1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

31 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Với mongmuốn tìm hiểu về quá trình biến đổi của xã hội loài người qua các giai đoạnlịch sử đã thu hút được nhiều nhà triết học, xã hội học giành công sức nghiêncứu, có người tìm câu trả

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦULịch sử nhân loại luôn vận động biến đổi và phát triển không ngừng.Con người trong suốt quá trình hình thành, để tồn tại và phát triển đã laođộng từ những hình thức đơn giản thô sơ cho tới những phương thức sảnxuất hiện đại như ngày nay để tác động vào tự nhiên, chinh phục thiên nhiêntạo ra của cải vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, đồngthời cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Nhân loại vẫn luôn luôn tựđặt ra những câu hỏi như: Chúng ta là ai, từ đâu đến ? Hay khái quát ở cấp

độ cao hơn như xã hội loài người là gì? xuất hiện như thế nào? vận động vàphát triển ra sao? Tất cả những điều đó đã đang và sẽ là những câu hỏi lớnđối với toàn thể nhân loại ở mọi thời đại Loài người đã trải qua năm hìnhthái phát triển kinh tế xã hội là cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ,phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa

Mỗi dân tộc tự xác định cho mình hướng đi riêng trong từng giaiđoạn lịch sử nhất định sao cho phù hợp với quy luật phát triển của xã hộiloài người, lấy cơ sở đấy làm kim chỉ nam, là bánh lái cho con thuyền cậpbến được an toàn để phát triển kinh tế, xã hội Nước ta xuất phát từ mộtnước có nền nông nghiệp lạc hậu, vì vậy cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém,

để có thể phát triển đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội cần phải có một

kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với những điều kiệnvốn có của nước nhà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn con đường đi lên chủnghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, bởi chỉ có đi lên chủ nghĩa

xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện đượcmục tiêu làm cho mọi người dân được ấm no, tự do, hạnh phúc Sự lựa chọncon đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của chính lịch

sử dân tộc và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại

Trang 2

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu môn triết học, em nhận thấy

đề tài “ Hình thái kinh tế xã hội với việc vận dụng học thuyết hình thái kinh

tế xã hội vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta” là một đề tài hay, hấp dẫn không ít những ai yêuthích môn triết học nói chung và các môn khoa học xã hội nói riêng cũngnhư những ai quan tâm đến quá trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy

em đã chọn đề tài này để nghiên cứu cho bài tiểu luận triết học của mình

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

Bất kỳ nhà nước nào ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có vai trò kinh tếnhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội thì vai tròkinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó Với mongmuốn tìm hiểu về quá trình biến đổi của xã hội loài người qua các giai đoạnlịch sử đã thu hút được nhiều nhà triết học, xã hội học giành công sức nghiêncứu, có người tìm câu trả lời ở các thần thánh ỏ thượng đế, ở một cõi siêunhiên, có người cho đó là do vai trò của những cá nhân kiệt xuất có khả nănglàm nên lịch sử, cũng có nhà triết học quan niệm sự vận động và phát triểncủa thế giới mà trong đó có xã hội loài người dựa vào sự vận động, “thahoá” của ý niệm tuyệt đối Tất cả những quan điểm đó (chủ nghĩa duy tâm

và duy vật trước C.Mác) đều tỏ ra thiếu sức thuyết phục, chưa thể giải quyếtmột cách đúng đắn và khoa học những vấn đề đặt ra Chỉ đến chủ nghĩa duyvật lịch sử (một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác) các vấn đề trênmới được giải quyết một cách thực sự khoa học Bằng sự kế thừa có chọnlọc những thành tựu triết học trước đó cùng với sự nghiên cứu tỉ mỉ về quárình lịch sử loài người, học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của mác đã chỉ

rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội, vạch ra phương pháp khoahọc để giải thích lịch sử

Với ý nghĩa và vai trò ấy, có thể xem học thuyết về hình thái kinh tế

xã hội là hạt nhân lí luận, là hòn đá tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử

đây thực sự là một đóng góp to lớn, một thành tựu lý luận quan trọng trongviệc giải quyết nguyên nhân và định hướng sự phát triển của xã hội trongthực tiễn

Dưới sự phân tích khoa học và biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch

sử, phạm trù hình thái kinh tế xã hội không phải là một thực thể độc lập đơn

lẻ, cứng nhắc mà nó rất sinh động và linh hoạt, tồn tại như một cơ thể sống,

là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập, mâu thuẫn nhau Các mặt,

Trang 4

các yếu tố cấu thành của một hình thái kinh tế xã hội gồm có: lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất (họp thành phương thức sản xuất) cơ sở hạ tầng (vềquan hệ sản xuất) và kiến trúc thượng tầng Các yếu tố này luôn luôn tácđộng qua lại, làm chuyển hoá lẫn nhau tạo nên sự vận động và phát triểnkhông ngừng của xã hội, có sự thay thế nhau liên tục của các hình thái kinh

tế xã hội trong lịch sử loài người

1 Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với đời sống xã hội

1.1 Sản xuất vật chất.

Trước đây ở thời kỳ sơ khai nguyên thuỷ, để có thể duy trì sự sống conngười chỉ biết sử dụng những thức ăn có sẵn trong tự nhiên bằng cách háilượm, khi xã hội dần phát triển con người đã biết chế tạo ra những dụng cụthô sơ cho tới hiện đại phục vụ cho việc tìm kiếm thức ăn và xây dụng chỗ

ở, cứ như vậy trải qua thời gian biến đổi lâu dài con người đã biết sản xuất racủa cải vật chất từ những nguồn nguyên liệu có sẵn hoặc tổng hợp để tạo ranhững hàng hoá phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và đem lưu thông trao đổirộng rãi, đó là hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo để phát triểncủa loài người Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinhthần, và sản xuất ra bản thân con người, ba quá trình này không tách biệt vớinhau mà có mối quan hệ đan xen, biện chứng song sản xuất vật chất giữ vaitrò quan trọng nhất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, quyếtđịnh toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tácđộng vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo racủa cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát tiển của con người

Theo Ph.Ăngghen “ lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đờisống loài người”, cùng với giới tự nhiên cung cấp những vật liệu cho hoạtđộng sản xuất, lao động là nguồn gốc của mọi của cải Hoạt động sản xuấtvật chất tạo ra tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của conngười nói chung cũng như từng cá thể con người nói riêng

Trang 5

Quá trình con người sử dụng sức lao động (thông qua công cụ lao động)tác động vào tự nhiên sản xuất ra của cải vật chất, thoả mãn nhu cầu conngười, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Với tínhcách là chủ thể trong sản xuất, con người với sức lao động, kinh nghiệm,thói quen và tri thức khoa học-kĩ thuật của mình, sử dụng tư liệu lao động

mà trước hết là công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cảivật chất

C Mác cho rằng “ Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trựctiếp tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, cácquan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáocủa người ta

1.2 Vai trò và ý nghĩa của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội a) Vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội.

Quan điểm duy vật biện chứng của Mác: Sản xuất vật chất là cơ sở,nền tảng cho sự phát triển xã hội, biểu hiện:

+Sản xuất vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của con người, trong quá trìnhsản xuất vật chất, con người làm biến đổi thiên nhiên, biến đổi xã hội và biếnđổi chính bản thân họ, từ đó mà ta thấy vai trò to lớn của người lao động +Sản xuất vật chất của con người là cơ sở tái sản xuất ra quan hệ xã hội,

mà trên cơ sở đó xây dựng nên toàn bộ những mối quan hệ xã hội khác nhưchính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo nghệ thuật, khoa học và cả triết họcnữa

+Sản xuất vật chất là cơ sở đánh giá sự tiến bộ xã hội quy định sự biến đổiphát triển các mặt đời sống xã hội, quy định sự phát triển từ thấp đến cao

b) Ý nghĩa phương pháp luận

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, để có thể duy trì cuộc sống cho xã hộiloài người không thể thiếu quá trình sản xuất vật chất, bởi những gì sẵn cótrong tự nhiên không phải tất cả đề là vô hạn, nếu cứ khai thác mà không tìmcách bồi đắp bổ xung hoặc tìm nguồn nguyên liệu thay thế thì tới một lúc

Trang 6

nào đó những nguồn lực đó sẽ dần dần cạn kiệt và mất đi vĩnh viễn, kết quả

là loài người sẽ đi đến giai đoạn diệt vong Cuộc sống ngày càng phát triểnthì đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, không chỉ là cơm no, áo ấm mà còn là ănngon mặc đẹp, điều đó thể hiện vai trò to lớn của quá trình tìm tòi sáng tạolâu dài của loài người để sản xuất vậtc chất cho xã hội

Cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng xã hội trong sự tồn tại và pháttriển của loài người Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử nhấtđịnh, cách thức sản xuất ra của cải vật chất là không giống nhau Vậy đặcđiểm của từng giai đoạn đó là gì, cách thức sản xuất vật chất đó ra sao, đâu

là nguyên nhân của sự phát triển xã hội? Chúng ta cần phải nghiên cứu tìmhiểu để có câu trả lời thích hợp, từ đó có những phương hướng vận dụngthích hợp với từng giai đoạn nhất định, không thể áp đặt chung cho mọi thời

kỳ cùng một phương pháp bởi những quy định đó có thể đúng cho giai đoạnnày nhưng sẽ là lỗi thời lạc hậu hoặc quá xa vời chênh lệch với những quan

hệ xã hội, chưa thích ứng đối với giai đoạn khác

2 Biện chứng giữa lực lượng sản xuất-quan hệ sản xuất

2.1 Phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất a) Phương thức sản xuất

C.Mác đã từng chỉ ra một điểm quan trọng mang tính quy luật của sựphát triển xã hội rằng lịch sử loài người là lịch sử thay thế nhau của cácphương thức sản xuất

Khái niệm: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quátrình sản xuất, chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độnhất định và quan hệ sản xuất tương ứng

Đối với sự vận động của lịch sử loài người, cũng như sự vận động củamỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi về phương thức sản xuất bao giờ cũng là sựthay đổi có tính chất cách mạng, trong sự thay đổi đó các quá trình kinh tế,

xã hội được chuyển sang một chất mới Dựa vào phương thức đặc trưng của

Trang 7

mỗi thời đại lịch sử, người ta có thể hiểu được thời đại lịch sử đó thuộc vềhình thái lịch sử nào.

Vai trò của phương thức sản xuất trong xã hội: Quy định tính chất, kếtcấu, sự vận động và phát triển của xã hội, điều đó thể hiện rất rõ nét qua cácgiai đoạn phát triển của lịch sử xã hội

Phương thức sản xuất hiện đại tối tân phù hợp với quan hệ sản xuất sẽlàm cho xã hội phát triển nhanh, ngược lại phương thức sản xuất lạc hậu,không tương xứng với sự phát triển của quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm sự pháttriển của xã hội Lịch sử xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử đãchứng minh điều đó Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ phương thức sảnxuất lạc hậu làm cho xã hội tồn tại hơn một triệu năm Phương thức sản xuất

nô lệ có sự phát triển tiến bộ hơn làm xã hội nô lệ tồn tại hơn 6000 năm Xãhội phong kiến, lực lương sản xuất đã mang tính chất nửa cơ khí, do đó tồntại 1000 năm, đến xã hội tư bản phương thức sản xuất đã ở trình độ pháttriển cao, trong vòng 300 năm tổng sản phẩm thu nhập xã hội bằng cả ba xãhội trước kia cộng lại

Từ sự phân tích trên ta thấy muốn cho xã hội và đời sống xã hội pháttriển, chúng ta phải quan tâm tới phương thức sản xuất vì chính nó quyếtđịnh sự tồn tại, vận động, phát triển của xã hội chứ không phải tư tưởng, ýmuốn chủ quan của con người

Phương thức sản xuất là phạm trù mang tính chất khách quan:

Trong lịch sủ nhân loại có những phương thức sản xuất gắn với chế độ tưhữu và phương thức sản xuất gắn với chế độ công hữu, dù phát triển xã hộitheo mỗi hướng khác nhau nhưng tất cả đều hướng tới xã hội chủ nghĩa côngsản trong tương lai, chỉ trên cơ sở xoá bỏ phương thức sản xuất dựa trênquyền tư hữu về tư liệu sản xuất, xác lập phương thức sản xuất xã hội chủnghĩa thì toàn bộ cơ cấu của đời sống xã hội mới thay đổi căn bản Bởi xuhướng tất yếu của lịch sử là hướng tới một xã hội bình đẳng giữa người vớingười, không có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt

Trang 8

Xây dựng và phát triển sản xuất trong xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sởchế độ công hữu về tư liệu sản xuất ở Việt Nam, dựa trên nền tảng cơ sở đãnêu trên, đảng ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựngmột phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, xem đó như là nhân tốquyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

b) Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sảnxuất mà trước hết là công cụ lao động Là sự biểu hiện mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên trong quá trình sản xuất, trong mối quan hệ đó người laođộng là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất, thể hiện năng lựcthực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất Lêninviết: "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, làngười lao động."

Tư liệu sản xuất, người lao động với kinh nghiệm sản xuất có kĩ nănglao động biết sử dụng và chế tạo công cụ lao động Tư liệu sản xuất bao gồm

tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong tư liệu lao động có công cụ laođộng và các vật liệu phụ trợ khác để bảo quản công cụ lao động, chuyên trở

và bảo quản sản phẩm lao động Đối tượng lao động gồm một bộ phận của

tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất vật chất được con người sử dụngtạo ra sản phẩm lao động và con người tạo ra đối tượng lao động, chúng takhông chỉ tìm trong tự nhiên những vật liệu có sẵn để sản xuất mà còn tạo ranhững đối tượng lao động mới Do vậy trong các yếu tố hợp thành lực lượngsản xuất thì người lao động giữ vai trò quan trọng nhất

Ngày nay khoa học và công nghệ phát triển mạnh chúng ta đã tìm rahơn 400 loại vật liệu mới đưa vào quá trình sản xuất làm cho sản xuất ngàycàng được phát triển Chưa bao giờ tri thức khoa học được vật chất hoá, kếttinh, thâm nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuấtnhanh và có hiệu quả như ngày nay Khoa học không còn là lý thuyết đứng

Trang 9

ngoài quá trình sản xuất vật chất mà chuyển thành mắt xích bên trong của hệthống sản xuất cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ý nghĩa trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp của khoa học không chỉ riêng khoa học tựnhiên mà cả khoa học xã hội ở mức độ nhất định Trong tư liệu sản xuất,công cụ lao động là yếu tố quan trọng, là hệ thống xương cốt bắp thịt trong

kĩ thuật sản xuất, nó thường xuyên được con người cải tiến, là yếu tố độngnhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất Khi công cụ lao động đượccải tiến, kinh nghiệm và trình độ sản xuất của con người ngày càng đượcnâng cao, các nghành mới ra đời, phân công lao động xã hội phát triển dẫnđến sản xuất của xã hội phát triển Nhờ đó đã tiết kiệm được thời gian cũngnhư sức lao động của con người Người lao động với kinh nghiệm và sángtạo của mình đã cải tạo công cụ lao động, chế tạo ra công cụ lao động mớiđồng thời con người là chủ thể quyết định năng suất lao động và năng suấtlao động được coi là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ lực lượng sảnxuất của một xã hội nhất định

Các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau,

sự hoạt động của công cụ lao động phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, thóiquen của con người đồng thời bản thân con người lại phụ thuộc vào công cụlao động hiện có, đây là mối liên hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan.Ngày nay khoa học và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi vào trongsản xuất, nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, vì vậy khoahọc đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cho phép con người tạo ranăng suất lao động cao hơn so với trước kia, chúng ta khẳng định ngày naykhoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lực lượng sảnxuất độc lập vì những tri thức khoa học đã được vật chất hoá, được kết tinhvào từng yếu tố của lực lượng sản xuất

Trải qua các cuộc cách mạng khoa học trên nhiều lĩnh vực trong lịch

sử, cùng với sự tiến triển của sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan

Trang 10

trọng trong sản xuất Khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhântrực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống Khoahọc công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất do vậy nóhoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII của đảng ta đã vạch ra mục tiêu đốivới sự phát triển của lực lượng sản xuất nói chung, của nền khoa học nướcnhà nói riêng như sau: “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước tatrở thành một nước công nghiệp”.

Lực lượng sản xuất đến lúc đó sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, phầnlớn là lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc.điện khí hoá cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng xuất lao động xã hội

và hiệu quả kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay Sự phát triển củakhoa học kĩ thuật đủ sức cung cấp luận cứ cho việc hoạch định các chínhsách, chiến lược và quy hoạch phát triển

Tính khách quan của lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất do con

người tạo ra song nó vẫn là yếu tố khách quan, là nền tảng vật chất của toàn

bộ lịch sử nhân loại Lực lượng sản xuất được kế thừa liên tục từ thế hệ nàysang thế hệ khác, mỗi thế hệ sinh ra đều phải thích ứng với một trình độ lựclượng sản xuất của thế hệ trước để lại vì lực lượng sản xuất là kết quả củanăng lực thực tiễn của con người, những lực lượng đã đạt được bởi hình thái

xã hội trước tạo ra

c) Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sảnxuất sản xuất vật chất, thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất,quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi với nhau cũng như quan hệ vềphân phối sản phẩm

Các quan hệ sản xuất của một phương thức sản xuất là một hệ thốngbao gồm nhiều mối quan hệ phong phú và đa dạng biểu hiện dưới nhiều hìnhthức, mỗi mặt quan hệ của hệ thống sản xuất có vai trò và ý nghĩa riêng biệt,

Trang 11

xác định khi nó tác động tới nền sản xuất xã hội nói riêng và tới toàn bộ tiếntrình lịch sử nói chung.

Tính khách quan của quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất do con

người tạo ra nhưng nó được hình thành một cách khách quan trong quá trìnhsản xuất, nó là hình thức xã hội của sản xuất Quan hệ sản xuất là nền tảngvật chất, kinh tế, để hình thành nên những quan hệ xã hội khác, và là hìnhthức của lực lượng sản xuất đồng thời cũng là cơ sở sâu xa của đời sống tinhthần xã hội

Tính ổn định tương đối: Quan hệ sản xuất là một hệ thống ổn định

tương đối so với sự vận động và phát triển không ngừng của lực lượng sảnxuất Sở dĩ như vậy bởi trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định, hình tháikinh tế xã hội cũng có tính ổn định tương đối, không thể tuỳ tiện thay đổi.Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt sau:

Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất

Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động

Ba mặt này có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau, trong

đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất, tính chất của quan

hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sảnxuất, biểu hiện thành chế độ sở hữu Quan hệ sở hữu là quan hệ cơ sở, quan

hệ trung tâm của các quan hệ sản xuất khác Chính quan hệ sở hữu trongviệc chiếm hữu các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng thể chế trong

hệ thống sản xuất xã hội Có thể thấy rõ điều đó qua các hình thái xã hộikhác nhau trong lịch sử, ví như trong xã hội tư bản chủ nghĩa thì quyền lựcthuộc về những người nắm giữ tư bản, bởi họ là những người nắm giữ tưliệu sản xuất, từ đó họ có thể thuê nhân công lao động, qua đó cũng đã thểhiện được vai trò quản lý của những người nắm giữ tư bản trong tay Vậy nó

có thể quy định tính chất của quan hệ tổ chức quản lý và việc phân phối sảnphẩm sản xuất xã hội Hiện nay có thể phân biệt rõ ràng rằng trong nền kinh

Trang 12

tế, lực lượng sản xuất do cơ sở vật chất kĩ thuật của nền sản xuất quyết định,còn quan hệ sản xuất lại do chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất trực tiếp quyếtđịnh.

Tuy nhiên mỗi mặt đều có tính chất độc lập tương đối của nó

Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: Lịch sử có hai loại hình sở hữu là

sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất

Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất nằm trong tay số ítngười vì vậy của cải xã hội cũng được tập trung trong tay một số ít người

Xã hội hình thành nên quan hệ thống trị và bị trị, có sự đối kháng giai cấp,phân biệt giàu nghèo sâu sắc

Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất: Tư liệu sản xuất là của mọi người trong

xã hội, mọi công dân đều có quyền hưởng lợi ích chung của xã hội, nhờ đó

mà quan hệ giữa người và người trong xã hội có sự bình đẳng hợp tác vớinhau Do đó nhìn vào loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, chúng ta có thểphân biệt được các chế độ xã hội khác nhau

Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất: Tác động trực tiếp đến quá trình

hoạt động sản xuất, điều khiển quá trình sản xuất, góp phần tạo nên hiệu quảcủa quá trình sản xuất

Nó chịu sự quy định và phải điều chỉnh phù hợp với quan hệ sở hữu,tuy nhiên nó cũng tác động ngược lại tới quan hệ sở hữu, nếu tổ chức quản

lý khoa học thì hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ củng cố quan hệ sở hữu,ngược lại nếu tổ chức kém thì sẽ kìm hãm sản xuất phát triển, từ đó tác độngxấu thậm chí có thể góp phần làm biến đổi quan hệ sở hữu theo chiều hướngtiêu cực

Quan hệ phân phối sản phẩm: Đây là khâu cuối của quá trình sản

xuất, tại đó sản phẩm sản xuất của xã hội được phân chia, nó là nguồn lợitrực tiếp của các chủ thể sản xuất cũng như người lao động Do đó nó có thểkích thích hay hạn chế năng suất lao động, phát huy sáng kiến sáng tạo, cải

Trang 13

tiến công cụ lao động trong quá trình sản xuất, qua đó tạo động lực thúc đẩyhay kìm hãm sự phát triển của xã hội.

2.2 Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với tính chất, tốc độ của lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt hợp thành củaphương thức sản xuất, chúng tồn tại song song với nhau nhưng không táchrời nhau mà tác động biện chứng với nhau tạo thành quy luật về sự phù hợpcủa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

Là quy luật cơ bản mang tính phổ biến ở tất cả các giai đoạn của lịch

sử loài người Sự phát triển của sản xuất vật chất xã hội trước hết là sự pháttriển của lực lượng sản xuất, nó được thể hiện cụ thể ở sự phát triển của tínhchất và tốc độ của lực lượng sản xuất

Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ củalực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử, thể hiện trình độ chinh phục

tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó Trình độ lực lượng sảnxuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹnăng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội,trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất Trong lịch sử xã hội, lực lượngsản xuất phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá Khisản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thìlực lượng sản xuất có tính chất cá nhân, khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khíhiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tínhchất xã hội hoá

a) Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và biến

đổi của quan hệ sản xuất.

Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thayđổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó Sự phù hợp của quan hệ sản xuấtvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đóquan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất

Trang 14

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm choquan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất Khi đó quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lựclượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển Yêu cầu khách quancủa sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sảnxuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới củalực lượng sản xuất, từ đó để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.C.Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượngsản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiệncó trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ

là những hình thức phát triển của quan hệ sản xuất, những quan hệ ấy trởthành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đạimột cuộc cách mạng xã hội”

b) Tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất của quan hệ sản xuất.

Quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất vì nó làhình thức xã hội mà lực lượng sản xuất phải dựa vào đó mà phát triển Quan

hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất, quy định cách thức quản lý, tổ chứclao động, phân phối sản phẩm, tạo ra điều kiện thúc đẩy hay hạn chế việc cảitiến công cụ lao động và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sảnxuất

Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất theo haihướng Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của trình độ lựclượng sản xuất hiện có, nó sẽ thú đẩy và mở đường cho lực lượng sản xuấtphát triển Nếu quan hệ sản xuất mâu thuẫn vơí lực lượng sản xuất, nó sẽkìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho sản xuất không pháttriển được Song sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo xu hướng phát triểnngày càng cao của lực lượng sản xuất thì cuối cùng quan hệ sản xuất cũng bị

Trang 15

thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất, trình độ của lựclượng sản xuất

c) Sự liên hệ lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xã hội chủ nghĩa là xã hội mà quan hệ sở hữu công về tư liệu sản xuất,công bằng được thiết lập, ở đấy giữa cong người với con người không có sựphân biệt tầng lớp, không còn quan hệ thống trị và bị trị như các xã hội trướckia, người lao động có quyền tự chủ, làm theo năng lực và hưởng theo laođộng Xã hội luôn vận động biến đổi, lực lượng sản xuất dưới chế độ xã hộichủ nghĩa cũng như dưới bất cứ phương thức sản xuất nào là yếu tố độnghơn, biến đổi nhanh hơn quan hệ sản xuất, do vậy luôn tạo ra những mâuthuẫn mới, từ đó cần có những biện pháp giải quyết mâu thuẫn, nhưng khimâu thuẫn cũ được giải quyết thì lại thiết lập những mâu thuẫn mới, chínhnhờ có mâu thuẫn và sự giải quyết mâu thuẫn ấy đã thúc đẩy xã hội ngàycàng phát triển cao hơn

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất còn liên quan đến cả quan hệ phân phối và trao đổi Lựclượng sản xuất càng phát triển thì hình thức phân phối cũng càng phát triển,đồng thời nguyên tắc lợi ích vật chất của người sản xuất vẫn được duy trì vàcủng cố Sự vi phạm nguyên tắc lợi ích vật chất kìm hãm sự phát triển củalực lượng sản xuất, do đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất có thể trở nên phức tạp nếu có khuyết điểm và sai lầm trong việc thihành chính sách kinh tế Nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa là phân phốitheo số lượng và chất lượng lao động, nhưng trong thực tế thường mắc phảimột số sai lầm như phân phối bình quân, sai lầm này sẽ dẫn đến người laođộng không hăng say lao động sáng tạo, đôi khi là sở hữu chung nên tínhkhông tự chủ, ỉ lại cao và dẫn đến không kích thích phát triển sản xuất hay

Ngày đăng: 19/02/2014, 10:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w