Kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (Trang 26 - 27)

II. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.

3) Kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam đang tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở đa dạng hoá về hình thức sở hữu nên quan hệ sở hữu có sự khác nhau. Ngay trong một thành phần kinh tế, dựa trên cùng một hình thức sở hữu, giữa các doanh nghiệp vẫn có sự khác nhau về trình độ công nghệ, về năng lực quản lý, về trình độ tay nghề của người lao động, về điều kiện sản xuất kinh doanh nên chi phí sản xuất cá biệt giữa các doanh nghiệp không giống nhau. Do đó, nó đòi hỏi mọi quan hệ kinh tế giữa người và người vẫn cứ phải giải quyết thông qua quan hệ mua bán hay là quan hệ hàng hoá, tiền tệ.

Đây là định hướng đúng đắn mà Đảng và nhà nước ta đã đặt ra cho chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, chỉ có thể thông qua thị trường mới có thể thúc đẩy kinh tế phát triển một cách tự do lành mạnh, muốn tồn tại và phát triển chúng ta phải luôn luôn đổi mới trong sản xuất kinh doanh cũng như phương thức quản lý sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Thực tiễn hơn 15 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối cao và ổn định trong thời gian dài, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, chủng loại hàng hoá trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú nên thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong thời gian tới với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải tiếp tục hoàn

thiện hơn nữa để có thể cạnh tranh và tồn tại được khi các điều kiện ràng buộc bảo hộ kinh tế trong nước được dỡ bỏ.

Trước đây vai trò của nhà nước có tầm quan trọng rất lớn, can thiệp quá sâu vào kinh tế, xu hướng trong thời gian tới nhà nước chỉ có vai trò chỉ đạo ở tầm vĩ mô, không can thiệp quá sâu vào kinh tế mà để các thành phần kinh tế tự hạch toán kinh doan độc lập theo pháp luật kinh doanh. Cơ chế vận hành kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn, điểu khiển hướng tới đích xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế theo phương châm: Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Yừu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là thị trường tự điều tiết hoàn toàn, mà còn phải phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kì, do đó nó còn phải chịu sự điều chỉnh quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại nhiều hình thức phân phối như phân phối theo lao động, phân phối theo vốn và tài sản, phân phối theo hiệu quả kinh tế, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi, các quỹ tiêu dùng công cộng, phân phối theo sự đóng góp về các nguồn lực. Trong điều kiện của Việt Nam, phân phối theo lao động và phân phối theo hiệu quả lao động là chủ yếu.

Một phần của tài liệu vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w