca. · Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định. · Chi phí tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. -7- · Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư theo hiệu quả thực tế đem lại từ các sáng kiến, tiết kiệm vật tư, chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng. · Chi bảo vệ cơ quan, chi về nghiệp vụ kho quỹ, chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. b/-Chi phí hoạt động khác · Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc. · Chi cho hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu. · Chi chi hoạt động cho thuê tài sản. · Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định( bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán). · Chi cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn, mua cổ phần. · Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi. · Khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định. · Chi phí cho tổ chức Đảng- đoàn thể tại tổ chức tín dụng. · Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác. 1.2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại. Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các chi phí phải trả hợp lý, hợp lệ. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. -8- 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng: a/Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản- ROA (Return on Asset). Lợi nhuận ròng ROA = (1.1) Tài sản Có bình quân Ý nghĩa: một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản) - tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên sẽ càng lớn. b/Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu-ROE (Retum on Equity): Lợi nhuận ròng ROE = (1.2) Vốn tự có bình quân Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng. c/Tỷ lệ thu nhập cận biên: đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao gồm: - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin _ NIM) là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi. Hệ số ròng biên tế được chủ Ngân hàng quan tâm theo dõi vì nó giúp Ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của Ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. -9- Thu nhập lãi – chi phí lãi Hệ số lãi ròng biên tế (1.3) (Thu nhập cận biên) Tài sản có sinh lãi - Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non interest Margin _ MN): đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi (tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…) Thu nhập ngoài lãi – chi phí ngoài lãi MN = (1.4) Tài sản có sinh lãi (Đa số các ngân hàng NM thường hay bị âm) - Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Thu nhập sau thuế NPM = (1.5) Tổng thu từ hoạt động d/ Thu nhập trên cổ phiếu (Earning Per Share- EPS): Đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành. Thu nhập sau thuế EPS = (1.6) Tổng số cổ phiếu thường phát hành -10- KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương I của luận văn đã đề cập đến các khái niệm liên quan đến tổng quan về ngân hàng thương mại cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngân hàng thương mại. Trong chương tiếp theo luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng họat động kinh doanh của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. [...]... 651,00 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM các năm 2005-2007 Bảng 2.7 So sánh thị phần của VCB HCM so với toàn hệ thống VCB Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Huy động vốn 20% 19% 17% Dư nợ tín dụng 23% 16% 14% Thanh toán quốc tế 37% 44% 37% Kinh doanh ngoại tệ 34% 38% 32% Phát hành thẻ ATM 54% 46% 36% Lợi nhuận 31% 15% 18% Nguồn: tính toán của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB và VCB HCM... Minh (TP.HCM) đang đóng vai trò “một cực phát triển” của nền kinh tế cả nước, tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng phát triển Thành phố có nhiều cố gắng trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có những vấn đề phức tạp của một thành phố lớn, từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân Nhiều phong trào của. .. soát và quản lý rủi ro khâu hạch toán chính xác.(Xem phụ lục 1) Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2008, số lượng nhân viên của chi nhánh khoảng 1000 người -33- Bảng 2.11:Cơ cấu lao động của VCB HCM năm 2008 T rình độ khác Cao đẳng, T HCN Đại học T iến sĩ, T hạc sĩ 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhất định trong đội ngũ lao động và quản... 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 32 NHTMCP, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 4 ngân hàng liên doanh Hoạt động ngân hàng năm 2007 có những diễn biến hết sức sôi động, thay đổi với tốc độ nhanh chóng và không ít phức tạp Sự biến động này do sự tác động -17- từ môi trường kinh tế trong và ngoài nước Năm 2007, kinh tế Việt Nam chính thức là thành viên WTO,vì vậy hoạt động thương mại và làn sóng đầu... lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế Do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định -20- Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Vị trí và ảnh hưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình CNH – HĐH đất nước Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước và là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng... Cơ cấu thu nhập VCB HCM năm 2005-2007 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB HCM các n ăm2005-2007 2.3.6 Năng lực công nghệ: Công nghệ là yếu tố then chốt để một NHTM có thể bứt phá ngoạn mục trong việc cung cấp cho thị trường những sản phẩm hiện đại, chất lượng cao Theo chỉ đạo của NHNN, các NHTM quốc doanh phải đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại,... 1990, với việc ra đời hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990 là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp” Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối , còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng,... phòng giao dịch trên cả nước và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài, góp vốn cổ phần vào 5 doanh nghiệp và 7 ngân hàng, tham gia 3 liên doanh với nước ngoài Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương... hoạt động kinh doanh của VCB và VCB HCM -27- Bảng 2.8: Thị phần của VCB HCM so với các NH trên toàn địa bàn TPHCM Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Huy động vốn 12% 8% 5% Dư nợ tín dụng 8% 5% 3% Thanh toán quốc tế 40% 37% 30% Kinh doanh ngoại tệ 14% 12% 10% Phát hành thẻ ATM 22% 14% 13% Nguồn: tính toán của tác giả từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNN TPHCM và VCB HCM Bảng2.9: Nguồn vốn và đầu tư tín dụng . quả hoạt động kinh doanh trong NHTM: 1.2.1. Doanh thu: Hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục. là kết quả kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. -8- 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân

Ngày đăng: 19/02/2014, 12:30

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan