Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
171 KB
Nội dung
I- Lời Nói Đầu
Việt Nam quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa trong điều kiện một nước kinhtếkĩ thuật lạc hậu, trình độ phát triển sản
xuất thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Suốt mộtthời gian dài Việt Nam
cũng như nhiều nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) khác đã áp dụng mô hình
kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu, bao cấp mà thực chất là mô hình
kinh tế cứng nhắc, phi thị trường, quá đề cao vai trò của các thànhphần kinh
tế XHCN dưới hai hình thức: kinhtế quốc doanh và kinhtế tập thể, còn các
thành phầnkinhtế khác bằng những chính sách, biện pháp hành chính đã áp
đặt, nóng vội để đẩy nhanh tiến độ cải tạo XHCN. Kết quảlàthànhphần kinh
tế XHCN (quốc doanh và tập thể) phát triển nhanh về số lượng, mở rộng quy
mô và phạm vi hoạt động nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và ngày
càng có xu hướng giảm sút, sức mạnh tổng hợp của các thànhphầnkinh tế
không được phát huy khiến cho nềnkinhtế trở nên trì trệ, kém phát triển.
Chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà mô hình này đã
mang lại trong thời gian truớc đây, nhưng càng về sau nó càng bộc lộ những
khiếm khuyết, mà chủ yếu là các nhu cầucủa xã hội vượt quá khả năng đáp
ứng củamộtnềnkinhtế năng động do thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu và chế độphân phối bình quân chủ nghĩa. Chính điều đó đã
kìm hãm và làm thui chột động lực và tính cạnh tranh giữa các lực lượng kinh
tế, không huy động và sử dụng được các nguồn lực của đất nước để tạo đà
cho sự phát triển. Đoạn tuyệt với cơ chế cũ, lạc hậu và phát triển kinhtế đã
trở thành đòi hỏi bức thiết và tất yếu đối với Việt Nam.
Để khắc phục những thiếu sót trước đó, từ Đại hội VI của Đảng - Đại hội
Đảng khởi đầu sự nghiệp đổi mới - chủ trương phát triển nềnkinhtế thị
trường với cơcấukinhtếnhiềuthànhphần được nhận thức lại và thực hiện
nhất quán. Đảng ta đã xác định nềnkinhtếnhiềuthànhphầncócơcấu nhiều
thành phầnlàmộtđặctrưngcủathờikìquá độ. Mỗi thànhphầnkinhtế có
vai trò quan trọng trong nềnkinhtế thị trường định hướng XHCN, phát triển
kinh tếnhiềuthànhphầnlàmột chủ trương chiến lược, lâu dài trong suốt thời
kì quáđộ lên CNXH, nhằm mục tiêu hàng đầu là nâng cao hiệu quảkinh tế
nhà nước, kinhtế hợp tác và các thànhphầnkinhtế khác, trong đókinhtế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinhtế hợp tác xã trở thànhnền tảng của
1
nền kinhtế quốc dân, tạo khung pháp lí thuận lợi và môi trường chính trị, xã
hội ổn định và môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thông thoáng để tất
cả các thànhphầnkinhtế hoạt động tốt nhất, tạo động lực giải phóng sức sản
xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH và
nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân.
2
II. Nội Dung
1. Tính tất yếu khách quan củacơcấukinhtếnhiềuthànhphần trong
thời kìquáđộ lên chủ nghĩa xã hội.
Thành phầnkinhtếlà bộ phậncấuthànhnềnkinhtế quốc dân thống
nhất hay kiểu quan hệ kinhtế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về
tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
quy định . Mỗi thànhphầnkinhtế đại biểu cho một quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất và vốn, theo đólàmột quan hệ tổ chức, quản lí, phân phối và
thu nhập.
Khi bước vào thờikìquáđộ lên chủ nghĩa xã hội, nềnkinhtế nước ta
còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc
khác nhau, tương ứng với mỗi trình độcủa lực lượng sản xuất sẽ có một
kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơcấukinhtế phải làcơcấukinhtế nhiều
thành phần. Căn cứ vào những nguyên lí chung và điều kiện cụ thể của
Việt Nam, Đảng ta đã xác định: nềnkinhtế trong thờikìquáđộ lên CNXH
có 5 thành phần: kinhtế nhà nước, kinhtế tập thể, kinhtế tư nhân (cá thể,
tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinhtế tư bản nhà nước và kinhtếcó vốn đầu tư
nước ngoài. .
Các thànhphầnkinhtế cùng tồn tại đan xen với nhau, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh có tác dụng khôi phục cơ sở kinhtế hàng hoá mà trước
đây, do nôn nóng, đã xoá bỏ một cách không tự giác và cho phép khai
thác, sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thànhphầnkinh tế
trong nước. Những thànhphầnkinhtế này có diện mạo riêng nhưng đều
nằm trong sự thống nhất củanềnkinhtế thị trường định hướng XHCN lâu
dài, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh góp phần phát triển vững chắc
nền kinhtế nước ta trong điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập
với kinhtế khu vực và thế giới.
2. Phát triển các thànhphầnkinhtế trong nềnkinhtế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2-1. Phát huy vai trò chủ đạo củakinhtế nhà nước
Trong các thànhphầnkinhtế ở Việt Nam, mỗi thànhphần đều có vai
trò, vị trí và đóng góp nhất định vào nềnkinhtế đất nước. Song do tính
3
chất củanềnkinhtế thị trường định hướng XHCN, chúng ta cần đặc biệt
nhấn mạnh vai trò kinhtế nhà nước. Kinhtế nhà nước làm chủ đạo và
cùng với kinhtế tập thể trở thànhnền tảng củanềnkinhtế quốc dân.
Kinh tế nhà nước làthànhphầnkinhtế dựa trên chế độ sở hữu công
cộng về tư liệu sản xuất ( sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế
nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia,
các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước để có thể
đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinhtế nhà nước chiếm giữ ở các vị trí
then chốt củanềnkinh tế, đặc biệt trong nềnkinhtê sthị trường ở Việt
Nam, kinhtế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định tới tính
chất định hướng XHCN củanềnkinhtế quốc dân
Phát triển kinhtế nhà nước theo hướng là lực lượng mở đường, hỗ trợ,
định hướng cho các thànhphầnkinhtế khác phát triển theo mục tiêu kinh
tế, xã hội của đất nước. Kinhtế nhà nước có khả năng, điều kiện về mọi
mặt để đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đầu
tư, xây dựng cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinhtế -xã hội như giao
thông, điện, các công trình công cộng khác phục vụ sản xuất và đời sống.
Kinh tế nhà nước có điều kiện để đi đầu trong việc tập trung nghiên cứu,
xây dựng và phát triển các ngành kinhtế mũi nhọn, sản xuất những hàng
hoá mà trong nước có lợi thế, có khả năng cạnh tranh, thị trường có nhu
cầu và đem lại lợi nhuận cao, thu hút và sử dụng được nhiều lao động, tạo
đà cho kinhtế đất nước phát triển và hội nhập kinhtế quốc tế.
Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng, chủ yếu nhất để nhà
nước điều tiết và quản lí vĩ mô nềnkinh tế. Nhà nước chỉ có thể điều tiết
được nềnkinhtế khi có trong tay một tiềm lực kinhtế mạnh. Kinhtế nhà
nước chính là chỗ dựa vật chất to lớn, tạo ra tiềm lực kinhtế mạnh để Nhà
nước thực hiện yêu cầu đó. Trong nềnkinhtế nhà nước, hệ thống doanh
nghiệp nhà nước là lực lượng chủ lực tạo ra tiềm lực vật chất củakinh tế
nhà nước, có ở khâu những khâu trọng yếu củanềnkinh tế, cung ứng phần
lớn tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng thiết yếu đóng vai trò nòng cốt
trong việc củng cố, phát triển các bộ phậncấuthành hệ thống kinhtế nhà
nước, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinhtế cao và bền vững.Vì vậy,
trong lĩnh vực này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
4
nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Phát triển doanh nghiệp nhà nước là
nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinhtế nhà nước. Trong đó, cần xây
dựng một số tập đoàn kinhtế mạnh trên cơ sở các tổng công ti nhà nước,
có sự tham gia của các thànhphầnkinh tế, thực hiện tốt chủ trương cổ
phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không
cần nắm 100% và tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để tạo động lực phát
triển và nâng cao hiệu quả theo hướng xoá bỏ triệt để bao cấp, doanh
nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Kinhtế nhà nước là lực lượng vật chất
quan trọng nhất để nhà nước thực hiện quản lí vĩ mô nềnkinh tế, bảo đảm
cho nềnkinhtế phát triển ổn định, bảo đảm những cân đối lớn và đủ khả
năng sẵn sàng ứng phó với những đột biến củanềnkinhtế thị trường.
Việc phát triển kinhtế nhà nước sẽ là đòn bẩy để tăng trưởng kinh tế
và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước: Nhà nước sử dụng lực lượng
kinh tế nhà nước để đầu tư cho những ngành, những khu vực, những công
trình kinhtế trọng điểm, tạo điều kiện thúc đẩy nềnkinhtế từng vùng,
miền, địa bàn, phát huy lợi thế, khả năng về mọi mặt, làm thay đổi bộ mặt
kinh tế cả nước. Kinhtế nhà nước còn được sử dụng vào việc thực hiện
các chương trình vay vốn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm…
Như vây, để kinhtế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, dẫn dắt các
thành phầnkinhtế khác phát triển theo định hướng XHCN ta cần hoàn
thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơcấu và nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước, đổi mới và phát huy ưu thế về kĩ thuật
và công nghệ, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinhtế khác nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu
quả kinhtế xã hội, thực hiện vai trò và chức năng công cụ quản lí vĩ mô
của Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lí kinhtế trong các doanh nghiệp Nhà
nước trên cơ sở bảo đảm chế độ tự chủ, sản xuất kinh doanh của các đơn vị
kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loại lợi ích kinh tế, chú ý thích
đáng lợi ích kinhtếcủa người lao động.
2-2. Kinhtế tập thể cùng phát triển với kinhtế nhà nước
Kinh tế tập thể làthànhphầnkinhtế bao gồm những cơ sở kinhtế do
người lao động tự góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lí theo nguyên tắc
tập trung, bình đẳng, cùng có lợi.
5
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác dựa
trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những
người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh… thuộc các thànhphần kinh
tế, không giới hạn địa bàn hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm. Trong quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương đổi mới và phát triển kinhtế tập thể nhằm phát huy vai
trò tích cực của nó. Kinhtế tập thể đã có những bước đổi mới một cách
sâu rộng, phát triển sâu rộng, phát triển các hình thức hợp tác đa dạng,
chuyển đổi mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động và cơ chế quản lí nội bộ
để thích ứng với điều kiện mới.
Về hướng hoạt động sản xuất:
Chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh,
đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường; không ngừng đổi mới,
cải tiến kĩ thuật, cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh
tranh củamột tổ chức kinhtế phụ thuộc vào cách thức, quy mô tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ. Nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ giúp
kinh tế tập thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Hiện nay, việc cung cấp các
dịch vụ đầu vào cho sản xuất đã phát triển khá mạnh trên thị trường, do
vậy nếu chỉ thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng đầu vào thông
thường thì giá trị sản xuất sẽ thấp, cạnh tranh rất ác liệt với các loại thị
hình kinhtế khác, dặc biệt làkinhtế tư nhân. Ở khu vực nông thôn, bên
cạnh việc phát triển kinhtế cá thể, tiểu chủ cần chú trọng kinhtế hợp tác
xã, trang trại… Để vươn ra thị trường và giảm tác động của các rủi ro, tăng
hiệu quả phát triển kinhtế các hợp tác xã, cần mở rộng lĩnh vực hoạt động
của mình với cácloại hình tổ chức kinh doanh khác, phát triển các ngành
nghề truyền thống, đa dạng các mặt hàng, đảm bảo những khâu quan trọng
như chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Về mặt tổ chức:
Kinh tế tập thể cần lựa chọn, xây dựng đội cán bộ có tinh thần, ý thức
trách nhiệm cao, cần xác định mô hình tổ chức quản lí nào là phù hợp với
điều kiện cụ thể của mình. Ngoài ra, kinhtế tập thể phải lấy lợi ích kinh tế
6
làm chính, trong đó bao gồm lợi ích của các thành viên, lợi ích tập thể,
đảm bảo kết hợp được lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể.
Bên cạnh đó, để phát triển đúng hướng và có hiệu quả, kinhtế tập thể
cần có sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo
cán bộ, ứng dụng khoa học – công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị
trường tiêu thụ, giải quyết nợ tồn đọng… Cùng với kinhtế nhà nước, kinh
tế tập thể ngày càng có vai trò vững chắc trong nềnkinhtế quốc dân. Việc
đổi mới và phát triển thànhphầnkinhtế nhà nước và kinhtế tập thể phải
được đặt trong khuôn khổ mối quan hệ tương hỗ với phát triển các thành
phần kinhtế khác trên cơ sở tôn trọng những quy luật khách quan của nền
kinh tế thị trường.
2-3. Kinhtế tư nhân
Kinh tế tư nhân làmột giai đoạn phát triển cao củanềnkinhtế hàng
hoá. Đó không phải làmộtthànhphầnkinhtế mà làmột khu vực kinh tế
gồm hai thành phần: thànhphầnkinhtế cá thể, tiểu chủ và thành phần
kinh tế tư bản tư nhân, “hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và
các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã phát triển rộng khắp trong nước”
(Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá IX). Kinhtế tư
nhân như một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển trong nền
kinh tế thị trường. Ngược lại, nềnkinhtế thị trường chính là môi trường
trong hoạt động và phát triển các thànhphầnkinh tế, trong đócó thành
phần tư nhân. Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định rõ quan điểm
với kinhtế tư nhân là: kinhtế cá thể và kinhtế tư bản tư nhân được
khuyến khích và phát triển, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh và có
thể áp dụng nhiều hình thức liên doanh với các doanh nghiệp khác. Đồng
thời chú trọng nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối với hoạt động của
kinh tế tư nhân, bảo đảm định hướng XHCN củanềnkinh tế, nhằm đáp
ứng tốt hơn các yêu cầucủa hội nhập kinhtế quốc tế và sự phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước.
Thứ nhất, cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinhtế tư
nhân phát triển. Trong chiến lược, quy hoạch phát triển nềnkinhtế quốc
dân, cũng như từng ngành, từng đơn vị kinhtế cần xác định rõ hướng phát
triển của các thànhphầnkinh tế, trong đó chú trọng tới kinhtế tư nhân.
7
Gắn liền với chiến lược, quy hoạch ấy cần có chính sách, cơ chế kèm theo
để tạo động lực hoặc có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích theo hướng phát
triển đã định. Ngoài ra, cần xây dựng và phát triển đồng bộ luật pháp,
chính sách bảo đảm tính nhất quán và ổn định. Thúc đẩy nhanh việc hình
thành và phát triển thị trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất
để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về mặt sản xuất, kinh doanh cho khu
vực kinhtế tư nhân. Nêncó chính sách giúp doanh nghiệp tư nhân được
dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp, vay vốn ngân hàng hoặc góp
vốn cổphần với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
Thứ hai, cần tạo lập sự bình đẳng thật sự giữa kinhtế tư nhân với các
thành phầnkinhtế khác để các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphầnkinh tế
có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Từ khi Luật Doanh Nghiệp có hiệu
lực thì doanh nghiệp tư nhân đã cómột bước phát triển vượt bậc. Song
hiện nay vẫn còn không ít những cản trở trong chỉ đạo, điều hành, nhất là
một số địa phương, ngành còn để tồn tại các loại giấy phép con trái với
Luật Doanh Nghiệp. Vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho
hợp lí, tạo môi trường kinh doanh được bình đẳng hơn trên cơ sở tất cả các
doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thànhphầnkinh tế
đều chịu sự điều chỉnh củamột luật chung.
Thứ ba, thúc đẩy nhanh việc hình thành các loại thị trường, đi liền với
các loại thị trường làcơ chế, chính sách để các thị truờng hoạt động đồng
bộ. Xây dựng cơ sở tài chính, tín dụng bình đẳng giữa doanh nghiệp thuộc
mọi thànhphầnkinh tế, bảo đảm kinhtế tư nhân dễ dàng tiếp cận và được
hưởng các ưu đãi của Nhà nước dành cho khu vực này, lành mạnh và ổn
định hoá hệ thống tài chính doanh nghiệp để các doanh nghiệp có điều
kiện tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đơn giản hoá các thủ tục
cho vay, đi liền với tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn
cho kinhtế tư nhân. Thêm vào đó, khi các doanh nghiệp tư nhân gặp rủi ro
trong sản xuất thì cũng nên áp dụng những biện pháp hỗ trợ như đối với
các thànhphầnkinhtế khác.
Thứ tư, cần có chính sách hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trường, xúc
tiến thương mại, đăng kí thương hiệu hàng hoá, đạo tạo, bồi dưỡng cho
chủ doanh nghiệp để đội ngũ doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Với kinh
8
tế tư nhân, trong lĩnh vực nông nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
về cây, con giống, khuyến nông, nuôi trồng…, có biện pháp thu mua, bảo
quản, chế biến sau thu hoạch để tránh tình trạng thừa sản phẩm, gây tổn
thất cho người sản xuất, lãng phí cho nềnkinhtế quốc dân.
Thứ năm, cần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, xoá bỏ mặc cảm của xã
hội với khu vực kinhtế tư nhân, trước hết là trong đội ngũ công chức, nhà
nước. Từng bước xoá bỏ sự phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, mặt bằng
đang gây khó khăn cho phát triển kinhtế tư nhân ở địa phương. Hơn nữa,
quản lí nhà nước nên chuyển từ can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lí
nhà nước sang hỗ trợ, hướng dẫn, định hướng cho sự phát triển kinhtế tư
nhân.
Ngoài ra, cần chú trọng kinhtế cá thể, tiểu chủ, cùng với nó là phát
triển các doanh nghiệp tư nhân, công ti trách nhiệm hữu hạn và công ti cổ
phần có sự phát triển nhanh. Hộ kinh doanh cá thể đáp ứng những sản
phẩm thoả mãn nhu cầucủa xã hội và xuất khẩu, thu hút một lượng lao
động lớn, nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mặt
bằng kinhtế chung.
Chúng ta cần nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh, có mức
tăng trưởng cao hơn hiện nay, thu hút hơn nữa nhiều nguồn lực của tư
nhân vào đầu tư phát triển. Tuy nhiên, kinhtế tư nhân còn cónhiều hạn
chế, yếu kém như phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ quản lí còn
thấp, sức cạnh tranh còn yếu, một số đơn vị kinhtế tư nhân chưa thực hiện
tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động, không ít đơn vị
vi phạm pháp luật, trốn thuế, gian lận, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép… Điều đó đòi hỏi phải tăng cường quản lí với kinhtế tư nhân.
2- 4. Kinhtế tư bản nhà nước
Kinh tế tư bản nhà nước làthànhphầnkinhtế bao gồm các hình thức
liên doanh, liên kết giữa kinhtế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và
ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
Phát triển kinhtế tư bản nhà nước sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành một
hệ thống kiểm kê, kiểm soát toàn bộ nềnkinhtế quốc dân, là nhân tố chủ
yếu để khắc phục xu hướng tự phát, vô chính phủ trong kinh tế, tạo cơ sỏ
cho việc đẩy lùi và ngăn chặn những tiêu cực trong các cơ sở kinh tế, nhất
9
là kinhtế nhà nước. Với tinh thần cơ bản là phát triển tư bản nội địa dưới
sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước và thu hút vốn đầu tư của tư bản
nước ngoài, kinhtế tư bản nhà nước muốn phát triển cần tạo lập được
những hình thức vừa phổ biến, vừa hiệu quả.
Trong đó, cần nâng cao trình độ quản lí của Nhà nước- việc này quyết
định chủ yếu về hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, là nhân tố định hướng
phát triển kinhtế thị trường, tạo lập hình thức liên doanh, liên kết giữa
Nhà nước với các chủ sở hữu ngoài quốc doanh ở các nước hoặc với các
chủ sở hữu ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thành lập các công ti cổphần với
tính cách là hình thức kinhtế tư nhân tư bản nhà nước và “cổ phần hoá” xí
nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước, các đặc khu kinh tế, khu
công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, cho tư bản trong và ngoài
nước, cho nông dân thuê các cơ sở sản xuất, kinh doanh các tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu toàn dân, phát triển các tổ chức hợp tác, liên doanh với
tính cách là các hình thức kinhtế tư bản tư nhân nhà nước hữu hiệu.
Thành phầnkinhtế tư bản nhà nước làmột hiện thực trong công cuộc
xây dựng CNXH ở nước ta. Phát triển kinhtế tư bản nhà nước còn là giải
pháp nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước , đólà hình thức kinh
tế trung gian, quá độ, là chiếc cầu ngắn nhất đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn XHCN ở nước ta.
2- 5. Kinhtếcó vốn đầu tư nước ngoài
Kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp có thể
100% vốn nước ngoài, có thể liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nhà
nước hoặc tư nhân.
Kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài có vị trí quan trọng trong nềnkinh tế
quốc dân, được khuyến khích phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội gắn liền với thu hút công nghiệp hiện đại, tạo việc làm và đề ra
nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế, pháp lí để thu hút nguồn vốn
đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác
dụng hỗ trợ, bổ sung cho phát triển kinh tế, làcầu nối mở rộng kinhtế với
các nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy chuyển dịch cơcấukinh tế
nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh củanềnkinh tế. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài hiện nay chiếm hơn 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 35%
10
[...]... kiện nước ta hiện nay mà còn làmột yêu cầu thiết thực nhằm phát huy những thànhquả đã đạt được và xây dựng mộtnềnkinhtế phát triển hơn nữa Các thànhphầnkinhtế đều có vai trò nhất định với ưu thế riêng, tạo dựng mộtnềnkinhtếcó sức mạnh Việc tạo lập mộtnềnkinhtế mà mọi thànhphầnkinhtế đều khẳng định vai trò của 13 chúng thông quakinh doanh và cạnh tranh lành mạnh với nhau sẽ mang lại... trường thế giới Các thànhphầnkinhtế khác vẫn tồn tại như một thực thể khách quan, xuất phát từ đặctrưngcủanềnkinhtế Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, bổ sung và phối kết hợp với các trụ cột trên tạo thànhmộtnềnkinhtế lành mạnh và đa dạng 12 III- Kết Luận Thực hiện chính sách phát triển các thànhphầnkinhtếlàmột bộ phận chiến lược phát triển kinhtế - xã hội của Đảng và Nhà nước... xã hội Thường thờikì đổi mới - GS.TS Nguyễn Văn 4 Về thànhphầnkinhtế tư nhân - GS.TS Trần Ngọc Hiên 5 Tạp chí Kinhtế phát triển (tháng 3/2007) 15 MỤC LỤC Trang I- Lời Nói Đầu 1 II Nội Dung 3 1 Tính tất yếu khách quan củacơcấu kinh tếnhiềuthànhphần trong thờikìquáđộ lên chủ nghĩa xã hội 3 2 Phát triển các thànhphầnkinhtế trong nềnkinhtế thị trường... các thànhphầnkinhtếcó thể cạnh tranh và hợp tác cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau, tạo thành mạng liên kết sản xuất, tận dụng kinhtế theo quy mô và tăng hiệu quảcủa nền kinhtếKinhtế nhà nước phải luôn giữ vai trò là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước, là lực lượng dẫn đường cho các thànhphầnkinhtế khác đi theo quỹ đạo do Nhà nước vạch ra, đồng thời, khuyến khích phát triển các thànhphần kinh. .. trong 20 năm đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây đã chứng minh cho quan điểm của Đảng về chủ trương phát triển kinh tếnhiềuthành phần, khẳng định sự tồn tại lâu dài của nhiều thànhphầnkinhtế trên con đường tiến lên CNXH: “các thànhphầnkinhtế đều là bộ phậncấuthành quan trọng củanềnkinhtế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, cạnh tranh lành mạnh” Trong giai đoạn 1996-2006,... nềnkinh tế, phát triển nềnkinhtế thị trường, tăng cường khả năng hội nhập kinhtế quốc tế và tạo nền tảng cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng CNXH 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phát triển các thànhphầnkinhtế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay - GS.TS Đinh Văn Ân TS NgôĐình Giao 2 Phát triển kinh tếnhiềuthànhphần ở Việt Nam - GS.TS Lê Hữu Nghĩa TS Đinh Văn Ân 3 Một số vấn đề về kinh tế- ... giúp chuyển dịch cơcấukinh tế, nhất là những khu vực thành thị và nơi có kết cấu hạ tầng tốt và thuận lợi Khu vực kinhtế tư nhân và tập thể có thể phát huy khả năng trong những khu vực nông nghiệp nông thôn, vùng miền núi khó khăn.Trong nềnkinhtế hội nhập toàn cầu, kinhtế nhà nước, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinhtếcó vốn đầu tư nước ngoài là những trụ cột giúp nềnkinhtế cạnh tranh trên... năng động, sáng tạo phát huy mọi tiềm năng, nội lực tạo ra một tổng hợp lực thật sự cho việc phát triển nềnkinhtế thị trường định hướng XHCN Trong nềnkinhtế thị trường thờikìquáđộ lên CNXH của nước ta hiện nay, việc phát triển các thànhphầnkinhtế lại càng có ý nghĩa quan trọng Những thành tựu đã đạt được đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển kinhtế trong 20 năm đổi mới, đặc biệt... triển các thànhphầnkinhtế khác để kinhtế nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò của mình, bởi mỗi ngành kinhtế đều có vị trí quan trọng trong nềnkinhtế quốc dân Nếu kinhtế nhà nước đảm nhận những ngành chủ chốt, cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới, thì kinhtế cá thể tiểu chủ đảm nhiệm những hoạt động kinhtế phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong nước Kinhtếcó vốn đầu tư trực tiếp nước... thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3 2-1 Phát huy vai trò chủ đạo củakinhtế nhà nước 3 2-2 Kinhtế tập thể cùng phát triển với kinhtế nhà nước 5 2-3 Kinhtế tư nhân 7 2- 4 Kinhtế tư bản nhà nước 9 2- 5 Kinhtếcó vốn đầu tư nước ngoài 10 3 Các thànhphầnkinhtế bổ sung, giúp đỡ nhau phát triển 12 III- Kết Luận 13 TÀI LIỆU . hiện
nhất quán. Đảng ta đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần có cơ cấu nhiều
thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ. Mỗi thành phần kinh tế có
vai. khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội 3
2. Phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường