1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Hoàn Kiếm

73 848 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 630,83 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Hoàn Kiếm

Trang 1

II Vai trò và ý nghĩa của thanh toán quốc tế 7

1.Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế 7

2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng 9

III Các yếu tố ảnh hởng đến hoạt động thanh toán quốc tế 10

1 Yếu tố khách quan 10

1.1 Tỷ giá hối đoái 10

1.2 Tình trạng xuất nhập khẩu, trình độ sản xuất, tài nguyên và vị trí địa lý của mỗi quốc gia 11

2.2.2 Quy trình nghiệp vụ 22

2.2.3 Ưu nhợc điểm của phơng thức ghi sổ 22

2.2.4 Trờng hợp áp dụng 22

2.3 Phơng thức nhờ thu (Collection of payment) 23

2.3.1 Khái niệm 23

2.3.2 Các giai đoạn chủ yếu của phơng thức nhờ thu 23

2.3.3 Phân loại nhờ thu 24

2.4 Phơng thức tín dụng chứng từ 29

2.4.1 Khái niệm 29

2.4.2 Chức năng của tín dụng chứng từ 30

2.4.3 Quy trình nghiệp vụ của phơng thức tín dụng chứng từ 31

2.4.4 Các bên tham gia và mối quan hệ pháp lý 33

2.4.5 Đặc điểm của phơng thức tín dụng chứng từ 36

2.4.6 Các loại th tín dụng 38

2.4.7 Ưu nhợc điểm của phơng thức tín dụng chứng từ 42

Ch ơng II

thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công th ơng hoàn kiếm 45

I Giới thiệu sơ lợc về ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm451 Quá trình hình thành và phát triển 45

2 Đặc điểm về môi trờng hoạt động và khách hàng của ngân hàng Công ơng Hoàn Kiếm 45

Trang 2

Th-3 Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thơng

Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua 46

II.Thực trạng thanh toán quốc tế tại ngân hàng Công ơng Hoàn Kiếm 53

Th-1 Thực trạng chung 53

2 Thanh toán hàng nhập 56

2.1 Phơng thức chuyển tiền 57

2.1.1 Quy trình nghiệp vụ 57

2.1.2 Thực trạng thanh toán hàng nhập theo phơng thức chuyển tiền tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm 57

2.2 Phơng thức nhờ thu 58

2.2.1 Quy trình nghiệp vụ 58

2.2.2 Thực trạng thanh toán hàng nhập theo phơng thức nhờ thu tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm 59

2.3 Phơng thức tín dụng chứng từ 60

2.3.1 Quy trình nghiệp vụ 60

2.3.2 Thực trạng thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phơng thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm 65

3 Thanh toán hàng xuất 67

3.1 Quy trình nghiệp vụ 67

3.2 Thực trạng thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phơng thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm 71

II Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm 73

I Một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NGâN HàNG CôNG THơNG HOàN KIếM 77

1 Hoàn thiện công nghệ thanh toán trong hệ thống ngân hàng 77

2 ứng dụng marketing trong hoạt động ngân hàng 78

3 Kết hợp hợp hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu với hoạt động thanh toán quốc tế 80

4 Mở rộng có hiệu quả mạng lới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi ngoại tệ hợp lý 81

5 Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán, nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng quốc tế vào thị trờng Việt Nam 82

6 Đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế 83

7 Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán.84II Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm 85

1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nớc 85

2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nớc 87

3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thơng Việt Nam 88

Kết luận 89

Danh mục Tài liệu tham khảo 90

Trang 3

Lời mở đầu

Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phơng hoá quan hệ kinhtế đối ngoại, đến nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 160 nớc, lãnh thổthuộc đủ các châu lục trên thế giới Quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triểnđã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thơng mại quốc tế giữa Việt Nam và các nớc khác.Những mối quan hệ thơng mại thờng xuyên giữa các nớc đã làm phát sinh nhữngquyền lợi và nghĩa vụ thanh toán của nớc này đối với nớc khác, do đó tất yếu phảixuất hiện thanh toán quốc tế.

Là một khâu quan trọng trong hoạt động ngoại thơng, liên qua đến nghĩa vụtiền tệ phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế đã trở thành mộtyếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động này Ngân hàng là một thành viênquan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế, chất lợng thanh toán quốc tế củangân hàng có ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacác đơn vị tham gia vào lĩnh vực ngoại thơng.

Mặt khác, Việt Nam đã và đang từng bớc tham gia vào quá trình hội nhậpvới nền kinh tế thế giới, từng bớc ký kết hiệp định thơng mại song phơng, khu vựcvà đa phơng Đến nay, đã là thành viên của tổ chức khu vực thơng mại tự doASEAN (AFTA) và của diễn đàn Châu á - Thái Bình Dơng (APEC), đã ký kết hiệpđịnh thơng mại với Hoa Kỳ, chuẩn bị gia nhập tổ chức thơng mại thế giới (WTO).Các quan hệ thơng mại với Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc đang tiếp tục đợc mởrộng Thực tế đó đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực ngoại th-ơng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng Vì vậy việc nâng caohiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết và hiện đang là vấn đề đ-ợc rất nhiều nhà kinh tế quan tâm.

Qua quá trình thực tế tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm, em nhận thấyrằng: sau khi đợc đổi mới về cơ cấu tổ chức, trong sạch hoá các hoạt động từ năm1997, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đã đạt đợc một số kết quả đángkhích lệ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đang có một số tại cần sớm đợc khắc phục đểhoạt động này ngày càng phát triển hơn nữa Vì vậy em đã chọn đề tài: “Một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng côngthơng Hoàn Kiếm” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

Đối tợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài:

Bài viết đề cập đến những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế,trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân

Trang 4

hàng công thơng Hoàn Kiếm từ đó đa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm pháttriển hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới.

Phơng pháp nghiên cứu:

Bài viết sử dụng các phơng pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh và hệ thốnghoá để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và phơng hớng phát triển.

Kết cấu luận văn:

Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn đợc trình bày với kết cấu nh sau:

Chơng I: Lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế trong ngoại thơng.

Chơng II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công

th-ơng Hoàn Kiếm.

Chơng III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán

quốc tế tại ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm.

Trang 5

Nh vậy, thanh toán quốc tế không chỉ có thanh toán mậu dịch mà còn gồmcả thanh toán phi mậu dịch và thanh toán viện trợ, vay nợ.

-Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh liên quan đếnhàng hoá không mang tính chất thơng mại Đó là việc thanh toán các chi phí củacác đoàn ngoại giao, ngoại thơng ở các nớc sở tại, các chi phí vận chuyển, đi lạicủa các đoàn khách của các tổ chức, cá nhân nớc ngoài.

-Thanh toán vay nợ, viện trợ: thực chất cũng là thanh toán mậu dịch song nókhác thanh toán mậu dịch ở chỗ nguồn thanh toán Thanh toán mậu dịch đợc thựchiện bởi nguồn tự có, còn viện trợ là do các nớc ngoài cấp vốn (mà thờng là các n-ớc xuất khẩu cho vay hoặc các tổ chức tài chính tín dụng cho vay hoặc cho không).

Tuy nhiên về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh trên cơ sở hoạt động thơngmại và đợc gọi là thanh toán quốc tế trong ngoại thơng.

Thanh toán quốc tế nhanh chính xác, đúng luật sẽ đẩy nhanh tốc độ luchuyển hàng hoá, luân chuyển vốn của các bên tham gia, mở rộng và củng cố quanhệ hợp tác buôn bán làm ăn giữa các nớc Có nh vậy, hoạt động xuất nhập khâủmới thực sự phát huy tác dụng của nó trong sự phát triển kinh tế của mỗi đất nớc.

Vì vậy thanh toán quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giáhoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thơng.

II Vai trò và ý nghĩa của thanh toán quốc tế

1.Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Bản chất của thanh toán quốc tế là việc chi trả lẫn nhau giữa các tổ chức, cáccông ty hoặc các chủ thể với nhau ở các quốc gia khác nhau để hoàn tất các khoảnliên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá và các vấn đề khác Thông qua thanh toánquốc tế giá trị hàng xuất nhập khẩu mới đợc thực hiện Nhờ có hoạt động thanh

Trang 6

toán quốc tế mà các khoản tín dụng đầu t hay mọi giao dịch đối ngoại mới có thểthực hiện đợc Thanh toán nội bộ của một quốc gia đã phức tạp, thanh toán quốc tếcòn khó khăn và phức tạp hơn nhiều do ảnh hởng của các yếu tố tiền tệ tín dụng,ngân hàng và sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán cũng nh khả năng kiểm soát toànbộ quá trình từ lu thông đến thanh toán Nếu nghiệp vụ thanh toán không theo kịpnhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển của toàn bộnền kinh tế.

Thanh toán quốc tế không những tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tốc độchu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, làm cho hợp đồng ngoại thơng đợc thực hiệnan toàn mà còn tạo uy tín giữa các bên, tạo cơ sở cho mối quan hệ làm ăn lâu dài.Chúng ta đồng thời thu hút đợc khách hàng quốc tế thanh toán qua ngân hàng củata, từ đó chúng ta thu đợc phí bằng ngoại tệ nhằm cải thiện cán cân thanh toán Nhvậy có thể nói thơng mại quốc tế có đợc mở rộng hay không một phần nhờ vàothanh toán quốc tế có tốt hay không.

Thanh toán quốc tế tốt không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp pháttriển sản xuất mà còn có thể mở rộng phơng thức mua bán với các nớc Tức làthanh toán quốc tế trên phơng diện nào đó làm cơ sở khuyến khích xuất khẩu hànghoá ra nớc ngoài Các ngành liên quan cũng phát triển theo Thanh toán quốc tếphát sinh từ ngoại thơng, nhng ngợc lại qua thanh toán quốc tế các doanh nghiệptham gia vào xuất nhập khẩu sẽ nắm đợc các thông tin về hàng hoá , về tiền tệ, thịtrờng tiêu thụ cả trong và ngoài nớc đông thời hiểu thêm khả năng của đối tác củamình Nhờ đó doanh nghiệp đề ra đợc chiến lợc kinh doanh tối u nhất

Tình hình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của một nớc đợc ghi chéplại, phản ánh trên cán cân mậu dịch của nớc đó Nhìn vào cán cân mậu dịch, nhà n-ớc có thể quản lý đợc hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc loại gì? Giá trị bao nhiêu?Tình hình ngoại thơng đang xuất siêu hay nhập siêu? Những loại hàng hoá nào làmặt hàng xuất khẩu chủ lực? để từ đó đề ra chính sách ngoại thơng thích hợp nhkhuyến khích đầu t sản xuất hàng xuất khẩu, u tiên tài trợ nhập khẩu các mặt hàngnào bằng hình thức cho vay qua Bộ Tài Chính, qua các ngân hàng thơng mại, cấpvốn trực tiếp, gián tiếp, bảo lãnh Đồng thời qua theo dõi hoạt động thanh toánquốc tế, Nhà nớc có cơ sở để chỉnh lại những điểm bất hợp lý trong hệ thống phápluật hay chính sách có liên quan đến thanh toán quốc tế cho phù hợp với tình hìnhmới, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thơng Ví dụ nh cuối năm 1997, Chínhphủ đã ra quy định cho vay bắt buộc đối với một số doanh nghiệp nhập khẩu đểthanh toán L/C trả chậm, góp phần giúp các ngân hàng Việt Nam sớm thực hiện đ -ợc cam kết quốc tế, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn bản chất vấn đề, cải thiện

Trang 7

hình ảnh của các ngân hàng Việt Nam và nâng cao uy tín của nớc ta trong buônbán ở thị trờng quốc tế Điều này đã giúp cho một số hợp đồng thơng mại có giá trịlớn đợc tiếp tục ký kết với nớc ta.

Tóm lại, thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triểnngoại thơng và chúng ta cũng hiểu rằng ngoại thơng là một công cụ thúc đẩy quátrình liên kết kinh tế ở trong nớc và giữa trong nớc với nớc ngoài Khi các nơc cómối quan hệ kinh tế, việc hợp tác làm ăn tốt đẹp thì họ sẽ có tiếng nói chung trênnhiều lĩnh vực nh chính trị, ngoại giao, văn hoá Nh thế quan hệ đối ngoại giữa cácnớc đợc thắt chặt hơn, và điều đó lại càng thúc đẩy liên kết kinh tế.ở một khía cạnhkhác, việc phát triển mối quan hệ giao lu giữa các nớc không chỉ đơn giản là gắnnền kinh tế trong nớc với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoạithơng mang lại, mà còn là dùng ngoại thơng để thúc đẩy các quá trình phát triểnkinh tế trong nội bộ nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trờng thống nhất ở trongnớc.

2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng

Đối với ngân hàng thơng mại , việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanhtoán quốc tế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một dịch vụthuần tuý mà nó đợc coi là một mặt không thể thiếu trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thơng mại, đồng thời còn bổ sung và hỗ trợ các hoạt động khác củangân hàng.

Ngân hàng thơng mại đứng ra lãnh trách nhiệm làm trung gian thanh toáncho các hợp đồng ngoại thơng Bằng uy tín của mình đối với các đối tác trong vàngoài nớc; với khả năng tài chính có thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầucủa khách và cạnh tranh đợc với các ngân hàng khác; với phơng tiện kỹ thuật cùngđội ngũ cán bộ đầy đủ nghiệp vụ của mình, ngân hàng thơng mại đã góp phần làmcho thanh toán quốc tế giữa các bên đợc thuận tiện, chính xác Thanh toán quốc tếqua ngân hàng còn phần nào hạn chế đợc những tiêu cực trong thanh toán do thị tr-ờng mang lại.

Về phía ngân hàng, khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, ngânhàng sẽ tạo ra cho mình những khoản thu nhập đáng kể Luồng tiền chuyển quangân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng mạnh, càng hiệu quả.có uytín lớn Vì vậy thanh toán quốc tế là một tiêu chí quan trọng để đánh giá ngân hànghoạt động có hiệu quả hay không.

Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng càng đợc mở rộng và nâng caosẽ góp phần mở rộng thị trờng cho chính ngân hàng đó Không những vậy cònnâng cao uy tín và tên tuổi của ngân hàng trên thị trờng tiền tệ thế giới, cũng nh

Trang 8

đại lý với ngân hàng nớc ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với một ngân hàng thơngmại Nhờ những mối quan hệ đại lý đó mà ngân hàng có thể mở tài khoản ở cácngân hàng khác, giúp cho quá trình thanh toán quốc tế không phải vòng vèo quanhiều ngân hàng trung gian Do đó ngân hàng có thể kinh doanh và thanh toánbằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau Ngân hàng còn có thể lợi dụng đợc nhữngkhoản ngoại tệ mà ngân hàng nớc ngoài mở tài khoản tại ngân hàng mình, hoặcnhờ mối quan hệ tốt với ngân hàng nớc ngoài mà ngân hàng có thể nhận đợc nhữngkhoản vay u đãi, những khoản đầu t tín dụng qua ngân hàng mình.

III Các yếu tố ảnh hởng đến hoạt động thanh toán quốc tế1 Yếu tố khách quan

1.1 Tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, đơn vị đợc sử dụng thờng không phải làđồng nội tệ mà là các loại ngoại tệ khác nhau Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sosánh, quy đổi từ đông tiền nớc này sang đồng tiền nớc khác Để giải quyết vấn đềnày, ngời ta đa ra khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giá trịgiữa các đồng tiền với nhau, nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của đơn vị tiềntệ nớc này so với đơn vị tiền tệ nớc khác.

Sự biến động của tỷ giá hối đoái luôn có ảnh hởng trực tiếp đến hoạt độngngoại thơng, điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hởng đến hoạt động thanh toán quốctế Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái giảm (có nghĩa là đồng tiền nội tệ trở nên có giá tơngđối so với đồng ngoại tệ) thì khối lợng hàng hoá nhập khẩu vào nớc đó có xu hớngtăng lên còn khối lợng hàng hoá xuất khẩu có xu hớng giảm xuống Điều này xảyra do khi giá trị của đồng nội tệ tăng thì có nghĩa là giá cả hàng hoá của n ớc ngoàirẻ đi một cách tơng đối so với hàng hoá trong nớc và do đó nhu cầu tiêu dùng đốivới các hàng hoá đó tăng lên; trong khi đó giá trị của các hàng hoá xuất khẩu củanớc đó lại đắt lên tơng đối so với hàng hoá của nớc ngoài và bởi vậy nhu cầu tiêudùng đối với hàng hoá đó giảm đi tơng đối Ta cũng có điều ngợc lại khi tỷ giátăng.

Việc thực hiện các hoạt động ngoại thơng thờng đòi hỏi nhiều thời gian đểhoàn tất và chính trong khoảng thời gian này, sự biến động về tỷ giá tất yếu dẫnđến việc gây thiệt hại hoặc cho ngời xuất khẩu hoặc cho ngời nhập khẩu.

Sự thay đổi bất thờng của tỷ giá hối đoái còn gây ảnh hởng không tốt đếnviệc mua bán ngoại tệ của ngân hàng Việc cân nhắc nên mua hay bán ngoại tệ trởnên khó khăn hơn khi thị trờng có nhiều biến động bất thờng Hậu quả là nguồnngoại tệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế bị xáo trộn và nhiều khi để duy

Trang 9

Vì vậy trong hoạt động ngoại thơng, các bên tham gia luôn phải chú ý tớiyếu tố tỷ giá, cần phải nghiên cứu kỹ lỡng và dự đoán đợc những biến động của tỷgiá để hạn chế thấp nhất những rủi ro mà tỷ giá hối đoái gây ra, đồng thời cũng tậndụng đợc những biến động có lợi cho mình.

1.2 Tình trạng xuất nhập khẩu, trình độ sản xuất, tài nguyên và vị trí địa lýcủa mỗi quốc gia

Một yếu tố khác có tác động lớn đến thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia làtình trạng xuất nhập khẩu Nếu một nớc có nền kinh tế tự cung, tự cấp thì chắcchắn hoạt động thanh toán quốc tế sẽ không phát triển, ngợc lại, nếu nớc đó có nềnkinh tế mở thì hoạt động ngoại thơng sẽ phát triển và điều đó sẽ kéo theo sự pháttriển của hoạt động thanh toán quốc tế.

Trình độ sản xuất, nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia cũng có ảnh hởng đếnhoạt động thanh toán quốc tế Khi trình độ sản xuất cao thì những sản phẩm sảnxuất ra không những đáp ứng đợc nhu cầu tiêu dùng trong nớc mà còn có thể xuấtkhẩu Trong buôn bán quốc tế thì chất lợng và giá thành sản phẩm là những nhân tốquyết định tới sự thành công hay thất bại, do đó trình độ sản xuất có ảnh hởng trựctiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và điều đó có nghĩa là ảnh hởng tới hoạt độngthanh toán quốc tế Nếu một quốc gia thiếu nguồn nguyên liệu thì nớc đó phảinhập nguyên vật liệu đó cho hoạt động sản xuất chế biến của mình và ngợc lại Nhvậy sẽ liên quan tới hoạt động ngoại thơng và do đó sẽ ảnh hởng tới hoạt độngthanh toán quốc tế.

Vị trí địa lý thuận lợi cũng là một lợi thế trong thanh toán quốc tế vì vị trí địalý thuận lợi sẽ giảm đợc thời gian vận chuyển hàng hoá, giảm đợc các rủi ro trên đ-ờng vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển Điều này cũng ảnh hởng trực tiếp tớihoạt động ngoại thơng và do đó sẽ ảnh hởng tới hoạt động thanh toán quốc tế.

1.3 Tình hình chính trị xã hội

Tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hởng đến tất cả các hoạtđộng kinh tế của quốc gia đó bao gồm cả nội thơng và ngoại thơng Khi tình hìnhchính trị xã hội ổn định, các hoạt động kinh tế sẽ có một nền tảng vững chắc đểhoạt động Sự bất ổn định chính trị xã hội là một trong những nhân tố to lớn trongviệc tàn phá nền kinh tế của mỗi quốc gia không loại trừ quốc gia đó theo thể chếchính trị nào Trong hoạt động ngoại thơng, không một thơng gia nào lại lựa chọnđối tác của mình ở một nớc đang có những biến động về chính Sự biến động vềchính trị sẽ có thể làm cho bạn hàng của thơng gia này (nếu là ngời xuất khẩu)không giao đợc hàng hoá hoặc (nếu là ngời nhập khẩu) không thanh toán đợc tiền.Những rủi ro này nằm ngoài mong muốn của cả hai phía và tất nhiên là những rủi

Trang 10

ro bất khả kháng bởi vì thông thờng không có bảo hiểm cho rủi ro dạng này Dovậy trong bất kỳ trờng hợp nào thì các thơng gia cũng không bao giờ muốn đặtmình vào những khả năng rủi ro nh vậy.

1.4 Các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nớc có mục đích là điều tiết các hoạtđộng kinh tế Những chính sách này luôn nhằm mục đích đem lại lợi ích tốt nhấtcho đất nớc Sự ổn định và tính đúng đắn của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhànớc có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và thanhtoán quốc tế Ví dụ nh chính sách thuế của Nhà nớc, khi thuế nhập khẩu cao, hànghoá vào nớc đó giảm đi và hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giảm theo, hoặc nếuNhà nớc cấm nhập khẩu một hay một số mặt hàng nào đó thì cũng tác động tơng tựđến hoạt động thanh toán quốc tế Do đó nếu chính sách ngoại hối của Chính phủkhông đúng đắn, không bám sát cung cầu trên thị trờng sẽ tác động xấu tới cácngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế.

Trong nhiều năm qua, các chính sách của Chính phủ đã khuyến khích sựxuất hiện của nhiều doanh nghiệp với các loại hình khác nhau Để tạo môi trờngpháp lý thông thoáng có tác dụng kích thích các thành phần kinh tế đầu t, mở rộngsản xuất kinh doanh, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm khuyến khích các doanhnghiệp và tạo điều kiện tăng trởng kinh tế Trong những năm qua, Quốc hội đã banhành nhiều bộ luật nh: luật đầu t nớc ngoài, luật doanh nghiệp, luật thơng mại, luậtngân hàng Nhà nớc Việt Nam điều này đã có tác động thúc đẩy các doanh nghiệpcó những phơng hớng đầu t tích cực, mở rộng sản xuất và góp phần vào sự pháttriển chung của đất nớc Riêng đối với hoạt động ngoại thơng, tháng 3/98, thủ tớngChính phủ đã ban hành quyết định số 55/1998/QĐ/TTg cho phép tất cả các doanhnghiệp Việt Nam đợc phép tham gia vào hoạt động xuât nhập khẩu mà không cầnphải đáp ứng bất cứ điều kiện gì ngoài việc tự đăng ký mã số hàng hoá của mình tạihải quan Đến tháng 7/98, quyết định đợc áp dụng thêm cho nhập khẩu thông quanghị định 57/1998/NĐ-Chính phủ của Chính phủ hớng dẫn thực hiện luật thơngmại Đồng thời để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, Chính phủ cũng đa raQuyết định 195/QĐ/TTg của thủ tớng Chính phủ ngày 27/9/1999 về việc hỗ trợxuất khẩu Để tạo điều kiện cho tỷ giá vận động theo đúng quy luật khách quan vàphản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trờng và từng bớc đa việc điều hành tỷ giáphù hợp với thông lệ quốc tế, trong năm 1999, Chính phủ đã có quyết định quantrọng về việc đổi mới điều hành tỷ giá Kể từ ngày 26/2/1999, Ngân hàng Nhà nớcchấm dứt công bố tỷ giá chính thức, mà chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trờng ngoại tệ liên ngân hàng Việc can thiệp đối với tỷ giá đợc thực hiện thông

Trang 11

qua việc mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nớc trên thị trờng, xoá bỏ phơngthức quản lý mang nặng tính hành chính, chủ qua nh trớc đây.

Bên cạnh những bớc tiến trong quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nớc, nhữngnỗ lực trong việc tài trợ hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu , một yếu tố quan trọngđể phát triển thanh toán quốc tế thì các quyết định cũng nh các chính sách củaChính phủ vẫn còn bộc lộ những hạn chế làm ảnh hởng đến kết quả hoạt độngthanh toán quốc tế của các ngân hàng nh sự không hoàn thiện của hệ thống luậtpháp quốc gia hay sự quá cững nhắc trong quản lý vĩ mô của Chính phủ

Nh vậy để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển thì các nớc cần đề ra đợccác chính sách đúng đắn và phù hợp.

-Phải có nguồn ngoại tệ đầy đủ, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệcủa khách hàng trong việc thực hiện thanh toán.

-Ngân hàng phải có trang thiết bị hiện đại thì mới đáp ứng đợc nhu cầu củakhách hàng ngày càng khắt khe hơn thể hiện ở chất lợng dịch vụ thanh toán phảichính xác, nhanh gọn, mới có thể thắng trong cuộc cạnh tranh ngày càng găy gắtgiữa các ngân hàng.

-Ngân hàng phải có uy tín và vị thế trên trờng quốc tế Do thanh toán quốc tếthực hiện trên phạm vi quốc tế cho nên một ngân hàng không đợc tin tởng trên thitrờng quốc tế thì sẽ gây tâm lý e ngại cho khách hàng khi đến với ngân hàng.

-Ngân hàng cũng phải luôn tạo điều kiện tốt nhất cho ngời nhập khẩu trongviệc cấp tín dụng hay bảo lãnh các hợp đồng ngoại thơng, các điều kiện về lãi suất,tỷ lệ ký quỹ, điều kiện đợc vay vốn để hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toánquốc tế đợc thực hiện dễ dàng.

-Để hoàn thành vai trò của mình, điều quan trọng nhất là trình độ của độingũ cán bộ của ngân hàng phải đủ phát hiện những thiếu sót, sai khác trong hợpđồng, chứng từ hàng hoá đảm bảo lợi ích của khách hàng và của ngân hàng Nếu

Trang 12

bán thì ngời mua có quyền từ chối thanh toán và ngân hàng phải chịu trách nhiệm.Mặt khác, nếu ngân hàng luôn đảm bảo đợc quyền lợi của khách hàng thì sẽ tạo đ-ợc uy tín lớn, thu hút thêm nhiều khách hàng và đem lại nhiều lợi ích cho ngânhàng.

Vì vậy vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng rất quan trọng, không cósự tham gia của các ngân hàng thì việc thực hiện thanh toán tiền hàng trong cácgiao dịch quốc tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro Ngân hàng muốn thực hiệntốt vai trò này thì luôn phải có những chính sách u đãi hợp lý để thu hút kháchhàng, phải có tiềm lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có cơ sở vật chất hiệnđại cũng nh phải có một đội nhũ cán bộ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm.

IV Các phơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu áp dụngtrong ngoại thơng

1 Sự cần thiết thanh toán quốc tế trong ngoại thơng qua ngân hàng

Trong thực hiện giao dịch ngoại thơng, ngời xuất khẩu có thể gặp rủi ro nhmất hàng mà không thu đợc tiền hoặc thanh toán chậm do nguyên nhân kháchquan nh chế độ chính trị - xã hội của nớc kia thay đổi, gặp thiên tai bất khả khángtrên đờng vận chuyển, hoặc những nguyên nhân chủ qua nh bị lừa lọc do không tìmhiểu kỹ bạn hàng, do hợp đồng ngoại thơng quy định không chặt chẽ, rõ ràng từbên mua đa lại Ngợc lại, ngời nhập khẩu có thể mất tiền mà không nhận đợc hànghoặc nhận hàng chậm, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vì có thể giá cả trên thị trờng biếnđộng bất lợi cho họ Khi các bên thơng mại rơi vào hoàn cảnh phức tạp nh vậy, họđều tìm cách chấp nhận một cơ chế chuyển đổi vừa thuận tiện, vừa an toàn, đángtin cậy cho cả hai bên Trong khi thay đổi và chấp nhận bất kỳ một cơ chế nào, họđều xem xét những vấn đề riêng, những đòi hỏi cũng nh sự e ngại của mình Nhữngđòi hỏi của họ có thể là những điều sau:

 Ngời xuất khẩu muốn:

-Ngời nhập khẩu trả tiền ngay sau khi chuyển hàng hoá, tức là giảm mức tốithiểu rủi ro trong thanh toán và không bị ứ đọng vốn.

-Có sự đảm bảo của ngời nhập khẩu hoặc của ngân hàng của ngời nhập khẩu trảtiền theo trách nhiệm hợp đồng.

-Có sự thuận tiện trong việc thanh toán tại đất nớc mình và sự hỗ trợ tài chínhnếu có thể (trớc và sau khi giao hàng).

-Thông tin và sự đảm bảo của ngời nhập khẩu là có giấy phép nhập khẩu cầnthiết, tình hình tài chính của ngời nhập khẩu và tiền tệ ở nớc ngời nhập khẩu.

Trang 13

-Trả tiền hàng hoá chỉ sau khi nhận đợc hàng

-Có sự đảm bảo là ngời xuất khẩu chuyển giao hàng hoá đúng hợp đồng đã kýkết.

-Có sự hỗ trợ tài chính cho đến khi nhận và bán đợc hàng và sự thuận tiện sửdụng một bên thứ ba có khả năng đảm bảo phía ngời xuất khẩu thực hiện đúng yêucầu của mình.

-Có sự hỗ trợ trong thủ tục liên quan đến những chứng từ hàng hoá cũng nh cáckhía cạnh khác trong hoạt động ngoại thơng.

Để có thể vợt qua những vấn đề có liên quan đến lợi ích chung song đốikháng, họ phải trông chờ vào dịch vụ ngân hàng Có nghĩa là thanh toán quốc tế đ -ợc thực hiện qua ngân hàng Tại sao vậy?

Trớc hết, một điều dễ hiểu là không phải lúc nào các bên tham gia cũng phảigặp trực tiếp nhau thanh toán một lợng tiền lớn hay nhỏ cho một lợng hàng hoá cógiá trị tơng đơng Điều này là khó thực hiện,vừa nguy hiểm, vừa tốn kém Họ phảichọn một bên thứ ba độc lập làm trung gian thanh toán có thể đảm bảo quyền lợicho các bên đồng thời tạo điều kiện cho quá trình trao đổi, thanh toán đợc thựchiện đáp ứng nguyện vọng của hai bên Bên thứ ba này thờng là các tổ chức tàichính trung gian Ngân hàng là tổ chức có uy tín nhất trong các tổ chức tài chínhđó Là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp có bề dày kinh nghiệm trên hàng trămnăm nay, có khả năng tài chính tài trợ cho cả ngời bán và ngời mua hàng bằng vốntự có và huy động, có mạng lới và đại lý rộng khắp, có ngoại tệ mở trên tài khoản ởngân hàng nớc ngoài, có công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất sử dụng trong thanhtoán, ngân hàng có thể tiến hành thanh toán quốc tế nhanh chóng, thuận tiện, chínhxác nhất, đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế Tất cả các điều này khiến cho cácnhà xuất nhập khẩu chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán cho họ.

Trong quan hệ giữa các nớc, các vấn đề có liên qua đến quyền lợi và nghĩavụ mà đôi bên đề ra để giải quyết và thực hiện đợc quy lại thành những điều kiệngọi là điều kiện thanh toán quốc tế Các điều kiện đó bao gồm:

1 Điều kiện về tiền tệ2 Điều kiện về địa điểm

3 Điều kiện về thời gian thanh toán 4 Điều kiện về phơng thức thanh toán

Những điều kiện này đợc thể hiện trong điều khoản thanh toán của hiệp địnhthơng mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nớc, của các hợp đồng ngoại th-ơng ký kết giữa ngời mua và ngời bán Trong các điều kiện đó, điều kiện về phơngthức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất.

Trang 14

Phơng thức thanh toán là cách ngời xuất khẩu dùng cách nào đó thu tiền vềvà ngời nhập khẩu dùng cách nào đó để trả tiền hàng Trong buôn bán, ngời ta cóthể lựa chọn nhiều phơng thức khác nhau để thu và trả tiền hàng Mỗi phơng thứcđều có u nhợc điểm của nó và đây chính là điểm nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợigiữa ngời mua và ngời bán - điều kiện thực hiện việc thanh toán và thời điểm thanhtoán.

Với ngời xuất khẩu, khi bán một loại hàng hoá nào đó, chừng nào thu nhiềutiền hàng, thời gian thu tiền nhanh hay chậm đều ảnh hởng đến sự tiếp tục quátrình kinh doanh của họ Nếu thời gian thanh toán nhanh, sau khi hàng bán xongthu đợc tiền vốn về ngay, vốn luân chuyển không bị ứ đọng, không những giảm đợcchi phí lãi vay ngân hàng để tiếp tục kinh doanh mà còn tạo điều kiện dễ dàng mởrộng kinh doanh của họ Cho nên, ngời xuất khẩu nào cũng muốn thu hồi tiền hàngcàng nhanh càng tốt.

Với ngời nhập khẩu, khi mua một hàng hoá nào đó, chừng nào trả tiền, thờigian trả tiền sớm hay muộn là điều họ rất quan tâm Không một ngời nhập khẩunào muốn trả tiền hàng của họ sớm quá, khi hàng hoá của họ cha tiêu thụ đợc Nếungời nhập khẩu phải trả tiền hàng trớc khi nhận hàng của ngời xuất khẩu giao thìtiền vốn của họ coi nh bị chiếm dụng Do vậy, ngời nhập khẩu nào cũng muốn trảtiền càng chậm càng hay.

Vì vậy, cả hai ngời xuất khẩu và ngời nhập khẩu đều quan tâm đến việc lựachọn một phơng thức thanh toán thích hợp nhất trong giao dịch mua bán của mình.Quá trình lựa chọn phơng thức thanh toán là quá trình đấu tranh về quyền lợi củađôi bên.

Ngân hàng là một thành viên quan trọng trong thanh toán quốc tế Chất lợngthanh toán quốc tế của ngân hàng có ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của đôi bên tham gia thơng mại Tuy nhiên, ngân hàng chỉ là một trung gianlàm dịch vụ thanh toán cho khách hàng Do đó, ngân hàng chỉ tiến hành theo ph-ơng thức mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng, không liên quan đến việc mua bángiữa họ.

Có bốn phơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu qua ngân hàng thơng mại đólà:

5 Phơng thức chuyển tiền 6 Phơng thức ghi sổ.

7 Phơng thức mở tài khoản.8 Phơng thức tín dụng chứng từ.2 Các phơng thức thanh toán quốc tế:

Trang 15

2.1.1 Khái niệm

Phơng thức chuyển tiền là một phơng thức thanh toán trong đó có một kháchhàng (ngời trả tiền, ngời nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển mộtsố tiền nhất định cho ngời hởng lợi (ngời bán, ngời xuất khẩu) ở một địa điểm nhấtđịnh bằng phơng tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu Ngân hàng chuyển tiềnphải thông qua đại lý của mình ở nớc ngời hởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyểntiền.

2.1.2 Quy trình nghiệp vụ nghiệp vụ

Ngân hàng chuyển tiền (4) Ngân hàng đại lý

(2) (3) (5)

Ngời chuyển tiền (Ngời nhập khẩu)

(1)

Ngời hởng lợi (Ngời xuất khẩu)

(1) Sau khi thoả thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thơng, ngời xuấtkhẩu thực hiện việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho ngời nhập khẩu đồng thờichuyển giao bộ chứng từ (vận đơn, chứng từ về hàng hoá và các chứng từ cóliên quan) cho ngời nhập khẩu.

(2) Ngời nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn, viết lệnh chuyển tiền gửiđến ngân hàng phục vụ mình trong đó ghi rõ ràng đầy đủ:

9 Tên, địa chỉ ngời xin chuyển

10 Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản11 Số tiền xin chuyển

12 Tên, địa chỉ ngời hởng lợi, số tài khoản, tên ngân hàng chi nhánh.13 Lý do chuyển tiền

14 Kèm theo giấy tờ, chứng từ có liên quan nh: giấy phép nhập khẩu, hợpđồng mua bán ngoại thơng, tờ khai hải quan

(3) Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài

khoản ngời nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanhtoán cho ngời nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nớc ngoài(bằng th hoặc bằng điện) để chuyển tiền cho ngời xuất khẩu.

Trang 16

(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho ngời xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếpthông qua ngân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó.

2.1.3 Các bên tham gia

-Ngời phát hành lệnh chuyển tiền ( ngời trả tiền )

-Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nớc ngời hởng lợi ở đây, việc thanhtoán là thanh toán trực tiếp giữa ngời chuyển và ngời nhận.

Ngân hàng thực hiện việc trả tiền với t cách chỉ là trung gian thực hiện việcthanh toán theo uỷ nhiệm và hởng hoa hồng, không bị ràng buộc trách nhiệm gì cả.Việc chuyển tiền chỉ đợc coi là hoàn thành khi nào đã trả tiền cho ngời nhận Trớcthời điểm này, số tiền chu chuyển vẫn thuộc sở hữu ngời chuyển tiền, ngời chuyểntiền vẫn có quyền huỷ bỏ lệnh chuyển tiền mà ngời nhận không có quyền khiếu nạingân hàng, chỉ có quyền khiếu nại ngời chuyển mà thôi.

2.1.4 Các hình thức chuyển tiền

 Chuyển tiền bằng điện báo (Telegraphic transfer – T/T)

Ngân hàng chuyển tiền thực hiện lệnh chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằngđiện cho ngân hàng đại lý ở nớc ngoài trả tiền cho ngời hởng lợi.

 Chuyển tiền bằng th (Mail transfer – M/T)

Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh chongân hàng ở nớc ngoài trả tiền cho ngời hởng lợi.

Hình thức thanh toán T/T có lợi cho ngời xuất nhập khẩu vì nhận đợc tiềnnhanh chóng song thủ tục phí, điện phí cao.

2.1.5 Ưu nhợc điểm của phơng thức chuyển tiền

Đây là phơng thức thanh toán đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất, song:

-Nếu dùng phơng thức chuyển tiền trả trớc tiền hàng, ngời nhập khẩu sẽchịu thiệt thòi vì hàng hoá cha nhận đợc hoặc không có một đảm bảo nào hàng hoásẽ đợc nhận mà vẫn phải trả trớc cho ngời xuất khẩu Do đó không những vốn bịchiếm dụng mà còn gặp nguy hiểm là có thể vì một lý do nào đó ngời bán khônggiao hàng Trái lại ngời xuất khẩu cha gửi hàng đã nhận đợc tiền của ngời nhậpkhẩu Nh vậy không những họ an tâm, không lo lắng gì về tiền hàng phải thu màcòn có thể lợi dụng đợc vốn của ngời nhập khẩu để kinh doanh.

-Nếu trả sau khi nhận hàng thì ngời nhập khẩu sẽ có lợi vì bởi vì hàng hoáchắc chắn nằm trong tay ngời nhập khẩu Còn về ngời xuất khẩu, sau khi gởi hàngmới nhận đợc tiền thì không những vốn bị ứ đọng mà còn gặp nguy hiểm, bởi vì cóthể có nhiều lý do mà ngời mua sẽ không nhận hàng, ví dụ nh hàng hoá không

Trang 17

đúng quy cách phẩm chất ghi trong hợp đồng, nh vậy sẽ dẫn đến việc không thu đủtiền hàng hoặc không thu đợc đúng hạn.

Do vậy phạm vi áp dụng của phơng thức chuyển tiền thờng chỉ đợc sử dụngtrong việc trả nợ, trả tiền ứng trớc, trả tiền thừa, trả tiền bồi thờng hoặc thanh toánnhững chi phí mậu dịch liên quan đến xuất nhập khẩu Nếu phơng thức thanh toánđợc áp dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu thì chủ yếu là với khách quen, có tínnhiệm cao.

2.2 Phơng thức mở tài khoản2.2.1 Khái niệm

Phơng thức mở tài khoản là phơng thức thực hiện bằng cách ngời xuất khẩumở một tài khoản, ghi nợ ngời nhập khẩu sau khi ngời này đã hoàn thành thủ tụchàng hoá, dịch vụ Đến định từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) ngời nhập khẩutrả tiền cho ngời xuất khẩu.

2.2.2 Quy trình nghiệp vụ

(1) Ngời xuất khẩu giao hàng cùng với việc gửi chứng từ hàng hoá cho ngời

nhập khẩu.

(2) Báo nợ trực tiếp.

(3) Ngời nhập khẩu dùng phơng thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ

thanh toán.

2.2.3 Ưu nhợc điểm của phơng thức ghi sổ

Ưu điểm của phơng thức này là dễ thực hiện, nghiệp vụ đơn giản, bên muathơng xuyên đợc sử dụng hàng hoá khi cha đủ vốn và bên bán bán đợc hàng, giữ đ-ợc thị trờng.

Tuy nhiên, hạn chế của phơng thức này là quan hệ thanh toán không bìnhđẳng, chỉ có lợi cho ngời mua, còn ngời bán thờng xuyên bị ứ đọng vốn, việc thutiền phụ thuộc vào thiện chí của ngời mua, không sát giá hiện tại trong khi giá trênthị trờng thế giới biến đổi hàng ngày, hàng giờ.

(2)

Trang 18

2.2.4 Trờng hợp áp dụng

Từ quy trình tín dụng có thể thấy, ngời nhập khẩu đã cấp tín dụng dới hìnhthức ứng trớc hàng hoá Ngân hàng trong trờng hợp này chỉ đóng vai trò trung gianchuyển tiền Ngời xuất khẩu cấp tín dụng cho ngời nhập khẩu mà không có sự đảmbảo nào về kả năng chuyển tiền đúng hạn của ngời nhập khẩu Do vậy phơng thứcnày thờng chỉ áp dụng với bạn hàng có uy tín, thờng xuyên thanh toán sòng phẳngvà với khối lợng hàng không lớn Hoặc áp dụng trong thanh toán tiền phi mậudịchmh: tiền cớc phí vận tải, phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới,uỷ thác, tiền lãi cho vay và đầu t.

2.3 Phơng thức nhờ thu (Collection of payment)2.3.1 Khái niệm

Phơng thức nhờ thu là phơng thức thanh toán mà ngời xuất khẩu sau khi đãhoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền ngời nhập khẩu, nhờngân hàng thu hộ số tiền trên hối phiếu đó.

Các bên tham gia trong phơng thức thanh toán nhờ thu:

-Ngời xuất khẩu (tức là ngời hởng lợi, ngời giữ giấy nhờ thu)

-Ngân hàng chuyển chứng từ: là ngân hàng phục vụ ngời xuất khẩu.-Ngân hàng thu tiền: là ngân hàng phục vụ ngời nhập khẩu.

-Ngời nhập khẩu: là ngời trả tiền.

2.3.2 Các giai đoạn chủ yếu của phơng thức nhờ thu

Giai đoạn 1: Xây dựng các điều khoản nhờ thu trên cơ sở các quy định về

điều lệ thanh toán trong hợp đồng (hay đơn chào hàng) Sau khi giao hàng, ngờixuất khẩu lập bộ chứng từ, ghi rõ những mục nhờ thu vào trong đơn.

Giai đoạn 2: Phát hành nhờ thu và chuyển chứng từ

Trên cơ sở giấy yêu cầu nhờ thu và các chứng từ ngời bán gửi đến, ngânhàng phục vụ bên bán phát hành nhờ thu, chuyển các chứng từ cho ngời nhập khẩuđể thu tiền.

Giai đoạn 3: Xuất trình giấy tờ và thanh toán

Ngân hàng bên ngời nhập khẩu thông báo cho ngời nhập khẩu về việcchứng từ đã tới và những điều kiện của nó Ngời nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu và nhận chứng từ Sau đó ngân hàng chuyển số tiền đã thu đợc cho ngânhàng phục vụ ngời xuất khẩu, ngân hàng này tiến hành thanh toán cho ngời xuấtkhẩu.

Trang 19

2.3.3 Phân loại nhờ thu

Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có nhiều cách phân loại nhờthu.

 Căn cứ vào cách thực hiện

1 Uỷ thác thu bằng điện

Ngời xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ hàng hoá và hối phiếu uỷthác cho ngân hàng phục vụ mình đòi tiền ngời nhập khẩu qua ngân hàng đại lý ởnớc ngời nhập khẩu bằng điện báo thu tiền Căn cứ vào điện báo đó, ngời nhậpkhẩu sẽ trả tiền ngay hoặc chấp nhận thanh toán khi đợc ngân hàng phục vụ mìnhbáo tin, mà không căn cứ vào chứng từ hàng hoá Chứng từ hàng hoá đợc gửi đếnsau bằng đờng bu điện, hoặc thông qua ngân hàng, hoặc do ngời xuất khẩu trựctiếp gửi đến ngời nhập khẩu.

Nh vậy uỷ thác bằng điện là phơng thức thanh toán áp dụng trong trờng hợphai bên mua bán tin tởng nhau Nói chung nó lợi cho ngời nhập khẩu, còn ngờixuất khẩu đứng trớc rủi ro không thu đợc tiền hàng, hoặc không thu đợc đúng hạn.

2 Uỷ thác thu bằng th

Ngời xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ hàng hoá và hối phiếugửi đến ngân hàng phục vụ mình đòi tiền ngời nhập khẩu thông qua ngân hàng đạilý ở nớc ngời nhập khẩu bằng th uỷ thác (giấy nhờ thua) Ngời nhập khẩu sẽ thanhtoán ngay khi nhận đợc chứng từ do ngân hàng trao.

b) Căn cứ vào chứng từ thanh toán uỷ thác nhờ thu

Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) Khái niệm

Nhờ thu piếu trơn là phơng thức trong đó ngời xuất khẩu uỷ thác chongân hàng thu hộ tiền của ngời nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, cònchứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho ngời nhập khẩu không qua ngân hàng.

Phơng thức nhờ thu phiếu trơn thờng chỉ đợc áp dụng trong các trờng hợpsau:

-Ngời xuất khẩu và ngời nhập khẩu tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liêndoanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau.

-Thanh toán về các dịch vụ có liện quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá (vìviệc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ) nh tiền cớc phí vậntải, bảo hiểm, phạt bồi thờng

Trang 20

 Quy trình nghiệp vụ:

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thơng, ngời xuất khẩu giao hàng cho

ngời nhập khẩu, đông thời gửi thẳng bộ chứng từ cho ngời nhập khẩu để nhậnhàng Bộ chứng từ trong thanh toán nhờ thu gồm có hoá đơn thơng mại, chứng từhàng hoá (giấy chứng nhận trọng lợng, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết), vận đơn,chứng từ bảo hiểm, chứng từ phẩm chất, kiểm nghiệm và các chứng từ có liên quankhác.

(2) Trên cơ sở giao hàng và các chứng từ hàng hoá gửi bên nhập khẩu, ngời

xuất khẩu ký phát hối phiếu gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền.

(3) Ngân hàng nhờ thu gửi th uỷ nhiệm kèm hối phiếu của ngời xuất khẩu sang

ngân hàng đại lý ở nớc ngời nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền.

(4) Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho ngời nhập khẩu theo đúng địa chỉ ghi

trên hối phiếu để yêu cầu thanh toán.

(5) Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ, hợp đồng, nếu thấy

hợp lý, ngời nhập khẩu sẽ ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình thanh toán (trờnghợp hối phiếu trả ngay – D/P) hoặc ký chấp nhận lên hối phiếu (trờng hợp hốiphiếu kỳ hạn – D/A)

(6) Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi báo có hoặc hối

phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của ngời nhập khẩu.

(7) Ngân hàng phục vụ ngời xuất khẩu tiến hành thanh toán cho ngời xuất khẩu

hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán củangời nhập khẩu.

Trong phơng thức thanh toán này, chứng từ hàng hoá tách rời trong quá trìnhthanh toán Nếu ngời nhập khẩu không thiện chí thì sau khi nhận hàng, họ có thểgây khó dễ trong viêc trả tiền Do đó, phơng thức thanh toán này thờng đợc ápdụng trong trờng hợp hai bên tin tởng lẫn nhau, hoặc hai bên cùng thuộc một tậpđoàn công ty Nhìn chung, phơng thức này ít đợc sử dụng trong thanh toán mậu

Ng ời XK

Ngân hàng bên NK

Ng ời NKNgân hàng bên XK

(3)(6)

Trang 21

dịch, mà chủ yếu dùng trong thanh toán cớc phí vận tải, bảo hiểm, lợi tức, hoahồng

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) Khái niệm

Nhờ thu kèm chứng từ là phơng thức trong đó ngời xuất khẩu uỷ thác chongân hàng thu hộ tiền của ngời nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu màcòn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo với điều kiện là nếu ngời nhập khẩu trảtiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoácho ngời nhập khẩu để nhận hàng.

Trong nhờ thu kèm chứng từ có hai loại:

-Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documentary aganst Payment – D/P) Theophơng thức này, ngời nhập khẩu phải trả tiền mới nhận đợc chứng từ do ngời xuấtkhẩu trao để nhận hàng Phơng thức này thờng đợc áp dụng trong trờng hợp trả tiềnngay (hối phiếu trả ngay – At sight).

-Nhờ thu chấp nhận trao chứng từ (Document aganst Acceptance – D/A) Theophơng thức này, ngân hàng chỉ giao bộ chứng từ hàng hoá cho ngời nhập khẩu khihọ chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trả chậm Ngân hàng sẽ lu giữ hối phiếu đãđợc chấp nhận này cho đến hạn thanh toán hoặc chuyển giao cho ngời xuất khẩu. Quy trình nghiệp vụ

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thơng đã đợc ký kết giữa hai bên, ngời

xuất khẩu thực hiện giao hàng theo chứng từ.

(2) Trên cơ sở giao hàng, ngời xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền ngời nhập

khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hoá gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờthu hộ tiền.

(3)(7)

Trang 22

(3) Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá kèm theo uỷ

nhiệm gửi ngân hàng đại lý của mình ở nớc ngời nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền.

(4) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ còn hối phiếu thì gửi

cho ngời nhập khẩu để yêu cầu thanh toán.

(5) Tuỳ theo thời gian thanh toán (trả tiền ngay hay trả theo kỳ hạn) mà chia

(1) Ngân hàng đại lý chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho ngời nhập khẩu để

nhận hàng (khi ngân hàng đã nhân đợc sự đồng ý thanh toán).

(2) Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi báo có hoặc hối

phiếu đã chấp nhận tới ngân hàng nhờ thu bên ngời xuất khẩu hoặc thông báovề sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu.

(3) Ngân hàng tiến hành thanh toán cho ngời xuất khẩu hoặc chuyển hối phiếu

đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của ngời nhập khẩu.Trong nhờ thu kèm chứng từ, ngời xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng ngoàiviệc thu hộ tiền còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với ngời nhậpkhẩu Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếutrơn Với cách khống chế chứng từ này, quyền lợi của ngời xuất khẩu đợc bảo đảmhơn Tuy nhiên, ngời xuất khẩu thông qua ngân hàng mới chỉ khống chế đợc quyềnđịnh đoạt hàng hoá của ngời nhập khẩu chứ cha khống chế đợc việc trả tiền của ng-ời nhập khẩu Ngời nhập khẩu có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách cha nhậnchứng từ hoặc có thể không trả tiền khi tình hình thị trờng biến động bất lợi cho họ.Trong phơng thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò là ngời trung gian thu hộtiền, họ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán của ngời nhập khẩu, do đó nóichung là phơng thức này vẫn phải dựa trên sự tín nhiệm của nhau Ngời xuất khẩuluôn đứng trớc rủi ro không đợc trả tiền, hay mặc dù hàng hoá vẫn có thể thuộc sởhữu ngời xuất khẩu nhng hàng đã gửi đi mà không tiêu thụ đợc thì ngời xuất khẩusẽ bị ứ đọng vốn, ảnh hởng đến việc kinh doanh Việc thanh toán còn quá chậmchạp nhất là nhờ thu bằng th, từ lúc giao hàng cho đến lúc nhận đợc tiền có thể kéodài vài tháng hoặc nửa năm.

2.4 Phơng thức tín dụng chứng từ2.4.1 Khái niệm

Trang 23

Theo điều 2 của bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ(bản sửa đổi 1993, số xuất bản 500 của phòng thơng mại quốc tế gọi tắt là UCP500) quy định thì tín dụng chứng từ còn đợc gọi là tín dụng th đợc định nghĩa nhsau: tín dụng chứng từ là bất cứ thoả thuận nào, dù cho đợc gọi nh thế nào, mà theođó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành – issuing bank) hành động theo yêu cầuvà theo chỉ thị của một khách hàng (Ngời yêu cầu phát hành tín dụng – Applicant)hoặc nhân danh chính mình:

-Phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một ngời thứ ba (Ngời hởng lợi –Benificiary) hoặc phải chấp nhận và thanh toán các hối phiếu do ngời hởng lợi kýphát.

-Uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhậnthanh toán hối phiếu đó hoặc uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu chứngtừ đợc xuất trình với điều kiện là các điều kiện của tín dụng đợc thực hiện đúng.Tuy nhiên, ngân hàng chỉ xem xét sự phù hợp trên “bề mặt” của chứng từ màkhông chịu trách nhiệm đến các vấn đề liên quan đến nội dung bên trong củachứng từ.

Tóm lại, có thể hiểu tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó mộtngân hàng theo yêu cầu của khách hàng trả một số tiền nhất định cho một ngờikhác hoặc chấp nhận hối phiếu do ngời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khingời này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quyđịnh đề ra trong th tín dụng.

Nh vậy, tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức bảo đảm thanh toán củangân hàng tạo nên sự tin cậy giữa các bên trong quan hệ thơng mại quốc tế Việcngân hàng phát hành th tín dụng (Letter Credit – L/C) đã thay thế sự đảm bảo trảtiền của ngời nhập khẩu cho ngời xuất khẩu và tín dụng ngân hàng đã thay thế tíndụng ngời xuất khẩu Điều đó chỉ ra rằng:

-Mục đích của L/C không phải là chuyển tiền từ nớc ngời nhập khẩu sang ớc ngời xuất khẩu mà nó đảm bảo quyền lợi cho ngời xuất khẩu khi giao hàngxong sẽ nhận đợc đủ tiền hàng

n Ngời hởng L/C không phải là ngời yêu cầu mà là bạn hàng của ngời đó.-Ki ngời xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cùng hối phiếu đúng với các quyđịnh, các điều kiện trong L/C thì ngân hàng sẽ thanh toán kể cả trong trờng hợpngời nhập khẩu không có khả năng thanh toán Trong trờng hợp này, ngân hàng sẽchịu trách nhiệm đòi tiền ngời nhập khẩu và ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu ngời nhậpkhẩu không có khả năng thanh toán, Chính vì vậy, để giảm rủi ro, ngân hàng thờng

Trang 24

yêu cầu ngời nhập khẩu phải ký quỹ và tỷ lệ ký quỹ cao nhất là 100% giá trị L/C,điều này tuỳ thuộc vào mối quan hệ ngân hàng với khách hàng.

2.4.2 Chức năng của tín dụng chứng từ

Trong thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ giữ vai trò hết sức quan trọng vànó thể hiện qua các chức năng cơ bản sau:

Chức năng thanh toán: đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng chứng từ,

nó thể hiện ở chỗ không dùng tiền mặt để thanh toán giữa ngời mua và ngời bánmà chủ yếu dùng các chứng từ, th, điện chuyển tiền, hối phiếu, sec

Chức năng bảo đảm tín dụng chứng từ: là sự cam kết độc lập của ngân

hàng mở L/C đảm bảo việc thanh toán cho ngời xuất khẩu ngay cả trong trờng hợpngời nhập khẩu không có khả năng thanh toán Đồng thời quyền lợi của ngời nhậpkhẩu cũng đợc đảm bảo với việc ngân hàng chỉ trả tiền cho ngời xuất khẩu khi ngờixuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C.

Chức năng tín dụng: khi ngân hàng mở L/C nhận đợc đơn xin mở L/C của

ngời nhập khẩu mà không yêu cầu ký quỹ, có nghĩa là ngời nhập khẩu chỉ phải trảtiền khi nhận đợc bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C từ ngân hàng mở L/C.Còn nếu ngân hàng không tin tởng ngời nhập khẩu thì ngân hàng sẽ yêu cầu ngờinhập khẩu ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định trên giá trị của L/C và khoản ký quỹ nàycũng đợc hởng lãi suất Khi ngân hàng nhận đợc hối phiếu và bộ chứng từ phù hợpvới các điều kiện của L/C thì ngân hàng phải lập tức thanh toán cho ngời xuất khẩuvà đòi tiền ngời nhập khẩu Nh vậy tức là ngân hàng đã cấp tín dụng cho ngời nhậpkhẩu thay ngời xuất khẩu.

2.4.3 Quy trình nghiệp vụ của phơng thức tín dụng chứng từ

(8)(2)(7)

Trang 25

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thơng, ngời nhập khẩu làm đơn yêu

cầu mở th tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở th tín dụng chongời xuất khẩu hởng.

Hai bên phải có sự thống nhất về các điều khoản của L/C (bao gồm thanhtoán phí ngân hàng và phơng thức gửi L/C cho ngời hởng), thống nhất về các yêucầu của ngời hởng (nếu có), về ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngânhàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu và ngân hàng thanh toán.

(2) Căn cứ vào nội dung, yêu cầu đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành th tín

dụng và gửi cho ngân hàng thông báo Việc thông báo mở th tín dụng có thể thựchiện bằng đờng bu điện hoặc bằng điện (mạng SWIFT).

(3) Khi nhận đợc thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho ngời

xuất khẩu về việc mở th tín dụng đó và khi nhận đợc bản gốc th tín dụng thìchuyển ngay cho ngời xuất khẩu.

(4) Ngời xuất khẩu nhận đợc L/C do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành

kiểm tra đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thơng đã ký kết trớc đây Đây làkhâu quan trọng đối với ngời xuất khẩu vì L/C có thể giống và có thể khác hợpđồng, nhng khi thanh toán thì phải thực hiện theo điều khoản L/C Vì vậy, sau khikiểm tra chặt chẽ, nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu có khoản nàotrong L/C cha phù hợp thì tiến hành đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp vớihợp đồng.

(5) Sau khi giao hàng, ngời xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán

theo yêu cầu của L/C, xuất trình thông qua ngân hàng đợc chỉ định trong L/C đểyêu cầu thơng lợng, chiết khấu hay gửi chứng từ cho ngân hàng mở L/C Hồ sơchứng từ gồm có: phiếu xuất trình chứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu và cácchứng từ cho tiết phù hợp với các điều khoản ghi trong L/C.

(6) Sau khi nhận đợc bộ chứng từ hoàn chỉnh do ngời hởng lập , ngân hàng đợc

chỉ định sẽ kiểm tra chứng từ và thanh toán tiền hàng cho khách theo hai cách:chiết khấu truy đòi hoặc thanh toán tiền ngay Nếu thấy bộ chứng từ không phùhợp, ngân hàng từ chối thanh toán và trả lại toàn bộ chứng từ cho ngời xuất khẩu.

(7) Ngân hàng đợc chỉ định làm thủ tục đòi lại tiền theo chỉ thị của L/C và gửi

chứng từ cho ngân hàng mở L/C.

(8) Ngân hàng phát hành trong vòng 7 ngày từ ngày nhận chứng từ phải thông

báo cho ngân hàng đợc chỉ định về việc chấp nhận thanh toán hay không.

(9) Ngân hàng mở L/C đòi tiền ngời nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng

hoá cho ngời nhập khẩu chỉ sau khi ngời nhập khẩu chấp nhận thanh toán.

Trang 26

(10) Ngời nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn

trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C theo thoả thuận hoàn trả đã ký kết nếu khôngphù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

2.4.4 Các bên tham gia và mối quan hệ pháp lý

 Các bên tham gia:

Khi phát sinh một quan hệ thơng mại quốc tế hay cụ thể khi hình thành mộtquan hệ tín dụng chứng từ sẽ nảy sinh việc có nhiều bên tham gia với các mối quanhệ khác nhau Đặc biệt khi xảy ra tranh chấp thơng mại, việc xác định trách nhiệmpháp lý các bên liên quan là hết sức cần thiết Xuất phát từ bản chất, nội dung củatín dụng chứng từ, có thể chỉ ra các bên tham gia việc thực hiện phơng thức tíndụng chứng từ gồm có:

(1) Ngời yêu cầu mở L/C (Applicant): là ngời mua, ngời nhập khẩu hàng hoá

hoặc là ngời uỷ thác cho một ngời khác nữa Khi hợp đồng mua bán áp dụng trongphơng thức tín dụng chứng từ thì việc mỏ L/C của ngời nhập khẩu là điều kiện tiênquyết cho ngời xuất khẩu thực hiện hợp đồng Ngời nhập khẩu căn cứ vao hợpđồng mua bán để làm đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C Ngời nhập khẩu sẽ phải trảmột khoản phí cho ngân hàng mở L/C và thờng phải ký quỹ theo một tỷ lệ nhấtđịnh.

(2) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng đại diện và cung cấp tín

dụng cho ngời nhập khẩu Ngân hàng nhận đơn yêu cầu mở L/C và căn cứ vào yêucầu trong đơn để mở L/C, sau đó có trách nhiệm thông báo qua ngân hàng đại lýcho ngời xuất khẩu biết Đồng thời còn có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ chứng từđợc gửi đến và nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán Nếu ngân hàng có sai sót gì thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm Ngân hàngmở L/C thờng là ngân hàng ở nớc ngời nhập khẩu, cũng có trờng hợp ở nớc ngờixuất khẩu hay một nớc thứ ba tuỳ sự lựa chọn của ngời nhập khẩu.

(3) Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng thông báo tín dụng

chứng từ cho ngời hởng lợi một cách trực tiếp hoặc thông báo cho một ngân hàngkhác và ngân hàng này có trách nhiệm thông báo cho ngời xuất khẩu Ngời hởnglợi không nhất thiết phải là khách hàng của ngân hàng thông báo Ngân hàng nàythờng là đại lý của ngân hàng phát hành.

(4) Ngời hởng lợi (Benificiary): là ngời xuất khẩu hay ngời hởng lợi tín dụng

chứng từ Là ngời có trách nhiệm giao hàng đúng theo hợp đồng nếu nhận đợcthông báo mở L/C của bên ngời nhập khẩu Tuy nhiên ngời xuất khẩu chỉ giaohàng khi ngời nhập khẩu mở L/C đúng với hợp đồng Nếu sai với hợp đồng muabán hoặc trong trờng hợp ngời xuất khẩu không đáp ứng đợc các điều kiện của hợp

Trang 27

đồng đã ký kết trớc đây thì ngời xuất khẩu không thể yêu cầu sửa đổi hay bổ sungL/C, tất nhiên phải đợc sự đồng ý và thoả thuận của ngời nhập khẩu và ngân hàngmở L/C

Thông thờng trong quan hệ tín dụng chứng từ thì có bốn thành viên chínhtrên, tuy nhiên trong một số trờng hợp đặc biệt còn có các thành viên sau:

(5) Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng theo yêu cầu của

ngân hàng mở L/C đứng ra xác nhận cho L/C đợc mở Khi ngời xuất khẩu cha tin ởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C thì thông thờng họ sẽ yêu cầuphải có ngân hàng xác nhận Thờng thì ngân hàng xác nhận phải là ngân hàng cóuy tín trên thị trờng tài chính tín dụng quốc tế Muốn xác nhận thì ngân hàng phảitrả thủ tục phí (Confirming charges) rất cao và đôi khi phải ký quỹ tới 100% giá trịL/C (Cash cover) Nói chung đã phải xác nhận thì ngân hàng đó sẽ bị giảm uy tíntrên thị trờng quốc tế Do vậy các ngân hàng luôn mong muốn không phải xácnhận.

t-(6) Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn do

ng-ời xuất khẩu ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngng-ời mở L/C Tronghầu hết các trờng hợp chính ngân hàng phát hành sẽ ấn định ngân hàng thanh toán,chấp nhận hối phiếu hay chiết khấu.

(7) Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): là ngân hàng mà tại đó ngân hàng

thông báo hay ngân hàng xác nhận trả tiền vì giữa ngân hàng phát hành và cácngân hàng này không có mối quan hệ tài khoản trực tiếp Trên thực tế trong quátrình thanh toán tín dụng chứng từ không nhất thiết phải có đầy đủ các thành viêntrên mà tuỳ từng trờng hợp cụ thể sẽ có mặt một số thành viên nào đó Có thể hai,ba, hoặc nhiều hơn và có trờng hợp một ngân hàng thực hiện tất cả các nghiệp vụliên quan đến tín dụng chứng từ.

 Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia

-Giữa ngân hàng phát hành và ngời yêu cầu mở L/C:

Khi ngời nhập khẩu gửi yêu cầu mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình thì ời yêu cầu đã chính thức đề nghị ngân hàng mở th tín dụng để thực hiện một thanhtoán cho hợp đồng kinh tế Thông qua việc chấp nhận yêu cầu mở L/C và thực hiệnmở L/C, ngân hàng mở L/C và ngời yêu cầu mở L/C đã thực hiện một quan hệ pháplý gọi là hợp đồng thực hiện dịch vụ Khi tín dụng chứng từ đợc mở mà ngân hàngyêu cầu ngời nhập khẩu phải ký quỹ thì mối quan hệ này trở thành mối quan hệ tíndụng Nói chung các nghiệp vụ xin mở và chấp nhận L/C đều tuân theo nội dungcủa UCP 500.

ng Giữa ngân hàng phát hành và ngời hởng lợi:

Trang 28

Với việc mở L/C cho ngời hởng lợi, ngân hàng phát hành đã cam kết thanhtoán cho ngời hởng lợi Điều đó có nghĩa là khi ngân hàng nhận đợc hối phiếu vàbộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phảt thanh toán vô điều kiện cho ngời xuấtkhẩu ngay cả trong trờng hợp ngời nhập khẩu không có khả năng thanh toán Tuynhiên rủi ro này thuộc về mối quan hệ tín dụng giữa ngời nhập khẩu và ngân hàngphát hành Chính vì vậy khi nhận đợc th yêu cầu mở L/C thì ngân hàng phải kiểmtra kỹ lỡng tình hình tài chính và khả năng thanh toán của ngời xin mở L/C trớc khiđa ra các phán quyết chính xác.

-Giữa ngân hàng thông báo và ngời hởng lợi:

Ngân hàng thông báo chỉ thực hiện thông báo tín dụng chứng từ mà khôngcó một cam kết nào cho việc thanh toán L/C Nh vậy giữa ngời hởng lợi và ngânhàng chỉ có quan hệ nh ngời đa th và ngời nhận th.

-Giữa ngân hàng xác nhận và ngời hởng lợi:

Khi thực hiện xác nhận thì ngân hàng xác nhận đã cam kết với ngân hàngphát hành về việc chịu trách nhiệm thanh toán L/C cho ngời hởng lợi, hay nói đúnghơn ngân hàng xác nhận đã cam kết với ngời hởng lợi về việc đảm bảo thanh toánL/C.

-Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận:

Hai ngân hàng này đã đồng ý chịu trách nhiệm về một khoản nợ Một khingân hàng xác nhận không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì ngời hởng lợi có thể đòingân hàng phát hành Nếu trong trờng hợp ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàngphát hành phải ký quỹ thì đó mới là quan hệ tín dụng giữa hai ngân hàng.

-Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo:

Với yêu cầu thông báo th tín dụng từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàngthông báo và ngân hàng phát hành hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp vụ và ngânhàng thông báo không chịu bất cứ quan hệ ràng buộc pháp lý nào.

-Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hoàn trả:

Với số tiền ký quỹ của ngân hàng phát hành tại ngân hàng hoàn trả để tiếnhành thanh toán theo L/C cho ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận thì đãxuất hiện mối quan hệ đồng thực hiện nghiệp vụ mà không có sự đảm bảo nào từphía ngân hàng hoàn trả Chính vì vậy, ngân hàng hoàn trả sẽ không chịu tráchnhiệm trong trờng hợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành không đủ tiềnthanh toán.

-Giữa ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận và ngân hàng hoàn trả:

Giữa các ngân hàng này không có mối quan hệ nghiệp vụ nào trong quátrình thanh toán tín dụng chứng từ.

Trang 29

2.4.5 Đặc điểm của phơng thức tín dụng chứng từ

Th tín dụng thực chất là một văn bản pháp lý thể hiện sự cam kết của ngânhàng nớc ngời nhập khẩu đối với ngời xuất khẩu nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả tiền đ-ợc quy định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán Chính vì vậy, L/Cphải đợc mở dựa trên cơ sở của hợp đồng Các yếu tố, các điều khoản trên hợpđồng sẽ là căn cứ để ngời nhập khẩu dựa vào đó làm th yêu cầu mở L/C gửi đếnngân hàng phát hành.

Tuy nhiên về bản chất, th tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợpđồng thơng mại và các hợp đồng khác khi mà các hợp đồng này có thể là cơ sở choth tín dụng Nhng bất luận trong trờng hợp nào, ngân hàng cũng không có liênquan hoặc không hề bị ràng buộc bởi những hợp đồng đó, ngay cả khi th tín dụngcó dẫn chiếu đến hợp đồng đó Vì vậy cam kết của ngân hàng về những thanh toán,chấp nhận, chiết khấu hoặc thực thi bất cứ nghĩa vụ nào có liên quan đến L/Ckhông phụ thuộc vào khiếu nại, biện hộ hay các tranh chấp phát sinh từ mối quanhệ giữa ngời mở L/C với ngân hàng phát hành hoặc với ngời hởng lợi.

Nói một cách chi tiết hơn nữa, mối quan hệ giữa ngân hàng với ngời nhậpkhẩu hoàn toàn độc lập với ngời xuất khẩu Ngân hàng phát hành không cần quantâm đến hợp đồng mua bán mà chỉ căn cứ theo L/C đã mở để thanh toán ở đâyngân hàng không cần quan tâm đến nội dung của L/C đó có đối ứng với hợp đồnghay không mà họ chỉ cần quan tâm đến bộ chứng từ đa đến có phù hợp hay không,nếu phù hợp thi sẽ thanh toán Hay nói một cách khác, việc thanh toán của ngânhàng không phụ thuộc vào tình hình thực tế của hàng hoá Nếu xảy ra tình trạngthực tế hàng hoá không đúng với hợp đồng hay không đúng với bộ chứng từ thì haibên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau, ngân hàng không chịu trách nhiệm vềnhững tranh chấp này, vì theo điều 15 UCP 500 quy định: “Ngân hàng không chịutrách nhiệm về hình thức, sự hoàn bị, tính chính xác, tính chân thực hoặc sự giảmạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc về những điều kiện chungvà riêng đợc quy định trong các chứng từ hoặc ghi thêm vào các chứng từ đó; hoặccác ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lợng, trọng lợng, chấtlợng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hoặc sự tồn tại của hàng hoá ghi trênchứng từ ”

2.4.6 Các loại th tín dụng

Trang 30

(1) Th tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)

Là loại th tín dụng sau khi đã mở ra và ngời xuất khẩu đã thừa nhận thì ngânhàng mở L/C không đợc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực củanó, trừ khi có sự thoả thuận của các bên tham gia th tín dụng.

Một L/C không ghi rõ là Irrevocable thì đơng nhiên đợc hiểu là không huỷngang, tức là ngân hàng mở L/C muốn huỷ bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung L/C cần có sựđồng ý của các bên tham gia L/C không huỷ ngang là loại L/C đợc áp dụng rộngrãi nhất.

(2) Th tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)

Là loại L/C không huỷ ngang có thêm sự xác nhận Ngân hàng xác nhận(Confiming Bank) là ngời đứng ra bảo đảm thanh toán cho L/C trong trờng hợpngân hàng mở L/C không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi nhận đợc bộchứng từ phù hợp với các quy định của L/C Sự xác nhận của ngân hàng xác nhậnhoàn toàn độc lập với trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống nh trách nhiệm của ngân hàngmở L/C, do đó phí xác nhận thờng rất cao, đôi khi, ngân hàng mở L/C phải ký quỹcho việc xác nhận này lên tới 100% giá trị L/C Tỷ lệ phí xác nhận L/C thông th-ờng , đợc quy định theo từng thị trờng Đối với ngời mua ở thị trờng có tính rủi rocao, phí xác nhận sẽ cao hơn rất nhiều so với các thị trờng ổn định khác.

Đây là sự bảo đảm hai lần cho khả năng thanh toán của L/C đối với ngờixuất khẩu, do đó có thể nói đây là loại L/C đảm bảo nhất cho quyền lợi ng ời xuấtkhẩu Tuy nhiên, phí xác nhận thông thờng do ngời hởng lọi L/C thanh toán Do đóloại L/C này chỉ đợc ngời xuất khẩu yêu cầu mở khi họ không tin tởng vào khảnăng thanh toán của chính ngân hàng mở L/C.

(3) Th tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable withoutRecouse L/C)

Là loại L/C không huỷ ngang mà sau khi ngời bán đã đợc ngân hàng trả tiềnrồi, nếu về sau có sự tranh chấp về chứng từ thanh toán thì ngời bán không hoàn trảsố tiền họ đã nhận đợc trong bất cứ trờng hợp nào Khi dùng loại L/C này, ngờixuất khẩu phải ghi lên hối phiếu câu “without recouse to drawer” và trong L/Ccũng phải ghi nh vậy.

(4) Th tín dụng chuyển nhợng (Transferable L/C)

Trang 31

Là loại L/C không huỷ ngang trong đó quy định L/C có thể đợc ngời hởnglợi chuyển nhợng cho ngời khác Đó là sự chuyển nhợng cả quyền lợi cũng nhnghĩa vụ thực hiện L/C cho ngời hởng lợi tiếp theo Cách thức chuyển nhợng L/C,cũng nh quyền và nghĩa vụ các bên liên quan đợc quy định trong UCP 500 (điều48) L/C chuyển nhợng chỉ đợc quyền chuyển nhợng một lần, trừ khi chuyển nhợnglại cho ngời hởng lợi thứ nhất Chi phí chuyển nhợng do ngời hởng lợi thứ nhấtchịu.

(5) Th tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

Là loại L/C không huỷ ngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời gianhiệu lực thì nó lại có giá trị nh cũ L/C tuần hoàn đợc sử dụng cho đến khi đạt giátrị tối đa đợc phép hoặc đến ngày hết hạn của L/C.

L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoànvà giá trị tối thiểu của mỗi lần đó.

Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi lần tuầnhoàn thì L/C phải ghi rõ cho phép số d L/C trớc đó có cộng dồn vào những L/C tiếptheo hay không Nếu không cho phép thì đợc gọi là L/C tuần hoàn không tích luỹ(Revolving non-cumculative L/C) Còn nếu đợc phép cộng dồn thì gọi là L/C tuầnhoàn tích luỹ (Revolving cumculative L/C).

L/C tuần hoàn thờng đợc sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng ờng xuyên, khối lợng lớn và trong thời gian dài.

th-(6) Th tín dụng giáp lng (Back to Back L/C)

Là loại L/C mà bên xuất khẩu căn cứ vào một th tín dụng của bên nhập khẩuđã mở, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một L/C khác cho ngời khác hởng.Nh vậy, về cơ bản, L/C gốc và L/C giáp lng giống nhau Ngoài ra, giữa hai L/C cónhững điểm khác nhau, đó là:

-Ngời hởng lợi của L/C gốc là ngời xin mở L/C giáp lng.

Trang 32

-Giá trị L/C gốc lớn hơn hoặc bằng L/C giáp lng.

-Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C giáp lng phải lớn hơn L/Cgốc.

Loại L/C giáp lng này thờng đợc áp dụng trong việc mua bán chuyển khẩu,tạm nhập tái xuất hay trong trờng hợp ngời mua muốn mua hàng nhng không thểmở L/C trực tiếp mà phải qua trung gian Để có thể áp dụng loại L/C này, hai L/Cgiáp lng và L/C gốc phải đợc thực hiện thông qua một ngân hàng trực tiếp phục vụngời xuất khẩu của L/C gốc.

(7) Th tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Loại L/C không huỷ ngang này chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng của nó đợcmở Trong L/C ban đầu thờng phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi ngời hởng lợi đãmở lại một L/C đối ứng với nó để cho ngời mở L/C này hởng” và trong L/C đối ứngphải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ”

Th tín dụng đối ứng thờng đợc áp dụng trong phơng thức mua bán hàng(better), ngoài ra còn không loại trừ khả năng dùng trong phơng thức gia công Tuynhiên , việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp.

(8) Th tín dụng dự phòng (Stand by L/C)

Việc ngân hàng mở L/C đứng ra thanh toán tiền hàng cho ngời xuất khẩu làthuộc khái niệm trớc đây về tín dụng chứng từ, nhng trong thời đại ngày nay khôngloại trừ khả năng ngời xuất khẩu nhận đợc L/C rồi nhng không có khả năng giaohàng Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho ngời nhập khẩu, ngân hàng của ngời xuấtkhẩu sẽ phát hành một L/C trong đó cam kết với ngời nhập khẩu sẽ thanh toán lạicho họ trong trờng hợp ngời xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theoL/C đã đề ra L/C nh thế gọi là L/C dự phòng Nó đợc áp dụng phổ biến ở Mỹ trongquan hệ một bên là ngời đặt hàng và một bên là ngời sản xuất Các khoản tín dụngmà ngời đặt hàng cấp cho ngời sản xuất nh tiền đặt cọc, tiền ứng trớc, chi phí mởL/C chiếm tỷ trọng 10-15% giá trị đơn đặt hàng Việc hoàn trả lại số tiền đó chongời đặt hàng khi ngời sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng có ý nghĩaquan trọng.

Trớc đây, L/C dự phòng cũng chịu sự điều chỉnh của UCP vì nó cũng là mộtloại L/C Song từ năm 1998, nhận thấy UCP không đủ để áp dụng cho loại L/C rấtđặc biệt này, phòng thơng mại quốc tế đã phát hành ISP 98 (International StanbyPractices) áp dụng riêng cho L/C dự phòng Hiện nay, ISP 98 đợc sử dụng rộng rãiở Mỹ, thi trờng a chuộng L/C dự phòng, song cũng có nhiều nớc cha áp dụng Và

Trang 33

cũng giống nh các quy tắc khác, L/C dự phòng chịu sự điều chỉnh của ISP 98 nếutrong L/C ghi rõ sự dẫn chiếu đó (this stanby L/C subject to ISP 98).

(9) Th tín dụng thanh toán dần (Deffered payment L/C)

Là loại th tín dụng không thể huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hayngân hàng xác nhận L/C cam kết với ngời hởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộsố tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó Thực chất L/C trảchậm đợc sử dụng nh một biện pháp cấp tín dụng của ngời bán cho ngời mua Khixuất trình chứng từ, số tiền của L/C cũng đợc coi nh là một khoản ứng trớc

Loại L/C này áp dụng khi ngời xuất khẩu chp phép ngời nhập khẩu đợc sửdụng vốn của mình trong một thời gian nhất định L/C trả chậm có thể ghi chú điềukhoản thanh toán lãi hoặc không, tuỳ thuộc vào việc ngời xuất khẩu có yêu cầu đốitác có trả lãi hay không.

(10) Th tín dụng ứng trớc (Pack L/C)

Loại th tín dụng còn có tên gọi khác là th tín dụng điều khoản đỏ (Redclause L/C) Đây là loại th tín dụng trong đó quy định một điều khoản đặc biệt uỷnhiệm cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận ứng trớc tiền cho ngời h-ởng khi xuất trình các chứng từ Loại tín dụng ứng trớc này đợc sử dụng nh một ph-ơng thức cấp vốn cho ngời bán khi giao hàng Hình thức này thờng đợc sử dụngtrong mua bán hàng hoá phức tạp, thời gian sản xuất lâu và bên bán thờng gặp khókhăn về tài chính khi tiến hành sản xuất mặt hàng này, do đó cần có sự giúp đỡ vềmặt tài chính của bên mua Nhng nói chung, khoản tín dụng ứng trớc này thờngnhỏ và thời gian ngắn.

2.4.7 Ưu nhợc điểm của phơng thức tín dụng chứng từ

* Ưu điểm:

Đối với ng ời nhập khẩu:

Ngời nhập khẩu có thể mở nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà khôngphải tốn kém thời gian và công sức trong việc tìm kiếm những đối tác uy tín và tincậy Bởi vì trong hầu hết các chứng từ, giấy tờ đều đợc ngân hàng đối tác kiểm travà chịu trách nhiệm hoàn toàn về các sai sót Ngời nhập khẩu muốn đợc đảm bảovề mặt tài chính, chỉ khi nào bên bán giao hàng mới trả tiền Ngoài ra các khoản kýquỹ mở L/C cũng đợc hởng lãi suất ngân hàng theo quy định Các khoản ký quỹnày cũng đợc hoàn trả lại đầy đủ khi bên kia vi phạm hợp đồng Để tăng khả năngđảm bảo về chất lợng hàng hoá, khi mở L/C, ngời mua có thể yêu cầu ngời xuất

Trang 34

khẩu xuất trình bộ chứng từ có giấy chứng nhận do một cơ quan kiểm chứng có uytín trên thế giới tiến hành Thêm nữa chi phí cho phơng thức thanh toán này rẻ hơnso với các phơng thức khác đang tồn tại song song.

Đối với ng ời xuất khẩu:

Ngời xuất khẩu hoàn toàn đợc đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hoàn hảo.Việc thanh toán của ngân hàng phát hành không phụ thuộc vào ngời nhập khẩu.Ngời xuất khẩu sau khi giao hàng, tiến hành làm bộ chứng từ phù hợp với các điềukhoản của L/C sẽ đợc thanh toán, bất kể trờng hợp ngời nhập khẩu có khả năngthanh toán hay không Do vậy ngời xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh, không bị ứđọng vốn trong thời gian thanh toán.

Đối với ngời xuất khẩu, sử dụng phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽđảm bảo việc thu hồi tiền vì bản thân L/C là một cam kết của ngân hàng chắc chắnsẽ trả tiền Nếu là L/C có xác nhận thì càng đợc bảo đảm hơn Trong trờng hợpngân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả tiền của mình thì ngời h-ởng lợi có thể đòi tiền ngân hàng phát hành L/C Ngời xuất khẩu còn có thể tránhđợc các rủi ro về ngoại hối và khi làm đơn mở L/C, ngời nhập khẩu phải có giấyphép chuyển ngoại tệ của các cơ quan quản lý ngoại hối.

Đối với ngân hàng:

Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng thu đợc một khoản lợi ích nhthủ tục phí khá lớn, ngoài ra ngân hàng còn huy động đợc một khoản tiền khá lớnkhi ngời nhập khẩu phải ký quỹ Xoay quanh nghiệp vụ này, ngân hàng còn thựchiện đợc một số nghiệp vụ khác và cũng thu đợc một khoản phí khá lớn nh: chovay xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận Và một giá trị lợi ích vô hình lớn hơnnữa đó là uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trờng tài chính tín dụng quốc tếngày càng đợc nâng cao.

* Nhợc điểm:

Nh vậy, phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ có thể nói là u điểm nhấttrong thanh toán quốc tế hiện nay, tuy nhiên nó cũng không tránh khỏi một số nhợcđiểm Nhợc điểm lớn nhất là phải thanh toán theo quy trình rất tỷ mỉ, máy móc.Chứng từ chỉ cần sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra cũng là nguyên nhận để từchối thanh toán.

Chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền, do vậy, ngân hàng chỉchịu trách nhiệm duy nhất về chứng từ nên ngời nhập khẩu khó loại trừ khả năngngời xuất khẩu giả mạo chứng từ hoặc thay đổi chứng từ để nhận tiền trong khigiao hàng không đúng với các điều khoản quy định trong chứng từ.

Trang 35

Nếu hai bên không có thiện chí với nhau thì ngời nhập khẩu có thể việnnhững lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù ngời xuất khẩu giaohàng đúng quy định.

Trong quá trình áp dụng và thực hiện các điều khoản về tín dụng trong UCP500 thì hầu hết các điều khoản này quá nghiêng về bảo vệ các ngân hàng nà ít cóbảo đảm cho cả phía ngời nhập khẩu cũng nh ngời xuất khẩu.

Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm là đơn vị thành viên của ngân hàng Côngthơng Việt Nam, có trụ sở tại 37 Hàng Bồ – Hà Nội Sau một loạt những khó khăn

Trang 36

trong hoạt động, năm 1997 ngân hàng đã đợc đổi mới về cơ cấu tổ chức, trong sạchhoá các hoạt động, đem lại cho ngân hàng một sinh khí mới và một tơng lai pháttriển.

2 Đặc điểm về môi trờng hoạt động và khách hàng của ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm.

Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm có địa bàn hoạt động chính tạiQuận Hoàn Kiếm – là một quận nằm trong khu trung tâm thơng mại lớn nhất củathủ đô Hà Nội gồm 18 phờng với hơn 22 vạn dân và diện tích là 425 km2 Mặtkhác, nằm giữa khu trung tâm kinh tế – văn hoá - chính trị cuả cả nớc, ngân hàngcông thơng Hoàn Kiếm có những thuận lợi về nhiều mặt trong hoạt động kinhdoanh tiền tệ của mình.

Tuy nhiên, do đặc điểm dân c trong địa bàn hoạt động trên lĩnh vực ơng mại là chủ yếu, vì vật mà kách hàng của ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân Bên cạnh đó, ngân hàng công thơngHoàn Kiếm không tránh khỏi sự cạnh tranh găy gắt của các ngân hàng Quốcdoanh, các ngân hàng thơng mại cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nớc ngoàiđóng tại Hà Nội, hơn nữa trên địa bàn quận còn có Hội Sở Chính của Ngân hàngcông thơngViệt Nam nên các cơ quan, xí nghiệp lớn của các Bộ, Sở và các doanhnghiệp có tầm cỡ khác thờng mở tài khoản và giao dịch tại Hội Sở Chính này.

th-Nhìn chung, kách hàng chủ yếu của ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm chủyếu là các đối tợng khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, còn lạimột số rất ít các đơn vị kinh tế quốc doanh Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây,ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hànglà các doanh nghiệp Nhà nớc nh: Công ty Thăng Long, Tổng công ty lơng thựcMiền Bắc, Công ty than Việt Nam là những đơn vị thờng xuyên giao dịch vayvốn với số lợng lớn với ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm.

3 Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thơng Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua

Năm 1999

Về hoạt động kinh doanh tín dụng:

Đến 31/12/1999, d nợ vẫn giữ mức 600 tỉ đồng, khách hàng vay là các tổngcông ty 90,91; các đơn vị thành vị thành viên; các doanh nghiệp thuộc các bộ vàthành phố Hà Nội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phơng Các khách hàng làdoanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nớc ngoài còn ít.

Trong cơ cấu tín dụng, d nợ ngắn hạn chiếm 85%, trung dài hạn 15%, nội tệchiếm 76% và ngoại tệ 24% Chi nhánh còn cho vay từ các nguồn vốn Đài Loan,quỹ SMEDF, tăng cờng nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Ngày đăng: 26/11/2012, 10:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w