để nghiên cứu thêm một số bước cụ thể trong quá trình sáng tạo như tìm hiểu kỹ hơn quá trình chuyển hóa cảm giác, các bước trong quá trình hình thành biểu tượng, liên tưởng.. - Tìm hiểu
Trang 1UUIR) NE ANG Ca
Trang 2Quá TRÌNH SANG TAO THO CA
Trang 3BÙI CÔNG HÙNG
QUA TRINH
SANG TAO THO CA
NHA XUAT BAN VAN HOA - THONG TIN
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỂ
Nghiên cứu quá trình sáng tạo các tác phẩm văn học, các công trình Lao động nha van'” của A.Xaytlin, Tam lý sống tao van học” của M.Arnauđốp đã đi rất sâu và rất hệ thống các bước trong quá trình sáng tạo của nhà văn, các điều kiện trong sáng tạo các nét tâm lý học nghệ thuật trong văn học Các công trình trên đã được dịch in và phát bành ở Việt Nam, được giới nghiên cứu và sáng tác yêu chuộng Nhưng các cuốn sách nói trên chủ yếu nghiên cứu bằng tư
liệu nói về các nhà văn Âu châu Về các nhà văn
Việt Nam và phương Đông, di nhiên các tác giả
Trang 5Liên Xô và Bun-ga-ri nói trên chưa có điều kiện quan sát, sử dụng nguồn tư hiệu phong phú mang tính cách riêng này Các cuốn sách trên đi trên bình diện chung cho toàn bộ tác phẩm văn học
Cuốn Thơ oà mấy oấn đề thơ Việt Nam hiện đại
của Hà Minh Đức đi sâu riêng về những vấn đề trong quá trình sáng tạo thơ ca Việt Nam hiện đại, thơ của chúng ta ngày nay Cuốn sách phong phú, bao gồm nhiều vấn đề lý luận về thơ Việt Nam hiện đại mà chúng tôi đã kế thừa được rất nhiều Các nhà thơ bằng thơ hay bằng các cuốn sách nói lên các kinh nghiệm sáng tác thơ như của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lu, Té Hanh, Hoang Trung Thông
đã có nhiều gợi ý thật thú vị Biết rằng đây là lĩnh vực khó khăn phức tạp, biết rằng đã có các công trình đi trước chững chạc, tôi xin mạnh dạn viết thử chuyên đề này nhằm làm sáng tỏ thêm một vài điểm nhỏ mà tôi cho rằng công trình đi trước còn chưa thật đầy đủ
- Tôi cố găng tiếp thu kinh nghiệm của ông cha ta (ở nước ta và ở một vài nước phương Đông liên quan đến ta) đã đúc kết được trong quá trình sáng tác và nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm lý
' NXB Khoa học uà xã hội; H.1974 480 tr
Trang 6luận thơ ca biện đại, để thấy rõ tính kế thừa có sáng tạo hiện nay
- Tôi cố gắng vận dụng về thành tựu của
khoa học hiện đại như lý thuyết về hệ thần kinh cao cấp, các tìm tỏi về tâm lý học hiện đại, về ngôn ngữ học hiện đại, về lý thuyết thông tin
để nghiên cứu thêm một số bước cụ thể trong quá trình sáng tạo như tìm hiểu kỹ hơn quá trình chuyển hóa cảm giác, các bước trong quá trình hình thành biểu tượng, liên tưởng tưởng tượng, hình tượng
- Tìm hiểu thêm quá trình sáng tạo trong thơ ca chủ yếu trong thơ ca Việt Nam hiện đại cũng là để khăng định một cách khoa học hơn sự đúng đắn của đường lối văn nghệ đo Đăng ta đề ra: vị trí quan trọng của thế giới quan mác xít, của thực tiễn của nhân dân, của thời đại trong
sự hình thành tài năng, trong sự hình thành tác phẩm thơ ca
Tôi sẽ nói kỹ thêm những phần tôi nói còn chưa đầy đủ trong luận án phó tiến sĩ Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ cœ '' của tôi vừa xuất bản còn những điểm tôi đã nói kỹ rồi thì chỉ xin tóm tắt vài dòng mà thôi Hai chuyên đề này có
Ð Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1983, 220 trang
Trang 7tính chất tiếp nối nhưng mỗi chuyên đề có tính
độc lập nhất định và có những yêu cầu căn bản
rất khác nhau Luận án phó tiến sĩ Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca thiên về mặt nghiên cứu các hệ thống các yếu tố nằm ở bên trong ¿ổ chức
của uăn bản thơ ca Còn chuyên để này thiên về
mặt nghiên cứu các quá trình sáng tạo để đi đến được một văn bản thơ ca hoàn chính Ca hai
chuyên đề nằm trong vùng mà ngày nay tôi xếp,
tạm gọi là ¿h¡ pháp (noatuka) Nhưng nó cũng chỉ mong cất được vài khoanh nhỏ để nghiền cứu thêm chứ không có tham vọng giải quyết được gọn cả một chu trình sang tao thd ca Va lai trong lnh vực sáng tạo thở ca thi tram người trăm cách nghìn bài nghìn vẻ, không thể giống nhau hoàn toàn Người làm lý luận thơ ca chỉ mong khá! quát hoá nói được vài điểm tạm cho là chung có tính nguyên tắc phổ biến mà thôi
Hà Minh Đức trong công trình Thơ va may van dé trong tho Viét Nam hiện đại chủ yếu giải quyết các vấn đề lý luận liền quan đến sáng tác thơ (như cảm xúc và suy nghĩ, tự sự và trữ tình, truyền thống và sáng tạo ) chứ không thật sự đi vào các bước các thao tác trong quá trình sáng tạo thơ L.X.Vưgốtxki bàn đến các khái niệm
Trang 8quan trọng nhất trong tâm lý học sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật nói chung trong Tám lý học nghệ thuật”', có thể giúp ta thêm cơ sở lý luận dé nghiên cứu việc sáng tạo thơ hiện đại ở Việt Nam Công trình xuất sắc Tám ly hoe sang tao van hoc cua M.Arnaudép có trình độ lý luận uyên thâm toàn diện Dé tránh nhìn nhận vấn đề một cách đơn gian phiến diện tác giả thường trình bày cùng một lúc các cặp vấn để liên quan đến nhau: thiên tài và nhân loại cam thụ và quan sát xúc động và nhập thân hồi ức và sáng tạo
Lưởng tượng và trí nhớ, ý đồ và tâm trạng Cách
trình bày này nhuần nhuyễn cân đối hơn nhưng
có gây một số khó khăn khi tiếp nhận lý thuyết Tôi chọn kiểu viét theo kiéu A.Xaytlin trong Lao động nhà uốn cắt từng vấn để, từng chặng nhỏ tách rời ra để trình bày như phân tích từng động tác trong một cuốn phim quay chậm Trong khi sáng tác, có khi nhà thơ tìm ra tứ thơ và lập tức
tổ chức và viết ngay được bài thơ trong nửa giờ, tưởng chừng như chẳng cần qua một số thao tác
chuân bị nào như có thần hứng thần nhập vào
trong nhà thơ trong giây lát Song cũng có trường
Nxb Khoa học xã hội, H.1981: 360 tr
9
Trang 9hợp từ lúc nhà thơ đi thực tế tìm ra một biểu
tượng đến khi hình thành tứ thơ viết và sửa xong bài thơ kéo dài hàng năm hay hàng chục năm Quá trình này lại quá chậm, không thể kết
liền gấn cho nó thật gần nhau cho thật dễ thay
Người nghiên cứu mô hình, nghiên cứu các thao tác trong quá trình theo quy luật xác suất thống
kê chọn các bước đi tương đối phổ biến, tương đối tiếp nối trong nhiều nhà thơ, trong nhiều nam theo quan hệ nhân quả có tính lịch sử: các bước đi ấv chẳng phải chỉ riêng người này tìm ra, xác định mà các nhà thơ cổ, các nhà lý luận thơ
cổ cũng đã đúc kết rút ra từ trước Cô lập hóa từng khâu và trình bày nó trong hệ thống, chúng tôi cố gắng không cường điệu hóa từng khâu riêng rẽ như Eâ-nin đã từng dặn dò:
"Nhận thức của con người không phải là một đường thẳng mà là một đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng xoáy ốc Bất cứ đoạn nào, khúc nao, manh nao của đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa
(chuyển hóa một cách phiến diện) thành một
đường thẳng độc lập đây đủ, đường thẳng này (nếu chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn đến chủ nghĩa ngu mudi thay tu (6
Trang 10đây nó sẽ bị lợi ích gia) cấp của các giai cấp thống trị cế định lại)" °°
Chúng tôi cho răng quá trình sáng tạo thở nói chung và riêng trong thơ Việt Nam hiện đại chủ yếu đi theo các bước: đi vào thực tế tích luỹ vốn sống, kiến thức, thế giới quan, nhân sinh quan trong quá trình lao động, thâm nhập vào đời sống nhân dân, nhà thở có một sự chuyển hóa cảm giác, rèn luyện cam giác, năng khiếu cho tình tế, phong phú đúng đắn Quá trình tiếp nhận ấn tượng thời thơ âu và trong hoàn cảnh
sống tự nhiên, tích tụ trong kho tàng biểu tượng
dự trữ đầy ắp của nhà thơ Các bước liên tưởng, tưởng tượng, suy tưởng trên kho tài liệu biểu tượng, trong quá trình đào tạo của gia đình, nhà trường, xã hội, trong các quá trình tiếp nhận nghệ thuật, nâng cao thị hiếu và năng lực thẩm
mỹ sẽ tạo điều kiện cho các tứ thơ xuất hiện Từ
tứ thơ có sẵn, nhà thơ lựa chọn từ ngữ, nhạc
điệu, hình tượng để tổ chức thành bài thơ Trong
quá trình lao động, nhà thơ sẽ hình thành tập thơ theo chủ để hay theo thời gian, không gian, theo các thể loại, theo sự đổi mới về nội dụng hay nghệ thuật Các tập thơ định hình củng eố uy tín
') Bút kú triết học: NXB Sự thật, 1963
tt
Trang 11vị trí các tác gia có phong cách riêng biệt trong các mối quan hệ với bạn bè trong và ngoài nước trong và ngoài giới thở, trong các sự tiếp nhận và đào tạo của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể chính trị và văn nghệ Nhà thơ trở thành thị hào trong các mốt quan hệ với nhân dân, dân tộc, thời đại, quan hệ với các nhiệm vụ chính trị và cách mạng do dân tộc, nhân loại đặt ra trong Lừng giai đoạn lịch sử theo hay không theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực ra thì nhiều nhân tố
cứ đan chéo, xuyên suốt toàn bộ quá trình sáng tạo như vai trò của liên tưởng tưởng tượng cứ gắn liền bất kỳ trong thao tác cụ'thể nào Vì vậy xin cho phép chúng tôi trình bày trong mười bốn chương tách rời nhưng trong cách hiểu thì chúng tôi không bao giở tách rời chúng một cách máy móc đơn giản vội vàng Tạm gọi cho Lên các chương:
Chương Ï : Thực tế
Chương II : Câm giác
Chương III : Biểu tượng
Chương IV : Liên tưởng
Chương V : Tưởng tượng
Chương VỊ : Suy tưởng
Chương VỊI : Tứ thơ
Trang 13đây anh gửi thiếp nhớ chàng thơ đặng em hay
bỏ nghĩa nầy (Đây anh gui tho dang em hay
Hay em đăng thơ bỏ nghĩa nầy
Nây nghĩa bo thơ chàng nhớ thiếp
Thiếp nhớ chàng thơ gửi anh đây)
Trang 14túa thd Zuop 34 wer
(Nhan ve déng gui ban tinh chung
Gửi bạn tình chung một tấm lòng
Chung một tấm lòng ngơ ngẩn đợi
Lòng ngơ ngẩn đợi nhạn uê đông) ”'
Và hình tam giác, hình thoi nữa
Làm bài thơ toàn vần bằng hay toàn vần trắc, làm bài thơ bắt đầu cùng một phụ âm, làm
thở đọc xuôi cũng được, đọc ngược cũng được,
cũng làm được đôi bài tiêu khiển, lập dị Song trong tổng số các bài thơ, trong tổng số các nhà
thơ, đó chỉ phần quá ư nhỏ bé Mà ngay các bài
thơ đó, các người làm thơ cũng không hề tách ra khỏi cái cơn mưa lớn dần rồi thưa dần trong bài
thơ hình thoi, bức thư và nỗi nhớ lúc nhạn về
! Diên Hương: Thi pháp - Thi tập, Sài Gòn; 1960; 340 trang
Trang 15đông Thơ ca vốn không tách rời cuộc đời, nó từ
cuộc đời mà đi ra Từ lúc con người kéo gỗ đô hò
để hiệp lực, người chèo thuyền hát lên khúc hát theo nhịp chèo người giã gạo theo nhịp chày mà ngâm nga câu ví, dặm, người mẹ tu con theo nhịp võng Thơ ca lúc đầu gắn với âm nhạc trong lao động Nguyễn Du từ "những điều trông thấy"
"mà đau đớn lòng" mà làm thơ Nguyễn Du buôn
lúc trông "cửa biển chiều hôm" Hỗ Chủ tịch trong sương sớm dày đặc làm bài thơ nhớ chiến sĩ thiểu áo Lê Đức Thọ lên các chốt ở biên giới, thấy các chiến sĩ biên giới báo vệ Tổ quốc đũng cảm đầy khí phách trong gian lao xúc động làm bài thơ Điểm tựa Theo Tố Hữu thơ là cái "nhuy của cuộc sống" cho nên muốn thơ có nhuy thi van dé trước hết phải là chính mình phải hút được cái nhuy của cuộc sống phải cố gắng phấn đấu cho cuộc đời của mình có nhuy thật" (Tâm sự làm tho)
Chẳng phải chúng ta mới lập luận như thế, Viên Mai đời Thanh trong Tuy vién thi thoai'”
mở đầu quyến sách nói về thơ đã nói ngay là "Ba tram bài tho 6 Kinh thị, phần mỡ đầu là câu nói
"ngồn tình" của những người lao khổ hoặc những
!? Nguyễn Đức Vân dịch; tài liệu của Viện Văn học Hà
Nội
Trang 16người đàn bà nhớ thương buột miệng nói ra nào
có ai bày cách luật cho họ mà những người nghiên cứu cách điệu đời nay có ai vượt được ra ngoài phạm vì ấy khéng?", Dé Phu, nhà thơ thiên
tài cũng nói "Nhiều người là thày của ta, không
phải chọn người đáng làm thày mà học họ đâu
dù cho một câu, một tiếng của các em thôn quê hay các em chăn trâu đều là thày của chúng ta, nếu chúng ta khéo nhặt lấy thơ đều thành câu thơ hay" °”, Đó là nói về nhân dân trong cuộc sống lao động sản xuất với tâm hồn, tâm trạng, với vốn từ ngữ với sức sáng tạo của văn học trong thực tế sống động hàng ngày Nhà thơ không thể chỉ ở trong tháp ngà giá lạnh, khép
kín trong chỉ tâm hồn một mình mình mà phải
mở rộng để thu lấy tính hoa, nắm bắt cái thoáng qua cái chưa định hình trong cuộc sống để định
hình bằng thơ ca Nhà thơ ấy 14 con dé của thiên
nhiên, của vũ trụ như Hoàng Lê Chân nói: "Nhà thơ tập hợp khí trong của trời đất lại, lấy trăng móc, giá mây hoa chim làm tính tình của mình, trăng móc, giá mây, hoa chim ở trong trời đất thường chốc lát tiêu tan, chỉ có nhà thơ có khả
Ù Tuù uiên thi thoại, tài liệu của Văn học Hà Nội
2-270 17
Trang 17năng kết hợp lại làm cho nó không tan™” Chinh cái thiên nhiên vũ trụ nhân đân ấy cùng với xã hội làm cho nhà thơ "không mất tấm lòng trẻ con" (Viên Mai) khi nhìn nhận cảnh sự tình, khỉ
nhìn vào cuộc đời Chính cái bề rộng, bề dày của
thực tiễn phong phú, đa dạng làm cho nhà thơ cân bằng, không lệch về thiên nhiên và quên xã hội không lệch về sách vỡ mà quên con người không lệch về lý trí mà quên xúc cảm Hản phải
là "người quân tử đọc vỡ muôn quyển, lại cũng phải lên miếu đường, xem núi sông, giao du với người giỏi trong bốn biển, sau đó khí cục và kiến giải tự nhiên rộng lớn lại có bạn tốt đũa mài, tu nhiên tính thông tiến bộ, nếu không thì chỉ khăng khăng vui với chim hót tùng ngâm tuy cũng có chỗ hay mà khuôn khô cố nhiên đã chật hẹp rồi"
Người xưa thường dùng chữ lịch duyệt để nói người đã từng trải trong thực tế, vì chỉ có trong thực tế xã hội mới nắm được hành động và bản chất hành động, suy nghĩ của các nhân vật
cổ kim trong xã hội Đề tựa tập Mai nham thi thao, Tran Bich San viéet:
"Cái khó của việc học làm thơ là trong bung
Tuy vién thị thoại, tài liệu của Văn học, Hà Nội
Trang 18phải lầu thông mấy trăm vạn kính sách, dưới mắt phải nhìn ngắm mấy trăm vạn núi non tươi đẹp trên đời phải lịch duyệt mây trăm vạn nhân vật cố kim trong cõi phải từng trải mấy tram vạn sự biến rồi sau hiêu mới thấu, lường mới xa, chí mới cao, khí mới mạnh và lời thơ từ đó toát ra mới tuyệt diệu" Trần Bich San để ra những yêu
cầu thật là cao thật là khó, nhưng ngâm ra đều
là điều kiện cần có để hiểu cho thấu, lường cho
xa, chí mới cao, khí mới mạnh và vì thế mới có lời thơ tuyệt diệu Quả là để trở thành thi hào, để có những bài thơ để lại hậu thế kinh qua hàng trăm năm phải lầu thông mấy trăm vạn quyển sách, ngăm mấy trăm vạn núi sông thành phố làng mạc khác nhau, gặp gỡ tìm hiểu mấy trăm vạn nhân vật, từng trải mấy trăm vạn sự kiện để có
thể có được cái triết lý của riêng mình, rút ra
khái quát từ bề rộng, bề dày, bề sâu của sự tích luy ấy của cái vốn đồ sộ ấy Kể ra người xưa đòi hỏi cũng khe khát ở lao động thơ ca, ở người làm thơ có khi còn hơn chúng ta Hẳn vì thế Phan Huy Vịnh cũng rút ra từ kinh nghiệm người xưa
và tự bản thân mình để khẳng định vai trò của
"những chuyến ởi" xa:
“Thái Sử Công đi khắp bốn biển nên văn
chương eó khí lạ Liễu Tử Hậu đi khắp Lĩnh Nam
Trang 19dò hết điều kỳ lạ, Tô Đông Pha đi hải ngoại, buông tuồng mênh mông Không ai là không nhờ
du lịch muôn dặm mà sau đó mới tới được cõi thần diệu ca Học thức bình sinh của tôi không thể so sánh được với người xưa, nhưng nhờ có những chuyến đi để phát huy chí khí của mình, ngõ hầu không uống công phu đọc sách" '
Trên các công trình khoa học hiện đại, người
ta hay nói đến các phương thức biểu hiện thực tế khác nhau tức là người làm thơ có quyền dùng các thủ pháp tượng trưng, ước lệ, huyền thoại, cổ tích, thần thoại, ma quái, dùng vốn ở nước ngoài
để nói chuyện trong nước, dùng vốn ở thời xưa để nói chuyện ngày nay Nhà thơ có quyền sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nhưng không được lấy
đó làm cái cớ để xa rời thực tế Không nghiên cứu
thực tiễn của chính thời đại mà nhà thơ dang sống vì trước hết nhà thơ phải làm thơ cho người đang sống ở thế kỷ này đọc, để giúp ích cho các hoạt động công ích của xã hội đang diễn ra như bảo vệ hoà bình, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc, công bằng và bác ái, độc lập và tự do Chính Nguyễn Hành trong Quan Đông hỏi tập
Ù Từ trong đi sản ; Nxb Tác phẩm moi; H.1981, 272
trang
Trang 20đã thấy một số nhà thơ dựa vào sách cổ để làm
thơ, dựa vào vốn văn học nước ngoài để làm thơ nên đã phê phán thái độ trên Tiếp thu đi sản văn học quá khứ của nước ngoài nhưng không
được xa rời thực tiễn dân tộc hiện đại Ngược lại nếu cần nhấn mạnh, cần coi trọng thì trước tiên
phải nhấn mạnh, đề cao việc tìm hiểu thực tiễn dân tộc hiện đại Nguyễn Hành nói: "Tôi thường đọc sách của người xưa, tìm hiểu việc làm của người xưa, nói không hết lòng hâm mộ Nhưng
mơ tưởng về người xưa, sao bằng mất thấy tai nghe về đời nay; cần ở nước ngoài, sao bằng tìm ở nước nhà",
Trong nhiều công trình C.Mác và F.Änghen quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa thực tiễn và con người Trong Hiệ £ư tưởng Đức, C.Mác
và F.Ánghen đã chỉ ra rằng: "Căn cứ vào những điều nói trên thì rõ ràng là sự giàu có thực sự về mặt tỉnh thần của cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào sự giàu có quan hệ hiện thực của họ"
Mác cũng khẳng định rằng con người trong thực tiên không phải chỉ bị động tiếp nhận, bị
Trang 21chìm lấp trong thực tiễn Mà chính đó là eon người hoạt động có tình thần chủ động Nhà thơ cũng phải như thế Một mặt C.Mác tuyên bế:
"Vận động của tư duy chỉ là phản ánh của sự vận động hiện thực, đi chuyển và chuyển hình vào trong óc con người" Một mặt C.Mác phân tích vai trò của con người trong thực tiên Căng cho rằng hiện tượng và bản chất, cái đặc thù và cái phổ biến hợp thành hai thế giới không có liên hệ với nhau, hoàn toàn tách rời nhau C.Mác phản đối cách nhin nhận ấy, C.Mác cho rằng hiện tượng và bản chất, cái đặc thù và cái phổ biến là
có liên hệ với nhau Những người sáng tạo nghệ thuật phái hiểu biết kỹ càng biện tượng, cái đặc thù nhưng phải nắm được cả bản chất và cái phô biến để hiểu được quy luật vận động thực sự của hiện thực mới có thể từ cái riêng đi đến cái chung, thể hiện cái chung trong cái riêng Trường hợp một số người làm các bài thơ sai trải xuất hiện một phần vì không nắm được cái gì là hiện tượng nhất thời, cái gì là bản chất, cái gì hiện ở hiện tại nhưng sẽ nhanh chóng đi vào quá khứ, cái nào hiện ở hiện tại tuy còn mong manh chưa ổn định nhưng sẽ định bình và lớn mạnh
Tự bản Nxb Sự thật, Hà Nội 1959, quyển | tập 1
Trang 22trong tương lai Chính vì thế C.Mác đã để nhiều trang phân tích: "Quy sự vận động biểu lộ trước mắt ra, sự vận động hoàn toàn bên ngoài thành
sự vận động bên trong, hiện thực, đó là một công trình khoa học" (7T ban) Ban chất và hiện tượng
là hai mặt của cùng một thục tế khách quan duy nhất: mặt bên ngoài và mặt bên trong; một mật
là những quy luật của thê giói hiện thực, mặt khác là những hình thức biêu hiện của những quy luật ấy Bản chất quy luật luôn luôn biểu hiện các yếu tố phổ biến của rất nhiều hiện tượng
cá biệt Nhà thơ là người cần phải biểu rõ rằng các quv luật bản chất của các hiện tượng cái phổ biến trong hiện thực vận động không biểu hiện trực tiếp và ngay lập tức trong cái đơn nhất trong từng hiện tượng cụ thể cá biệt Bản chất bị những đặc điểm cụ thể của cãi đơn nhất bao vây
bị những điều kiện cụ thể của sự biểu hiện cái
đơn nhất làm cho nó thay đôi đi Vì vậy phải chú
ý đến "các mắt xích trung gian nhưng rất quan trong" (C.Mác) nếu không thì sẽ bị lạc lối hay khỏng hiểu biết được đúng dắn hiện thực Nhà thơ khi làm thơ không phải trực tiếp dùng các
khái niệm triết học để làm thơ nhưng nhà thơ có
trình độ triết học vững vàng đi vào thực tiền sẽ
đủ kha năng nhìn ra hiện tượng và ban chất sự
23
Trang 23vận động bên ngoài và sự vận động bên trong, cái riêng và cái chung, cái đặc thù, đơn nhất và cái phổ biến
Chúng ta cũng không nghĩ rằng cứ đi vào
thực tiễn và chỉ đi vào cuộc sống là có thơ hay ngay Đúng như nhà thơ Lê Đức Thọ đã kết luận:
"Khi chúng ta khuyên các nhà thơ đi vào thực tế
là khuyên họ đem vốn sống, vốn văn học, vốn ký
ức tưởng tượng hoà nhập vào dòng đời, chứ không phải khuyên họ ra đi với tay không để tìm kiếm thơ ca có sẵn ở một nơi nào đó".'? Sở di Chế Lan Viên, Huy Cận, đi về vùng mỏ và có được những chùm thơ thật hay về vùng mỏ chính là nhờ các anh ấy đã tích luỹ nhiều trí thức, suy tư, hình ảnh Vùng mỏ những năm ấy là nơi, là địp
là điều kiện để cho các bài thơ hình thành Bài tho Vét la trén than lam 6 Cam Pha thang 8 nam
1958 nhưng những rung cảm về vũ trụ đã có từ Lửa thiêng, chỉ có khác là không còn nỗi sầu vạn kiếp siêu hình mông lung, mà ánh lên niềm vui trần thế có thật, niềm vui làm tay cuốc than thêm săn gân:
Hai tram le triệu năm rồi
Một uài suu nghĩ uêễ thơ, Văn nghệ 27-3-1982 Hà
Nội
Trang 24Cầm than mà tưởng lá cười giao hoan
Tu cầm nh lú mởn man
Nhớ rừng nhớ nhựa mùa xuân thuở đầu
Trong 0uòng troi dat sinh sau
7a giàu tuổi lú, ta giàu tuổi than”
Ở căn cứ Việt Bốc là một bài thở mà Sóng Hồng nhân cảnh vật ở Việt Bắc mà nói lên điều
đã nung nấu nhiều đêm, nhiều năm, điều đã thể
hiện tính cách và tâm hồn người viết trong cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng tám cách sáu năm khi bài thd mdi ra dot:
Mưa hè, suối cuốn bên nhà,
Âm âm bình ma xông ra chiến trường Thu sang la rụng đôi sương
Tiên đưa chiến sĩ lên đường lập công
Đêm đông lần lữa bên sông
Mai mê đọc sách đèn chong canh tàn Trường hỳ khúng chiến gian nan
Con đường cứu nước, cứu dân sang ngời Danh cho giặc Phúp tới bời
Quyết tâm xoay chuyển đất trời một phen
(1951) Cho nên khi chúng ta cho rằng đi vào thực
tế, ta có thể có thơ ngay về hiện tượng, sự kiện
NW wa
Trang 25trước mắt mà ta có thê gọi là thơ thời sự thì ta cũng hiểu rắn, muốn cho bai thơ thời sự đó sống được lâu bên nhà thơ phải có trữ lượng sâu sắc hơn bên trong để cho cái gọi là thời sự đó chỉ là
"cái khỏi điểm” như Gớt nói hay nói như Ê-lu-a:
"Chúng ta phải tín như lời Gót: “Thơ nào cũng là thơ thời sự" Nhưng chúng ta cũng phải tin là muốn có một bài thơ thời sự từ trường hợp riêng biệt thành một trường hợp phô biến và có một ý nghĩa lâu đài vĩnh viễn thì cái thời sự ấyv cần hoa hop với ý muốn của nhà thơ với trái tim và
11 tdi
khối öc của nhà thơ".'” Chính Gót nói rõ quan điểm về thơ thời sự trong lúc trò truyện với Et- ke-ro-man: "Tho cua toi tất ca đều là thơ thời sự
no lav thực tế làm nền, làm chỗ dựa và cảm hứng cùng từ đó mà ra Thực tế chỉ có thể cung cấp một cái khởi điểm một cái cớ, một cái lõi, nhưng công việc của nhà thơ là phải từ đó làm nên một
cơ chế tổng hợp vừa đẹp vừa sinh động" Da là cái
khởi điểm, cái lõi thì đó không phải là tất cả
nhưng lại là bước đầu tiên phải trải qua Tuy nhiên việc đi vào thực tiễn đi vào đời sống, phải cor 1a việc làm thường xuyên của ca một đời thơ
2 Văn học 13-3/1959: Hà Nội
Trang 26Không thể cho rằng mình đã từng trải, đã từng
có vốn sống đã thừa vốn sống rỗi đến lúc nào đó chi can ngồi tiêu hóa vốn sống cũ, thực tế cũ Cuộc sống luôn luôn vận động, luôn luôn biến động Nhất là ở nước ta đang vừa xây dựng chủ nghĩa xã hỏi, lại vừa bao vệ Tổ quốc, nhà thơ càng cần bám sát hơn sự biến động từng ngày, từng giờ Từ chỗ chúng ta phải dựa vào thóc gạo
của nước ngoài đến chỗ chúng ta tự cung cấp đủ
thóc gạo lại còn thừa gạo để xuất ra Đó là một thực tế cần di sâu, đi sát mới hiểu hết ý vị của bài thơ mới này
Huống chi ngay Hêracơlít từ xa xưa đã phát hiện ra rằng mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi việc đều trôi đi mọi vật đều không ngừng biến hoá sinh thành và tiêu vong Xuân Diệu đã nhiều tuổi nhưng cứ lăn vào
cuộc đời đi khắp miền Nam miền Bắc nên:
“Trúi tìm tôi: một cái tui tràn trề
Hột lúa hột mè hột bông hột cai
Lòng tôi chứa, mà bồn tôi thì vai
Gió bay hét cai rơi lại trong 0uườn”
J
Vi vay trong Thanh ca” van tran day cái
tì Nxb Tác phẩm mới; H.1982: 112 tr.
Trang 27mới từ xoài thanh ca đến gió và trăng trên Tây Nguyên, từ cái quạt tay vừa ngủ vừa quạt đến tiếng tràng, tiếng đực làm khung cửa trên Đắc
Tô Đi vào thực tế trước hết là để quan sát, để thụ cảm Muốn coi việc quan sát được khách quan, cần tiến hành việc quan sát trong nhiều tình huống, trong nhiều điều kiện - nhà thơ trước tiên quan sát tự nhiên, xã hội trong những
điều kiện bình thường để hiểu được cái vẻ tự
nhiên, có thật của hiện tượng:
“Con sông bia nước chay lờ đờ
Thuyền trôi lừng thững, trăng tờ mờ soi”
Sau đó nhà thơ quan sát hiện tượng, sự kiện
đó trong điều kiện tiêu biểu nhất như quan sát hoa quỳnh đúng lúc nó nở cây hoa vào mùa xuân, trăng đêm rằm, con người lúc đang hành động đũng cảm hay hèn nhát nhất nghĩa là lúc các đặc tính của hiện tượng bộc lộ tương đối đầy
đủ để dễ dàng hiểu thêm về bản chất:
“Khi mặt trận bốn bê đạn bắn
Khéng thé quay lung uê phía bạn bè
Nhận uề mình mọi sự chờ che
Quay lưng là lùi bước
Khi mặt trận bốn bề đạn bắn,
Không ai đứng nơi khoang giữa đội hình
Trang 28Khoảng giữa là mảnh đất nửa uời
Không mọc được loài cây dũng cảm”
(Trưởng ca sư đoàn)
Đó là điều kiện tiêu biểu để Nguyễn Đức
Mậu quan sát bản tính, bản lĩnh từng người chiến sĩ trong thử thách khốc liệt và căng thẳng nhất:
“Bên phải có giặc Bén trai bai min Đăng trước uòng vay Đăng sau phục kích
Ai hèn nhát sẽ chết trong hèn nhút
Chỉ một con đường tiến thẳng mè thôi
Những người lính nét uề lòng dùng cảm Bằng xác giặc ngổn ngang, khẩu súng đỏ nòng Bằng màu áo nhuộm mưa dầm, thuốc đạn ” Việc thu thập tài liệu, hình ảnh, từ ngữ, nhạc điệu, việc tích luý sự kiện, suy tư trong thơ tuy không phải chặt chẽ, quá wu kỹ càng như trong khi viết kỷ, viết tiểu thuyết nhưng cũng phải thu thập một cách có kế hoạch theo thời gian, theo không gian, theo mục đích của từng chuyến đi, theo chủ đề từng người suy nghĩ trong một kế hoạch dài hơi hay ngắn hạn Chính nhà
thơ Chế Lan Viên đầu hàng năm đều có phân
29
Trang 29loại để tài viết trước, viết sau và do đó đi nhiên phải có kế hoạch thu thập tài liệu theo từng để tài: " Năm nào, tôi có sắp xếp trật tự các đề tài
nó cũng là trật tự tình cảm trong lòng mình lúc
ấy Đầu tiên là các vấn đề cơ ban Rồi đến các
vấn đề cần thiết Rồi đến các vấn đề hữu ích Và
sau cùng mới đến các vấn để (hodi mới nhẹ nhòng"®
Năm 1966, Chế Lan Viên cũng nói: "Có những sự việc cơ bản, những sự việc cần thiết, có những sự việc có ích và cuối cùng là những sự việc thích thú Nếu như chỉ lo lắng làm những việc thích thú thì anh trở thành kẻ xét lại nhưng nếu chỉ làm những việc cơ bản không thôi thì anh lại dễ thành kẻ giáo điều" °“
Khi đã có kế hoạch thu thập tài liệu, hình ảnh, từ ngữ , nhà thơ muốn viết lâu dài, viết các
đề tài lớn (các trường ca lớn chẳng hạn) thì người làm thơ phải quan sát có hệ thống Chùm tho ba bai Canh phong lan bé, Tau dén, Tau di theo nhu Chế Lan Viên tự xác nhận là những chương - hay
là những bài - trong Văn xuôi vé mét ving tha
® Nói chuyện đầu xuân; Tạp chỉ oăn học số 1/1973:
Hà Nội
® Thơ ở nước chúng tôi đang đánh Mũ (1966)
Trang 30Chùm thở này cho ta thấy tác gia có ý thức trude khi viết và quan sát thu thập tài liệu theo một
hệ thống nhất định Cờnh phong lan bể trước Liên quan sát bê ở Hồng Gai có màu xanh Hồng- Gai, màu xanh biển Việt Nam
“Xanh biếc màu xanh, bổ như hùng nghìn mùa
thu qua con để tâm hồn năm đọng lại Sóng như hang nghìn trưa xanh trời đã tan xanh
ra thành bê uà thôi không trở lại làm trời”
và quan sát màu than Hồng Gai đổi sắc, làm đổi
sắc tâm hồn nhà thơ:
“Mười hai giờ than đổi thay sắc màu như
hồn thị sĩ hôm qua quen nay đã lạ Những thành phố như những bài thơ luôn
luôn đối tứ uới màu than”
Trong Tau dén, tac gia quan sat dang cua than:
"Nhưng than - nhớ nhất là than - than
đứng, than năm, than ngủ, than đi than duỗi
than co từng núi dài vĩa đài, không ai ngăn sức nổi"
Dén Tau đi là mùi hương của than theo đi:
"Một mùi hương của rừng hồng hoang cô đại, khi rừng chết đi thì ánh nắng mùi hoa lời chìm chất nhựa cũng vùi theo
3]
Trang 31Mùa xuân không biết không hay sáng Ấy van lay mau mình nuôi mạch lá"?
Cảnh trước khi tàu đến, sau khi tàu đến,
cảnh trước khi tàu đi và sau khi tàu đi, cảnh bể,,
trời, người, thành phố, hoa cỏ, cá chìm ở Hồng Gai trong thơ cho ta thấy tác giả của nó quan sát theo hệ thống của mình
Để hiểu được sự đa dạng của hiện tượng cũng như từ sự đa dạng của hiện tượng mà hiểu được ban chất của hiện tượng, nhà thơ phải quan sát hiện tượng trên một phạm vì rộng lớn Trong nhiều bài thơ, trong nhiều năm, Xuân Quỳnh liên tục quan sát sự phát triển của một đứa bé từ nhỏ đến lớn, từ trong hầm đến trường học từ nhà
đến phố phường từ câu hỏi đầu tiền đến tư duy
kiểu trẻ thơ, cảm thụ của trẻ thơ:
“Con tàu của tuổi thơ
Là một tàu cau nho
Noi con tau di qua
Hoa xoan rời đầy ngõ
Vết chan trau dam vé
Đường gụch nghiêng bờ do
° Ánh sáng uà phù sa, Nxb Văn học; Hà Nội, 1960/
14Ô tr.
Trang 32Mặt giống thăm thắm sâu
Mai dinh cao vdi vat
Một dòng sông mê mới
Goi hoa! sau luy tre
Cá khi tàu ngẩn ngơ
Trước một màu hoa súng
Có bhi là tiếng động
Dan cd quay trên ao
Con tàu dừng ở đâu
Là øa tàu ở đó” ”
Chỉ riêng sự biến động tâm lý của một đứa trẻ trong khi chơi con tàu bằng một tàu cau cũng đăng một nhà thơ hồi hộp quan sát, theo đõi, huống chi sự thể nghiệm tâm hồn con người đầy biến động thì môi trường quan sắt càng rộng lớn, thì sự biến màu của hiện tượng càng rõ hơn
Và việc thử các phản ứng trong các điều kiện khác nhau là rất quan trọng, nhất là việc quan sát tâm trạng của con người Nguyễn Bính quan sát người con gái nông thôn từ mùa xuân có hội chèo, mùa xuân “hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy" mà người con gái "em ngửa bàn tav trước
!! Lời rụ trên mặt đất; Nxb Tác phẩm moi: H.1978, 108
trang
3-270 33
Trang 33mái hiên, mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh"
Rồi nỗi băn khoăn, hồi hộp "Em nghe họ nói
mong manh, hình như họ biết chung mình với nhau", nỗi tương tư, chờ đợi nhớ nhung "thoi a,
làm sao tho: lại cứ, đi về giàng mắc để trêu tôi" cho đến lúc người con gái lấy chồng °)
Cố nhiên tiếp nối là ghi chép, gh1 nhớ kết qua quan sát và khi cần phải làm lại thử nghiệm
về mặt tâm lý về mặt hiện tượng, có khi dùng cả dụng cụ phức tạp để ghi nhận (chụp ảnh, quay phim, may ghi 4m)
Quan sát từ mầm cây đến cảnh rừng Vân Long ghi nhận được:
“Trứng nước thế mà van tam dai thụ
Chiếc mầm xinh la mo dai bang con
Théng ma vi dap dén ngựa nhỏ
Muôn trượng trời xanh, uạn dặm đường”
Từ một thoáng mộng mơ đến tính toán, thể nghiệm:
“Một thoáng mộng mở bên dòng suôi la
Sơ tính trong đầu công suất trạm bơm Măng nứa mảnh múi uút lên phác thao
') Nước giếng thơi: Nxb Hội nhà Văn: H.1957; 98 tr
Trang 34Nhà máy giấy mơi sau sắc ngoi địu hồng””
Nhà thơ đi vào thực tế, cố nhiên gặp cái đẹp
và không đẹp, tích cực và tiêu cực bị kịch và hài kịch nhưng ởi vào thực tế để làm thơ, để tạo ra cái đẹp (có thể từ cái tiêu cực, cái xấu để càng khẳng định cái đẹp) Đó phải là chiều hướng cở bán, phương hướng cơ bản, đi tìm cái đẹp, đi đến với cái đẹp, đi để tạo ra cái đẹp Chính C.Mác cũng nhấn mạnh: "Súc vật chỉ sửn xuất một chiều còn con người thì sởn xuất một cách phổ biến, súc vật chí tái sản xuất ra bản thân mình còn con người thì tấi sản xuất ra toàn bộ tự nhiên Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước
đo và nhu cầu của giống loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất
cứ giống nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước
đo thích dụng cho đối tượng; do đó con người cũng nhèo nan vat chất theo quy luật của cói
"© Hén Iloàng Liên Sơn, cũng có thể thấy cái hoang vu của rừng núi hay sự đe dọa từ phía bên kia biên giới, nhưng Trinh Đường tìm thấy vẻ
Trang 35đẹp trong cái bề thế vững bền của Tổ quốc ta:
Tả-Yang-Phinh lên khơi
Ô-quy-hồ lô nhô
Nghĩa lộ phơi lòng hồ
Cao nguyên chuyển bình nguyên
Nguyên sinh liền trung sinh
Lõm xuông là thung lùng
Duênh lên là sông đầy
Đặt trời Uào vi tri
Sửa mặt đất cho ngay
Chăn gió mùu Đông Bắc
Khép kin troi phia Tay
Trên đỉnh trời dao mắt
Dai khong gian ta quay"
Vì thế đúng như nhà thơ Tế Hữu đã bàn
"Nói cho cùng thơ là kết quả của sự "nhập Lâm” đời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập
(]1
) Một nhành xuân: Nxb Tác phẩm mới, H.1980: 235
trang
Trang 36tâm được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của mình gắn bó được bao nhiêu với nhân dân mình Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ ấy thành hình Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tìm ta cuộc sống đã thật
day (Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói
dong chi)
37
Trang 37Chương l1;
CẢM GIÁC
Nhiều công trình của Mac Ang-ghen, Lé- nin và của những người khác đã nghiên cứu kỹ quá trình chuyển từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ tư đuy trực quan đến tư duy trừu tượng, trong đó cảm giác ở khâu đầu tiên Đối với người làm thơ, căm giác giữ một vai trò quan trọng hơn trong suốt cả quá trình cảm thụ sáng tạo Cảm giác nói đây là cđm giác của con người, sam giác đã nhân loại hoá, cảm giác của nhà thơ Theo Các Mác trong Bán thao bình
tế - triết học năm 1844” thì "con mắt trở thành mất người cũng như đối tượng của con mặt trở thành đối tượng cúa xã hội, của con người, do con người sáng tạo ra vì con người Rõ ràng là con mắt người trì giác và hưởng thụ một cách khác
với con mắt thô lỗ không phải con mắt người, lỗ
fÐ Nxb Sự thật H.1962; 220 trang
Trang 38tai con người trì giác và hưởng thụ một cách khác với lỗ tai thô lỗ không phát triển" Khi Anh Thơ nhìn bến đò ngang chiều thu nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy:
“Bên bên nước đò ngang chưu ghé tới
Khói lam chiêu đã thoảng tiếng chuông 0uương Bọn chờ thuyền nhìn nhau đơng sợ tối
Bông rùng mình như cảm thấy hơi sương”
(Sang thu) thì rõ ràng đây là lỗ tai tính tế nghe tiếng chuông vương trong ánh chiều, tiếng chuông như
là tiếng vương của khói lam chiều phẳng phất, tiếng chuông làm người ta rùng mình, làm người
ta cam thấy rõ hơn hơi sương thu thoảng lạnh Đây là con mắt người sau bao nhiêu thế kỷ đào luyện nhìn rõ thiên nhiên, con người và sự điễn biến trên khuôn mặt của từng người để hiểu ý nghĩ và tình cảm của họ Do đó Các Mác đã khái quát hoá rút ra kết luận quan trọng:
"Như vậy, sự đối tượng hóa bản chất con người là tất vếu - xét về phương diện lý luận cũng như về phương diện thực tiễn - để một mặt nhân loại hóa cửm giác của con người, và mặt khác sáng tao cam giác con người tưởng ứng với toàn bộ sự phong phú của bản chất nhân loại và
39
Trang 39tự nhiên” Theo Mác cảm giác không phải là một
bản chất có sẵn mà quá trình hình thành con
người và sau đó quá trình xã hội phát triển, nhân loại phát triển cảm giác người được nhân loại hoá, được phong phú hoá dựa trên sự dị truyền, dựa trên sự đào luyện trong thực tiễn Mặt khác vai trò của việc sáng tạo cảm giác con người đo con người tạo ra trong đó văn nghệ góp phần quan trọng trong việc tạo ra cảm giác con người Do sống trong xã hội hàng ngàn năm, con người đọc và hiểu thơ, thích thơ, có cảm giác khoái cảm khi nghe nhạc điệu của thơ, hình Lượng của thơ, đồng thời chính thơ lai sang tao cảm giác thú vị ấy, góp phần làm cho cac cam giác về màu sắc, âm thanh, vị giác, xúc giác càng chính xác phong phú hơn
Khi Hoài Ánh viết:
“Tiếng trống có màu xanh
Ta nghe trời nổi gió
Tiếng trống có mèu đỏ
Tu nghe tim sục sôi
Tiếng trống ngân bôi hồi
Quảnh đặc uào đêm đm
Tiếng uạc bêu bồng ấm
Trang 40Rao ruc giữa canh Sương”
(Tiếng trống chèo) thì cảm giác về màu xanh, màu đó của tiếng trống, cảm giác thấy tiếng trống "quánh đặc" tiếng vạc "ấm" là cảm giác có tính mỹ học của eon người (chuyển từ âm thanh ra màu sắc âm thanh ra cảm miác nhiệt ra cảm giác xúc giác vị giác) Bài thơ góp phần củng cế và sáng tạo những loại cảm giác như thế (tức là ở một cấp độ khác cảm giác ở cấp độ ban đầu của nộ)
Vì "con người phong phú và toàn điện, sâu sắc trong tất cả các cảm giác và tri giác của nó" nên nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng góp phần vào sự phong phú toàn diện này Bước đầu của người làm thơ cùng là bước đi của từng con người trong việc nhân loại hóa cảm giác, sáng tạo cam giác” của con người phong phú và toàn điện
Vì nêu không phải là con người phong phú và toàn diện thì không nghe hết được cung bậc của thính giác không thấy hết được các sắc thái của màu sắc”,
Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu như Lê-nin
đã phân tích: "Xuất phát từ cảm giác người ta có thể hoặc đi theo con đường của chủ nghĩa chủ quan là chủ nghĩa dẫn đến chủ nghĩa duv ngã
4]