Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
225,5 KB
Nội dung
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam hiện nay đang đi trên con đường xây dựng đất nước định
hướng XHCN, giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công
nghiệp hoá - hiện đại hoá là quátrình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử
dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo năng
suất lao động cao. Như vậy, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, tri thức thông tin trở thành yếu tố hàng đầu của sản xuất. Chính vì điều
này mà ngày nay người ta vẫn thường nói nền kinh tế hiện đại mà Việt
Nam cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi là nền kinh
tế tri thức, trong đó mỗi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra đều
đòi hỏi chứa đựng trong nó hàm lượng chất xám ngày càng cao.
Mục tiêu phát triển nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Trong kinh tế thị trường, tự do kinh doanh là các hình
thức, phương tiện để phát huy sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh mạnh mẽ
của người dân. Một quyền tự do cơ bản nhất để đi đến phồn vinh là quyền
sở hữu tài sản rõ ràng , và cốt lõi nhất có lẽ là tài sản trí tuệ. Vì trong nền
kinh tế toàn cầu hoá, sự khác biệt và chênh lệch lớn nhất giữa các nền kinh
tế là trí tụê. Nếu có trí tuệ, có ý tưởng hấp dẫn, bạn sẽ có tiền vốn từ rất
nhiều nhà đầu tư Tài chính quốc tế đang sẵn sàng bỏ vốn vào những dự án
có lãi và có khả năng thuyết phục. Chỉ cần phân tích cuộc cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp điện thoại di động, thiết bị điện tử dân dụng chúng ta có
thể thấy phần thắng luôn thuộc về các sản phẩm có trí tuệ, có giải pháp
thông minh. Năng lực cạnh tranh được quyết định chủ yếu bởi trí tuệ chứ
không phải cơ bắp.
Nhưng có lẽ khái niệm sản phẩm trí tuệ là quá trừu tượng đối với mỗi
người dân, và chính vì lẽ đó quyền sở hữu trí tuệ cũng được xem là một
điều gì quá lạ lẫm và xa vời. Với ý nghĩ đó, rất nhiều người cũng không ý
thức được hết quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm trí tuệ do chính
mình làm ra và không có ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người
khác. Xâm hại quyền sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối,
và ởViệtNam hiện nay, vấn đề này đang trở nên đặc biệt nghiêm trọng,
nhất là khi chúng ta đang ởtrong giai đoạn đàm phán để gia nhập WTO.
Trang 1
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
Để có thể được sự đồng ý của các nước thành viên WTO cho ViệtNam gia
nhập tổ chức này, và trong tương lai, khi được gia nhập, để chúng ta có thể
cạnh tranh và tồn tại trong một nền kinh tế mà khoa học công nghệ biến đổi
từng phút, từng giây, thì nhất thiết chúng ta phải phát huy tuyệt đối sức
sáng tạo và phải đảm bảo các biện pháp biện pháp bảo hộ cho các sáng tạo
ấy.
Xây dựng và thực thi triệt để hệ thống phápluậtvề sở hữu trí tuệ chính
là một biện pháp hữu hiệu nhất để không ngừng nâng cao năng lực công
nghệ của Đất nước, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội.
Trong tài liệu này, đứng dưới góc nhìn hướng về hoạt động kinh tế của
Đất nước ta trongquátrình đổi mới, chúng tôi muốn nói đến một mảng rất
quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, gắn liền với thời đại khoa học công
nghệ ngày nay của chúng ta, đó là Quyền sở hữu công nghiệp. Nhằm
khuyến khích, giúp đỡ, đảm bảo quyền và lợi ích cho mọi cá nhân, pháp
nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nhà nước ta cũng đã ban hành
nhiều quy định phápluật để điều chỉnh các quan hệ xã hộitrong lĩnh vực
này, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, làm lành mạnh hóa quan hệ về
sở hữu công nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất
nước.
Đúng như tên đề tài chúng tôi đã nêu ra: Phápluậtvề sở hữu công
nghiệp. Đề tài sẽ bao gồm những quy định cốt yếu nhất của pháp lệnh hiện
hành ởViệtnamvề Sở hữu công nghiệp và một số nhìn nhận thực tế trong
quá trình những quy định đó được đưa vào thực hiện, trên cơ sở đó chúng
tôi cũng xin thu thập và đưa ra một số khuyến nghị cho sự hoànthiện hệ
thống phápluật đó.
Trongquátrình nghiên cứu, chúng em xin chân thành cảm ơn Trung
tâm thư viện trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, thầy Nguyễn Hữu Mạnh
cùng các thầy cô trong khoa Luật Kinh tế và các bạn trong lớp đã giúp đỡ
chúng em hoàn thành đề tài này. Do còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên
cứu, chắc chắn đề tài sẽ còn thiếu xót , chúng em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoànthiện hơn!
Trang 2
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP
1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với hoạt động sáng tạo của
con người.Trong quátrình phát triển, hoạt động kinh tế, thương mại càng
phát triển thì thành quả do hoạt động trí tuệ của con người sáng tạo ra càng
ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, quan niệm về sở hữu của
con người ngày càng phát triển, mở rộng thêm ra.
Ban đầu, đối tượng của sở hữu là cơ sở vật chất (đất đai nhà cửa, tư
liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất) dần dần đối tượng của sở hữu được mở
rộng ra bao gồm kết quả sáng tạo của con người, dần dần hình thành khái
niệm sở hữu trí tuệ.
“Sở hữu trí tuệ” là một thuật ngữ mang nghĩa rộng được mô tả “sự
sáng tạo của tư duy”. Sự sáng tạo này là tài sản vô hình mà phápluật cần
phải bảo hộ thông qua việc trao cho chủ nhân của nó một số quyền nhất
định, nhằm mục đích khuyến khích những sáng tạo hữu ích đó vì lợi ích
chung của toàn xã hội.Cho đến hôm nay, ởViệtNam đối tượng của sở hữu
trí tuệ gồm ba lĩnh vực:quyền tác giả,quyền sở hữu công nghiệp và giống
cây trồng và vật nuôi.
Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)là một bộ phận của quyền sở hữu
trí tuệ. Quyền SHCN được hiểu là các quyền hợp pháp của con người đối
với các đối tượng mang tính công nghiệp( như sáng chế, giải pháp hữu
ích ) hoặc những dấu hiệu phân biệt mang tính công nghiệp và thương
mại( như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại )do trí tuệ con người tạo ra
và được Nhà nước bảo hộ các quyền đó trong một thời gian nhất định.
Dưới góc độ khoa học pháp lí , theo Điều 4.4 của Luật sở hữu trí tuệ
2005 có qui định quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tĩnh.
2.Tính t t y u, s c n thi t ph i b o h quy n SHCNấ ế ự ầ ế ả ả ộ ề
Vấn đề bảo vệ quyền SHCN từ lâu đã trở thành mối quan tâm không
chỉ của các tác giả sáng tạo ra các đối tượng SHCN, mà còn là mối quan
tâm lớn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nơi, những khu vực
có nền kinh tế thị trường phát triển.
Trang 3
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
Về phương diện lí luận, nếu coi các đối tượng quyền SHCN là tài sản
và bản thân quyền SHCN là quyền tài sản, thì việc bảo hộ nó là việc làm
tất yếu nhằm bảo vệ một trong những quyền có tính chất tự nhiên, cơ bản
của con người.
Về phương diện kinh tế, ý nghĩa của việc bảo hộ quyền SHCN còn
thể hiện qua vai trò của các đối tượng quyền SHCN đối với nền kinh tế.
Các đối tượng SHCN là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trongquá trình
lao động,sản xuất, kinh doanh, không chỉ là loại tài sản có giá trị lớn mà
còn tạo cho người sử dụng nó sức mạnh ,ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Là một bộ phận ngày càng quan trọng của hàng hoá và dịch vụ, SHCN có
vai trò rất lớn đối với thương mại và đầu tư Nếu việc bảo hộ và thực thi
quyền SHCN không thoả đáng sẽ là rào cản đối với thị trường tự do và mở
cửa, khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó không cần đầu tư thêm
cho nghiên cứu và triển khai, có thể bắt chước, sao chép và bán các sản
phẩm với giá rẻ hơn nhiều và vì thế chiếm chỗ và loại sản phẩm hợp pháp,
chính hiệu ra khỏi thị trường đó. Để tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh
tranh lành mạnh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hộinhập với nền
kinh tế khu vực và kinh tế thế giới,tất yếu mỗi quốc gia đều phải tìm biện
pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ quyền SHCN của các tổ chức, cá
nhân nước mình cũng như của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, xoá bỏ
tình trạng cạnh tranh hỗn loạn, chiếm đoạt bất hợp pháp thành quả lao
động sáng tạo của nhau.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và SHCN nói riêng với nội
dung đảm bảo độc quyền khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ trong một thời
hạn nhất định giúp chủ sở hữu thu lợi từ tài sản mà mình tạo ra và áp dụng
nhanh chóng các kĩ thuật tiến bộ, tạo ra những sản phẳm mới đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội có được những thông tin cần thiết về đối
tượng đó. Và như vậy, người ta sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu, triển khai để
tạo ra những thành quả mới chứ không tạo ra những gì đã có, nhờ đó tránh
cho xã hội phải lãng phí các nguồn lực. Như vậy, bảo hộ SHCN sẽ thúc
đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới kĩ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh
lành mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
SHCN ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong đời sống kinh tế quốc
tế hiện đại. trong xu thế hộinhập ngày nay, việc bảo hộ SHCN không chỉ
còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là yêu cầu cấp thiết đặt ra trên
bình diện quốc tế. Hợp tác bảo hộ quyền SHCN ngày càng được các quốc
gia quan tâm, thúc đẩy và thực thi rộng rãi.Việc đăng kí bảo hộ một đối
Trang 4
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
tượng sở hữu ở nước ngoài chính là nằm giành độc quyền khai thác, sử
dụng đối tượng SHCNở nước đó. Vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn to lớn,
thể hịên rõ nhất là đối với nhãn hiệu hàng hoá. Sản phẩm xuất khẩu mang
nhãn hiệu trong nước, nếu không đăng kí bảo hộ nhãn hiệu đó ở nước nhập
khẩu thì khi đạt được uy tín với người tiêu dùng, nhãn hiệunày chắc chắn
sẽ có người bắt chước, thị trường tiêu thụ có thể bị giảm hoặc mất hoàn
toàn. Vì vậy, đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài để bảo vệ
mặt hàng xuất khẩu trở thành vấn đề quan trọng và bức thiết đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hộinhập Quốc tế, hàng hoá, dịch
vụ của các thương nhân chỉ có thể trụ vững và chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh khốc liệt để giành giật thị trường và chiếm lĩnh thị phần nếu hàng
hoá, dịch vụ của họ có chứa đựng các đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp với tính chất là nhân tố đặc trưng của hàng hoá, dịch vụ. Các đối
tượng của quyền SHCN là phương tiện để cạnh tranh trong nền kinh tế thi
trường. Không phải bất cứ hàng hoá nào, dịch vụ nào được tung ra thị
trường cũng có thể tiêu thụ được ngay, vì thị trường là do hàng trăm, thậm
chí hàng ngàn doanh nghiệp cùng cung cấp những mặt hàng vô cùng đa
dạng và tất nhiên, các mặt hàng có sự trùng nhau về kiểu dáng, công
dụng là không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, các đối tượng của
quyền SHCN chính là một phương tiện để các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau nhằm thu lợi nhuận tối đa. Các đối tượng của quyền SHCN chính là
những dấu hiệu để cho khách hàng nhận biết và phân biệt hàng hoá, dịch
vụ này với hàng hoá, dịch vụ khác, tức là thông báo sự hiện diện của nó
trong vô số các mặt hàng cùng loại. Vì thế vấn đề bảo hộ quyền SHCN
được đặt ra chính là để bảo vệ khả năng cạnh tranh bình đẳng cho tất cả
các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Một thực tế được nhấn mạnh nhiều lần là ViệtNam chưa từng có một
dự án đầu tư ngoại quốc trực tiếp nào trong lĩnh vực sản xuất phần mềm.
Nguyên nhân là quyền Sở hữu công nghiệp chưa được bảo đảm tại Việt
nam. Đại sứ Hoa kỳ tại ViệtNam Raymond Burghardt nhấn mạnh, các nhà
đầu tư Mỹ sẽ không đầu tư nếu bí quyết kĩ thuật, license, kiểu dáng máy
móc của họ không được nước nhận đầu tư bảo vệ. Muốn thu hút các nhà
đầu tư Mỹ, ViệtNam cần nhanh chóng hoànthiệnluậtpháp liên quan đến
sở hữu công nghiệp. Nếu không, ViệtNam có thể sẽ phải đối phó với các
biện pháp trả đũa, đóng cửa thị trường của Hoa Kỳ và các nước phát triển
khác. Thiệt hại của ViệtNam sẽ bằng thiệt hại mà Hoa Kỳ và các bên liên
Trang 5
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
quan phải gánh chịu do tình trạng vi phạm sở hữu công nghiệp tại Việt
Nam.
Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, hoạt động sáng tạo và sở hữu
các sản phẩm trí tuệ ngày càng quan trọng, xuất phát từ vai trò trung tâm
thông tin và kiến thức trong xã hội hậu công nghiệp. Bảo hộ quyền SHCN
trong phạm vi quốc gia và ở tầm quốc tế là những biện pháp hữu hiệu để
thúc đẩy hoạt động sáng tạo, động viên hoạt động nghiên cứu phát triển,
góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy hoạt động chuyển
giao công nghệ hợp pháp.
Hiện nay ViệtNam đang rất quyết tâm chấn chỉnh tình hình thực thi
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền Sở hữu công nghiệp nói riêng.
Trước hết là nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo, phục vụ phát triển nội
tại của Việt Nam, Nếu không bảo hộ hiệu quả thì không phát triển được
khoa học công nghệ trong nước, không ai muốn sáng tạo. Ngoài ra, việc
này cũng nhằm bảo hộ lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài đến làm ăn tại Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài trong
quá trìnhhội nhập. Kinh nghiệm của các nước đã trải qua giai đoạn phát
triển công nghiệp cho thấy, nếu tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ lên 10%
thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các công nghệ cao sẽ tăng
trưởng 40%. Chỉ một vài con số như vậy cũng đủ thấy vấn đề bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ quan trọng đến mức nào đối với hoạt động thu hút đầu
tư.
3. Thực trạng phápluật nước ta về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp
3.1 Quátrình hình thành các quy định về quyền SHCN tại ViệtNam
trước khi có Bộ luật Dân sự 1995
Xuất phát điểm của ViệtNam là một nước nghèo và chậm phát triển
do bị Thực dân Pháp đô hộ. Vì vậy Luật SHTT của nước ta ra đời muộn
hơn ở những nước khác. Mãi đến năm 1957, Việtnam mới ban hành Luật
Thương hiệu năm 1958, Chính Phủ ViệtNam dân chủ cộng hòa mới ban
hành “Thể lệ về thương phẩm và thương hiệu”. Tuy nhiên, giá trị thực tiễn
của các văn bản này chưa cao. Năm 1976, Việtnam đã tham gia vào tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Dựa trên những văn bản phápluật qui định về quyền SHCN được ban
hành và thực hiện ở nước ta, hệ thống phápluậtvề sở hữu trí tuệ nói chung
và SHCN nói riêng được hình thành ở nước ta từ đầu thập niên 80 của thế
Trang 6
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
kỉ XX và đã thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện. Hiệu lực pháp luật
của các văn bản từng bước được nâng cao đã đáp ứng được những nhu cầu
cơ bản trong công cuộc xây dựng đất nước thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã
hội.
Tuy vậy, luậtvề SHTT chỉ thực sự phát huy được tác dụng kể từ sau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra
đã được thể chế tại Điều 60 của Hiến Pháp nước CHXHCN ViệtNam năm
1992 “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng
chế, cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ
thuật, tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác
giả, Quyền SHCN”.
Nghị định đầu tiên của Chính phủ qui định về sáng kiến, cải tiến kĩ
thuật- hợp lí hoá sản xuất là Nghị định số31/CP, được ban hành ngày
23/01/1981 qui định về tiêu chuẩn của một giải pháp kĩ thuật có khả năng
bảo hộ là sáng chế. Nghị định qui định số 02 hình thức bảo hộ sáng chế là
Bằng tác giả sáng chế và bằng sáng chế độc quyền do cục sáng chế cấp, có
thời hạn hiệu lực là 15 năm, tính từ ngày nộp đơn.Đối với sáng chế công
vụ: Khi sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng sáng chế và sáng
chế được công bố thì mọi cơ quan, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế
Nhà nước đều có quyền áp dụng vào sản xuất và có nghĩa vụ trả thưởng
cho tác giả.Đối với sáng chế độc quyền: Chủ sáng chế là cá nhân, tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế được độc quyền sử dụng sáng chế, cho phép
người khác sử dụng sáng chế. Chủ sáng chế có quyền chuyển nhượng
quyền sở hữu sáng chế cho các chủ thể khác theo hợp đồng.
Nghị định số 31/CP tuy có qui định tác giả hoặc người thừa kế hợp
pháp có quyền lựa chọn một trong hai hình thức là Bằng sáng chế và Bằng
sáng chế độc quyền. Nhưng trên thực tế, bằng sáng chế là hình thức bảo hộ
được nhà nước khuyến khích và là hình thức bảo hộ chính Bằng độc
quyền sáng chế chủ yếu dành cho nước người nước ngoài có nhu cầu bảo
hộ sáng chế tại Việt Nam.
Tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng Nghị định số 31/Cp đã là
văn bản phápluật mở đầu cho hoạt động SHCNởViệtNam hình thành và
phát triển amnh mẽ như trong giai đoạn hiện nay. Cùng với việc thành lập
Cục sáng chế, nước ta đã tham gia công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp và trở thành thành viên của Tổ chức sở hữu trí tuệ thé
giới(WPO), theo đó việc triển khai toàn diện hoạt động SHCN đã từng
bước được đẩy mạnh; các văn bản phápluật lần lượt được ban hành nhằm
Trang 7
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
điều chỉnh từng nhóm đối tượng của quyền SHCN theo cơ chế đồng bộ và
thống nhất, đã mở ra những hành lang pháp lí thuận lợi cho những sáng tạo
những giải pháp kĩ thuật mới được hình thành. Hàng loạt các Nghị định
của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính Phủ) được ban hành :
- Nghị định số 197-HĐBT ngày 14-2 -19982 về nhãn hiệu hàng
hoá:
- Nghị định số 85-HĐBT ngày 13/5/1985 về kiểu dáng công nghiệp;
- Nghị định số 200-HĐBT ngày 28-12-1988 về giải pháp hữu ích ;
- Nghị định số 201-HĐBT ngày 28-12-1988 về mua bán quyền sử
dụng sáng chế , giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hoá và bí quyết kĩ thuật.
Đặc biệt vào cuối những năm 80- Thế kỉ XX, tình hình quốc tế và
trong nước có nhiều biến đổi, việc giải phóng mọi năng lực sản xuất trong
nước được coi trọng, kinh tế thị trường đã dần dần được hình thành, nền
kinh tế tập chung quan liêu, bao cấp cao độ đã dần bộc lộ những hạn chế
nhất định. Đảng Cộng sản ViệtNam và Nhà nước ViệtNam quyết tâm đổi
mới theo hướng tích cực phù hợp với xu thế phát triển kinh tế –xã hội
trong nước và quốc tế.
Những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
việc đẩy mạnh hoạt động SHCN đã được cụ thể hoá bằng việc ban hành
“Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp” ngày11-02-1989. Đây là
văn bản có hiệu lực phápluật cao, là một mốc quan trọng đánh dấu tiến
trình phát triển của hoạt động SHCNởViệt Nam.
Những điểm mới của qui định trongPháp lệnh so với những qui định
tương ứng tại Nghị định31/CP trước đây là:
- Nhà nước chỉ duy trì một hình thức bảo hộ Bằng độc quyền sáng
chế, mà không qui định hai loại bằng bảo hộ sáng chế như Nghị định31/CP
đã qui định.
- Pháp lệnh đã qui định rõ thẩm quyền của toà án nhân dân trong
việc xử lí các tranh chấp có liên quan đến quyền SHCN. Trên cơ sở đó,
Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 03/NCPL, ngày 22-07-
1989 hướng dẫn xét xử các tranh chấp về quyền SHCN.
Sau khi Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN được ban hành(1989), thí số
lượng đơn yêu cầu bảo hộ và số lượng văn bằng bảo hộ đã cấp ngày một
tăng.Tuy vậy, trongquátrình triển khai phápluật bảo hộ quyền SHCN
Trang 8
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
trong những năm 90, thế kỉ XX, hệ thống phápluậtvề lĩnh vực này cũng
đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đặc biệt về tên gọi xuất sứ hàng hoá là
một trong 05 đối tượng được bảo hộ nhưng chưa có văn bản hướng dẫn
thực hiện.
Vào thời kỳ đó, biện pháp xử lý các xâm phạm quyền Sở hữu công
nghiệp chủ yếu là biện pháp hành chính. Mặc dù về mặt nguyên tắc, Toà
án sẵn sàng xét xử các tranh chấp và các vụ kiện về Sở hữu công nghiệp,
nhưng do các quy định phápluật chưa phải là luật, toà án lại chưa có kinh
nghiệm trong xét xử các vụ việc này, vì vậy việc tham gia xét xử của toà
trên các cơ sở văn bản phápluật cũng rất hạn chế. Thời gian này, một loạt
các đối tượng được đề cập tới trong Hiệp định TRIPS chưa được bảo hộ tại
Việt Nam như thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích
hợp, quyền chống cạnh tranh khụng lành mạnh. Ngoài ra, còn một số
qui định có tính nguyên tắc về xác lập và bảo hộ quyền SHCN cũng chưa
được cụ thể hoá đúng mức cũng đã gây không ít khó khăn không những
cho người nộp đơn, mà còn gây lúng túng cho cơ quan nhận và xử lí đơn,
các qui dịnh về xử lí vi phạm chưa rõ ràng và nhát quán, những qui định về
trình tự , thủ tục, chế độ thủ tục , chế độ xét nghiệm đơn và cấp văn bằng
bảo hộ cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, không còn phù hợp với
hoạt động SHCNtrong điều kiện mới, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống
pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và SHCN nói riêng ngày một đồng bộ và
hoàn chỉnh
Tóm lại, việc ban hành các văn bản phápluậtvề hoặc liên quan đến
việc bảo hộ quyền SHCN nêu trên chứng tỏ ngay từ trước khi bắt đầu công
cuộc đổi mới, Nhà nước đã quan tâm và ngày càng quan tâm nhiều hơn tới
vấn đề bảo hộ quyền SHCN. Các văn bản nêu trên đã tạo cơ sở pháp lí ban
đầu cho việc bảo hộ quyền SHCN, cho công tác đăng kí bảo hộ quyền
SHCN, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển khoa học, công
nghệ phuc vụ sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước
Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển đòi hỏi một hệ thống
pháp luậtvềSHCN ngày càng hoàn thiện. Ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ
8 Quốc hôj thông qua Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt nam, chính thức
thiết lập chế độ pháp lí cao nhất cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi quyền
SHTT tại Việtnam (phần thứ VI và thứ VII của Bộ luật). Sau khi Bộ luật
dân sự ra đời, một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành
Trang 9
Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp
3.2 Sự phát triển của quyền SHCN sau khi Bộ luật dân sự ra đời
Trước những vấn đề lớn đặt ra cần phải được giải quyết trong
một thời gian ngắn nhất, Bộ luật Dân sự nước CHXH chủ nghĩa Việt
Nam được quốc hội khoá IX thông qua ngày 28-12-1995(có hiệu lực
từ ngày 1-7-1996) đã dành hẳn một chương( chương II phần thứ VI, từ
điều 780 đến điều 805) cho vấn đề bảo hộ quyền SHCN.Bộ luật dân
sự khẳng định quyền SHCN là quyền sở hữu cá nhân, pháp nhân đối
với các đối tượng SHCN.
Năm đối tượng SHCN được bộ Luật Dân sự bảo hộ là sáng chế,
giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên
gọi xuất xứ hàng hoá Tuy nhiên, Bộ luật này cũng mới chỉ đề cập đến
những đối tượng Sở hữu công nghiệp đó được nêu trong các văn bản
trước đó, còn những đối tượng khác trong quy định của TRIPS chỉ
được nêu chung chung trong cụm từ "những đối tượng khác”.
Do chỉ đề cập các khía cạnh dân sự của cá mối quan hệ về
SHCN nên Bộ luật Dân sự không bao quát hết được các khía cạnh
kinh tế, hành chính, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền
SHCN.Sau đó, Quốc Hội lại uỷ quyền cho Chính phủ quy định bổ
sung thêm các đối tượng và vấn đề bảo hộ đối với các đối tượng này.
Cụ thể gồm Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 qui định chi tiết về
SHCN.
Đây là một nghị định có nội dung tương đối đầy đủ, làm rõ và chi
tiết hoá những qui định vềSHCN được qui định trong Bộ luật Dân sự, đã
giúp cho việc triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ ởViệtNam ngày một có
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, còn có Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày31-
12-1996 hướng dẫn thi hành các Nghị định số 63/CP này, Nghị định số
60/CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các qui định của Bộ luật dân sự
về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 13 về bảo hộ quyền SHCN
của các chủ thể nước ngoài). Thông tư số 23/TC- TCT ngày 9/5/1997
hướng dẫn thu, nộp và quản lí phí, lệ phí SHCN.
Trong đó, đáng chú ý là Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Theo
đó, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị xử phạt bằng
hỡnh thức phạt tiền, tịch thu tang vật, huỷ bỏ hàng hoỏ vi phạm và buôc
bồi thường cho chủ SHCN. Do chỉ đề cập các khía cạnh dân sự của cá mối
quan hệ vềSHCN nên bộ luật dân sự không bao quát hết được các khía
cạnh kinh tế, hành chính, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền SHCN.
Trang 10
[...]... của PhápluậtViệtNamvề quyền SHCNtrong những năm đổi mới (19862006) đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh nền kinh tế ViệtNam phát triển, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội mới trong quátrìnhhộinhập quốc tế Trang 12 Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp II PHÁPLUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁPLUẬT 1 Phápluật thực định vềSHCN Đứng trước chương trình. .. vi phạm III- MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀNTHIỆNPHÁPLUẬTVỀSHCNỞ VIỆT NAMTRONGQUÁTRÌNHHỘINHẬP 1 Quátrìnhhộinhập và quan điểm hoàn thiện, phát triển của Đảng và Nhà nước về vấn đề SHCN Đường lối phát triển kinh tế của nước ta trong hai mươi năm đầu của thế kỷ XXI được thể hiện một cách toàn diện trong Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 6 khoá IX khẳng định... ÁP DỤNG PHÁPLUẬT 13 1 Phápluật thực định vềSHCN 13 2 Thực tiễn áp dụng: 17 2.1 Đóng góp của luật: .17 2.2 Những vấn đề còn tồn tại 19 III- MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀNTHIỆNPHÁPLUẬTVỀSHCNỞ VIỆT NAMTRONGQUÁTRÌNHHỘINHẬP .24 1 Quátrìnhhộinhập và quan điểm hoàn thiện, phát triển của Đảng và Nhà nước về vấn đề SHCN 24 2 Một số khuyến nghị 26 DANH... hơn nữa hệ thống phápluậtViệtNamvề sở hữu trí tuệ nói chung và SHCN nói riêng, Quốc hộiViệtNam đã ban hành Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2006 và đăc biệt với sự ra đời của Luật sở hữu trí tụê (ngày 12-12-2005) có hiệu lực từ ngày 1-72006 dần hoànthiện khung phápluậtvềSHCN Bộ luật dân sự Năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) có qui định về quyền SHCN và quyền đối... này, ViệtNam đã kí Hiệp định khung ASEAN về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó cps những qui định về quyền SHCN Tiếp theo đó, ViệtNam và Hoa Kỳ đã kí Hiệp định thương mại song phương ViệtNam Hoa Kỳ vào ngày 14-07-2000 (có hiệu lực vào ngày 10-12-2001, đã tạo ra những cơ hộitronghộinhập toàn diện với các nền kinh tế Đông Nam Á và gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO cho ViệtNam Nhằm hoàn thiện. .. vậy, phápluật hình sự đã có thể bảo vệ quyền SHCN một cách đầy đủ và triệt để 2 Thực tiễn áp dụng: 2.1 Đóng góp của luật: Từ năm 1995, với việc ban hành BLDS, chúnh ta đã hoàn thành một bước cơ bản của quátrìnhpháp điển hoá các quy phạm phápluậtvề SHCN, tức là đưa các quy định cơ bản của phápluậtvề bảo hộ quyền SHCN vào một văn bảncó hiệu lực pháp lí cao là Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam. .. tiến của pháp luậtViệtNam về Sở hữu công nghiệp trong 20 năm đổi mới Trang 32 Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp 4 GS TS Lê Minh Tâm - Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội - Những điểm cơ bản về chính sách phát triển khoa học - công nghệ của Đảng cộng sản ViệtNam và yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới phápluậtvề Sở hữu công nghiệp 5 ThS Nguyễn Như Quỳnh - Giảng viên Khoa Luật dân sự, ĐH Luật Hà... SHCN Do chỉ đề cập các khía cạnh dân sự của cá mối quan hệ vềSHCN nên bộ luật dân sự không bao quát hết được các khía cạnh kinh tế, hành chính, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền SHCN 10 3.3 Phân biệt Luật điều chỉnh sau khi có sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 11 II PHÁPLUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁPLUẬT 13 1 Pháp luật. .. Để tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, việc xây dựng và hoàn thiệnphápluật kinh tế cần Trang 24 Đề tài nghiên cứu khoa học Sở hữu công nghiệp tiếp tục tiến hành, bổ sung và hoànthiện các lĩnh vực phápluật như: phápluậtvề tài chính, ngân hàng, các giao dịch bảo đảm; phápluậtvề sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ; phápluậtvề chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền,... thương mại Trong đó, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN noi riêng chính là nền tảng pháp lý của thịt trường khoa học công nghệ Trong các văn kiện chính thức, Đảng Cộng sản ViệtNam đặc biệt nhấn mạnh vấn đề hoànthiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi phápluậtvề SHTT Có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm phápluậtvề SHTT; bảo hộ, khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sáng . đời của Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 thực sự là một bước tiến lớn của quá trình hoàn thiện pháp
luật nước ta về bảo hộ quyền SHCN, tạo cơ sở pháp luật ngày. của quá trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật về SHCN,
tức là đưa các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN vào
một văn bảncó hiệu lực pháp