MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN QUAN TÂM TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1 Thiên tai từ đầu năm đến nay Từ đầu năm đến tháng 5, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước[.]
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN QUAN TÂM TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1 Thiên tai từ đầu năm đến nay: Từ đầu năm đến tháng 5, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước, đã xảy ra 117 trận dông, lốc, mưa lớn trên 34 tỉnh/TP, trong đó 08 đợt1 trên diện rộng tại 20 tỉnh, thành phố2 Bắc Bộ và Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long,… Tính đến ngày 18/5/2020, thiên tai đã làm: - 15 người chết, 85 người bị thương; - 1.685 nhà sập, 54.269 nhà bị hư hại, tốc mái; - 106.158 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại (trong đó: 54.793 ha thiệt hại do hạn mặn ĐBSCL; 16.956 ha bị thiệt hại do hạn hán tại Nam Trung Bộ; 34.199 ha bị thiệt hại do mưa lớn, dông lốc; 210ha bị thiệt hại do thiên tai khác); 6.331 con gia súc, gia cầm chết - Ước tính thiệt hại về kinh tế là 3.291 tỷ đồng, trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 791 tỷ đồng; ước tính do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng 2 Nhận định về thời tiết và thiên tai năm 2020 Nhận định chung tình hình thời tiết và thiên tai trong năm 2020 sẽ diễn biến theo hướng khô hạn, thiếu nước vào nửa đầu năm trên phạm vi cả nước; mưa nhiều, bão, lũ tập trung vào nửa cuối năm, nhất là khu vực Trung Bộ Dự báo có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông, trong đó có khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta Như vậy, số lượng bão năm 2020 dự báo ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam trong những tháng nửa cuối năm 2020 Bão mạnh có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với năm 2019 Hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá thường xuất hiện vào thời kỳ giao mùa trên phạm vi toàn quốc Mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng sẽ đến muộn vào khoảng cuối tháng 5 1 08 đợt: đợt 1: 24-25/01, đợt 2: 02-04/3, đợt 3: 17-18/3, đợt 4: 21-25/3, đợt 5: 10-11/4 (miền núi phía Bắc), đợt 6: 10-12/4 (miền Trung), đợt 7: 22-24/4, đợt 8: 7-9/5 2 20 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, TT.Huế, Phú Yên 1 Kinh nghiệm của các chuyên gia sau mỗi khi hạn hán kỷ lục sẽ xảy ra các trận lũ lớn Ví dụ, sau trận hạn hán xảy ra gay gắt từ cuối mùa hè 1963 đến mùa hè 1964 tại khu vực Nam Trung Bộ, đã xảy ra trận mưa lớn gây lụt lội mà người dân vẫn gọi là "đại hồng thủy 1964" làm gần 6.000 người chết tại các tỉnh Trung trung bộ; sau đợt hạn hán năm 2015 - 2016, có tới 4 đợt mưa lũ lớn kéo dài vào tháng 11, 12/2016 gây thiệt hại lớn tại Nam Trung Bộ … 3 Về sự gia tăng rủi ro nhiều loại hình thiên tai - Sự gia tăng rủi ro thiên tai lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở khu vực miền núi: Các tỉnh miền núi, nhất là miền núi phía Bắc đều bị tác động nặng nề do hậu quả của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất , các thiên tai này đều diễn ra ở phạm vi rất hẹp, có khi chỉ ở trong phạm vi 1000m2 Nguyên nhân là bên cạnh sự cực đoan của thiên tai, thời tiết thì còn có nguyên nhân do tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người như việc bạt mái làm nhà, đào đường, khai thác khoáng sản bừa bãi làm mất ổn định địa chất, và việc san lấp lòng dẫn làm tắc nghẽn sông suối - Rủi ro về hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển nặng nề ở đồng bằng sông Cửu Long: Mỗi năm nguồn nước về khoảng 350 tỷ m3, trong đó 2/3 là từ thượng nguồn bên ngoài trong khi đó mỗi năm vùng này chỉ dùng hết 20 tỷ m3 Lý do thiếu nước đầu tiên là với thời tiết cực đoan như năm nay, ngay thượng nguồn sông Mekong không có mưa và các nước thượng nguồn cũng bị hạn Thứ hai là biến đổi khí hậu và nước biển dâng, triều cường lên quá cao nên mặn vào sâu và không rút ra được Hiện nay một số quan điểm cho rằng diễn biến hạn mặn đến đâu chuyển đổi sản xuất đến đấy Song xâm nhập mặn luôn thay đổi theo từng năm, từng mùa vì vậy nếu không chủ động kiểm soát mặn ngọt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống (rất cần nước ngọt), sản xuất cần chất lượng nước ổn định, kể cả nuôi trồng thủy hải sản Quan điểm thuận thiên là quan điểm chủ đạo nhưng không thể hoàn toàn dựa vào tự nhiên Giải pháp về công trình trong dài hạn là phải làm thế nào kiểm soát được mặn–ngọt Như vậy các công trình đầu tư dài hạn sẽ phải đảm bảo được phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp và đúng với mục tiêu: nước mặn, nước lợ cũng là nguồn tài nguyên chứ không chỉ nước ngọt là tài nguyên Với giải pháp phi công trình đó là sự chủ động của người dân Để người dân chủ động thì cần tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức Nếu chúng ta chủ động trong dự báo nhưng người dân không tham gia thì cũng rất khó thành công 2 Giải pháp ngắn hạn của các tỉnh để trữ nước ngọt là đắp đập tạm, điển hình Kiên Giang vừa qua đã có 197 đập tạm để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và địa phương này cơ bản không có hộ dân bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt Đây là giải pháp ngắn hạn rất tốt Còn dài hạn, các hộ gia đình, xã, huyện, phải chủ động được nguồn nước Sự phát triển ở thượng nguồn sông Mekong cùng với việc khai thác khoáng sản trái phép đã làm trầm trọng hơn chế độ dòng chảy ở hạ lưu, làm lòng sông tụt xuống, xói lở bờ sông, bờ biển gia tăng [2] Việc suy giảm phù sa chủ yếu do hồ chứa thượng lưu, không phải do nguyên nhân đê bao, bờ bao như một số nhận định gần đây Thời gian gần đây, hệ thống đường bộ và cụm tuyến dân cư đã phát triển cùng với chương trình nông thôn mới, cần tuyên truyền để nhân dân không khai thác cát bừa bãi, không lấn chiếm lòng sông, bãi sông làm nhà và tập kết vật liệu cản trở dòng chảy làm gia tăng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long 4 Về công tác dự báo Công tác dự báo, cảnh báo mặc dù đã có nhiều bước tiến song chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường Mật độ các trạm đo mưa, mực nước còn quá mỏng, mức độ tự động hóa thấp; theo dõi dòng chảy trên các hệ thống sông liên quốc gia còn hạn chế 5 Về quy định và thực thi pháp luật, cơ chế chính sách 5.1 Việc lồng ghép Phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm dẫn đến rủi ro có nguy cơ ngày càng gia tăng [3] 5.2 Quản lý chất lượng, giám sát hành trình tàu thuyền ra khơi, quản lí sản xuất thủy sản Số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển đông rất lớn với 114.000 tàu hoạt động trong đó có 96.000 tàu có chiều dài lớn hơn 6m, 18.000 tàu được lắp định vị vệ tinh Tuy nhiên, còn nhiều tàu thuyền không lắp đặt định vụ hoặc khi ra biển thì tắt định vị, tàu chất lượng kém thường gặp nạn khi có bão Do đó, trong năm 2019 còn để xảy ra sự cố 739 vụ/458 phương tiện/4.670 người đã làm 75 người chết; mất tích 130 người; bị thương 202 người; chìm hỏng 406 phương tiện Công tác quản lý tàu cá hoạt động đánh bắt trên biển, công tác kiểm định, kiểm tra chất lượng tàu thuyền của ngư dân hoạt động trên biển chưa được chặt chẽ 3 Việc kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú bão thực hiện chưa triệt để Một số phương tiện, tình trạng kỹ thuật không bảo đảm nằm trong vùng bão dẫn đến chết máy, mất thông tin liên lạc, chìm tàu (ví dụ do ảnh hưởng bão số 4 ngày 29/8/2019 xảy ra sự cố 9 tàu/87 người, trong đó 3 tàu bị chìm) Nhiều khu nuôi trồng thủy sản đang phát triển không theo quy hoạch, rất khó kiểm soát, khó tổng hợp, đánh giá tình hình thiệt hại khi thiên tai xảy ra [4] 5.3 Quy trình, giám sát vận hành hồ, liên hồ chứa Công tác bảo đảm an toàn cho vùng hạ du các hồ, đập thủy lợi, thủy điện còn tiềm ẩn sự cố, đe dọa đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân Điển hình như: Việc vận hành xả lũ thủy điện Sử Pán 1 của Công ty Cổ phần Việt Long tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào đêm 23 rạng ngày 24/6/2019 gây thiệt hại hoa màu, nhà cửa, tài sản của nhân dân trị giá nhiều tỷ đồng Hiện nay có 110 hồ chứa thủy điện, trong đó có 41 hồ thủy điện do EVN quản lý thì tương đối tốt, còn 69 hồ thủy điện do tư nhân thì công tác xây dựng, công tác vận hành, theo dõi dòng chảy, quản lý theo dõi về xã lũ còn rất hạn chế Số lượng quan trắc còn thấp, dẫn đến nguy cơ rủi ro, mất an toàn cho hồ chứa và hạ du Có những hồ khả năng cắt lũ rất thấp, không có hồ thì lũ vẫn xảy ra, nhưng một số cơ quan truyền thông khi thấy xả lũ và có ảnh hưởng đến hạ du thì đưa tin là do hồ thủy điện là chưa sát thực tế 5.4 Quy trình cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai và nguồn tài chính - Quy trình cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp nhận viện trợ còn phức tạp, kéo dài giảm hiệu quả sử dụng, nhất là quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ từ dự phòng ngân sách của Trung ương Một số địa phương sử dụng kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai còn chậm trễ, lúng túng, hiệu quả chưa cao - Quy định về nguồn lực tài chính: + Luật phòng chống thiên tai quy định nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai gồm ngân sách nhà nước, quỹ phòng chống thiên tai và nguồn đóng góp hỗ trợ tự nguyện của tổ chức cá nhân Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị tác động nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu song nước ta chưa có dòng ngân sách riêng cho công tác Phòng chống thiên tai (Nhật Bản, dự phòng 1 năm từ 6-8% GDP cho công tác phòng chống thiên tai) 4 + Chính sách về bảo hiểm rủi ro thiên tai chưa được ban hành, chưa có sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng xã hội; bảo hiểm cho nông nghiệp đang ở giai đoạn thí điểm (trong khi đó, đối với giao thông vận tải hiện nay hệ thống đường giao thông rất thuận tiện, hệ thống vận tải hàng không phát triển do có sự tham gia của xã hội và hợp tác công tư) Việc sớm ban hành chính sách bảo hiểm rủi ro thiên tai (Bộ Tài chính chủ trì) là rất cấp thiết + Về Quỹ Phòng chống thiên tai, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ Hiện có 100% tỉnh thành phố đã triển khai Quỹ phòng, chống thiên tai (đến tháng 4/2020 tổng kinh phí đã thu Quỹ 3.112 tỷ, đã chi 1.435 tỷ, còn 1.679 tỷ đồng) Quỹ phòng chống thiên tai là nguồn lực rất hiệu quả tại các địa phương trong việc hỗ trợ kịp thời đối với các hoạt động phòng ngừa, xử lí các sự cố nhỏ và khắc phục hậu quả sau thiên tai Tuy nhiên, đối với những tỉnh có thường xuyên xảy ra thiên tai, nhất là khu vực miền núi, phải di dân tại các lòng hồ phục vụ xây dựng hồ thủy điện, hồ thủy lợi để cắt lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đồng bằng, nhưng những người dân ở miền núi phải di dân đến những điểm không an toàn, trong khi đó chưa có sự điều tiết quỹ PCTT giữa các thành phố, đồng bằng, khu vực được hưởng lợi đối với khu vực và người dân bị ảnh hưởng Từ các vấn đề đó làm cho kinh phí cho công tác PCTT hạn chế, phân tán, không kịp thời, mới tập trung cho khắc phục khẩn cấp, dẫn tới tồn tại nhiều trọng điểm đê điều, hồ chứa, sạt lở xung yếu, nhà dân nằm trong khu vực nguy hiểm; đặc biệt nhiều vị trí trọng yếu đang đầu tư dở dang như sạt lở đồi Ông Tượng ngay gần chân đập Hòa Bình; 237 vị trí trên đê quốc gia, 200 hồ chứa có nguy cơ vỡ cao và một số công trình trọng điểm khác, 402 điểm sạt lở nguy hiểm ven sông, ven biển và 76.291 hộ/304.038 nhân khẩu có nguy cơ cao cần di dời 6 Tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương Hiện nay không có cơ quan đào tạo chuyên ngành, cán bộ thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, ít được tập huấn; thiếu các công cụ hỗ trợ chuyên dùng, bảo đảm để thực thi nhiệm vụ, dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, nhất là trong các tình huống thiên tai phức tạp 7 Hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị Hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ ra quyết định từ Trung ương đến các địa phương chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều tình huống lúng túng, không kịp thời, Phương án ứng phó thiên tai của một số địa phương chưa sát với thực tế nên còn bị động, lúng túng trong ứng phó khi 5 thiên tai lớn xảy ra, nhất là về phương tiện, vật tư và lực lượng tại chỗ Cần chuẩn bị các kịch bản khi thiên tai xảy ra phải sơ tán, đảm bảo an toàn cho người dân nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID, không để bùng phát dịch bệnh tại vùng có thiên tai, nhất là tại các nơi sơ tán 8 Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân Công tác thông tin, tuyên truyền chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên, bài bản, thiếu kịp thời nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, Hệ thống thông tin liên lạc, thông tin truyền thông đến vùng sâu vùng xa, vùng biển, hải đảo - là những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng nhưng thông tin truyền thông thường bị gián đoạn khi thiên tai xảy ra Hình thức tuyên truyền còn chưa phù hợp với từng giai đoạn phòng chống thiên tai, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng nhóm cộng đồng, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương Nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến không thực hiện tốt, vi phạm luật, hoặc có thể dẫn đến thiệt hại về người và tài sản, ví dụ như: Cho rằng khi xây dựng các hồ chứa thủy điện lớn trên các hệ thống sông Hồng thì dưới vùng hạ không còn lũ, dẫn đến tình trạng chủ quan và xem nhẹ vai trò của hệ thống đê điều ( nhận định này đúng với các trận lũ nhỏ, lũ thiết kế, những cơn lũ nhỏ thì hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đều cắt được, tuy nhiên trước tình hình biến đổi khí hậu, tình hình mưa cực đoan vào tháng 7/2015 tại Quảng Ninh (1.500 mm) hoặc vào tháng 10/2017, thủy điện Hòa Bình phải xả 8 cửa, thì nguy cơ lũ lớn rất nguy hiểm); dẫn đến quan tâm chưa đúng mức trong đầu tư, duy tu bảo dưỡng đê điều ngăn chặn, xử lý vi phạm đến lòng sông, bãi sông, thân đê ngày càng gia tăng (Tổng số vi phạm từ năm 2011 đến hết năm 2019: 10.552 vụ; giải tỏa, xử lý được 3.221 vụ, còn tồn đọng 7.331 vụ) Các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường đưa thông tin về tình hình diễn biến; xây dựng, kế hoạch phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình; xây dựng một số tài liệu, sản phẩm tuyên truyền, mở chuyên mục về công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; cần phát triển cơ chế và kết nối thông tin chèn sóng trên kênh truyền hình và đài phát thanh (radio) quốc gia, địa phương để cảnh báo khẩn cấp đến người dân Cần tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, nội dung của Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai 6 Một số thông tin tham khảo CHI TIẾT MỘT SỐ THIÊN TAI NĂM 2019 1 Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt, kéo dài từ cuối năm 2019 tại đồng bằng sông Cửu Long vượt lịch sử 2016, 06/13 tỉnh 3 đã công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán, xâm nhập mặn Các trị số về hạn hán, xâm nhập mặn: + Lưu lượng về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm (TBNN), thậm chí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục) (Trung bình từ ngày 01/11 đến ngày 3/4 tại trạm Kratie (Campuchia) – trước phân nhánh vào sông Tiền, sông Hậu: năm 2019-2020 là 3.075 m3/s; năm 2015-2016 là 3.787m3/s; TBNN 4.737 m3/s) + Xâm nhập mặn vào sâu hơn TBNN và sâu hơn năm 2016 từ 3-7km so với cùng kỳ 2016 (sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn tới 102km) + Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm 54.700 ha lúa bị thiệt hại (38.200 ha lúa Đông Xuân và 16.500ha lúa mùa) + 96.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt + Gây lún sụt nghiêm trọng nhiều tuyến đê, đường giao thông (1.121 điểm đường giao thông với tổng chiều dài 23.905km; 240m đê biển Tây đã sụt lún và 4.215m nguy cơ sụt lún trên địa bàn tỉnh Cà Mau) Hiện nay tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL đã giảm 2 Hạn hán tại các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ làm 16.956 ha lúa, hoa màu, cây trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại Trong đó, 02 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đã công bố tình trạng thiên tai do hạn hán trên địa bàn tỉnh Đồng thời, do nguồn nước không đảm bảo, một số địa phương đã chủ động điều chỉnh giảm diện tích sản xuất vụ Đông Xuân cho khoảng 23.500 ha cây trồng, trong đó: Khánh Hòa 500 ha lúa, Ninh Thuận 7.500 ha, Bình Thuận 15.500 ha lúa 3 Đã xảy ra 117 trận dông, lốc, mưa lớn trên 34 tỉnh/TP, trong đó 08 đợt trên diện rộng tại 20 tỉnh, TP 5 Bắc Bộ và Trung Bộ (tháng hai 01 đợt tháng ba 03 đợt, tháng tư 03 đợt, tháng năm 01 đợt), khiến 15 người chết, 85 người bị 4 3 06 tỉnh gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Long An, Sóc Trăng 4 08 đợt: đợt 1: 24-25/01, đợt 2: 02-04/3, đợt 3: 17-18/3, đợt 4: 21-25/3, đợt 5: 10-11/4 (miền núi phía Bắc), đợt 6: 10-12/4 (miền Trung), đợt 7: 22-24/4, đợt 8: 07-09/5 5 20 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, TT.Huế, Phú Yên 7 thương, 55.947 nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái ; 24.285ha lúa, 9.914ha hoa màu bị ngã đổ, thiệt hại Ước giá trị thiệt hại về kinh tế 791 tỷ đồng 4 Các thiên tai khác: Từ đầu năm đến nay tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên cả nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu long (Cà Mau, An Giang, Bạc Liêu,…) và ven biển miền Trung, nhiều đợt động đất ở khu vực miền núi phía Bắc 5 Một số trạm mưa lớn từ ngày 15-17/5/2020: Khu vực miền núi phía Bắc xảy ra mưa to đến rất to, tập trung trong ngày 17/5: Quảng Yên ( Cao Bằng) 234mm, Án Lại (Cao Bằng) 171mm, Bắc Quang (Hà Giang) 142mm; Đoan Hùng (Phú Thọ) 104mm; Khanh Ninh (Bắc Kạn) 132mm; Hồng Thái (Tuyên Quang) 115mm [1] Vùng Trung Bộ: có 200 ha cây thanh long ở Bình Thuận (huyện Bắc Bình và huyện Hàm Thuận Bắc) và 55 ha cây ăn quả ở Ninh Thuận đang bị thiếu nước – đây là diện tích nằm ngoài hệ thống công trình thủy lợi Tổng cộng 32.325 hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt (Nghệ An 300 hộ, Quảng Bình 3.00 hộ, Bình Thuận 26.300 hộ, Quảng Ngãi 1.625 hộ, Phú Yên 1.100 hộ) Vùng Tây Nguyên: Diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước toàn vùng là 18.489 ha (Gia Lai 53 ha, Đăk Lăk 5.514 ha, Đăk Nông 12.922 ha), tăng hơn tuần trước khoảng 2.900 ha Tổng cộng 6.968 hộ thiếu nước sinh hoạt (Đăk Lăk 2.802 hộ, Kon Tum 2.285 hộ, Gia Lai 1.283 hộ, Lâm Đồng 598 hộ) Đồng bằng sông Cửu Long: Tổng cộng 51.080 hộ thiếu nước sinh hoạt (Bến Tre 12.000 hộ, Sóc Trăng 7.900 hộ, Kiên Giang 10.000 hộ, Cà Mau 17.500 hộ, Bạc Liêu 500 hộ, Long An 230 hộ, Trà Vinh 2.950 hộ) Về nước sạch có khoảng 96.000 hộ dân bị thiếu nước do ảnh hưởng hạn mặn nhưng không có hộ dân nào không có nước sạch [2] Từ nay đến sau năm 2030 thượng nguồn sông Mê Kông đã và đang hình thành 25 hồ chứa, 83 đập thủy điện trên sông nhánh, sẽ giữ lại một khối lượng bùn cát khổng lồ Ước tính, khi các thủy điện kể trên hoàn thành và tích nước, lượng bùn cát đổ về đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được dự báo sẽ thiếu hụt khoảng 80% so với trước đây 8 [3] Khoản 1, Điều 16, Luật PCTT: Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phải có nội dung PCTT phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; Bộ KHĐT đã ban hành Thông tư 05/2016/TTBKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung PCTT Tuy vậy việc thực hiện việc lồng ghép tiến hành rất hạn chế Cần tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết Chính phủ số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nhiệm vụ “Rà soát thực trạng sử dụng đất ven biển, ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông, kênh rạch phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn; Xây dựng kế hoạch, từng bước di dời công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở, hướng tới phát triển bền vững; thời gian hoàn thành trước năm 2025” [4] Nhờ đầu tư vào cảng cá, bến cá, khu neo đậu, hạ tầng nuôi thủy sản, giống: công suất cảng cá tăng thêm khoảng 620 lượt tàu/ngày, công suất neo đậu tránh trú bão tăng thêm khoảng 3.700 tàu Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung tăng thêm khoảng 8.820 ha; ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục, bình quân giai đoạn 2016-2020 là 6,8%/năm 9 ... điểm khơng an tồn, chưa có điều tiết quỹ PCTT thành phố, đồng bằng, khu vực hưởng lợi khu vực người dân bị ảnh hưởng Từ vấn đề làm cho kinh phí cho công tác PCTT hạn chế, phân tán, không kịp thời,... báo thiếu hụt khoảng 80% so với trước [3] Khoản 1, Điều 16, Luật PCTT: Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phải có nội dung PCTT phù hợp với đặc thù thiên tai vùng, địa phương để bảo đảm phát... đảm phát triển bền vững; Bộ KHĐT ban hành Thông tư 05/2016/TTBKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung PCTT Tuy việc thực việc lồng ghép tiến hành hạn chế Cần tổ chức thực nhiệm vụ giao Nghị Chính phủ