Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
79 KB
Nội dung
KẾHOẠCH HÓA
TRONG NỀNKINHTẾTHỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNGXHCNỞNƯỚC TA
Vũ Văn Phúc *
1. Quan niệm về vai trò nhà nước, kếhoạchhóatrongnềnkinhtếthịtrường
định hướng XHCN.
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinhtế thấy rằng: một trong những nội dung
quan trọng mà các nhà kinhtế bàn đến là vai trò của nhân tố thịtrường và nhân
tố Nhà nướctrong điều hành quản lý nềnkinh tế. Bởi lẽ, vấn đề nhà nước và thị
trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinhtếtrong nhiều
thập kỷ qua, không những ởnướcta mà ở cả nhiều nước trên thế giới, vì muốn
tìm tòi mô hình quản lý kinhtế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn.
Đối với một nềnkinhtế đặc thù như nước ta: nềnkinhtếthịtrườngđịnhhướng
XHCN thì giải quyết mối quan hệ giữa thịtrường và nhà nướctrong điều tiết,
quản lý nềnkinhtế cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu.
Chẳng hạn như :
Thứ nhất, Sử dụng cơ chế thịtrường đến đâu và như thế nào để phát huy được
mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Thứ hai, Với chức năng quản lý kinhtế của Nhà nướcthìkếhoạchhóa được sử
dụng như là một trong những công cụ quản lý kinhtế vĩ mô như thế nào để đạt
được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được địnhhướng XHCN.
Ngày nay, kếhoạchhóa (KHH) được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ
các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nềnkinhtế để đạt
được những mục tiêu đã đề ra.
Bản chất, nội dung của KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước
trong nềnkinhtếthịtrường (KTTT).
Quan niệm về Nhà nướctrongnền KTTT địnhhướngXHCN khác hẳn trongnền
kinh tế tập trung - bao cấp: nếu trước đây Nhà nước là cho phép và quyết định
(theo cơ chế xin - cho), thì ngày nay là Nhà nước tạo khung khổ pháp luật để mọi
1
công dân tự do kinh doanh theo pháp luật và hỗ trợ giúp đỡ, đồng thời giám sát
để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả.
Kế hoạchhóatrongnền KTTT địnhhướngXHCN cũng khác với KHH trước
đây: nếu trước đây kếhoạch chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinhtế nhà
nước, thì bây giờ kếhoạch phải bao hàm tổng thể nềnkinhtế quốc dân với nhiều
thành phần kinhtế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát
triển kinhtế - xã hội v.v
Nhìn nhận kếhoạchhóa với tư cách là một chức năng cơ bản của quản lý kinh tế,
thị trường với tư cách là một lĩnh vực hoạt động của đời sống kinhtế - xã hội thì
mối quan hệ giữa kếhoạch và thịtrường có thể hiểu theo cách thịtrường vừa là
đối tượng, vừa là cơ sở của kếhoạch hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng
lần 6, khóa VI khẳng định: "Trong nềnkinhtế hàng hóa có kế hoạch, thịtrường
vừa là một công cụ vừa là một đối tượng của kếhoạch hóa".
Sự phát triển nềnkinhtế hiện nay lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố môi
trường, chứ không chỉ lệ thuộc vào sự điều hành và mong muốn của Chính phủ.
Ví dụ như môi trường khu vực, môi trường quốc tế, môi trường địa kinh tế, môi
trường thiên nhiên v.v Vì thế, các mục tiêu trongkếhoạch chỉ mang tính dự
báo, tính địnhhướng và kếhoạch không bao gồm kếhoạch sản xuất - kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Thứ ba, Thịtrường là khách quan, kếhoạch là sản phẩm chủ quan của Nhà nước,
của ngành, của địa phương Vậy thì xử lý mối quan hệ giữa cái khách quan và
cái chủ quan ở đây như thế nào cho phù hợp trong một cơ chế để phát huy tác
dụng cao nhất ?
Nói tạo "một sân chơi bình đẳng" cho các chủ thể kinhtế thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau, vậy Nhà nước điều khiển "sân chơi" đó như thế nào để vừa
không hạn chế sự thi thố tài năng của các chủ thể kinh doanh, lại vừa không làm
chệch hướngXHCN của nềnkinh tế, đảm bảo sự thỏa đáng giữa tăng trưởng,
phát triển kinhtế với công bằng xã hội ?
Nhìn nhận kếhoạchhóa và thịtrường với tư cách là công cụ điều tiết kinhtế vĩ
mô của nhà nước, thì thực chất của vấn đề KHH và cơ chế thịtrường được coi là
sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kếhoạchhóa và điều khiển gián tiếp
2
thông qua cơ chế thịtrường đối với các hoạt động trên thịtrường cũng như đối
với các hoạt động kinhtếtrong xã hội.
2. Đổi mới công tác kếhoạchtrongnềnkinhtếthịtrườngđịnhhướngXHCNở
nước ta.
Với cách đặt vấn đề như trên, cần thấy rằng: Kếhoạchhóa là một trong những
công cụ quản lý kinhtế vĩ mô quan trọng của Nhà nước nhằm đạt tăng trưởng lâu
bền và đảm bảo địnhhướng XHCN. Vì thế đổi mới công tác kếhoạch từ tư duy,
quan điểm định hướng, nội dung, quy trình lập và điều hành cho đến cơ cấu tổ
chức và cách thức chỉ đạo kếhoạch là một nội dung cơ bản của quá trình đổi mới
công tác kế hoạch. Bản chất, nội dung của kếhoạchhóa hoàn toàn phụ thuộc vào
vai trò của Nhà nướctrongnềnkinhtếthị trường.
Trong cơ chế thịtrường TBCN, sự can thiệp của Nhà nước luôn mang tính chất
tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi
trường kinhtế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền
vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong cơ chế thịtrường có sự quản lý
của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, thì sự can thiệp của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa vào nềnkinhtế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn
thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Cơ chế vận hành nền KTTT địnhhướngXHCN là cơ chế thịtrường có sự quản
lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng
dẫn, điều khiển nềnkinhtế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương
châm: nhà nước điều tiết vĩ mô, thịtrườnghướng dẫn doanh nghiệp. Cơ chế đó
thể hiện ở các mặt cơ bản: Một là, nhà nướcXHCN là nhân tố đóng vai trò "nhân
vật trung tâm" và điều tiết nềnkinhtế vĩ mô. Hai là, cơ chế thịtrường (CCTT) là
nhân tố trung tâm của nềnkinh tế, đóng vai trò "trung gian" giữa nhà nước và
doanh nghiệp.
Trong nền KTTT vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước,
sự quản lý can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải thích hợp với yêu cầu của các quy
luật kinhtếthị trường. Nhà nước phải sử dụng chủ yếu các công cụ, biện pháp
3
kinh tế, luật pháp, quy hoạch, kếhoạchđịnh hướng, chính sách kinhtế - xã hội
và khả năng, sức mạnh kinhtế của Nhà nước để tác động tới thị trường, điều tiết
hoạt động của các doanh nghiệp cho phù hợp.
Cơ chế thịtrường có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực: nó là cơ
chế tự điều tiết nềnkinhtế rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển; nó có tác dụng
kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công
nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; nó có tác dụng lớn trong
tuyển chọn các doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Trên cơ sở đó,
CCTT kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Về mặt tiêu cực :
trên thịtrường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, mất cân
đối. Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất, kinh doanh có thể gây nhiều hậu
quả xấu: môi trường bị hủy hoại, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá sản,
thất nghiệp, phân hóa xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công
bằng xã hội không được bảo đảm, tệ nạn xã hội gia tăng, thậm chí có người làm
ăn bất hợp pháp, trốn lậu thuế, làm hàng giả. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận mà các
nhà sản xuất, kinh doanh không làm những ngành nghề ít lợi nhuận. Để hạn chế
những khuyết tật đó, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý nền KTTT. Nhà nước quản
lý nềnkinhtếthịtrường bằng pháp luật, quy hoạch, kếhoạchđịnh hướng, bằng
các công cụ, chính sách, biện pháp kinhtế CCTT chịu sự tác động rất mạnh của
các quy luật kinhtếthị trường, do đó sự can thiệp vĩ mô của nhà nước phải phù
hợp với yêu cầu của các quy luật kinhtếthị trường.
Tình hình đó đặt ra cho nền KTTT địnhhướngXHCN phải xử lý hài hòa 3 vấn
đề sau đây: Một là, giải quyết tốt vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội, sao cho vừa
đảm bảo cho các chủ thể KTTT có được lợi nhuận cao, vừa tạo được điều kiện
chính trị - xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. Hai là, kết hợp những
nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc của KTTT, như: phân phối theo
lao động, theo vốn, theo tài năng, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội Trong đó,
nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. Thứ ba, điều tiết phân phối thu
nhập, một mặt, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách sao cho giảm bớt khoảng
cách chênh lệch giữa lớp người giàu và lớp người nghèo ; mặt khác, phải có
4
chính sách, biện pháp nâng cao thu nhập chính đáng của người giàu, người nghèo
và của toàn xã hội.
Phát triển nềnkinhtế nhiều thành phần, do vậy nội dung kếhoạch không được
phép chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinhtế nhà nước mà phải mang tính
tổng thể toàn nềnkinh tế. Việc đổi mới này sẽ tác động một cách sâu sắc đến tính
dân chủ và công khai của kế hoạch. Ngay từ lúc dự thảo nội dung kế hoạch, các
mục tiêu và biện pháp không nên và không cần phải giữ bí mật. Nhà nước cần
tăng cường khung khổ pháp lý, hạn chế tối đa mọi can thiệp mang tính áp đặt,
trực tiếp và chuyển sang hình thức tác động gián tiếp và khuyến khích. Như vậy,
những công cụ thường được áp dụng trongnềnkinhtếkếhoạchhóa trước kia
phải được thay bằng những công cụ, chính sách phù hợp với nềnkinhtếthị
trường địnhhướng XHCN. Liên quan chặt chẽ với những điểm trên là vấn đề
quy hoạch. Quy hoạch được coi là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch. Nhưng ở
nước ta vấn đề quy hoạch cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Cần phải phân biệt rõ
2 loại quy hoạch: quy hoạch sử dụng không gian (bao gồm cả quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch đô thị) và quy hoạch phát triển ngành. Thời gian qua, quy hoạch
sử dụng không gian, đặc biệt là quy hoạch đô thị chưa được chú ý đúng mức, quy
hoạch sử dụng đất thì lại không ổn định. Điều này đã gây lãng phí cho cả Nhà
nước lẫn mọi người dân. Quy hoạch phát triển ngành lại được chú ý quá mức,
gần như ngành nào cũng có và hầu hết quy hoạch ngành lại được xác địnhtrong
điều kiện "tĩnh" và "đóng cửa", không tính được đầy đủ những biến động trên thị
trường thế giới. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhiều sản
phẩm được hình thành theo quy hoạch không thể có sức cạnh tranh trên thị
trường nếu không được Nhà nước bảo hộ. Tư duy về quy hoạch cần đổi mới theo
hướng tăng cường công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, chỉ quy
hoạch những ngành mang tính hệ thống toàn vùng hoặc toàn quốc (đường giao
thông, điện, viễn thông ), những ngành mang tính kinh doanh chỉ nên dừng ở
mức dự báo cung cấp thông tin kinh tế, khoa học công nghệ để các doanh nghiệp
tự làm. Cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch : Bản chất quy hoạch là cụ
thể hóa chiến lược về mặt không gian và thời gian. Quy hoạch lãnh thổ bám sát
nguyên tắc phân cấp, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch của cấp nào thì dựa
5
chủ yếu vào tiềm lực của cấp đó, chính quyền cấp trên có trách nhiệm phối hợp
điều hòa quy hoạch của chính quyền cấp dưới trực tiếp. Quy hoạch sử dụng đất,
đặc biệt là quy hoạch đô thị là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và các cấp
chính quyền. Việc quy hoạch đô thị cần được tiến hành một cách công khai và ổn
định, hạn chế các hiện tượng tiêu cực hoặc lạm dụng để đầu cơ trongthịtrường
bất động sản. Quy hoạch tổng thể ngành được áp dụng cho những ngành mang
tính chiến lược và tính hệ thống toàn quốc (điện, giao thông, bưu chính viễn
thông) có tính đến sự tham gia của các thành phần kinhtế và những biện pháp
khuyến khích các thành phần kinhtế tham gia thực hiện quy hoạch. Quy hoạch
phát triển của các ngành khác có sản phẩm và dịch vụ mang tính thương mại, phụ
thuộc vào biến động thịtrườngtrongnước và thế giới, tiến bộ khoa học kỹ thuật
chỉ nên dừng ở mức độ định hướng, dự báo, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn
ngân sách để đầu tư cho các dự án ở những lĩnh vực này. Cần có quy chế công bố
công khai các quy hoạch để các thành phần kinhtế đóng góp ý kiến, tham khảo
và tích cực thực hiện.
Xu thế phân cấp trong quản lý ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong thực tế. Cần
phân cấp quản lý nhà nước theo nguyên tắc "những hoạt động gắn liền với quyền
lợi người dân do chính quyền cấp gần dân nhất chăm lo, chính quyền cấp trên chỉ
thực hiện những nhiệm vụ có quy mô lớn mà cấp dưới không thực hiện được
hoặc những việc mang tính liên vùng".
Việc xác định mục tiêu trong lập kếhoạchở cả Trung ương lẫn địa phương theo
kiểu năm sau phải cao hơn năm trước, mục tiêu nào cũng đều muốn đạt mức cao
trong khi tiềm lực có hạn cần được thay đổi một cách cơ bản. Kếhoạch phải căn
cứ vào hiện thực, phân tích quan hệ cung - cầu và khả năng cạnh tranh trên thị
trường (trong nước và quốc tế) để tính tốc độ tăng trưởng, từ đó xác định mục
tiêu. Việc xác định các mục tiêu phải đi kèm với xác định thứ tự ưu tiên giữa các
mục tiêu, nghĩa là phải có sự "trả giá", có khi phải hạ thấp yêu cầu mục tiêu này
cho việc đạt mục tiêu khác cao hơn.
Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA, ký kết Hiệp định Thương mại với Mỹ,
quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, sự liên kết giữa
thị trườngtrongnước và thịtrường thế giới ngày càng gắn bó, nềnkinhtế tri
6
thức và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra sức ép ngày càng cao đối
với mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Việc nhận thức đầy đủ những vấn đề này sẽ
buộc những nhà hoạchđịnh chính sách phải đặt ra những mục tiêu kếhoạch
trong bối cảnh chung, trong môi trường "động" và "mở cửa". Không chấp nhận
những thách thức này, chắc chắn nềnkinhtế sẽ không tránh khỏi nguy cơ tụt
hậu, dẫn đến bất ổn địnhtrong xã hội.
Trên cơ sở đổi mới về xác định mục tiêu và công cụ, quá trình xây dựng nội dung
kế hoạch cần đổi mới theo hướng xác định các mục tiêu phải được làm cùng với
xác định biện pháp tương ứng, công cụ chính sách đầu tư ngày càng giảm và
công cụ chính sách khuyến khích ngày càng tăng nhằm phát huy hết tiềm năng
của cả xã hội (ví dụ: chính sách khuyến khích các hoạt động xã hội hóaở các lĩnh
vực giáo dục, y tế, đã làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước).
Việc xây dựng Chiến lược kinhtế - xã hội do Hội đồng Nghiên cứu chiến lược
thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng; chiến lược có thời hạn 10-15 năm nhưng
được điều chỉnh vào giữa kỳ; dự thảo chiến lược được công bố công khai và
được các tầng lớp xã hội, đặc biệt là các nhà trí thức và quản lý tham gia đóng
góp ý kiến. Mục tiêu chiến lược không được mang tính chủ quan, duy ý chí,
những mâu thuẫn giữa các mục tiêu cần được phân tích và xử lý thông qua việc
xác định thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể
cho từng thời kỳ. Nội dung chiến lược phải đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ
giữa các ngành, các vùng trong phát triển kinh tế.
Xây dựng kếhoạchđịnhhướng phát triển 5 năm. Kếhoạch 5 năm cụ thể hóa
chiến lược. Kếhoạch 5 năm xác định một số chỉ tiêu cơ bản địnhhướng cho sự
phát triển của đất nước, xác định những lĩnh vực mà nềnkinhtế sẽ ưu tiên tập
trung phát triển, xác định nguyên tắc hoạchđịnh và xây dựng chính sách cụ thể
để toàn bộ nềnkinhtế phát triển theo hướng đã định. Do nội dung kếhoạch ngày
càng có tính định hướng, dự báo cao nên vai trò của kếhoạch 5 năm ngày càng
quan trọng.
Một trong những cơ sở quan trọng cho việc lập kếhoạch 5 năm là những dự báo
phát triển về khả năng biến động của những yếu tố quốc tế, xu thế hội nhập khu
7
vực và quốc tế, của tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh của một số ngành chủ chốt trên thịtrường Việt Nam cũng như
trên thịtrường quốc tế. Kếhoạch 5 năm cần tập trung nguồn lực vào một số ít
mục tiêu quan trọng của thời kỳ, những mục tiêu khác có thể chỉ cần đạt đến một
mức độ tối thiểu cần thiết.
Nội dung của kếhoạch 5 năm bao gồm một số chương trình trọng điểm của Nhà
nước và quan trọng hơn cả là một hệ thống cơ chế chính sách. Chính vì vậy, việc
xây dựng kếhoạch 5 năm cần được thực hiện theo một quy trình mới với sự phối
hợp chặt chẽ và phân công cụ thể giữa các cấp, giữa các bộ và có sự tham gia của
các tầng lớp và tổ chức trong xã hội.
Hệ thống kếhoạch 5 năm của toàn nềnkinhtế bao gồm kếhoạch cấp quận
huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Hệ thống kếhoạch hàng năm ở tầng vĩ mô: Kếhoạch hàng năm vừa là bộ phận
vừa là công cụ để điều hành thực hiện kếhoạchđịnhhướng phát triển kinhtế -
xã hội 5 năm. Trong mối quan hệ với kếhoạch 5 năm, kếhoạch hàng năm chủ
yếu chỉ mang nội dung phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để
thực hiện một phần mục tiêu của kếhoạch 5 năm, do vậy kếhoạch hàng năm
không nên đưa ra mục tiêu mang tính tổng quát.
Về nguyên tắc, hệ thống kếhoạchkinhtế quốc dân trongnềnkinhtếthịtrường
không bao gồm kếhoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên
trong quá trình chuyển đổi, Nhà nước còn nắm vị trí độc quyền hoặc chủ đạo ở
một số ngành then chốt, vì thế kếhoạchkinhtế quốc dân trong giai đoạn này vẫn
có mối quan hệ gắn bó với kếhoạch của những Tổng công ty chủ chốt ở những
ngành này (ví dụ: Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông ). Bên cạnh đó, hệ
thống ngân hàng thương mại của Việt Nam tiếp tục giữ một vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo sự ổn định cho nềnkinhtếtrong thời gian tới và cũng sẽ có
tác động rất lớn đến việc tính toán trong xây dựng và điều hành kế hoạch. Do
vậy, các ngân hàng thương mại lớn và những Tổng công ty này cần phải định kỳ
báo cáo về kếhoạch và tình hình sản xuất kinh doanh của mình để Chính phủ có
những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập và điều hành kế hoạch. Điều hành
kế hoạch cần dựa trên cơ sở thông tin báo cáo và mô hình phân tích dự báo hàng
8
quý. Phối hợp kết quả này với ý kiến chuyên gia sẽ cho phép Nhà nước, các cấp
xác định thời điểm, mức độ, phạm vi và cách thức can thiệp một cách hợp lý vào
nền kinh tế.
Đổi mới công tác kếhoạchhóaở địa phương và ở các ngành. Nội dung kếhoạch
của các địa phương cần phản ánh đúng sự phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế.
Kế hoạch của các ngành, địa phương phải phù hợp với kếhoạch chung của cả
nước. Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng quy hoạch phát triển của mình, các ngành,
các địa phương cần hỗ trợ cho việc lập và điều hành kếhoạchkinhtế quốc dân
bằng cách cung cấp các thông tin, dự báo và những kiến nghị cho việc xây dựng
các chính sách kinh tế.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tổng hợp và các ngành trong việc dự báo tình
hình thịtrườngtrongnước và quốc tế cũng như phân tích, đánh giá thực trạng
trong nước, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Đảm bảo các điều kiện và tiền đề cho việc đổi mới công tác kếhoạch hóa: Đổi
mới hệ thống thu thập, xử lý và sử dụng thông tin. Xác định các loại thông tin
báo cáo cần thiết, thống nhất biểu mẫu các loại thông tin báo cáo; xác định hệ
thống tổ chức bộ máy thu thập và xử lý thông tin; khắc phục tình trạng "thương
mại hóa" thông tin một cách vô nguyên tắc, xác định rõ trách nhiệm cung cấp các
loại thông tin đối với những cơ quan có liên quan; thiết kế cụ thể các nguồn
thông tin và địa chỉ cần phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác kếhoạch
hóa; xác định rõ ràng những thông tin mật không công bố.
Xây dựng và phát triển công tác dự báo và phân tích kinh tế. Dự báo và phân tích
chính sách được thực hiện độc lập ở nhiều cơ quan; tập trung vào dự báo ngắn
hạn; xác định một số mô hình không phức tạp không cần có độ chính xác quá cao
nhưng phải kịp thời xử lý được những thông tin để phân tích giúp cho việc điều
hành một cách nhanh nhạy.
Nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ. Hoàn thiện bộ
máy kếhoạchở Trung ương và địa phương, thực hiện chương trình đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ kếhoạch một cách cơ bản.
9
Công tác kếhoạchhóanềnkinhtế quốc dân đòi hỏi phải nâng cao vai trò của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu tổng hợp của nềnkinhtế quốc dân,
phát huy vai trò của các Bộ và Tổng công ty theo một phương pháp luận thống
nhất. Công tác kếhoạchhóa cũng không chỉ được thực hiện bởi những người
trong ngành Kế hoạch, mà cần được sự chú ý và tham gia của nhiều tầng lớp
trong xã hội, đặc biệt của những nhà doanh nghiệp, những nhà khoa học. Việc
điều hành thực hiện kếhoạch không phải là công việc riêng của Bộ Kếhoạch và
Đầu tư hoặc một Bộ nào khác mà nó phải được thực hiện thông qua sự phối hợp
một cách thống nhất và tương hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương, dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
* TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Số 4
Năm 2001
10
[...]... sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của 15 năm đổi mới, tại Đại hội IX, Đảng ta lần đầu tiên nêu rõ quan điểm và chủ trương chủ động hội nhập kinhtế quốc tế Điều đáng lưu ý là trong hội nhập kinhtế quốc tế việc sử dụng hiệu quả nguồn ngoại lực lại rất tùy thuộc vào năng lực hấp thụ ởtrong nước, trong đó yếu tố quyết định là con người, kết cấu hạ tầng kinhtế - xã hội và năng lực quản lý Nhiều nước do... dân Đại hội IX khẳng định thêm các thành phần kinh tếkinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinhtếthịtrườngđịnhhướngXHCN và tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thịtrường 3 Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinhtế quốc tế để phát triển nhanh,... phát triển kinhtế - xã hội nhằm xác định nội dung cơ bản của đường lối kinhtếtrong 20 năm đầu của thế kỷ XXI và một hệ thống các quan điểm chỉ đạo, những địnhhướng lớn của Chiến lược 10 năm (2001 - 2010) và kếhoạch 5 năm (2001 - 2005) I Đường lối phát triển kinhtế Xuất phát từ tình hình trongnước và quốc tế, Đảng ta xác định đường lối phát triển kinh tếtrong thời gian tới với những nội dung... Đảng ta đã thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinhtế nhiều thành phần, coi đây là một giải pháp chiến lược nhằm giải phóng và khai thác tối đa các tiềm năng hiện có để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinhtế hợp lý Đồng thời, luôn khẳng địnhkinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinhtế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nềnkinhtế quốc... thời gian công nghiệp hóa, từng bước phát triển kinhtế tri thức, thu hẹp khoảng cách với sự phát triển chung của thế giới Công cuộc CNH, HĐH nền kinhtếnước ta đang diễn ra trong xu thế toàn cầu hóakinh tế, các quốc gia đều mở rộng các quan hệ kinhtế đối ngoại Thực chất đó là một nấc thang phát triển cao của lực lượng sản xuất, mà cụ thể là của quá trình phân công lao động quốc tế, như C.Mác đã từng... mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng nềnkinhtế độc lập tự chủ, đưa nướcta trở thành một nước công nghiệp Có thể nói, đây là tư tưởng chiến lược rất quan trọng, là mục tiêu cơ bản của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nướctrong giai đoạn hiện nay, bởi vì muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nước nông nghiệp, không kinh qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta phải tiến hành... các nềnkinhtế ngày càng tăng lên đi đôi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng cũng đã đưa ra tư tưởng giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo ấy, và Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII nêu quan điểm kiên trì đường lối kinh tế. .. đồng thời có tiềm lực kinhtế đủ mạnh : có mức tích lũy ngày càng cao từ nội bộ nềnkinhtế ; có cơ cấu kinhtế hợp lý, có sức cạnh tranh ; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt ; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ ; giữ vững ổn địnhkinhtế - tài chính vĩ mô ; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường (1) Để có được... lập, tự chủ, rộng mở , đến Đại hội IX, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương xây dựng nềnkinhtế độc lập, tự chủ trong quá trình tiến hành đổi mới, hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại Độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, bài ngoại mà là chủ động hội nhập ngày càng nhiều hơn, hiệu quả hơn vào kinhtế quốc tế, không phụ thuộc vào sức ép từ bên ngoài Đại hội khẳng định: trước hết là... xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của chúng ta và của nhiều quốc gia khác, từ nhận thức sâu sắc về nhiều mặt của quá trình toàn cầu hóakinhtế hiện nay Quan niệm đó vừa đúng về mặt nguyên tắc, quan điểm, đường lối, vừa xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, không chỉ để bảo đảm có một nền chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh độc lập tự chủ vững chắc, giữ vững địnhhướng XHCN, mà còn là cơ sở bảo đảm cho . KẾ HOẠCH HÓA
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA
Vũ Văn Phúc *
1. Quan niệm về vai trò nhà nước, kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị. hơn.
Đối với một nền kinh tế đặc thù như nước ta: nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN thì giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước trong điều tiết,